Những vị cha xứ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 52)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Những vị cha xứ

Những vị cha xứ không phải là nhân vật chính trong các cuốn tiểu thuyết của Vũ Huy Anh nhƣng với những tiểu thuyết viết về đề tài công giáo thì họ là những nhân vật không thể thiếu. Tác giả không đi sâu khắc họa họ nhƣng chúng ta vẫn thấy tính cách của họ hiện lên thật rõ nét qua những hành động, cách cƣ xử với giáo dân. Nhìn chung, loại nhân vật này chia thành hai tuyến rõ rệt: những vị cha xứ có phẩm chất tốt đẹp, đáng kính và loại thứ hai là những vị cha xứ phản động, bán nƣớc hại dân. Song điều đáng nói ở đây, tác giả không đi sâu để nhằm công kích, lên án gay gắt tội lỗi của các vị cha xứ phản động này mà ông chủ yếu đề cao, tôn vinh những vị linh mục đƣợc giáo dân kính mến. Tiểu thuyết của ông có cái nhìn khá ấm áp và cảm thông đối với công giáo, một điểm nhìn đã cho thấy tâm thế của nhà văn trong cách đặt ra và giải quyết vấn đề công giáo theo hƣớng nhân bản chứ không còn sơ lƣợc và thô cứng, sa đà vào chính trị hóa văn chƣơng.

52

Tiêu biểu cho những vị cha xứ có phẩm chất cao đẹp phải kể đến cha Nguyễn trong Cuộc đời bên ngoài, cha Tiên trong Dang dở, linh mục phó xứ Nguyễn Thế Vịnh, cha Phạm Bá Trực... trong Cách trở âm dương. Cha

Nguyễn vì có cảm tình với kháng chiến nên bị Đức Giám mục địa phận buộc phải nghỉ “dƣỡng bệnh” dài hạn ở một họ lẻ gần bên nhà dòng. Việt Minh có gửi lại cha Nguyễn một anh bộ đội bị thƣơng nặng. Việc cứu chữa một cán bộ Việt Minh với Tổng bộ Đức Cha là một trọng tội. Tội càng to vì kẻ phạm tội là linh mục, tu sĩ. Hình phạt sẽ không chỉ là tù đày, tra tấn, mà còn là Treo chén, cởi áo, rút phép thông công, nhục nhã. Đức Cha đã từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “công giáo không đội trời chung với Việt Minh cộng sản”. Bề trên địa phận ghét Việt Minh thế nào thì cũng ghét kẻ che giấu, chƣa chấp Việt Minh thế ấy. Nhƣng bất chấp mọi nguy hiểm rình rập, tấm lòng nhiệt tình với cách mạng giúp ông không quản ngại khó khăn, hết lòng cƣu mang ngƣời cán bộ ấy.

Không trực tiếp tham gia cách mạng nhƣng đọc Dang dở, nhân vật cha Tiên cũng khiến ngƣời đọc vô cùng kính trọng về phẩm chất cao đẹp của một bậc chăn chiên. Cha Tiên là một linh mục sống trong sạch, chỉ chuyên lo việc đạo, tuân theo phép nƣớc, ăn ở hãm mình, khiêm nhƣờng. Ông không chấp nhận làm những việc sai trái. Cứ mỗi khi xã phát động phong trào gì, ví nhƣ vận động tòng quân, đẩy mạnh một phong trào gì nhƣ làm phân bón, đƣa khoai lang xuống ruộng, khoai nƣớc lên ngôi... cán bộ xã đều yêu cầu cha phải giảng theo ý họ nhƣng ông không chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đó, cha chỉ kết hợp vào bài giảng khuyên thanh niên tích cực làm tròn nghĩa vụ công dân, nhắc nhở giáo dân trong xứ sống hòa thuận thƣơng yêu nhau và chăm chỉ làm ăn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Còn nhiều việc khác hoặc là nhỏ nhặt quá hoặc tế nhị, khó nói đối với một ông thầy tu nhƣ phổ biến các biện pháp ngừa thai để thực hiện sinh đẻ có

