Ngôn ngữ đậm màu sắc công giáo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 97)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Ngôn ngữ đậm màu sắc công giáo

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo và lại lớn sống trên một xứ đạo gốc, chẳng có gì khó hiểu khi ông lại am hiểu và vận dụng thuần thục lời ăn tiếng nói quê mình vào những trang văn một cách tự nhiên nhƣ vậy. Trong một cuộc phỏng vấn của tác giả Văn Thảo và nhà văn Vũ Huy Anh, nhà báo có hỏi:

97

- Có vẻ anh rất “thuộc” ngôn ngữ của ngƣời theo đạo Thiên chúa? Và nhà văn đã bộc bạch thẳng thắn: “Riêng về mặt ấy tôi rất tự tin. Có điều sử dụng ngôn ngữ ấy đến đâu thì còn phải cân nhắc, nếu không muốn tác phẩm trở nên khô khó hiểu hoặc lập dị” [39 ; tr.222].

Nói về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Huy Anh, điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định đó chính là nét đặc sắc của một thứ ngôn từ mang đậm màu sắc công giáo. Đây là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Huy Anh. Đó là ngôn ngữ đặc trƣng của ngƣời dân quê theo Đạo. Mật độ sử dụng từ ngữ của Đạo Thiên Chúa khá dày đặc, đặc biệt trong Cuộc

đời bên ngoài nhƣ:

“Chỉ tính từ ngày bà Mến – tên bà nhất – về làm bề trên nhà dòng cho tới nay, thời gian chƣa đầy mƣời năm mà đã có hai chị khấn lọn đời, ba chị khấn tạm trở về nhà cha mẹ” [2 ; tr.11]; “Chị hãy đƣa Têrêsa vào lớp các chị

chịu thử để thử lòng sốt mến thêm nữa và tập cho em đi đàng nhân đức một

ngày một hơn” [2 ; tr.12]...

Chúng ta có thể liệt kê thêm một loạt những từ ngữ của đạo Thiên chúa đƣợc nhà văn sử dụng rất thuần thục: bà tập, tập sinh, chịu thử, tập tu, lửa sốt

lửa mến, hãm mình, đánh tội, lòng sốt mến,ơn kêu gọi, sự khó, chống lả, sự rình sinh thì của một kẻ con cái chúa... Tất cả đã tạo nên một màu sắc tôn

giáo thật trang nghiêm cho tác phẩm. Nhƣng nét đặc sắc ở đây mà ngƣời đọc cũng nhận ra rõ rệt: mặc dù tác giả sử dụng rất nhiều ngôn ngữ công giáo nhƣng điều đó không hề làm khó ngƣời đọc, trái lại nó còn tăng thêm sự hào hứng và giúp ngƣời đọc hiểu hơn về cuộc sống và tâm hồn của ngƣời dân xứ Đạo.

Ông viết về ngƣời dân quê xứ Đạo, ngôn từ hết sức giản dị, gần gũi. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét rất tinh tế: “Nhìn chung, ngôn ngữ ở đây mang tính chất ngôn ngữ văn xuôi phong tục – một phong cách đã

98

đƣợc tạo ra trong tiếng Việt hiện đại kể từ Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phung, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài,... với nhiều cách xử lý khác nhau và đã trở thành cả một kho kinh nghiệm nghệ thuật. Vũ Huy Anh không chỉ kể bằng lời lẽ và ngôn ngữ của mình mà còn khai thác khá triệt để cách nói của ngƣời công giáo sống ở đó. Miêu tả đời sống của ngƣời sống trong tu viện hoặc bên cạnh các giáo đƣờng, tác giả đã đƣợc dịp cho thấy những nét độc đáo, rất riêng trong ngôn ngữ của họ, một thứ tiếng Việt còn rất nhiều yếu tố cổ xƣa, khi tiếng Việt đƣợc dùng để diến đạt những ý niệm của một tôn giáo ngoại nhập, không chỉ ở những khái niệm gần nhƣ biệt ngữ mà còn ở lời lẽ nhân vật, ngay cả ngôn ngữ dẫn chuyện. Về mặt miêu tả ngôn ngữ của các vùng dân cƣ công giáo, ở đây, tác giả tỏ rõ một sự thuần thục không thua kém gì so với Nguyễn Khải và Chu Văn – những nhà văn viết về công giáo từng đƣợc dƣ luận của giới sành độc văn xuôi tín nhiệm” [6 ; tr.215]. Chính sự vận dụng một cách khéo léo ngôn ngữ của ngƣời dân xứ Đạo quê mình đã đem lại dấu ấn riêng cho tiểu thuyết Vũ Huy Anh trong dòng chảy tiểu thuyết viết về đề tài tôn giáo.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 97)