0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Những người giáo dân

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ HUY ANH (Trang 55 -55 )

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Những người giáo dân

Bên cạnh các nữ tu sĩ, nhân vật chính trong các tiểu thuyết Vũ Huy Anh còn là các giáo dân. Bằng tài năng xây dựng nhân vật của tác giả, những ngƣời giáo dân hiện lên thật sống động cả về ngoại hình lẫn tính cách.

Việc miêu tả ngoại hình là một biện pháp phổ biến góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Vũ Huy Anh cũng đã vận dụng điều đó trong việc xây dựng khá nhiều nhân vật cho dù đó là nhân vật chính hay phụ. Đặc biệt, việc miêu tả nhân vật ấy nhiều khi không phải qua con mắt của tác giả mà lại đƣợc nhìn nhận, đánh giá qua con mắt của các nhân vật khác. Điều đó góp phần tạo nên những bức chân dung vừa khách quan, vừa sinh động.

Chị Đào trong Dang dở – một ngƣời phụ nữ lẳng lơ, đa tình đƣợc miêu tả khá tỉ mỉ, và điều đáng nói là lại đƣợc nhìn qua con mắt thèm thuồng của một kẻ háo sắc, dâm đãng nhƣ Trƣơng Rô: “Thân hình cô gái cũng cao vổng lên, da thịt ngồn ngộn đắp vào làm nên tấm thân vâm váp. Con gái vùng đồng

55

bằng vốn đã thơm da, mát thịt, thêm sự thừa hƣởng tầm vóc cao to của cả cha lẫn mẹ, Đào càng lừng lững nhƣ bà Nữ Oa mà Trƣơng Rô đôi lần nhìn thấy trong tranh Tàu [2 ; tr.15]. Trƣơng Rô đã thèm khát, say đắm ngay vẻ đẹp mơn mởn của cô thiếu nữ trong lần gặp đầu tiên. Dƣờng nhƣ cái dáng vẻ ấy đã báo trƣớc một cô Đào với đời sống bản năng vô cùng mạnh mẽ. Ngƣời đàn bà trẻ tuổi ấy đã kịp lấy tới năm đời chồng. Chỉ bằng việc tập trung phác họa một vài nét dáng vẻ bên ngoài, Vũ Huy Anh đã cho thấy tính đa tình, trăng hoa ở ngƣời phụ nữ này.

Cùng với Đào, chân dung của Trƣơng Rô cũng hiện lên thật sống động: thân hình cao to, ngực nở vồng lên, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn và mặt lúc nào cũng phừng phừng đỏ. Dƣờng nhƣ bản năng mạnh mẽ ấy đã phần nào hiện rõ ở dáng vẻ bên ngoài của ngƣời đàn ông này.

Chỉ vài nét đơn giản qua cái nhìn của nhân vật Thảo, ngay từ nhỏ, Côi đã hiện lên là một đứa trẻ ranh mãnh: “trong trí nhớ của tôi còn hiện rõ hình ảnh một thằng Côi răng vẩu, hai con mắt ốc nhồi” [2; tr.480].

Khi nói về Điền – một ngƣời đàn ông rắn rỏi, đầy nghị lực và vô cùng cao thƣợng, tác giả đã miêu tả anh qua cái nhìn của Thảo - ngƣời anh yêu: “Mái tóc dày rậm, cái gáy phẳng phiu, cái cổ khỏe khoắn, đôi vai nở nang, hai cánh tay rắn chắc”. Chỉ vài nét miêu tả ngắn gọn nhƣng cũng đủ để ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tiểm ẩn bên trong dáng vẻ hình hài ấy là một nghị lực, ý chí mạnh mẽ, sẵn sàng đƣơng đầu với mọi khó khăn của ngƣời đàn ông này.