53

kế hoạch thì linh mục Tiên từ chối, không nói trên tòa giảng. Khi bị Thảo cố tình vu khống trong màn kịch mỹ nhân kế, cha Tiên vẫn hết sức điềm tĩnh, đối phó một cách đáng trọng. Hình ảnh ngƣời cha đáng kính ấy ta cũng đƣợc gặp lại trong Cách trở âm dương qua lời kể với thái độ tôn kính của nhân vật

chính. Đó một linh mục chân tu, tính tình chân chất dân quê. Ông tốt bụng và hết lòng yêu thƣơng giáo dân: khi cha của nhân vật Tâm An bị thƣơng hàn, không thể nằm ở nhà, chính cha Tiên đã cƣu mang ông trong những ngày dƣỡng bệnh ở nhà xứ. Và cũng chính cha già Tiên đã cứu nguy cho ngƣời giáo làng này khi ông bị Việt Minh và quân Pháp truy tìm ráo riết sau khi hai phe tìm thấy hầm đào giấu cán bộ Việt Minh trong vƣờn nhà ông.

Đó còn là linh mục phó xứ Nguyễn Thế Vịnh. Ông là ngƣời đã tìm mọi cách đanh tan mối nghi kỵ, mất đoàn kết lƣơng giáo. Ông đã giải thích để giáo dân hiểu rằng nguyên nhân cháy nhà thờ là do nhà thờ sẵn gỗ, nhiều thứ dễ cháy, nến tắt không hết cháy bén sang gỗ chứ không phải Việt Minh và ngƣời bên lƣơng đốt. Chỉ riêng hành động đó thôi cũng đủ để dập tắt sự xung đột, hiểu lầm giữa giáo dân và cách mạng đang bùng lên dữ dội. Ngoài ra, chúng ta còn cảm phục trƣớc sự nhiệt tình với cách mạng của cha Phạm Bá Trực – một vị cha xứ đã tham gia phong trào yêu nƣớc do Việt Minh lãnh đạo từ sớm.

Bên cạnh những đấng bậc cha xứ đáng kính trọng, tiểu thuyết của Vũ Huy Anh cũng nói đến những vị linh mục theo Pháp, chống phá cách mạng đứng đầu là linh mục Lê Hữu Từ... Chính sách tôn giáo nói chung, với đồng bào công giáo nói riêng của Nhà nƣớc ta bao giờ cũng quang minh chính đại: ngay khi linh mục Lê Hữu Từ đƣợc tấn phong Giám mục giáo phận Phát Diệm, Hồ Chủ Tịch đã mời ông làm Cố vấn Tối cao cho Chính phủ. Nhƣng ông ta đã từ chối và trƣợt dài trên con đƣờng phản dân hại nƣớc. Đức Cha Lê hữu Từ sau mấy năm mang danh cố vấn của Chính phủ Việt Minh, đã ngả hẳn

54

sang theo ông Bảo Đại và quân Pháp. Ông muốn lập khu công giáo tự trị Phát Diệm, nhƣng quân Pháp và Chính phủ của ông Bảo Đại không đồng ý, chỉ cho công giáo đƣợc hƣởng nhiều đặc ân cùng quyền hành. Mặc dù vậy Tổng bộ tự vệ công giáo của cha vẫn hoạt động nhƣ một bộ máy hành chính và quân sự của chính quyền tự trí. Các giáo xứ, tự vệ công giáo đều đƣợc quân Pháp trang bị súng đạn để cùng phối hợp với họ canh phòng và tiễu trừ Việt Minh. Chính ông là ngƣời đã hậu thuẫn cho Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm. Đây là một bài học đau xót, một vết đen đối với những ngƣời công giáo yêu nƣớc đích thực.

Với nỗi niềm đau đáu cởi bỏ những hiểu lầm về ngƣời dân công giáo từ đó có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những sai lầm trong quá khứ của họ, Vũ Huy Anh không đi sâu vào việc phê phán tội lỗi của các vị cha xứ theo Pháp mà ông chỉ nhắc đến họ nhƣ nỗi đau của một thời kỳ lịch sử đã qua.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 52)