Cốt truyện kép

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Cốt truyện kép

Kết cấu truyện lồng trong truyện là một thủ pháp của nghệ thuật tự sự xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Đây là thủ pháp lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không) vào câu chuyện chính trong quá trình diễn biến của tác phẩm. Đây là “kiểu truyện mà tác phẩm là một câu truyện dài có khả năng hàm chứa trong bản thân nó nhiều truyện khác đƣợc liên kết lại. Một câu chuyện có mở đầu và có kết thúc đống vai trò là truyện trung tâm hay là truyện nền để tạo nên một khung truyện làm cơ sở cho những chuyện kể khác có thể tiếp nối, tập hợp lại với nhau theo cấu trúc truyện lồng truyện đế từ đó tạo nên một tác phẩm có dung lƣợng lớn và nội dung phong phú” [44]. Trong đó kết cấu lồng ghép – “phƣơng thức đan cài các thành phần xen vào cốt truyện” có vai trò quan trọng. Và ở mỗi tiểu thuyết, nhà văn lại xếp đặt nó theo các cách khác nhau để tạo ra chiều sâu cho suy nghĩ và ý nghĩa của tác phẩm. Đây cũng là ƣu thế của phong cách tiểu thuyết Vũ Huy Anh – mới nhƣng không dời xa truyền thống. Trong tiểu thuyết của ông, kiểu cốt truyện này đƣợc sử dụng khá nhiều. Nó đã mang lại cho tiểu thuyết của Vũ Huy Anh một diện mạo riêng về hiện thực cuộc sống đa diện, ngổn ngang, chồng chéo, nhƣng vẫn rất thống nhất.

67

Với dung lƣợng của thể loại tiểu thuyết, nhà văn có thể khắc họa nhân vật chính rất tỉ mỉ. Mặc dù vậy nhƣng bên cạnh đó ta còn bắt gặp nhiều chuyện đời của các nhân vật khác, trong một câu chuyện lớn có nhiều câu chuyện nhỏ. Có thể nói Cuộc đời bên ngoài là tiểu thuyết điển hình cho loại

cốt truyện này. Ngoài cốt truyện chính xoay quanh cuộc đời Lành, tác giả còn lồng vào đó chuyện đời bà giáo Gọn khá chi tiết. Cuộc đời của Lành đƣợc khắc họa một cách tỉ mỉ từ khi Lành chỉ là một cô bé mƣời hai tuổi đƣợc ơn Chúa kêu gọi bƣớc chân vào nhà dòng cho đến khi cô trở thành một ngƣời phụ nữ trở về với cuộc sống đời thƣờng. Biết bao thăng trầm, biến cố của nhân vật đƣợc Vũ Huy Anh miêu tả sinh động từng bƣớc, từng bƣớc một. Và cuối cùng, sự hấp dẫn tự nhiên của cuộc đời bên ngoài đã níu kéo cô, thúc giục cô bƣớc qua cổng nhà dòng trở về cuộc sống của một con ngƣời bình thƣờng.

Nhƣng bên cạnh đó, ông cũng khéo léo đan cài câu chuyện cuộc đời của một nữ tu sĩ khác là chị giáo Gọn. Nếu nhƣ cuộc đời của Lành đƣợc tái hiện qua lời văn của tác giả thì câu chuyện về chị Gọn phần lớn là những trải lòng, là sự kể lại của chính nhân vật. Mặc dù không đƣợc thể hiện tỉ mỉ bằng nhân vật chính nhƣng ngƣời đọc vẫn thấy hiện lên trong tiểu thuyết một cuộc đời chìm nổi, gian truân đầy bất hạnh của ngƣời nữ tu này: từ khi còn là một cô bé mƣời lăm tuổi hồn nhiên, trong sáng, khi bƣớc chân vào nhà dòng, rồi gặp lại ngƣời yêu, một loạt những biến cố từ khi cô giận ngƣời yêu bỏ về làng và rồi cho tới lúc cô quay trở về nhà dòng. Tất cả hiện lên đầy xúc động. Mỗi câu chuyện là một số phận, đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận riêng về cuộc đời của ngƣời nữ tu sĩ.

Cũng nhƣ vậy, ở Dang dở, ngoài cốt truyện xoay quanh cuộc đời nhân

vật chính – Thảo, tác giả còn lồng vào đó câu chuyện cuộc đời của hai nhân vật khác: Điền - ngƣời mà cô yêu nhất và Khôi – kẻ luôn theo sát hãm hại, lợi

68

dụng cô. Tác giả đã miêu tả từng chặng đƣờng đời của Thảo rất tỉ mỉ: lúc còn nhỏ, rồi lớn lên đi học, đặc biệt là những biến cố cuộc đời Thảo sau khi nghe lời Khôi bỏ học ở làng tham gia công tác xã. Sau bao năm phấn đấu, tích cực hoạt động các phong trào của xã, huyện, tỉnh nhƣng vì sự mù quáng và sự hãm hại của Khôi, Thảo trở về cột mốc con số không, không gia đình, không con cái và cuối cùng trở thành ngƣời đàn bà điên loạn đƣợc Điền đón về chăm sóc.

