6. Cấu trúc luận văn
3.2.1.1. Không gian thực
Việc phản ánh hiện thực đời sống đã thôi thúc các nhà văn thâm nhập vào đời sống với niềm say mê, hào hứng. Và việc tái dựng không gian thực trong tác phẩm là một nhu cầu, một yếu tố không thể thiếu. Điều đầu tiên đáng nói ở đây là không gian thực trong bốn quyển tiểu thuyết mà chúng tôi khảo sát của Vũ Huy Anh phần lớn đều gắn với làng quê xứ đạo Tâm Đức. Ông đã từng chia sẻ một cách hóm hỉnh và cũng rất thật “Cảnh và ngƣời ở một miền quê đạo Thiên chúa là tất cả “vốn liếng” hiểu biết của ông. Và đó cũng chính là thế mạnh của tác giả. Vũ Huy Anh hiểu biết cặn kẽ cuộc sống của những ngƣời theo đạo Thiên chúa ở vùng quê của mình, nên ông dựng ngƣời, dựng cảnh hết sức chân thực và sinh động. Không gian làng quê khiến cho các nhân vật cũng nhƣ những câu chuyện của họ đƣợc kết nối với nhau một cách thật tự nhiên.
74
Nói đến xứ đạo, trƣớc hết phải kể đến không gian nhà dòng – nơi ở của các nữ tu sĩ. Đây là không gian khá nổi bật, mang ý nghĩa sâu sắc trong tiểu thuyết về đề tài ngƣời công giáo của Vũ Huy Anh. Đó là không gian hẹp, lạnh lẽo, u ám kìm hãm đời sống tinh thần của con ngƣời từ cách kiến trúc nhà xứ cho đến những luật lệ hà khắc, là sự ngăn cách với cuộc sống bên ngoài: Toàn bộ khu vực nhà dò ng đƣợc vây kín bốn bề bằng lũy tre dày; bên trong lũy tre là hào sâu, “Tầng gác chỉ có cửa sổ ở một phía và chỉ đƣợc mở khi cần đuổi muỗi ra, còn suốt ngày đêm đóng kín, căn gác vì thế ngay giữa ngày nắng ráo cũng tối tăm, lạnh lẽo”, “không có một thứ gì trong phòng có màu tƣơi sáng, kể từ cửa sổ và cửa ra vào, cho đến chăn chiếu, chân đèn, giá nến, tất cả đều toát lên vẻ ngƣng đọng, tàn tạ. Chỉ có một lối duy nhất ra vào phòng ngủ là lối cầu thang từ tầng dƣới lên gác đƣợc kiểm soát chặt chẽ bởi chiếc cửa sập, róng sắt, khóa xích, chìa khóa do bà tập giữ”. Luật tu khắt khe: “ban đêm ngƣời trong nhà dòng không đƣợc đi lại, trò chuyện” [2; tr.25]. Từ kiến trúc gò bó cho tới màu sắc u ám, nó khiến ngƣời ta có cảm giác trống trải và sợ hãi. Nó giống nhƣ một thế giới biệt lập với cuộc sống bên ngoài, hễ ai đã bƣớc chân vào thì để quay lại quả là khó khăn. Sự tĩnh lặng gần nhƣ tuyệt đối là không gian phù hợp để con ngƣời tĩnh tâm đi theo Chúa và đó còn là nơi chứa đựng biết bao những tâm sự thầm kín, những nỗi đau câm lặng của những ngƣời tu sĩ. Với việc miêu tả nhà dòng khá tỉ mỉ, ngƣời đọc thêm hiểu, thêm cảm thông với cuộc sống của ngƣời nữ tu sĩ. Từ đây, ta càng thêm trân trọng khao khát mãnh liệt đƣợc trở về cuộc đời bên ngoài của Lành.
