Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.2.Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lý cũng là một sự lựa chọn thƣờng gặp trong các tác phẩm hiện đại. Thời gian tâm lí là sự sắp xếp thời gian không theo trật tự biên niên, không phản ánh đúng nhịp độ của thời gian lịch sử mà diễn biến của dòng thời gian phụ thuộc vào tâm lí, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.

Diễn biến của thời gian phụ thuộc vào tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Hầu hết tiểu thuyết mà luận văn nghiên cứu đều đƣợc kể theo lối

85

thời gian đồng hiện: đi từ hiện tại trở về quá khứ (Cuộc đời bên ngoài, Trăm

năm thoáng chốc, Cách trở âm dương), đi từ một lát cắt trong quá khứ để từ đó lùi sâu hơn về quá khứ, rồi lại trở về hiện tại (Dang dở).

Có thể nói, Cuộc đời bên ngoài là tiểu thuyết đan xen dòng hồi ức của nhiều nhân vật. Mở đầu truyện là thời gian hiện tại khi bà nhất nhà dòng biết tin Lành đã về với cuộc đời bên ngoài. Từ đó ký ức thuở xa xăm khi Lành còn là một cô bé chập chững bƣớc chân vào nhà dòng đƣợc gợi về. Khi kể về cuộc đời Lành, nhà văn chủ yếu kể theo thời gian tuyến tính để mô tả diễn biến tâm lý nhân vật thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển tâm lý của lứa tuổi, thỉnh thoảng đan xen những dòng hồi ức quá khứ, về những tháng ngày bên gia đình khi Lành chƣa bƣớc chân vào con đƣờng tu sĩ. Khi cảm nhận đƣợc cuộc sống tu sĩ buồn tẻ và bừng thức những khát khao cuộc sống bình dị của ngƣời phụ nữ, ta bắt gặp những dòng hồi ức miên man ngày thơ bé của Lành: trò chuyện với bạn bè buổi làm đồng, cả nhà ngồi ăn cơm đầm ấm vui vẻ. Tất cả ùa về, đánh thức cõi lòng tƣởng nhƣ đã lặng sóng của ngƣời tu nữ trẻ. Hay nhƣ khi đi học lớp y tá, bị bạn bè trêu đùa bắt xuống biển tắm. Trải qua những phút bỡ ngỡ ban đầu, ký ức tuổi thơ ngày nào trong cô lại hiện về với những ngày cùng bạn làng tập bơi. Càng về cuối truyện, Lành lại càng nhớ cuộc đời bên ngoài. Có thể nói, những dòng hồi ức dù không nhiều nhƣ nó nhƣ những đợt sóng dữ dội trào dâng trong lòng cô tu sĩ trẻ, vẫy gọi cô về với cuộc đời bên ngoài.

Dù không phải là nhân vật chính, nhƣng tác giả cũng dành khá nhiều sự quan tâm cho chị – bà giáo Gọn. Tác giả đi sâu vào hồi ức của nhân vật để ngƣời đọc thầy đƣợc ở chị một đời sống nội tâm sâu sắc. Sau khi vô tình gặp lại ngƣời bộ đội Việt Minh sau bao năm đợi chờ xa cách, hồi ức từ bao năm trƣớc bất chợt ùa về trong tâm trí bà giáo Gọn: bà nhớ lại khi mình mƣời lăm tuổi, nhớ lại những cảm xúc, rung động đầu tiên của ngƣời thiếu nữ khi trái

86

tim bắt đầu biết thƣơng nhớ một ngƣời. Tất cả tƣởng chừng nhƣ đã lùi sâu trong quá khứ, tƣởng chừng đã đƣợc chôn chặt nhƣng giờ bắt đầu thức dậy làm đảo lộn tấm lòng ngƣời tu sĩ. Với chị, ký ức ấy thật đẹp. Và có khi quá khứ đau thƣơng của chị lại đƣợc giãi bày qua bức thƣ gửi bà nhất: khi chị kể lại quãng đời từ khi chị rời nhà dòng, đi tìm ngƣời yêu năm xƣa. Và ở trƣờng hợp của chị giáo Nhƣờng cũng vậy. Quá khứ đau thƣơng đã khiến tâm hồn chị tê dại, trở nên cáu bẳn và khó tính. Những lần tên Còm điên lên cơn gọi tên thật của chị hoặc tình cờ gặp tên Quận Vàng – kẻ năm xƣa đã hãm hiếp chị thì ký ức buồn lại gợi về. Dù tác giả không đi sâu và ngƣời đọc cũng không biết nhiều về quá khứ của chị nhƣng chỉ một vài tình tiết ấy cũng đủ để thấy hoàn cảnh chị bi thƣơng đến nhƣờng nào. Nhƣ vậy hiện tại nhƣ một cánh cửa mở ra hồi ức quá khứ, và quá khứ ấy có mối liên hệ với hiện tại, lý giải phần nào tính cách của nhân vật.