Đọc tiểu thuyết Vũ Huy Anh, ngƣời đọc thấy nhân vật hiện lên thật gần gũi, thân quen nhƣ ta đã bắt gặp họ đâu đó ngoài đời. Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, chúng ta còn thấy tính cách nhân vật hiện lên rõ nét qua các hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. Khôi - một kẻ vô học, tiến thân bằng thủ đoạn và sự cất nhắc của ông chú nên cách hành xử của hắn cũng phản ánh rõ bản chất

56

ranh ma ấy. Ngay từ hồi thanh niên, hắn đã bộc lộ rõ bản chất xấu xa của mình. Thảo chính là nạn nhân của hắn. Hắn đùa cợt cô bằng giọng chớt nhả:

“Thảo ơi, chiều anh một tí đi, anh thèm em... đếch chịu đƣợc!” [2 ; tr.491].

Và sau khi thỏa mãn thứ nhục dục nhơ bẩn của mình, hắn bộc lộ thật trơ trẽn bằng cái “cƣời nhăn nhở”. Ngôn ngữ thô tục, hành động thô bỉ đã phản ánh bản chất của một kẻ thô lỗ, vô văn hóa.

Có thể nói Vũ Huy Anh có ý thức rất rõ trong việc xây dựng nhân vật. Ở Trăm năm thoáng chốc, nhân vật Trƣơng Rô sắc cạnh, rõ nét hơn ông

Sóng. Trƣơng Rô là nông dân miền biển đã pha chút lƣu manh hóa. Còn ông Sóng là nhân vật điển hình nông dân công giáo. Ông Sóng thật thà, hiền lành, nhẫn nại chịu dựng đến mức nhu nhƣợc, thụ động. Ông Sóng còn là mẫu ngƣời sống đơn giản. Ngay chuyện lấy vợ cũng giản đơn. Trai tân suốt ngày sông nƣớc kéo vó, gặp cô gái chửa hoang, cứu giúp và thƣơng rồi lấy. Vậy mà thƣơng con riêng của vợ nhƣ con mình và sống với nhau hết cả cuộc đời. Ông nhu nhƣợc đến mức không quyết định đƣợc việc “theo chúa vào Nam hay ở lại”; cứ do dự, chần ngần. Trƣơng Rô mạnh mẽ, quyết liệt, tính trội bao nhiêu thì ông Sóng thụ động bấy nhiêu. Loại ngƣời nhƣ Trƣơng Rô là đƣợc ăn cả ngã về không, thắng làm vua thua làm giặc, dễ bị diệt. Loại ngƣời nhƣ ông Sóng dễ tránh đƣợc can quan, nhƣng mà sống lay lắt. Ông Sóng sống đƣợc trong cái xứ đạo nhốn nháo ấy là do tựa đỡ đƣợc vào tâm linh tôn giáo, nhƣng cũng do thuộc tính này.

Sinh ra vào chính hôm kỷ niệm mƣời năm xây dựng nhà thờ đá Phát Diệm, hơn Trƣơng Rô mấy tuổi, và chơi với nhau từ thuở bé nhƣng ông Sóng không đƣợc may mắn nhƣ bạn. Bố mẹ ông Sóng sinh nở nhiều lần mà không lần nào giữ đƣợc. Ngƣời em cậu bên Lƣơng thấy thế thì bảo đất ở của anh chị dính phải dớp có hồn ma trẻ nhỏ nên nó thƣơng về bắt trẻ con. Theo đạo thì

57

không đƣợc mê tín, nhƣng khát khao có đứa con để nuôi, vợ chồng ngƣời anh đã trao lại cho cậu em cái xác đứa con trai tên Sóng trƣớc khi chôn để nhờ cậu yểm bùa. Không ngờ đạo bùa lại hiệu quả, Sóng sinh ra khỏe mạnh khôi ngô, chỉ mỗi tội hai bàn chân không có ngón vì cách đánh dấu của ngƣời cậu. Càng lớn Sóng càng khỏe mạnh, đẹp đẽ nhƣng không có cô gái nào dám yêu vị sợ đôi bàn chân thiếu ngón. Rồi Chúa cũng thƣơng ngƣời con trai hai mƣơi tốt nết ấy, Sóng cứu đƣợc một cô gái tự vẫn vì bị ngƣời tình phụ bạc, bội ƣớc bỏ lại cô với cái bụng đã lùm lùm. Thƣơng con với lại thấy cô gái kia cũng đẹp ngƣời, đẹp nết chỉ vì nhẹ dạ mà lỡ dở, bố mẹ Sóng quyết định tổ chức đám cƣới. Đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc, ngoài cậu con trai đầu tên Bát hay ốm đau bệnh tật, bốn mụn con còn lại đều đẹp đẽ và khỏe mạnh.