Ở Việt Nam có nhiều kiểu dòng nữ tu. Có kiểu dòng tu luật dòng vô cùng khắt khe nhƣ dòng tu kín. Có kiểu dòng hoạt động y tế và xã hội nằm trong tổ chức dòng quốc tế phát triển nhiều ở miền Nam vào thời kỳ những năm sáu mƣơi. Ở miền Bắc Việt Nam thì xƣa nhất và phổ biến nhất cho đến nay là dòng Mến Thánh giá thuộc loại dòng trong nƣớc, nằm dƣới sự quản lý
75
trực tiếp của giám mục mỗi giáo phận. Sau Cộng đồng Vaticang II, luật dòng Mến Thánh giá có sửa giảm ít nhiều, nhƣ bỏ việc đánh tội, song nhiều điều cấm buộc khắt khe khác vẫn còn giữ nguyên. Tác giả đã từng chia sẻ thành thật: “Cảnh những bữa cơm đạm bạc và cảnh nhà ngủ của các nữ tu sĩ trên căn gác có chiếc cửa sắt khóa lối xuống cầu thang là những cảnh tôi đƣợc tận mắt thấy ở một số nhà dòng miền Bắc vào những năm bảy mƣơi, tám mƣơi, nghĩa là nhiều năm sau Cộng đồng Vaticăng II. Nhiều cảnh cấm đoán khắt khe khác mà nhà văn mô tả trong truyện khá chân thực. Có bạn đọc thấy cảnh hãm mình của các nữ tu sĩ trong trong truyện khổ sở quá đã hỏi ông: liệu nhà văn có thêm thắt gì vào đấy không? Nhƣng ông đã chia sẻ một cách thẳng thắn: “Tôi xin nói ngay rằng tôi đã không thêm, mà chỉ có bớt. Phải tả bớt đi, giảm nhẹ đi vì sợ tả hết bạn đọc thông thƣờng sẽ khó lòng tin đƣợc do chỗ nó thê thảm quá, vô nhân đạo quá” [1].
Bên cạnh việc miêu tả không gian nhà dòng, một địa danh quen thuộc trở đi trở lại trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh đó là làng quê xứ Đạo Tâm Đức. Tâm Đức là tên ghép làng Cách Tâm – quê mẹ nhà văn, nơi ông sống và lớn lên với tên làng bên cạnh, công giáo toàn tòng là làng Thành Đức – nơi có nhà dòng nữ tu Mến Thánh giá. Làng quê này cách xa tỉnh lỵ, cuộc sống dƣờng nhƣ đƣợc vây kín sau những lũy tre, một vùng quê cuộc sống biệt lập, sơ khai, mộc mạc. Cuộc sống nơi đây cũng dân dã giống nhƣ biết bao làng quê trên dải đất chữ S này. Nhƣng có lẽ ấn tƣợng rõ rệt nhất về làng quê xứ đạo Tâm Đức là một không gian kín, với nhịp sống quen thuộc lặp đi lặp lại: “niềm vui sống của con ngƣời chỉ còn là một vòng tròn khép kín, giản đơn và ngắn ngủi: sinh ra, lớn lên, đƣợc đi học thì ít, lam làm giúp đỡ bố mẹ là phần nhiều, món ngon ít đƣợc ăn, cuộc vui luôn hiếm, sáng sớm trở dậy đi lễ, ngày ngày ra đồng cày cấy, muộn chiều về nhà thay qua quần áo đi chầu rồi cứ thế, ngày qua tháng qua, bé, rồi lớn, mƣời bảy, mƣời tám con gái lấy chồng, con trai lấy
76
vợ, bắt đầu những lo toan vất vả để nuôi con, nuôi mình, dựng vợ, gả chồng cho con cái, xem nhƣ bố mẹ đã sức tàn lực kiệt, lần lƣợt về già, lần lƣợt đƣợc Chúa gọi về đời sau” [4 ; tr.75]. Cuộc đời ngƣời dân xứ Đạo gần nhƣ không đi ra khỏi lũy tre làng, họ sống gắn bó với làng quê, họ bằng lòng cam chịu cuộc sống có phần tẻ nhạt ấy. Làng quê xứ đạo Tâm Đức ấy đã bao bọc lấy biết bao số phận những con ngƣời nhỏ bé. Miêu tả không gian làng quê ấy, chúng ta thấy đƣợc sự cảm thông, trân trọng của tác giả - một ngƣời con xứ Đạo dành cho ngƣời dân quê mình – những con ngƣời nhỏ bé, đáng thƣơng.
