Giọng điệu buồn thươn g– chia sẻ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 91)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Giọng điệu buồn thươn g– chia sẻ

Văn học sau 1975 và đặc biệt là văn học thời kỳ Đổi mới đã có thêm nhiều đất sáng tác để ngòi bút có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống. Nếu nhƣ văn học thời chiến luôn mang giọng điệu lạc quan với cảm hứng ngợi ca là chủ đạo thì giờ đây, hƣớng ngòi bút đến hiện thực cuộc sống đa chiều, các nhà văn đã đi sâu vào những góc khuất, những éo le của con ngƣời cá nhân để từ đó cảm thông với những số phận bất hạnh. Có lẽ vì tiểu thuyết của Vũ Huy Anh có nhiều bi kịch: bi kịch tình yêu, hôn nhân, bi kịch cá nhân, cộng đồng... nên giọng điệu buồn thƣơng – chia sẻ đóng vai trò chủ đạo trong khá nhiều tác phẩm, tiêu biểu là Cuộc đời bên ngoài. Ta cảm nhận

đƣợc nỗi buồn man mác trôi miên man theo từng con chữ. Để đến đƣợc bến đỗ hạnh phúc cuộc đời mình, Lành cũng trải qua không ít nỗi buồn. Và bên cạnh niềm may mắn, hạnh phúc mà Lành đƣợc đón nhận thì cũng còn những nối éo le, bất hạnh của các nữ tu sĩ khác trong nhà dòng: chị Gọn, chị Nhƣờng...

Qua dòng suy nghĩ của Lành khi đƣa ra quyết định trở về hay ở lại nhà dòng bƣớc sang thời kỳ khấn tạm, ngƣời đọc không khỏi ngậm ngùi trƣớc tình cảnh của cô gái trẻ: “Ở nhà cha mẹ, tiếng rằng không phải ăn chay nhiều nhƣ ở nhà dòng, nhƣng lại đói hơn ở nhà dòng. Những ngày ăn chay trong tu viện, tuy bữa sáng, bữa tối chị em chỉ mỗi ngƣời lƣng bát cháo, nhƣng trƣa đến còn đƣợc một bữa cơm no. Ở nhà Lành, một bữa cơm no là sự họa hiếm, đang mùa gặt cũng không dám ăn no, tháng ba, ngày tám cả nhà thƣờng chỉ hai bữa cháo loãng... Hồi còn ở nhà, Lành ít khi có đƣợc manh áo lành” [2; tr. 97]. Đó là hiện thực cuộc sống còn nhiều khó khăn của biết bao gia đình ở xứ đạo Tâm Đức cũng nhƣ ở làng quê Việt Nam lúc bấy giờ. Cái nghèo đói đeo bám,

91

trở thành cái vòng luẩn quẩn ám ảnh con ngƣời. Giọng văn tƣởng chừng nhƣ khách quan nhƣng ta cảm nhận đƣợc đằng sau những dòng chữ vô tri vô giác ấy là tấm lòng thƣơng cảm của tác giả dành cho nhân vật của mình. Suy nghĩ của Lành – một cô gái mƣời lăm tuổi, không còn trẻ con nhƣng cũng chƣa phải ngƣời lớn khiến lòng ngƣời đọc dâng lên một niềm thƣơng xót.

