Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó. Thủ pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong văn học, đặc biệt trong tiểu thuyết.

Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật là một trong những phƣơng hƣớng nghiên cứu không chỉ để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật mà còn giúp ngƣời đọc tiếp cận sâu sắc, mới mẻ, thâm nhập lí thú vào tác phẩm văn học nghệ thuật và khơi dậy đƣợc những cảm xúc tinh tế của bản thân, từ đó ngƣời đọc dễ hoà đồng với tác phẩm, tác giả hơn, nắm bắt

99

đƣợc tƣ tƣởng chủ đề tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy việc tìm tòi, khảo sát cách thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm là rất cần thiết.

Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn. Song ở mỗi nhà văn lại có cách thể hiện độc thoại nội tâm riêng. Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phƣơng thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm, các nhà văn mới nhận ra con ngƣời là những “vòng sóng đến vô cùng”, bề mặt tƣởng nhƣ phẳng lặng nhƣng lại ẩn chìm biết bao những “sóng ở đáy sông”. Và qua đó, những suy tƣ, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúc của nhân vật - điều mà không ai có thể biết, có thể hiểu và chia sẻ dần đƣợc bộc lộ. Độc thoại nội tâm là tiếng nói cất lên, vọng lên từ chính nội tâm nhân vật, là những âm hƣởng của cảm xúc đƣợc dội lên từ bên trong.

Trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm và đời sống tinh thần con ngƣời. Do vậy, tính chất hƣớng nội, sự phát triển tâm lý phức tạp, mang tính lƣỡng phân, nƣớc đôi cùng với sự đa dạng, phức tạp của các quá trình ý thức và vô thức là đặc trƣng tinh thần của con ngƣời hiện đại. Với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời, tiểu thuyết sau năm 1986 đã tái hiện hiện thực ở bề sâu ẩn kín. Đó là hiện thực của tâm lý, tƣ tƣởng mang chiều sâu triết học: “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái hiện thực mà cả cái hƣ ảo của đời sống, không những nắm bắt cái hiện thực mà còn nắm bắt cái bóng của hiện thực mà đó mới là hiện thực đích thực” (Trần Đình Sử). Và một trong những hiện thực đích thực mà nhà văn khám phá chính là thế giới nội tâm con ngƣời.

100

Trong không khí cởi mở của công cuộc đổi mới và hội nhập văn học, văn hoá hiện nay, các nhà tiểu thuyết đã có điều kiện tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật của các nền tiểu thuyết thế giới. Tiểu thuyết Việt Nam đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức nhƣ một phƣơng tiện đi vào thế giới nội tâm một cách hiệu quả. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tƣởng, giấc chiêm bao nhằm để nhân vật tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiềm toả của ý thức con ngƣời. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng là thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, đậm suy tƣ và chất chứa tâm trạng, nỗi buồn của nhân vật.

Khi khai thác tâm lý nhân vật, Vũ Huy Anh đã chú ý tới những giằng xé nội tâm sâu sắc. Ông đã bộc lộ nỗi niềm sâu kín của họ bằng cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nỗi lòng xốn xang của cô gái đang yêu đêm trƣớc khi gặp ngƣời yêu đƣợc thể hiện thật sâu sắc qua lời độc thoại của Thảo trong Dang dở: “Anh sẽ nói gì với em nhỉ? Anh sẽ tỏ tình với em chứ? Và em sẽ phải trả lời anh nhƣ thế nào? Nói chung, các cặp trai gái khác sẽ nói gì, làm gì trong trƣơng hợp tƣơng tự? Anh ơi! Một cô gái quê hồn nhiên, chất phác nhƣ em, lại lần đầu tiên yêu một ngƣời con trai, cô gái ấy đêm trƣớc đigặp ngƣời mình yêu và rất có thể đƣợc nghe lời tỏ tình, làm sao lại có thể ngủ cho đƣợc. Câu trả lời vừa qua của em chửng qua chỉ là một câu trả lời thuận miệng, anh có biết nhƣ thế không, anh yêu?” [1 ; tr.501]. Tình yêu của hai ngƣời đƣợc vun đắp từ tình bạn, đã hiểu và thông cảm cho nhau nhƣng trong lòng Thảo vẫn ngổn ngang biết bao suy nghĩ. Ta cảm nhận đƣợc sự mong đợi, niềm vui mừng xen lẫn những lo âu, thấp thỏm của cô gái.