Rồi những con ngƣời sống rất bản năng nhƣ Trƣơng Rô, thị Đào... cũng đƣợc nhà văn khắc họa cũng thật sắc nét, sống động, phong phú dến tận cùng đời sống bản năng nhƣng vẫn không thô, không gợi dục. Trƣơng Rô rất ham hố chuyện quan hệ trai gái lại chẳng may mắc kế một bà cô trong làng mối manh cho cô cháu gái của bà tuy đẹp ngƣời, đẹp nết nhƣng lại mắc chứng hen di truyền nên đau yếu luôn. Vì vậy, cô vợ chẳng bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu cho ông chồng. Trƣơng Rô từ đấy mới đi tìm nhu cầu ở bên ngoài, đến đâu y cũng có nhân tình nhân ngãi nhƣng hắn luôn lòng dặn lòng không đƣợc quan hệ với đàn bà con gái chƣa chồng vì sợ dính líu sau này, với lại phép Chúa không cho có vợ bé. Cuối cùng, Rô cũng dính vào cô Đào, cô con gái một gia đình quen thân trong Thanh mà hắn vẫn ở nhờ trong những lần buôn lợn nái, chỉ vì cô gái phốp pháp, vâm váp, háo dục còn hơn cả hắn. Mây mƣa mãi với cô gái luôn khát thèm ấy làm Trƣơng Rô đâm lo, bèn tỉ tê, hứa hẹn rồi mối lái cho Bát. Tất cả những hành động ấy đã cho thấy Trƣơng Rô là một kẻ khôn ngoan, gian giảo đến mức nào.

58

Cùng với một vài nét miêu tả ngoại hình của tác giả, bản tính lẳng lơ, đa tình của Đào còn đƣợc thể hiện rất rõ qua hành động và thái độ của ngƣời đàn bà lúc nào cũng thèm khát này. Lo lắng cho số phận của cậu con riêng của vợ, tình cảm giữa ông Sóng và Trƣơng Rô càng khăng khít hơn khi Trƣơng Rô làm mối Bát cho cô Đào, một cô gái làng cói trong xứ Thanh. Cƣới rồi thì chỉ có cô Đào là không vui. Anh chồng quá đần và quá yếu đã làm chị ta vô cùng thất vọng. Chị tìm mọi cách để gặp Trƣơng Rô đòi sự tiếp tục tình tang nhƣ đã hứa nhƣng lão này trốn biệt, phần vì nhƣ trút đƣợc nợ, phần cũng nể hàng xóm. Vả lại lúc này cách mạng cũng về tớí làng, không biết Trƣơng Rô bận tham gia vào một hội kín nào đó. Tƣởng rằng đã có chồng, Đào sẽ thay đổi nhƣng chị vẫn lén lút qua lại với ngƣời tình một cách trơ trẽn.

Chiến sự ngày càng ác liệt, Bát theo Việt Minh. Có bận trên đƣờng công tác nhớ vợ, Bát bèn bơi từ bên kia sông về nhà. Cả hai vợ chồng thèm muốn quá, song cô vợ thị vậy mà hắn lại yếu sẵn, Bát thƣợng mã phong mà chết. Đào không biết làm thế nào đành vác chồng ra bờ sông đặt đó giả bị chết đuối đợi ma chay xong xuôi mới dám thƣa lại với bố mẹ chồng. Chuyện đẫ qua rồi đành thôi không ai trách mắng nữa nhƣng lại cũng nhờ thế mà gia đình ông Sóng đƣợc hƣởng chính sách của gia đình liệt sĩ. Cái bệnh đa tình, cái khát khao dƣờng nhƣ không bao giờ thỏa khiến Đào chẳng thể sống thiếu đàn ông. Cái chết đau thƣơng của chồng chƣa kịp nguôi ngoai thì chị đã vội vã đến với ngƣời tình khác. Sau khi anh Bát chết, chị Đào tái giá. Đời chồng kế là một gã trai tơ kém chị bốn tuổi. Chẳng biết bị chị ta rủ rê, mồi chài thế nào mà ngay đêm đầu tiên đến làm thuê gã đã vào ngủ với chủ nhà rồi mê mệt bắt bố mẹ hỏi cƣới bằng đƣợc. Nhƣng cƣới xin chƣa đƣợc năm, anh chồng cũng lăn đùng ra chết. Theo lời ngƣời vợ thì anh ta đột ngột cảm lúc nửa đêm. Sau đấy khoảng năm, chị Đào lại lấy chồng nữa. Lần thứ ba này là một ông