Cũng đi từ hiện tại, trở về quá khứ đó là trƣờng hợp của tiểu thuyết

Trăm năm thoáng chốc. Mở đầu truyện là mốc thời gian hiện tại năm 1991 –

gắn với sự kiện địa phận công giáo Phát Diệm tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm một trăm năm ngày khánh thành nhà thờ đá Phát Diệm và cũng tròn chín mƣơi năm ngày sinh của nhân vật chính – ông Sóng. Từ đó hồi ức về quá khứ cách đó bốn mƣơi năm – khi ngƣời vợ đã khuất hiện về. Và cứ nhƣ thế, câu chuyện đƣa dẫn dắt sự xuất hiện của từng nhân vật một cách thật tự nhiên. Ngƣợc dòng thời gian, tác giả đã đi sâu kể về cuộc đời ông Sóng với những mốc thời gian: hồi ông lên chín, lên mƣời, năm ông hai mƣơi tuổi tình cờ cứu vớt đƣợc ngƣời con gái ở sông Cái rồi nên nghĩa vợ chồng, rồi ông nhớ lại sự ra đời của mình, đƣợc gửi vào nhà dòng nhờ nuôi giúp vì hai bàn chân không có ngón, năm mƣời lăm tuổi rồi lại trở về những năm tháng cuộc sống vợ chồng của ông bà Sóng.

87

Hay nhƣ trong Dang dở, truyện bắt đầu từ một lát cắt trong quá khứ:

cái đêm trăng trên con thuyền, Điền và Thảo trao cho nhau tất cả tình yêu sau bao năm xa cách nhớ nhung khi Điền phục viên về làng. Sau đó, dòng thời gian miên man trở về quá khứ của một đêm trăng hơn mƣời năm trƣớc – khi cô bị Khôi hãm hiếp mà không dám thổ lộ cùng ai. Rồi cứ nhƣ vậy, ký ức hiện về qua dòng hồi tƣởng của Thảo: “tôi còn nhớ năm tôi lên mƣời tuổi và Điền lên mƣời hai” – kỷ niệm ngây ngô của trẻ con khi bạn bè trêu đùa Điền và Thảo, rồi kỷ niệm Thảo bị ngã xuống sông đƣợc Điền vớt. Và sau những dòng hồi tƣởng ấy, dòng thời gian có vẻ đi theo đúng quỹ đạo của nó với những mốc thời gian, biến cố trong cuộc đời Thảo: học hết cấp 2, Điền không đƣợc xét thi đại học, phẫn chí bỏ làng ra đi, cuộc tình thứ hai với chàng kỹ sƣ tên Mạnh, mẹ mất, ba năm để tang, cuộc tình thứ ba với anh bộ đội phục viên tên Khang, cuộc hội ngộ với Điền khi anh phục viên, Điền ra đi, Thảo ở làng sinh con, mang con ra Hà Nội xin việc làm, gặp ngƣời bạn tên Huyền, nghe tin về Điền, bối rối về quê, lên Hà Nội trình bày nỗi oan khuất mong đƣợc giải oan, con chết, chị bị điên và đƣợc Điền đón về. Thảo tự kể lại chuyện đời mình, cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã giúp cho những hồi ức, hoài niệm đƣợc kể lại một cách tự nhiên.

Có thể nhận thấy không gian và thời gian có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm nên thành công của một tác phẩm. Sáng tạo đƣợc những hình tƣợng không gian, thời gian đặc sắc nhà văn đã tự khẳng định đƣợc khuynh hƣớng và phong cách riêng của mình. Nhà văn Vũ Huy Anh đã có nhiều tìm tòi trong cách khám phá và sáng tạo những yếu tố đó để tạo nên cho mình một sức hút riêng.

88 3.3. Giọng điệu

Giọng điệu là một trong những yếu tố của thế giới nghệ thuật, là dấu ấn riêng của nhà văn trong tác phẩm, tạo nên phong cách đồng thời góp phần khu biệt các nhà văn. Chỉ những nhà văn có tài mới có giọng điệu riêng: “Đó chính là đặc điểm chủ yếu của một tài năng sống độc đáo” (M.B.Khrapchen cô). Vì vậy, khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật tất yếu phải nghiên cứu giọng điệu trong tác phẩm.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu đƣợc khái quát nhƣ sau:

“Giọng điệu thể hiện thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất to lớn tạo nên phong cách của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [17 ; tr.91]. Hơn nữa, ở mỗi một tác phẩm văn chƣơng, giọng điệu chính là “một hiện tƣợng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang nội hàm tƣ tƣởng thẩm mỹ”.