Mặc dù đọc tiểu thuyết của Vũ Huy Anh, ta nhận thấy những trang văn tả cảnh của ông khá ít ỏi nhƣng không gian làng quê quen thuộc vẫn hiện lên thật gần gũi, sinh động. Vùng quê ấy vốn thật yên bình: “Vào những buổi sớm, buổi chiều, trời không mƣa, làng tôi bay bổng lảnh lót tiếng sao diều khiến dân làng quên đi đƣợc phần nào sự nghèo túng” [3 ; tr.46]. Khung cảnh về đêm dƣới ánh trăng lại thêm phần thơ mộng: “Nhìn sƣơng khuya từ trong chân các rặng tre bò ra, mờ mờ lan tỏa cánh đồng. Hay nhìn dòng sông quê nƣớc chảy lững lờ, trên mặt sông giăng giăng màn sƣơng mỏng nhƣ lụa bay, nhƣ khói phủ. Ngƣớc lên trời cao, thấy vầng trăng khi tỏ khi mờ theo với những đám mây bay, thấp thoáng những ngôi sao” [4 ; tr.126]. Không miêu tả cầu kỳ nhƣng tất cả vẫn hiện lên đẹp tự nhiên, mộc mạc nhƣ chính bản tính chất phác của ngƣời dân quê nơi đây. Đó là vẻ đẹp tự nhiên của cuộc sống bên ngoài trái ngƣợc với không gian u ám, lạnh lẽo của nhà dòng mà Lành chỉ nhận ra khi khao khát trở về cuộc đời bên ngoài trong cô đƣợc đánh thức. Khung cảnh yên bình quá đỗi khiến lòng ngƣời lâng lâng, dịu nhẹ một cách lạ kỳ. Ngƣời dân quê nơi đây bao đời đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hồn hậu ấy.
Chỉ bằng vài nét bút phác họa, chúng ta có thể thấy rõ đƣợc chất quê, hồn quê hiện lên vẫn ấm áp, đậm đà. Khung cảnh làng quê xứ Đạo hiện lên
77
gần gũi quen thuộc qua những dòng văn giản dị của Vũ Huy Anh. Chúng ta còn nhớ buổi sáng bà trùm đƣa con – Lành đi tu ngồi trên thuyền, cảnh sắc làng quê xứ đạo đƣợc miêu tả thật đẹp: “nƣớc dâng đầy ăm ắp tràn đôi bờ cỏ. Gió lộng. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền đều đều, vui tai nhƣ có nhiều bàn tay vỗ lên mặt nƣớc. Những mảng bèo sen trôi lờ lững, màu hoa bèo tím nhạt thẫm hơn lên trong nắng sớm đầu hè. Thuyền lƣớt đi bên những khóm dứa dại và những bụi cây cúc tần mọc trƣờm ra mặt sông. Từ các khu vƣờn ở liền hai bên bờ vọng ra tiếng chim hót líu lo, tiếng cục tác gà nhà ai nhảy ổ. Một con nghé đang gặm cỏ trên đƣờng chợt chạy quầng lên tìm đến rúc đầu vào bụng mẹ. Phía trƣớc mũi thuyền, một con cá vảy bạc óng ánh nhảy vọt lên rồi lại lao mình xuống nƣớc” [2 ; tr.17]. Phong cảnh làng quê hiện lên thanh bình, yên ả, có nét gì đó vui tƣơi giống nhƣ tâm trạng của cô bé Lành khi bắt đầu đặt chân vào cuộc đời của một nữ tu sĩ với những tƣởng tƣợng ban đầu đầy say mê, hào hứng: “bộ đồng phục có lần lót trắng của cổ áo may cao với chiếc mào trắng đội trong viền khít lấy khuôn mặt khiến cho gƣơng mặt thêm xinh đẹp và làm tôn nƣớc da lên” [2 ; tr.17].