Ẩn đằng sau những con chữ tƣởng chừng nhƣ vô hồn ấy là nỗi xót xa cho thân phận những nữ tu một thời xuân sắc phải chịu những nỗi đau khôn tả. Ta không thể quên đƣợc những lời tâm sự chua xót của chị Gọn trong bức thƣ gửi về cho bà nhất – Mến sau khi trải qua những biết cố đau thƣơng khi tƣởng rằng hạnh phúc đang cận kề. Những tiếng “chị ơi” lặp đi lặp lại da diết khôn nguôi: “Cuộc đời em coi nhƣ là bỏ đi, nhƣng chị ơi, Chúa lại chƣa cho em bỏ đi khỏi cuộc đời. Em vẫn sống. Và cùng sống với em, lại có thêm một sinh linh nữa”, “Em quyết định ra đi, chị ơi! Em quyết định ra đi, dù chẳng biết rằng sẽ đi đâu, đến đâu. Ngày mai... nghĩ đến ngày mai làm gì khi mà ngày hôm nay sự khổ nhục đắng cay đã quá nhiều, quá đủ... Em sẽ đi nốt quãng đƣờng còn lại của đời em với Thánh Giá nặng nơi vai và sự buồn khổ đắng cay trong tâm trí, em sẽ ra đi...´[2 ; tr.143]. Dấu “...” nhƣ lời giãi bày ngập ngừng, nhƣ chính tâm trạng đang tuyệt vọng, bế tắc không biết đi đâu về đâu càng làm cho lời văn thêm thấm đẫm nỗi xót xa, đau đớn. Với lối kể chuyện ngôi thứ ba khách quan, nhƣng chúng ta vẫn thấy tình cảm chân thành mà nhà văn dành cho nhân vật của mình qua những lời bình luận. Khi viết về sự trở về của chị giáo Gọn, Vũ Huy Anh đã miêu tả: “Cái dáng ngồi của ngƣời đàn bà vừa khốn khổ, vừa có một vẻ gì thân quen, gần gũi quá” [2 ; tr.145]. Ta cảm nhận đƣợc giọng điệu buồn thƣơng trong văn Vũ Huy Anh bằng cái tình của nhà văn dành cho nhân vật qua từng câu chữ, nếu chỉ đọc lƣớt thôi sẽ không dễ dàng nhận ra.

92

Hay đó là chị giáo Nhƣờng, chị đau đớn khi anh thanh niên Còm hóa điên và vẫn thƣờng đập cửa gọi tên chị, hay khi giáp mặt tên quận Nguyên – kẻ đã hãm hại khiến tuổi thanh xuân của chị chìm trong héo hon tàn tạ: “Chị giáo dƣỡng bệnh ở nhà thƣơng địa phận mất ba tuần lễ. Trở về, chị tính tình vẫn nhƣ trƣớc, có phần lại âu sầu, héo hon hơn. Với Lành chị vẫn lạnh lùng, nghiệt ngã” [2 ; tr.98]. Nếu nhƣ ngƣời đọc phần nào không ƣa tính cách soi mói, ghen tị của chị thì nhà văn vẫn dành cho chị một sự cảm thông sâu sắc. Ông thấu hiểu đƣợc vết thƣơng bao năm chƣa lành trong lòng đã biến chị thành một ngƣời khó gần và lạnh lùng nhƣ vậy.

Ngôn ngữ của nhà văn không quá sầu thảm, não nề hay bộc lộ rõ cảm xúc chủ quan nhƣng đặc biệt những hàng chữ sắp xếp cạnh nhau một cách tƣởng chừng nhƣ vô tri vô giác ấy lại thực sự làm ngƣời đọc rung động, cùng đau với nỗi đau của nhân vật. Trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc một giọng điệu khách quan, tƣởng chừng nhƣ lạnh lùng, rất ít khi ông thể hiện tình cảm trực tiếp với nhân vật nhƣng ở trƣờng hợp của chú Mấm trong Trăm năm thoáng chốc thì lại khác. Hẳn ngƣời đọc còn nhớ hình ảnh ông lão ăn xin mà ông Sóng gọi thân mật bằng cái tên chú Mấm đã phải chịu cảnh chết vì điện giật. Cuộc đời đi xin nay đây mai đó, không có một mái nhà che mƣa che nắng nhƣng đến cuối đời lại phải chết đau thƣơng: “chú đã chết cứng, chỗ dây điện mắc vào, da cháy đen, lằn nhƣ roi quất. Thƣơng hại nhất là chú ta nằm phơi mình ra đấy, không quần, không áo” [3 ; tr.173-174]. Chỉ là một nhân vật phụ thoáng qua nhƣng trƣớc cái chết thê thảm ấy, nhà văn đã dành cho chú một tình thƣơng đặc biệt. Tác giả gọi lão ăn mày một cách thân mật “chú ta” và cảm thấy “thƣơng hại” cho số phận đau khổ của chú.

Những trang văn viết về đời sống đói khổ của ngƣời giáo dân khi bị kẻ xấu lợi dụng cũng là những trang văn sâu sắc, cảm thông đến buốt lòng với đồng bào mình, không phân biệt là đồng bào công giáo.

93

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)