Dƣới góc độ thể loại, giọng điệu trong thơ khác giọng điệu văn xuôi. Giọng điệu trong thơ thiên về bộc bạch tâm tƣ tình cảm, mang tính chủ quan còn giọng điệu trong văn xuôi lại khách quan, tỉnh táo và đa dạng hơn. Bởi văn xuôi chủ yếu tái hiện cuộc sống thực tại trong thế vận động và biến đổi kể cả mặt trái của cuộc sống. Chính vì vậy, giọng điệu phải phù hợp với nội dung đƣợc phản ánh. Và mỗi thời kỳ văn học lại tồn tại những giọng điệu cơ bản khác nhau. Trong thời kỳ 1930 – 1945, trƣớc hiện thực xã hội với nhiều giá rị bị đảo lộn bởi sự xâm lấn của văn hóa phƣơng Tây, nhiều giá trị văn học truyền thống bị mai một, giọng điệu nổi lên là trào phúng, xót thƣơng. Sang đến thời kỳ 1945-1975, cảm hứng chủ đạo trong văn học là ngợi ca, vì vậy,

89

giọng điệu hoài nghi hay buồn bã hầu nhƣ không xuất hiện. Đến thời kỳ Đổi mới, với những chính sách mới cho phép ngƣời sáng tác đƣợc tự do hơn trên mảnh đất văn chƣơng, không còn bị gò bò nhƣ trƣớc nên các giọng điệu cũng đa dạng hơn, nhà văn đƣợc tự do viết theo giọng điệu riêng của mình.

Giọng điệu là “một hình tƣợng giọng nói”, vì vậy mà giọng điệu phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo của ngƣời phát ngôn, nếu cảm hứng là cao cả thì giọng điệu cao cả và ngƣợc lại. Có nhiều loại giọng điệu, tùy theo nội dung và ngƣời phát ngôn mà tác giả sử dụng giọng điệu phù hợp. Xét về cấu trúc, có giọng chính và giọng phụ. Xét về sắc thái tình cảm có giọng yêu mến hay căm thù, ngợi ca hay chê bai, trang trọng hay suồng sã… Xét về khuynh hƣớng tƣ tƣởng có giọng điệu cảm thông hay lên án, tha thứ hay tố cáo…Tóm lại, giọng điệu có rất nhiều sắc thái, mỗi giọng điệu mang lại giá trị khác nhau nhằm phục vụ tốt nhất cho mục đích, ý đồ của tác giả khi xây dựng tác phẩm.

Mỗi tác phẩm văn chƣơng đều có sắc thái giọng điệu riêng. Trong mỗi tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. M.Khrapchencô cho rằng: “Giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau”. Nhƣ vậy, các sắc thái giọng điệu đã trở thành phƣơng tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiên thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trƣớc cuộc sống. Chính vì vậy, khi nghiên cứu sáng tác của một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của họ. Mặc dù số lƣợng tác phẩm sáng tác không nhiều nhƣng đặc biệt, Vũ Huy Anh lại chinh phục ngƣời đọc ở thể loại đòi hỏi độc giả hiện đại ít nhiều sự kiên nhẫn – tiểu thuyết. Cách kể chuyện của ông không lên gân cốt nhƣng nhiều ngƣời vẫn khen ông ở lối kể có duyên. Và có lẽ nét duyên thầm ấy đƣợc bộc lộ một cách kín đáo trong giọng điệu. Giọng điệu trong tiểu thuyết của ông không đa

90

dạng, phong phú mà nó gây ấn tƣợng mạnh với ngƣời đọc ở hai giọng điệu chủ đạo là giọng điệu buồn thƣơng và giọng điệu châm biếm, hài hƣớc.

3.3.1. Giọng điệu buồn thương - chia sẻ

Văn học sau 1975 và đặc biệt là văn học thời kỳ Đổi mới đã có thêm nhiều đất sáng tác để ngòi bút có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống. Nếu nhƣ văn học thời chiến luôn mang giọng điệu lạc quan với cảm hứng ngợi ca là chủ đạo thì giờ đây, hƣớng ngòi bút đến hiện thực cuộc sống đa chiều, các nhà văn đã đi sâu vào những góc khuất, những éo le của con ngƣời cá nhân để từ đó cảm thông với những số phận bất hạnh. Có lẽ vì tiểu thuyết của Vũ Huy Anh có nhiều bi kịch: bi kịch tình yêu, hôn nhân, bi kịch cá nhân, cộng đồng... nên giọng điệu buồn thƣơng – chia sẻ đóng vai trò chủ đạo trong khá nhiều tác phẩm, tiêu biểu là Cuộc đời bên ngoài. Ta cảm nhận