Nhƣng bức tranh đồng quê ấy không phải lúc nào cũng tƣơi tắn nhƣ vậy mà dƣờng nhƣ không gian ở đây cũng làm nền, mang theo tâm trạng nhân vật. Ta bắt gặp một không gian làng quê một buổi chiều thấm đẫm nỗi buồn của Lành: “Ánh nắng cũng chỉ còn vàng nhạt nhạt trên mấy ngọn cây tre cao. Dòng sông trƣớc cửa nhà mặt nƣớc đã thẫm đen lại, không gian im vắng quá. Nghe rõ tiếng một con bê nào lạc mẹ kêu nhơn nhác... Cánh đồng giờ đây trống trải’ [2 ; tr.197]. Cái yên tĩnh đến lặng ngƣời và sự trống trải tƣởng chừng đến tận cùng của không gian buổi chiều tà cũng chính là cõi lòng trống trải, đầy lo âu, buồn tẻ của Lành khi cảm nhận đƣợc sự cô đơn trong nhà dòng, khi nỗi nhớ cuộc đời bên ngoài đang thổn thức, vẫy gọi trái tim đang yêu.
78
Một không gian quen thuộc khác trong bức tranh làng quê trở đi trở lại nhiều trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh, đó chính là dòng sông. Ta bắt gặp không gian này xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết Dang dở. Dòng sông ấy gắn
liền với nhiều ký ức của Thảo và Điền. Từ thuở ấu thơ, họ đã có một kỷ niệm thật đẹp, vì trò đùa trẻ con, chẳng may Thảo ngã xuống sông đƣợc Điền cứu. Lớn lên, dòng sông ấy lại gắn liền với buổi hẹn hò lãng mạn của họ khi anh tranh thủ cuối tuần đƣợc nghỉ học về thăm cô: “Dòng sông nơi đây chảy giữa hai bên đồng lúa bát ngát xanh. Nổi bật lên giữa cái bằng phẳng của ruộng đồng, là một cây đa cổ thụ gốc bám chắc xuống doi đất ven đê, tán xòe rộng trùm bóng mát” [2 ; tr.503-504]. Hơi nƣớc từ dƣới mặt sông dâng lên, gió từ đồng ruộng thổi tới”. Và con sông quê ấy còn gắn liền với khung cảnh đêm trăng trong lần gặp lại sau bao xa cách, nhớ nhung của hai ngƣời: “Con thuyền đƣợc thả trôi vô định bây giờ đã nằm dựa vào rệ đê. Sông chỗ này lƣợn khúc và quãng đê gấp khuỷu đã giữ lại mũi thuyền không cho con thuyền trôi tiếp”. Không chỉ vậy, đó còn là nơi gặp gỡ, là nơi nên duyên của vợ chồng ông Sóng trong Trăm năm thoáng chốc: dòng sông Cái nơi cô gái – ngƣời sau này làm vợ ông gieo mình sau khi bị phụ tình. Hình ảnh con sông làng còn đi vào tiểu thuyết Cách trở âm dương thật êm ả: “Sáng sớm, mặt trời chƣa mọc, con sông làng chƣa bị nắng chiếu nên còn mát mẻ. Lúc thuyền ra tới sông đào của huyện, lái đò thỏa mái buông, khỏa hai mái chèo trên mặt sông rộng. Hết những đoạn sông quang đãng, lại có những đoạn sông dòng chảy lẫn với bèo trôi”... [3 ; tr.13]. Với mỗi làng quê Việt Nam, dòng sông đã trở thành biểu tƣợng của hồn quê mà ai đi xa cũng chẳng thể nào quên đƣợc.
Có thể nói không gian trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh gần nhƣ gói gọn, khép kín trong xứ Đạo Tâm Đức – một làng quê mộc mạc, thuần nông. Nhƣng chúng ta cũng bắt gặp một góc nhỏ của không gian thành thị, trong đó có Hà Nội. Nhƣng tác giả không tập trung nhiều vào miêu tả cảnh phồn hoa
79
đô thị mà chúng ta chỉ thấy một lát cắt rất nhỏ, đó là cảnh hồ Tây yên tĩnh tuyệt đẹp qua sự cảm nhận của ông Sóng – lúc đó đã chín mƣơi tuổi, đã trải qua biết bao thăng trầm và đang bình thản đi tiếp những bƣớc cuối của cuộc đời: “Nó mênh mông và tĩnh lặng, mờ mờ, man mác khói sƣơng. Hợp với tuổi già” [3 ; tr.181].