Hay ta còn bắt gặp những câu hỏi đầy hoài nghi dấy lên trong lòng Thảo khi cô nghĩ về chuyện tình của mình với anh kỹ sƣ tên Mạnh “Biết rằng Mạnh có định lấy tôi thực không? Hay anh chỉ “hoa lá cành với tôi ít bữa rồi thôi? Nhất nữa, tôi chỉ là một cô gái quê đẹp, nhƣng so sao đƣợc với các

101

ngƣời đẹp thanh lịch ở Thủ đô” [2 ; tr.521]. Tuổi xuân trôi đi nhanh chóng nơi làng quê, Thảo cũng khao khát một mái ấm gia đình. Cô dành tình cảm cho chảng thanh niên Hà Nội đến công tác tại địa phƣơng nhƣng trong lòng cô không khỏi tự ti, mặc cảm về mình.

Cuộc đời bên ngoài là cuốn truyện đã lôi cuốn ngƣời đọc ngay từ những trang viết đầu tiên để rồi ngƣời đọc cứ mải miết đọc đến tận những dòng chữ cuối cùng. Có lẽ một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức cuốn hút của tác phẩm chính là ngôn ngữ - một ngôn ngữ giản dị, đẹp một cách nền nã. Sự băn khoăn, đầy lo âu của Lành trƣớc cõi lòng hoang mang đang lung lay, dao động theo chiều hƣớng trở về cuộc đời bên ngoài: “Thôi thế là hết! Lành rã rời tự nhủ. Mình đã bị anh ấy thu mất hồn rồi. Mình sắp hàng phục thế gian đến nơi rồi. Trừ phi Chúa và Đức mẹ quyền phép vô cùng có ra tay cứu vớt” [1; tr.206] đã đƣợc nhà văn diễn tả tinh tế bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Là một cô gái nhạy cảm, chúng ta không ít lần thấy Lành suy tƣ. Chị Gọn sau những tháng ngày rời nhà dòng, sống cuộc đời phiêu bạt đầy tủi cực và nƣớc mắt vào đúng lúc Lành đang lƣỡng lự có nên trở lại cuộc sống đời thƣờng hay không. Điều đó tác động khá mạnh mẽ đến tâm lý của cô tu sĩ trẻ: “Chị ơi, sao chị không khuất biệt đi ở một nơi nào đó? Thà rằng ăn mày, ăn xin, thà rằng chết... Chị trở về, em mừng đƣợc gặp chị, nhƣng em thƣơng chị lắm. Chị sẽ đau khổ, nhục nhã vì bị mọi ngƣời khinh rẻ. Mà em, hàng ngày nhìn thấy chị bị bổn đạo khinh miệt, rẻ rúng, lòng em cũng sẽ chua xót, đắng cay chẳng kém” [2 ; tr.146]. Cuộc sống trong nhà dòng với những luật lệ hà khắc khiến ngƣời tu sĩ khó có thể bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời. Những suy nghĩ ấy chỉ có thể vang lên thầm lặng trong cõi lòng ngổn ngang của Lành. Cô mừng rỡ trƣớc sự trở về của ngƣời chị mà cô hằng kính mến những trƣớc số phận oan nghiệt của chị, Lành vô cùng thƣơng xót, thƣơng chị và thƣơng thay cho chính thân phận của mình.

102

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Huy Anh (Trang 99)