đƣợc nỗi buồn man mác trôi miên man theo từng con chữ. Để đến đƣợc bến đỗ hạnh phúc cuộc đời mình, Lành cũng trải qua không ít nỗi buồn. Và bên cạnh niềm may mắn, hạnh phúc mà Lành đƣợc đón nhận thì cũng còn những nối éo le, bất hạnh của các nữ tu sĩ khác trong nhà dòng: chị Gọn, chị Nhƣờng...

Qua dòng suy nghĩ của Lành khi đƣa ra quyết định trở về hay ở lại nhà dòng bƣớc sang thời kỳ khấn tạm, ngƣời đọc không khỏi ngậm ngùi trƣớc tình cảnh của cô gái trẻ: “Ở nhà cha mẹ, tiếng rằng không phải ăn chay nhiều nhƣ ở nhà dòng, nhƣng lại đói hơn ở nhà dòng. Những ngày ăn chay trong tu viện, tuy bữa sáng, bữa tối chị em chỉ mỗi ngƣời lƣng bát cháo, nhƣng trƣa đến còn đƣợc một bữa cơm no. Ở nhà Lành, một bữa cơm no là sự họa hiếm, đang mùa gặt cũng không dám ăn no, tháng ba, ngày tám cả nhà thƣờng chỉ hai bữa cháo loãng... Hồi còn ở nhà, Lành ít khi có đƣợc manh áo lành” [2; tr. 97]. Đó là hiện thực cuộc sống còn nhiều khó khăn của biết bao gia đình ở xứ đạo Tâm Đức cũng nhƣ ở làng quê Việt Nam lúc bấy giờ. Cái nghèo đói đeo bám, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

91

trở thành cái vòng luẩn quẩn ám ảnh con ngƣời. Giọng văn tƣởng chừng nhƣ khách quan nhƣng ta cảm nhận đƣợc đằng sau những dòng chữ vô tri vô giác ấy là tấm lòng thƣơng cảm của tác giả dành cho nhân vật của mình. Suy nghĩ của Lành – một cô gái mƣời lăm tuổi, không còn trẻ con nhƣng cũng chƣa phải ngƣời lớn khiến lòng ngƣời đọc dâng lên một niềm thƣơng xót.

Ẩn đằng sau những con chữ tƣởng chừng nhƣ vô hồn ấy là nỗi xót xa cho thân phận những nữ tu một thời xuân sắc phải chịu những nỗi đau khôn tả. Ta không thể quên đƣợc những lời tâm sự chua xót của chị Gọn trong bức thƣ gửi về cho bà nhất – Mến sau khi trải qua những biết cố đau thƣơng khi tƣởng rằng hạnh phúc đang cận kề. Những tiếng “chị ơi” lặp đi lặp lại da diết khôn nguôi: “Cuộc đời em coi nhƣ là bỏ đi, nhƣng chị ơi, Chúa lại chƣa cho em bỏ đi khỏi cuộc đời. Em vẫn sống. Và cùng sống với em, lại có thêm một sinh linh nữa”, “Em quyết định ra đi, chị ơi! Em quyết định ra đi, dù chẳng biết rằng sẽ đi đâu, đến đâu. Ngày mai... nghĩ đến ngày mai làm gì khi mà ngày hôm nay sự khổ nhục đắng cay đã quá nhiều, quá đủ... Em sẽ đi nốt quãng đƣờng còn lại của đời em với Thánh Giá nặng nơi vai và sự buồn khổ đắng cay trong tâm trí, em sẽ ra đi...´[2 ; tr.143]. Dấu “...” nhƣ lời giãi bày ngập ngừng, nhƣ chính tâm trạng đang tuyệt vọng, bế tắc không biết đi đâu về đâu càng làm cho lời văn thêm thấm đẫm nỗi xót xa, đau đớn. Với lối kể chuyện ngôi thứ ba khách quan, nhƣng chúng ta vẫn thấy tình cảm chân thành mà nhà văn dành cho nhân vật của mình qua những lời bình luận. Khi viết về sự trở về của chị giáo Gọn, Vũ Huy Anh đã miêu tả: “Cái dáng ngồi của ngƣời đàn bà vừa khốn khổ, vừa có một vẻ gì thân quen, gần gũi quá” [2 ; tr.145]. Ta cảm nhận đƣợc giọng điệu buồn thƣơng trong văn Vũ Huy Anh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 85)