59

trung tuổi, góa vợ. Sống với nhau đƣợc hai năm thì ông cũng lăn ra chết nốt. Từ đấy đàn ông trong vùng dù thèm muốn chị, cũng biết bản thân chị muốn lấy chồng lắm, nhƣng đều sợ cái tƣớng sát chồng ấy. Với khát vọng thỏa mãn nhục dục đến độ nhƣ phát cuồng, dù biết lão Quản Mè – bố Trƣơng Rô, ngƣời tình năm xƣa nhƣng nghĩ đến việc đêm ngủ có ngƣời đàn ông dù già trẻ, xấu đẹp gì mà ôm thì cũng tốt nên chị Đào đồng ý luôn. Dƣờng nhƣ Đào lúc nào cũng trong trạng thái “đói tình”. Cái “đói” cồn cào ấy biến cô thành một ngƣời đàn bà sống buông thả. Cách hành xử của cô đi ngƣợc với luân thƣờng đạo lý, đáng khinh bỉ. Những cuộc tình của cô hầu nhƣ đều diễn ra chóng vánh, không phải vì yêu mà vì thỏa mãn thứ nhục dục nhơ bẩn chẳng bao giờ vơi của bản thân. Cô không phân biệt tuổi tác, vai vế dù cho đó là bố chồng hay bố của nhân tình. Trong con mắt và cách hành xử ngƣời phụ nữ này, mọi giá trị đạo đức đều đã bị đảo lộn.

Ở Trăm năm thoáng chốc, với một số lƣợng trang viết không nhiều, Vũ Huy Anh đã thành công trong thủ pháp dồn nén nhiều cuộc đời với bao biến cố, sự kiện vào trong một khuôn khổ nhỏ, với dòng mạch chính là cuộc đời kéo dài gần hết thế kỷ của một ngƣời dân xứ đạo Tâm Đức, tạo nên sức căng của tiểu thuyết, một thế năng lớn ẩn chứa nhiều khả năng bùng phá khi ngƣời đọc tiếp cận với hiện thực đƣợc tác giả phục dựng. Sử dụng lời kể ở ngôi thừ ba, Vũ Huy Anh cố gắng tạo một giọng điệu khách quan bằng việc không cho nhân vật biểu lộ tâm trạng, làm cho thế giới nghệ thuật chỉ là sự ken đặc của những sự kiện và hành động. Từ hiện thực ấy, thông qua cử chỉ, hành vi, nhân vật tự nói lên cái bản chất và đặc tính của mình. Cộng hƣởng với bút pháp ấy, trong Trăm năm thoáng chốc, Vũ Huy Anh cũng thể nghiệm một hình thức

trình bày mới không có phân đoạn, xuống hàng. Vì thế bằng việc dành ƣu thế cho sự kiện và hành động, tác giả muốn khẳng định tính khách quan của hiện thực. Thay đổi quan niệm về hiện thực, chối bỏ điển hình hóa nhân vật và

60

hoàn cảnh, hạn chế sự quy chiếu của tác giả đối với sự vận động của cốt truyện và số phận nhân vật... là những nỗ lực đổi mới cách viết đáng đƣợc ghi nhận của Vũ Huy Anh trong tiểu thuyết này.

