Giọng điệu hài hước, châm biếm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu hài hước, châm biếm

Vũ Huy Anh là ngƣời kể chuyện có duyên, hóm hỉnh pha chút trào lộng một các khách quan. Ông thƣờng dùng giọng điệu này để nói về những nhân vật phản diện nhằm mục đích lên án, phê phán bản chất xấu xa của chúng: Trƣơng Rô, Đào (Trăm năm thoáng chốc), Khôi (Dang dở)... hoặc để lột trần bản chất của những hiện tƣợng xấu xa trong xã hội. Nhƣng điều thu hút ngƣời đọc là chất châm biếm ở đây vừa nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà không kém phần sắc sảo, để lại những trăn trở, suy ngẫm cho độc giả. Ông làm nhƣ là ngƣời chứng kiến một cách vô tình, để cho cuộc sống tự xoay vần, để cho những nhân chứng lịch sử tự nói lên cảm nhân về cuộc sống của mình một cách chân thực . Với tƣ duy nhanh nhạy, Vũ Huy Anh đã tinh ý khám phá ra những mặt đối lập, những cái lố bịch để từ đó tạo ra tiếng cƣời nhẹ nhàng, giàu ý nghĩa nhân văn.

Ở Cuộc đời bên ngoài, viết về sự hỗn láo, ranh mãnh của nhân vật Khôi mà thuở nhỏ gọi là Côi, chúng ta thấy rõ đƣợc giọng điệu này: “Thằng Côi để yên cho mẹ đánh. Nhƣng lúc khác, nó trả thù. Đang đi trƣớc, cầm đầu gậy dắt mẹ đi, gặp một máng lội ngắng, nó co chân nhảy qua, rồi vẫn cầm đầu gậy dắt mẹ nhƣ đ khi đi trên đƣờng bừng. Bà mẹ đâu biết sự lừa dối của thằng con, bà cứ thản nhiên bƣớc. Thế là “chọp”, bà mẹ bƣớc xuống máng lội. Lần khác, đang đi trên đƣờng bằng, thằng Côi lại hô lên “Máng đấy! Máng đấy. Bà mẹ tin là thực, vội co chân nhảy, thế là bị hẫng, ngã bệt xuống đƣờng trong khi thằng con cƣời lên hô hố” [2 ; tr.482]. Với ngay cả ngƣời mẹ mù lòa đáng thƣơng, thằng con cũng bày ra trò đùa ác ý.

Hay nhƣ thói học đòi trí thức rởm của Khôi: “Từ khi làm cán bộ, rồi lên chức, lên quyền, Khôi đã làm đẹp bẳng cách thƣờng xuyên đeo kính râm, ngay cả trong cuộc họp hoặc lúc ngồi làm việc tại trụ sở ủy ban xã”. Tác giả

94

đã gọi cái cách đeo kính ấy là “làm đẹp” càng khiến ngƣời đọc thấy ông cán bộ xã hiện lên nhƣ một chú hề, làm trò mua vui cho mọi ngƣời.

Giọng điệu hài hƣớc, châm biếm của một tác phẩm có thể ví nhƣ một gia vị đặc biệt cho một món ăn khiến ngƣời đọc ăn xong nhớ mãi nhƣng nếu nêm vào nhiều quá thì lại mất đi hƣơng vị của món ăn. Cũng nhƣ vậy, nếu một tác phẩm sa vào việc tạo ra tiếng cƣời nhiều quá đôi khi sẽ trở thành vô duyên, nhàm chán, thiếu tính giáo dục. Có thể nói, chất hài hƣớc, dí dỏm trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh rất chừng mực mà ấn tƣợng. Tuy chỉ là nhân vật phụ ít xuất hiện nhƣng những lời văn viết về ông chú của Khôi cũng khiến ngƣời đọc bật cƣời: “Giọng rao hàn nồi, hàn xoong của ông đem ra quát nạt dân nghe rất hách. Ông ta mà quy cho ai là phản động, ngƣời đó dù oan đến mấy cũng cứ là bị bắt bớ, tù tội”. [2 ; tr.484]. Để lấp liếm đi tội “hủ hóa” của cháu mình, ông đã ngụy biện: “Đồng chí Khôi con nhà cố nông, bản chất tốt. Chuyện trai gái kia chỉ là hiện tƣợng. Hiện tƣợng thì khắc phục. Bản chất phải phát huy”, “Ông khắc phục hiện tƣợng cho cháu ông bằng cách thu xếp cho cháu ông và chị con gái kia lấy nhau. Chƣa đủ tuổi kết hôn, thì khai tăng lên. Lấy gì làm bằng chứng? Ai chứng nhận rằng cháu ông sinh ngày ấy, ngày nọ ƣ? Ồ, cần gì, phải tin vào lời khai của ông bà nông dân chứ” [2 ; tr.484].