Không xuất hiện xuyên suốt tiểu thuyết nhƣng câu chuyện về Điền lại trọn vẹn từ đầu cho đến khi kết thúc với những sự kiện chính: lúc còn nhỏ, đi học, rồi những biến cố sau khi anh không đƣợc thi Đại học, khi về bộ đội phục viên ở làng vì phẫn chí, bỏ làng lên Hà Nội làm chủ xƣởng mộc và kết thúc truyện đến với Huyền – bạn Thảo rồi kết truyện, anh lên Hà Nội đón Thảo về chăm sóc khi cô bị điên.

Không phải nhân vật chính, nhƣng cuộc đời của Khôi cũng đƣợc đan cài vào cốt truyện thật khéo léo. Trong mỗi chặng đời của Thảo, luôn có sự hiện diện của Khôi. Đọc tiểu thuyết chúng ta cũng thấy cuộc đời của Khôi đƣợc tái hiện với những chặng chính: từ một thằng bé ranh ma, nghịch ngợm ngày còn nhỏ đến một cán bộ xã gian xảo và cuối cùng hắn đã phải trả giá cho những hành vi tội lội của mình: bị công an bắt vì tội nhận hối lộ.

Với tiểu thuyết Cách trở âm dương, tác giả muốn bao quát một phạm vi hiện thực dài rộng hơn, muốn mang đến cho ngƣời đọc một bức tranh toàn cảnh có tính chất tổng kết về công giáo Việt Nam trên bƣớc đƣờng hòa đồng với cách mạng, với dân tộc và ngày càng có đóng góp to lớn cho sự nghiệp chung của đất nƣớc trên hơn nửa thế kỷ qua. Có lẽ đây cũng là tác phẩm có sự xuất hiện khá nhiều nhân vật. Và dƣờng nhƣ, ở nhân vật nào nhà văn cũng dành cho họ một sự quan tâm đặc biệt. Cũng chính vì thế mà nhà văn đã lựa chọn kiểu cốt truyện kép. Mặc dù có rất nhiều biến cố, sự kiện chồng chéo

69

phức tạp nhƣng ngƣời đọc vẫn nhận thấy cốt truyện rất mạch lạc, sáng sủa. Bám sát cốt truyện chính kể về cuộc đời của nhân vật chính – ông Sóng từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, những câu chuyện về những nhân vật khác cũng từ từ đƣợc gợi mở một cách tự nhiên, lo gic.

Trƣớc hết là cuộc đời của ông Sóng: sinh ra với bàn chân tật nguyền, đƣợc nhà dòng nuôi hộ khi còn nhỏ, lớn lên thành một anh trai làng khỏe khoắn, chăm chỉ. Ông lấy vợ - ngƣời đàn bà bị tình phụ đƣợc ông cƣu mang, hai ngƣời sống hạnh phúc với nhau. Trong những năm tháng chiến tranh, ông chứng kiến trọn vẹn những biến cố vui buồn ở làng quê xứ Đạo. Cho tới khi tròn chín mƣơi tuổi, đƣợc cháu đón lên Hà Nội và linh tính nhƣ báo trƣớc, ông đột nhiên đòi về quê, nửa đêm giao thừa, ông Sóng đã ra đi một cách nhẹ nhàng. Cuộc đời dài chín mƣơi năm của ông đã trở thành tấm gƣơng phản chiếu một cách chân thực cuộc sống của ngƣời dân xứ Đạo gần trọn một thế kỷ với nhiều biến động.

Không chỉ vậy, tác giả còn tái hiện chân thực nhiều cuộc đời, nhiều số phận ở miền quê xứ Đạo nhƣ Trƣơng Rô, thị Đào: Cô Đào từ một thiếu nữ căng tràn sức xuân, làm đàn bà trƣớc khi làm dâu nhà ông Sóng và những mối tình ngắn ngủi; Đào chung chạ bao nhiêu ngƣời đàn ông, lấy đến đời chồng thứ năm mới có một hạnh phúc lâu dài. Hay nhƣ Trƣơng Rô nguồn gốc xuất thân từ một gia đình ăn mày, đến đời ông đƣợc truyền lại nghề mổ thịt lợn bị lừa lấy phải ngƣời vợ hen. Gã trở thành Đội trƣởng đội tự vệ xứ đạo, chƣa kịp bắn giết đánh đập ai, vì nặng tình quê hƣơng không di cƣ vào Nam, khi Cải cách ruộng đất bị bắn sau lƣng. Rồi đó là Quản Mè bảy mƣơi năm lay lắt ở cõi đòi lấy vợ ít hơn lão gần bốn mƣơi tuổi và cuối đời, lão bị chết vì đại bác. Tất cả đều gắn bó với mạch truyện chính, làm nên bức tranh đa diện về hiện thực, về cuộc đời con ngƣời ở làng quê xứ Đạo trong thời kỳ lịch sử nhiều đau thƣơng, biến động khôn lƣờng. Mỗi câu chuyện là mỗi cảnh đời, nó giúp

70

ngƣời đọc thấy đƣợc số phận con ngƣời trong chiến tranh, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh, khó mà định đoạt.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 67)