Không gian ảo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.2.Không gian ảo

Không gian trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh đa số đều là không gian thực của cuộc sống làng quê nhƣng bên cạnh đó cũng xuất hiện thêm một loại không gian đối lập cho dù không nhiều đó là không gian hƣ ảo. Nó đƣa ngƣời ta tạm rời khỏi cuộc sống thực và đến với một cõi huyền bí xa xôi. Nhƣng điều đáng nói ở đây, dù không gian mang tính chất ảo xong nó vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế chứ không hề mang tính chất huyễn hoặc, ảo tƣởng.

Nổi bật là không gian cõi âm trong Cách trở âm dương với những hình dung cụ thể, sinh động. Cuộc sống trên dƣơng gian đầy rẫy những uẩn khúc, mà nỗi lòng ngƣời con đau đáu tìm về với cha để báo tin minh oan cho cha. Chính vì vậy, truyện đã đƣa ngƣời đọc đến với không gian của cõi Âm: “Đập ngay vào mắt tôi phía ngay bên kia bãi đất là hai chữ “Âm Phủ” đƣợc đắp nổi, sơn đậm màu đen, ở khoảng trên của một chiếc cổng lớn mái cong. Tiếp giáp hai phía với chiếc cổng này là hai bức tƣờng thành kín cao vút và dài tít tắp gợi cảm giác là dài tới vô tận” [3 ; tr.6]. Khi tỉnh dậy sau cơn hôn mê tới mƣời bẩy ngày, trong sự hồi tƣởng của nhân vật Tâm An: “Hình nhƣ cõi này cũng không hẳn là có nhà cửa, cây cỏ, càng không thấy bếp núc, quán ăn, khách sạn,... Có lẽ nơi đây chỉ là khoảng không, là một cõi hƣ hƣ, thực thực. Vừa nhƣ có bóng hình con ngƣời đang cử động, nói năng. Lại nhƣ chỉ có các hồn ngƣời bay đi, bay lại gặp nhau, phân giải rõ những việc đã xảy ra ở cõi Âm” [3 ; tr.7-8]. Việc sáng tạo ra không gian cõi Âm không mang tính chất kỳ dị,

80

gây ấn tƣợng của Vũ Huy Anh đã đem đến cho ngƣời đang sống những trăn trở về mối quan hệ cuộc sống ở dƣơng gian và âm phủ. Có thể nói, không gian cõi Âm đóng vai trò khá quan trọng trong việc thể hiện tự tƣởng, chủ đề của tác phẩm. Có những chuyện, những việc mà con ngƣời không thể giải quyết đƣợc ở Dƣơng thế thì lại đƣợc thực hiện ở cõi Âm. Tâm An đã gặp gỡ lại những ngƣời làng của mình, thông báo với họ tình hình mới và đƣợc lắng nghe những suy nghĩ của ngƣời cõi Âm trƣớc sự đổi thay của cuộc sống trên dƣơng thế. Tất cả đều diễn ra tự nhiên nhƣ chính cuộc sống hàng ngày. Không gian cõi Âm cũng giải tỏa đƣợc tâm lý của nhân vật chính: “khi lạc vào cõi Âm, tôi lại nhƣ là đƣợc một dịp để giải tỏa những điều ẩn ức, tìm đƣợc câu trả lời trong các mối quan hệ với những ngƣời đã khuất” [3 ; tr.258]. Sử dụng yếu tố huyền thoại, hồn Tâm An bay xuống cõi âm, tác giả có thể dẫn dắt chúng ta tới mọi ngõ ngách của không gian và thời gian một cách hợp lý, gặp mọi loại ngƣời của mọi thời đại và nhân đó cởi bỏ mọi hiểu lầm, mọi khúc mắc.

Phần kết tiểu thuyết, nhà văn dƣờng nhƣ dần dần tìm đƣợc, ngộ ra, có thể hiểu và tiệm ngộ khiến lòng ngƣời ấm áp và vững tin vào cuộc sống: Âm, Dƣơng tuy cách trở, cõi Âm có chuyện của cõi Âm, cõi Dƣơng có những vấn đề của cõi Dƣơng, nhƣng rồi những ngƣời còn sống trên dƣơng thế, hay nhờ vào sự may mắn của số phận từ cõi Âm trở về cõi Dƣơng, thì tất cả rồi lần lƣợt cũng lại đến lúc từ bỏ cõi Dƣơng mà đi vào cõi Âm. Cũng nhƣ từ thực đi vào ảo, từ hiện hữu đi vào hƣ vô. Mà xét cho cùng thì con ngƣời ta ai chẳng từ một cõi hƣ vô đi vào dƣơng thế để rồi kết cục cũng lại trở về hƣ vô. Thế nên làm sao cho đỡ vô nghĩa trong cái khoảng cách ngắn nhƣ chớp mắt giữa hai cực hƣ, vô của kiếp sống con ngƣời mới là điều phải nghĩ.

Nói đến không gian ảo, chúng ta còn phải kể đến không gian của những giấc mơ. Có thể nói không gian hƣ ảo của giấc mơ xuất hiện khá nhiều ở tác

81

phẩm Cách trở âm dương. Và tất cả các giấc mơ ấy đều gắn với nhân vật

chính Tâm An. Lúc nào cũng đau đáu hƣớng về ngƣời cha bị oan, cô con gái ấy thỉnh thoảng lại mơ thấy cha, những cảnh trong giấc mơ vẫn là những cảnh sinh hoạt đã từng diễn ra nhƣ hồi ngƣời cha ấy còn ở nhà. Rồi đến khi ngƣời cha mất, cô vẫn mơ gặp lại cha.

Việc sáng tạo nên những không gian ảo nhƣ vậy cũng là một cách để tô đậm hiện thực, soi chiếu những góc độ khác nhau của hiện thực: “Thế giới kỳ ảo không phải ở ngoài, cũng không phải ở trên, cũng không phải ở dƣới, nó ở trong đáy lòng chúng ta, nó lay động đến tất cả, nó là linh hồn của tất cả sự thật, nó hiện diện trong tất cả sự việc, mỗi nhân vật tự mình mang nó và biểu hiện nó theo cách của mình” [44 ; tr.171].

Nhìn lại vấn đề không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Huy Anh, ta có thể thấy không gian làng quê là chủ đạo và đó thƣờng là những không gian hẹp, kín, ít những khoảng không gian rộng lớn. Lối miêu tả của ông không cầu kỳ mà ngƣợc lại rất dung dị. Tất cả hiện lên trong trang văn của ông một cách tự nhiên, sinh động. Bên cạnh không gian thực chiếm đa số, không gian ảo cũng là một vùng đất đầy sáng tạo góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 80)