Hay nhƣ viết về sự thực trần trụi đáng khinh của “mối tình” bố nuôi – con nuôi: “Ông phó chủ tịch tỉnh lại cƣới bà thứ ba, kém ông gần bốn chục tuối. Cô này trƣớc đây là nhân viên nhà khách giao tến, đƣợc ông Đồng nhận làm con nuôi. Cô con nuôi mỗi ngày mỗi phổng phao ra và tình cảm giữa bố nuôi, con nuôi cũng mỗi ngày một phát triển theo chiều hƣớng trẻ lại, theo chiều ngƣợc. Khi cô con nuôi có chửa thì ông bố nuôi bấy giờ đã thành ngƣời yêu, đƣợc cô gọi xuống chức cho, từ chức bố xuống chức anh, tổ chức cƣới cô” [2 ; tr.654]. Cách gọi nhân vật đã mang tính chất mỉa mai: “cô con nuôi” – “ông bố nuôi”. Rồi sự thay đổi cách xƣng hô trái khoáy từ “bố” thành “anh”

95

đã lột trần bản chất của mối tình ngƣợc đời. Hay nhƣ lời văn viết về sự ghen tuông của ngƣời chồng già này khi cô vợ trẻ lẳng lơ chạy theo ngƣời tình mới cũng thật sắc sảo: “Ông chồng già ghen, rồi giận, rồi trở nên mất khôn, ông cầm dao phay nhà bếp đi chém kẻ tình địch. Thằng kia giằng đƣợc con dao của ông, chém nhẹ cho ông một nhát, ông đã ngã lăn quay. Vết thƣơng chữa cũng mau lành thôi, song vụ tai tiếng nó ầm ĩ quá. Chẳng kém gì vụ năm xƣa ông phó ty kiến trúc, cũng ở tỉnh này bị nhân tình xẻo mất cái của yêu quý”. Cái ghen tuông của một ông lão với tên tình địch đƣợc viết thật khéo, không đao to búa lớn nhƣng cũng đủ để ngƣời đọc phải cƣời thầm trong bụng. Và dƣờng nhƣ chúng ta đang đƣợc nhìn thấy nụ cƣời kín đáo mỉa mai những kẻ già mà còn thích chơi trống bỏi, đi làm những việc trái với luân thƣờng đạo lý. Ông phó chủ tịch tỉnh năm xƣa đã vì quyền thế mà ruồng bỏ mẹ con Điền nhƣng đến cuối đời lại bị một cô gái trẻ măng lừa thật “ngọt” để rồi sống trong cảnh già cả côi cút. Đúng là gieo nhân nào gặt quả ấy.

Còn viết về chuyện lẳng lơ, sát chồng của cô Đào, sự châm biếm cũng đƣợc bộc lộ thật rõ: “Ngƣời chồng thứ hai của chị bát tên là Tuyên, nhƣng dân làng chƣa kịp quen miệng khi đổi cách gọi từ chị Bát thành chị Tuyên, anh Tuyên đã lăn ra chết” [4 ; tr.109], “tuy cô Đào, vẫn còn muốn lấy chồng lắm, nhƣng đàn ông quanh vùng dẫu cam chịu cảnh góa vợ, muộn vợ chứ không ai dám liều mà hỏi cƣới chị Bát” vì họ sợ sự sát chồng của chị, sợ chịu chung số phận nhƣ mấy đời chồng trƣớc đó.

Giọng điệu hài hƣớc, châm biếm thƣờng xuất hiện trong những tình huống dở khóc, dở cƣời nhƣ cái cảnh bố chồng – nàng dâu tìm cách bóc mẽ nhau của ông Quản Mè và vợ Trƣơng Rô: “Quản Mè biết lão khó lòng đuổi, đánh đƣợc con dâu nên lão phải nghĩ ra muôn vàn mƣu kế. Lão buộc sẵn dây chão cày vào cột nhà để hễ tóm đƣợc vợ Trƣơng Rô, lão sẽ cột chị ta vào đó mà đánh. Nhƣng vợ Trƣơng Rô mỗi khi cãi vã, xỉ vả bố chồng, bà ta bao giờ

96

cũng đứng cách Quản Mè một quãng, cứ thế mà xõa tóc, cởi áo, không ít lần còn cởi hết cả quần ra’’ [4 ; tr.105]. Những cảnh đời thƣờng trớ trêu đƣợc viết một cách khách quan đầy ần ý phản ánh sự suy đồi đạo đức, sự đảo lộn luân thƣờng đạo lý trong chính gia đình.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)