Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 103)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Ngôn ngữ đối thoại

Đặc trƣng của ngôn ngữ tiểu thuyết nhƣ Bakhtin nhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng đƣợc đối thoại hóa ở mức độ này hay mức độ khác”. Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng khuynh hƣớng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt. Trong tiểu thuyết không đơn giản là chuyện ngƣời này đối thoại với ngƣời kia. Tính đối thoại trong tiểu thuyết đƣợc thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa trong các diễn ngôn nghệ thuật.

Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình đẳng với tác giả. Điều đáng nhấn mạnh ở đây, không phải là những đối thoại thông thƣờng mà là đối thoại về tƣ tƣởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm nằm trong chính phát ngôn của họ. Trƣớc đây (1945-1975), nếu nhƣ ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thƣờng mang đậm tính văn chƣơng thì trong tiểu thuyết đƣơng đại, ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ thông tục tràn vào, không màu mè, làm dáng mà đậm tính đời thƣờng. Từ sau Đổi mới đến nay, đặc tính đối thoại, đa âm trong ngôn ngữ và văn phong tiểu thuyết đã đƣợc gia tăng một cách rõ rệt.

Tiểu thuyết miêu tả hiện thực và con ngƣời nhƣ nó vốn có, nhƣ cái hiện tại đƣơng thời của ngƣời trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ đƣợc soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn đƣợc soi sáng bởi ngôn ngữ nhân vật. Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết. Tác giả hoàn toàn không trung lập mà cùng tranh luận với nhân vật. Ngôn ngữ tiểu thuyết đƣơng đại không thỏa mãn với một ý thức, một tiếng nói, luôn mang tính đa thanh.

103

Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phƣơng thức biểu hiện, và còn là thành tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự thông qua đối thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra đƣợc xem xét dƣới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết thƣờng gây ra đƣợc những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống khúc xạ qua lăng kính nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật đƣợc nhà văn quan niệm nhƣ một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, thông tỏ mọi sự kiện, toàn tri mà hòa nhập, tham gia vào cuộc đối thoại của nhiều ý thức độc lập qua hệ thống hình tƣợng.

Trong số bốn tiểu thuyết của Vũ Huy Anh mà đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy những đoạn đối thoại khá sinh động, tiêu biểu là đoạn đối thoại trong Dang dở giữa Thúy Loan – em của bà Mến, tu sĩ theo dòng nữ tu bên nƣớc Pháp với vị cha xứ trẻ mới về tên là Tuyên:

- Anh Tuyên học có mấy năm ở chủng viện chắc không có thời gian học thêm văn hóa?

- Ít lắm. Với lại làm linh mục thì cần gì văn hóa nhiều, cốt mình tinh thông thần học giáo lý.

Thúy Loan cƣời khẽ:

- Thế mà chị em tu sĩ chúng tôi thì lại tháy rất cần phải có trình độ văn hóa đấy anh Tuyên ạ. Ngay đến thần học giáo lý các anh học nhƣ vậy cũng chƣa đủ đâu. Học có bốn năm thì đủ làm sao đƣợc. Anh cần dành nhiều thời gian nghiên cứu các sách thần học mới xuất bản gần đây. Anh đọc đƣợc tiếng Anh, tiếng Pháp chứ?

104

- Tôi có đi đến đâu mà phải học tiếng Anh, tiếng Pháp? Thúy Loan ngạc nhiên:

- Ô hay, để đọc sách chứ. Thế hằng ngày ngoài thời gian chầu lễ ra, anh làm những việc gì?

- Tôi... Tôi nghỉ ngơi, giải trí”

Đoạn đối thoại diễn ra thật tự nhiên, phần nào phản anh đƣợc tính cách của hai nhân vật. Chỉ bằng một đoan đối thoại ngắn ngủi nhƣng chúng ta cũng có thể thấy đƣợc sự sắc sảo của nữ tu Thúy Loan đã khiến vị linh mục bề trên vô cùng lúng túng trƣớc những câu hỏi của của cô.

Ở Cách trở âm dương, trong những đối thoại của Nguyễn Thị Tâm Anh với những nhân vật đã khuất, Vũ Huy Anh đã bằng tài văn đang độ chín muồi của mình, đƣa ra nhƣng hình ảnh, cảm xúc, dằn vặt và ám ảnh ngƣời đọc. Ngƣời đọc bỗng nhân ra những hạn hẹp nhỏ bé của con ngƣời và phần nào đƣợc khai mở một cái nhìn khá bình đẳng và khoát đạt hơn về một tôn giáo mà dƣơng nhƣ chúng ta luôn xem xét bằng một con mắt khắt khe. Thế mạnh ngòi bút của Vũ Huy Anh đã đƣợc phát huy tối đa ở đây. Và tấm lòng nhà văn, sự trăn trở với những thân phân còn ngổn ngang dang dở, đặc biệt là đối với những giáo dân ấu trĩ, ngộ nhận, bị lƣờng gạt phỉnh phờ từ phía kẻ thù đã phải hứng chịu những hậu quả khôn lƣờng, thậm chí bị bỏ rơi nơi đất khách khi kẻ thù đạt đƣợc mục đích.

