6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Không gian nghệ thuật
Không gian địa lý là cái nền cảnh tồn tại của thế giới vật chất, còn trong tác phẩm văn học không gian nghệ thuật là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật” [17 ; tr.107]. Không gian nghệ thuật là “chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn
72
cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hiện tƣợng nghệ thuật” [17 ; tr.160]. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật vừa là một trong những yếu tố tạo nên thế giới nghệ thuật.
Tìm hiểu không gian nghệ thuật tức là xem xét nó trong mối quan hệ với thế giới và con ngƣời – “nhƣ một phƣơng thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tƣ tƣởng thẩm mỹ của nhà văn” [37 ; tr.211].
Không gian nghệ thuật, cũng nhƣ thời gian nghệ thuật, là phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong một văn bản văn học không đơn giản là xác định nơi chốn hay tái hiện những khung cảnh hiện thực mà nó đƣợc xây dựng nhƣ một kí hiệu đặc biệt để thể hiện tâm trạng của nhân vật hay bộc lộ quan điểm của thi sĩ về thế giới.
Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tƣởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tƣơng đối, không quy đƣợc vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa thế giới mà con ngƣời đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Nó gắn liền với quan niệm về con ngƣời và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Không gian trong tác phẩm văn học có sự phân biệt hẳn so với không gian khách quan. Không gian này chứa đựng một giá trị tình cảm, do đó nó đƣợc tổ chức theo quan niệm riêng của tác giả, hoàn toàn không giống với trật tự của không gian bên ngoài. Và ở mỗi thời đại, không gian văn học có sự thay đổi nhất định. Đối với ngƣời trung đại, không gian có một giá trị riêng biệt gắn liền với cảm thức của họ. Trƣớc hết đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào
73
nông nghiệp đã tạo nên một sự gắn bó mật thiết giữa con ngƣời với thiên nhiên, vũ trụ. Mặt khác, chủ trƣơng vô vi, sống hoà vào thiên nhiên của Lão Trang đã gieo vào tâm thức ngƣời trung đại một ý thức rất coi trọng không gian thiên nhiên. Thiên nhiên vừa rất huyền bí lại vừa rất gần gũi với con ngƣời. Do vậy, điều dễ thấy nhất trong thơ ca trung đại là sự xuất hiện rất thƣờng xuyên của không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên. Hầu nhƣ trong tác phẩm của các nhà thơ lớn, thiên nhiên và không gian bao la khoáng đạt của nó có một vị trí hết sức quan trọng. Càng về sau không gian nghệ thuật càng đƣợc mở rộng về phía hiện thực đời sống. Không gian nghệ thuật của văn học đổi mới là không gian sinh hoạt, không gian đời tƣ – cuộc sống muôn màu với nhiều vấn đề con ngƣời thƣờng xuyên phải đối diện. Tiểu thuyết Vũ Huy Anh chứa đựng cả hai loại không gian: không gian thực và không gian ảo.