Nếu nhƣ ở Cuộc đời bên ngoài, Vũ Huy Anh đã xây dựng thành công

nhân vật chính là cô tu sĩ Lành thì đọc Dang dở, ngƣời đọc cũng rất ấn tƣợng với nhân vật chính tên Thảo. Ở đây, tác giả không đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lý nhƣ ở Lành hay miêu tả ngoại hình nhƣ ở một số nhân vật khác mà tập trung khắc họa số phận nhân vật với nhiều biến cố, sự kiện trong cuộc đời. Tính cách nhân vật chủ yếu đƣợc thể hiện qua hành động và suy nghĩ. Trƣớc hết, ta cảm nhận đƣợc Thảo là một cô gái thông minh, tháo vát, có ý chí phấn đấu. Từ nhỏ, cô đã tham gia các hoạt động của Đội. Lớn lên, quyết định gác lại sự nghiệp học hành nhƣng cô vẫn luôn đặt ra cho mình một cái đích rõ ràng để phấn đấu. Cô năng nổ tham gia các hoạt động của xã, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Cô nhanh chóng đạt đƣợc thành tích: đƣợc bầu vào ban chấp hành Chi đoàn, rồi Bí thƣ Chi đoàn, đại biểu hội đồng nhân dân xã, đội phó thƣ ký sản xuất. Một cán bộ trẻ đã tạo dựng đƣợc uy tín nhƣ vậy quả là một ngƣời có năng lực và đáng khen ngợi. Tuổi thanh xuân của cô trôi đi trong sự mải miết phấn đấu không ngừng nghỉ.

Bên cạnh những nỗ lực đáng biểu dƣơng của cô gái trẻ, ngƣời đọc cũng vô cùng tiếc nuối về tính cách cứng nhắc, ích kỷ tới tàn nhẫn của Thảo. Trong tình yêu, Thảo là một cô gái hẹp hòi. Để bảo vệ cho bảng thành tích đang trên đà chói lọi của mình, cô có thể dứt bỏ tình yêu cả đời với Điền một cách tàn nhẫn. Khi Điền rơi vào trạng thái suy sụp, bị Khôi làm khó không xác nhận lý lịch để thi Đại học, Thảo không dám lên tiếng, lúc anh đau khổ, buồn bã và cần sự động viên, chia sẻ thì Thảo còn đang mải mê công tác. Cô không dám hy sinh để bảo vệ tình yêu. Trong khi Điền sẵn sàng từ bỏ quê hƣơng, đƣa cô đến một vùng đất khác xây dựng gia đình thì Thảo lại quay ra từ chối tàn

61

nhẫn. Một lần nữa cô lại cứa vào vết thƣơng lòng, vào nỗi đau bao năm mà Điền phải chịu đựng – cô chê bai lý lịch gia đình anh và đề cao mình quá mức: “Hy sinh? Hy sinh? Chỉ có tôi phải hy sinh chứ anh thì hy sinh cái gì? Đảng viên không phải. Cán bộ cũng không” [2 ; tr.565]. Đã lỡ một lần đánh mất tình yêu, lẽ ra sau bao năm tƣởng chừng nhƣ xa cách mãi mãi, Thảo phải vui mừng và trân trọng cơ hội lần này khi Điền về phục viên nhƣng trái lại, cô vẫn ích kỷ nhƣ vậy. Cô không hề nghĩ cho anh, nghĩ đến lòng tự trọng và trái tim bị tổn thƣơng của ngƣời đàn ông đã hết lòng yêu thƣơng mình.

Không chỉ trong tình yêu, trong công việc Thảo cũng bộc lộ rõ lối làm việc cứng nhắc. Với tinh thần hãnh tiến mù quáng, với Thảo thành tích là trên hết, cô sẵn sàng làm những việc trái với lƣơng tâm mà rồi sau này mỗi khi nghĩ lại, cô cảm thấy ân hận, day dứt: cô tố cáo,quát tháo ngƣời chồng sắp cƣới vì hoàn cảnh quá nghèo phải đi gánh lúa trộm của hợp tác xã trong đêm

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ HUY ANH (Trang 55 -55 )

×