Tiểu kết:

Nhƣ vậy, việc tìm hiểu những phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu trên đã góp phần tạo nên một diện mạo khá đầy đủ cho thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Từ nghệ thuật tổ chức cốt truyện, cách lựa chọn sắp xếp thời gian – không gian, sử dụng giọng điệu hay tạo dựng ngôn từ nghệ thuật của nhà văn trong các tiểu thuyết đều có sự cách tân trên cơ sở kế thừa những yếu tố của văn học truyền thống. Cốt truyện trong tiểu thuyết của ông chủ yếu

105

là cốt truyện hiện đại: cốt truyện kép và cốt truyện tâm lý hƣớng vào thế giới nội tâm của nhân vật. Cùng với đó, việc lựa chọn thời gian hợp lý cũng nhƣ miêu tả không gian cũng là một điểm mạnh của nhà văn. Ngoài ra, nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Vũ Huy Anh còn thể hiện rất rõ ở lối sử dụng giọng điệu buồn thƣơng – chia sẻ; hài hƣớc, châm biếm cùng với ngôn ngữ gần gũi nhƣng không kém phần sắc sảo, mang đậm màu sắc công giáo. Có thể nói, tất cả đã tạo nên dấu ấn đậm nét cho phong cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vũ Huy Anh trong dòng chảy văn học đƣơng đại.

106

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Văn học Việt Nam từ sau 1986 đã chứng kiến khá nhiều thay đổi từ quan niệm sáng tác, tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn đến thể loại. Trong đó tiểu thuyết là thể loại lấy dần lại vị trí trụ cột của văn học và đang trên đà phát triển với nhiều hƣớng thử nghiệm mới mẻ và táo bạo. Bƣớc tiếp con đƣờng của những nhà văn nối tiếng đi trƣớc viết về đề tài công giáo nhƣ Nguyễn Khải, Chu Văn, Vũ Huy Anh đã có sự kế thừa và đặc biệt là sự nỗ lực sáng tạo để thoát ra khỏi cái bóng của họ. Và qua bốn tiểu thuyết tiêu biểu, đƣợc chính nhà văn tâm đắc nhất, chúng ta đã có cái nhìn khá chi tiết về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông đồng thời có cái nhìn khái quát hơn về sự phát triển chung của văn học thời kỳ Đổi mới.

2. Trong luận văn, tiểu thuyết Vũ Huy Anh đƣợc tìm hiểu từ ba vấn đề cơ bản là: cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật và những phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu. Hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về tôn giáo với những hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo và chính xác. Những trang viết của ông không chỉ cho thấy tâm huyết mà còn là sự đồng cảm với những giáo dân, những con ngƣời luôn mong muốn sống tốt đời đẹp đạo, trải qua bao biến thiên thời cuộc vẫn đồng hành cùng dân tộc. Với tâm nguyện chân thành đó, tác phẩm của ông thấm đƣợm những cảm hứng mang màu sắc hiện thực nhƣng cũng chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc: cảm hứng bi kịch, cảm hứng ngợi ca xen lẫn phê phán và cảm hứng khám phá con ngƣời bản năng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông cũng hiện lên thật gần gũi với ba kiểu nhân vật chính: nữ tu sĩ, cha xứ, những ngƣời giáo dân. Ở kiểu nhân vật nào cũng có ngƣời tốt, kẻ xấu nhƣng Vũ Huy Anh không đi sâu vào vấn đề đả kích, lên án hay xung đột giữa họ mà ta cảm nhận đƣợc cái nhìn cảm thông, ấm áp đối với nhân vật. Nhà văn đã tạo ra những phƣơng diện nghệ thuật độc đáo trên cơ sở cách tân các yếu tố truyền thống nhƣ: tạo dựng những cốt truyện đặc sắc, nghệ thuật

107

miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng tinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy ở tác giả sự sáng tạo những bối cảnh không gian, cách xử lý thời gian hết sức linh hoạt cùng với lối kể chuyện hấp dẫn, có duyên thể hiện rất rõ qua giọng điệu và ngôn từ. Trên mỗi phƣơng diện nghệ thuật, Vũ Huy Anh đều để lại dấu ấn mạnh mẽ tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của mình.

3. Qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh, chúng tôi hy vọng sẽ phác thảo đƣợc những đặc trƣng nghệ thuật của một cây bút tiêu biểu của văn học viết về đề tài công giáo của văn học thời kỳ Đổi mới. Từ đó, chúng tôi mong sẽ giúp bạn đọc và các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Vũ Huy Anh.

4. Việc đi sâu khai thác các vấn đề thuộc về nghệ thuật của tiểu thuyết cần có nhiều thời gian đề tìm hiểu và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi có thể có những cách hiểu, lý giải chƣa đầy đủ và không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì thế, những đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc là điều vô cùng quý báu và cần thiết để khích lệ, động viên chúng tôi tiếp tục tiến bƣớc trên con đƣờng nghiên cứu.

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Huy Anh (1986), Bên lề trang sách, Văn nghệ, số 15.

2. Vũ Huy Anh (2000), Dang dở - Bộ tiểu thuyết tuyền chọn, NXB Lao

động, Hà Nội.

3. Vũ Huy Anh (2009), Cách trở âm dương, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 4. Vũ Huy Anh (2004), Trăm năm thoáng chốc, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 5. Thái Phan Vàng Anh, Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX từ góc nhìn

hậu hiện đại, nguồn: www.vannghequandoi.com.vn

6. Lại Nguyên Ân (1984), Đọc sách Cuộc đời bên ngoài – Văn nghệ, số

35, 1984.

7. Lê Huy Bắc, Cốt truyện của tự sự, nguồn: www.vienvanhoc.org.vn

8. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ

dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Bình (2008), Báo cáo Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Bình (2001), Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975, Văn học, số 3, tr.40-43.

11. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn

học minh họa, Văn nghệ, số 49-50.

12. Cốt truyện và kết cấu của tác phẩm văn học, nguồn:

www.đienankienthuc.net

13. Hà Minh Đức (1990), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội

14. Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, Văn học, số 7, tr.4-6.

15. Nhị Hà (1985), Những cuốn tiểu thuyết viết về công giáo – Công giáo và dân tộc, số 15.

109

16. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt

Nam nửa sau thập niên 80, Văn học, số 3, tr.52-58.

17. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

18. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 19. Trần Bảo Hƣng (1986), Khi nhà văn gắn bó với đời sống, Giáo viên

nhân dân, số 24.

20. Trần Bảo Hƣng (2009), Cách trở âm dương, Văn nghệ, số 27

21. Mai Hƣơng (2010,) Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập 3 , NXB Giáo dục Việt Nam.

22. Phùng Văn Khai (2010), Cách trở âm dương của Vũ Huy Anh, Hà Nội mới, số 9.

23. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam – Những vấn đề nghiên

cứu và giảng dậy, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Phƣơng Lựu (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Đăng Mạnh - Bùi Duy Tân - Nguyễn Nhƣ Ý, Từ điển tác giả,

tác phẩm văn học Việt Nam (dùng trong nhà trƣờng), NXB Giáo dục,

Hà Nội.

27. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Khái quát văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Sƣơng Nguyệt Minh (2004), Vòng trầm luân và sám hối, Văn nghệ

quân đội, số 601.

29. Một vài cảm nhận về ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nguồn: http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/6533-mot-vai- cam-nhan-ve-ngon-ngu-tieu-thuyet-viet-nam-duong-dai.html

110

30. Bảo Ngọc (1986), Những tác phẩm văn học xuất sắc, Tuần tin tức, số 14.

31. Vƣơng Trí Nhàn, Các nhà văn và những kỷ lục – Thể thao và văn hóa, số 13, 1985.

32. Trần Thị Mai Nhân, Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam

trong giai đoạn 1986, nguồn:www.hocvui.net.

33. Nhiều tác giả (1987-1997), Tự sự học (Trần Đình Sử chủ biên), NXB ĐHQGHN – NXB Giáo dục.

34. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội Nhân

dân Việt Nam.

35. Nguyễn Thị Hải Phƣơng, Kiểu cốt truyện phân mảnh trong tiểu thuyết

Việt Nam thời kỳ đổi mới, nguồn: www.đienankienthuc.net

36. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

37. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Trần Đình Sử (1992), Thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39. Văn Thảo (1986), Con đường ra với cuộc đời bên ngoài, Tiền phong,

số 15.

40. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân

dân.

41. Nguyễn Bích Thu, Một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi

mới, nguồn: www.vienvanhoc.org.vn.

42. Ngô Thu Thủy , Cuộc đời bên ngoài và những cuộc đời bên trong – số 11 năm 2011 tạp chí Khoa học và công nghệ.

111

44. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Sự dịch chuyển kết cấu truyện lồng truyện và

kiểu truyện khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á, nguồn:

www.khoavanhoc-ngongu.edu.vn.

45. Lê Ngọc Trà (2002), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Văn học, số 2.

46. Nguyễn Bích Thu, Một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới, nguồn: www.vienvanhoc.org.vn

47. Svetlana Zherlaimova, Sứ mệnh của tiểu thuyết (Ngân Xuyên dịch),

nguồn: www.vietbao.vn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)