Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC HẠNH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Mã Số: B2005 - 03 - 65
Thái Nguyên, 2006
Trang 2TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 2005 - 2006
Trang 3Project title: The world of art in Chu Lai's novels
Code number: B 2005 - 03 -65
Coordinator: Dr Nguyen Duc Hanh tel: 0280 857 229
Implementing Institution: Thai Nguyen college of Education
Durahion: From 2005 to 2006
1 Objectiver:
+ Find out the world of Art in Chu Lai's novels.
+ Insirt the progresser and some dis advantager of Chu Lai's novel in changing
the novel's art program
2 The main contents:
Chapter 1 : Some great featurer of world art in Chu Lai's novel's
Chapter 2: The feelings of art and a kind of characters in Chu Lai's novel's
Chapter 3: The nalure and time of world art in Chu Lai's
3 Results obtained:
This is department of ethnology's reference to research study, and teachingliterature subjecl for teachers and students at Thai Nguyen college of Education
2
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA CHU LAI
Trang 4A- PHẦN MỞ ĐẦU:
I - Lí do chọn đề tài:
1 Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiệntượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay Hàng loạt tiểu thuyết củaChu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, đượccác nhà nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao Hàngtrăm bài phê bình văn học và một số luận văn thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của Chu Lai
đã xuất hiện Nhưng một công trình nghiên cứu toàn diện thế giới nghệ thuật trong tiểuthuyết của Chu Lai vẫn còn vắng bóng Đây là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này
2 Nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của một tác giả đã có vị trí ổn định trên vănđàn đã khó khăn, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá tài năng và khẳngđịnh những dấu hiệu phong cách của một tác giả mà hàng trình sáng tạo còn đang vậnđộng, biến đổi chưa hoàn kết thì còn khó khăn hơn Chính vì thế, chúng tôi muốn gópphần nhận diện một gương mặt văn xuôi đang hình thành phóng cách, có những tácphẩm nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay
3 Nghiên cứu hành hình sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy các tiểu thuyết củaông có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể loại Có thể coi đây là một hiện tượng vănhọc có tính điển hình, chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyếtViệt Nam hiện đại từ mô hình tiểu thuyết sử thi sang mô hình tiểu thuyết phi sử thi Từ
đó, Chúng ta có cơ sở khoa học và sự đánh giá chính xác hơn thành tựu cũng như cáchạn chế mang tính lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
II - Lịch sử vấn đề:
Tiểu thuyết của Chu Lai từ khi xuất hiện đến nay luôn được các nhà nghiên cứuphê bình văn học quan tâm đặc biệt Với khá nhiều bài báo chuyên khảo và luận vănthạc sĩ nghiên cứu về sáng tác của Chu Lai nói chung và về tiểu thuyết của ông nóiriêng, nhiều phương diện trong thi pháp tiểu thuyết của Chu Lai đã được tìm hiểu,đánh giá ở những mức độ khác nhau Tập hợp phân loại và đánh giá các công trìnhnghiên cứu ấy, chúng tôi thấy nổi bật lên năm vấn đề lớn đã được tìm hiểu sau đây:
1 Sự mở rộng và đi sâu vào đề tài chiến, tranh và người lính
Phần lớn các sáng tác của Chu Lai, dù ít hay nhiều, đều khai thác đề tài chiếntranh và người lính với cái nhìn sâu sắc, đau đớn và nhân bản Các nhà phê bình vănhọc đều khẳng định thành công của Chu Lai ở mảng đề tài này Bùi Việt Thắng nhậnxét: “Tiểu thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiếntranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử” [l02] Nguyễn Hoà lại từ một tác phẩm cụ thể
3
của Chu Lai mà khẳng định những phát hiện mới của nhà văn: "Với khúc bi tráng mớicùng Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh qua những tình huống bikịch để chiêm nghiệm xem con người đã làm thế nào để vượt thoát ra khỏi những tình
huống bi kịch ấy ” [48].
2 Thành tựu ở đề tài số phận người tính thời hậu chiến: Có khá nhiều bài viết về
Trang 5vấn đề này và đều khẳng định lòng trung thực, sự dũng cảm và khả năng “đào sâu” tậncùng hiện thực của nhà văn phát hiện những "mảnh đời" còn khuất lấp, từ đó rút ranhững triết lí nhân sinh sâu sắc Đó là Bùi Việt Thắng [101], Nguyễn Hương Giang[42] , Hồng Diệu [29] , Nguyễn Thanh Tú [115] , Theo nhà văn Ma Văn Kháng, tiểuthuyết của Chu Lai đã “đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của đời sống xã hộihôm nay” [l17].
3 Vấn đề đổi mới quan niệm về hiện thực và con người
Ở vấn đề này, chúng tôi bắt gặp ý kiểm của nhà phê bình Lê Thành Nghị; "ChuLai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị dấu kín" [85]
Trong luận văn, thạc sĩ "Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới", tác giả Nguyễn VănChung đã khẳng định Chu Lai "Từ cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh" đã đi đến
"cái nhìn đa diện về hiện thực thời bình”, từ "thân phận con người trong chiến tranh"đến "thân phận con người trong cuộc sống đời thường"v.v
4 Vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lai
Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến nhiều nhất Đó là ýkiến của GS Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết của Chu Lai "không chỉ đa dạng trong các
phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm,
“dòng ý thức”, “nghệ thuật đồng hiện ” [38] Các ý kiến của Nguyễn Hương Giang.
[42], Đỗ Văn Khang [118], Hồng Diệu [29] cũng khẳng định những thành côngtrong vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lại
Tác giả Nguyễn Thanh Tú nhận xét về thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài
lắm và ăn mày dĩ vãng [115], Lý Hoài Thu lại phân tích đánh giá về không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài lắm [l15], Nguyễn Tiến Hải lại nhận
xét về xung đột truyện trong tác phẩm này [l15]
Nhìn một cách khái quát toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai trong thời kì đổi mới,Nguyễn Văn Chung lại chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong "nghệ thuật thể hiện trongtiểu thuyết Chu Lai ở các phương diện: - Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,ngôn ngữ và giọng điệu [LV.Th.s- Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới]
5 Một số tồn tại trong tiểu thuyết Chu lai:
Chúng tôi thấy xuất hiện không nhiều ý kiến về vấn đề này Trong Hội thảo tiểu
thuyết ăn mày dĩ vãng, các tác giả Hồng Diệu, Lê Thành Nghị, Thiếu Mai, đều nhận
xét: Văn nhiều lời, ngôn ngữ đôi chỗ chưa thật chọn lọc, một vài chi tiết nghệ thuật
4
còn "thô"
Nhìn chung, với năm vấn đề lớn kể trên, một số đặc điểm quan trọng trong thipháp tiểu thuyết Chu Lai đã được đề cập đến Nhưng nhiều vấn đề mới chỉ được "càyxới" với những nhận xét mang tính khái quát mà chưa được chứng minh thấu triệt vàtường minh một công trình mang cái nhìn tổng thể về thế giới nghệ thuật trong tiểuthuyết Chu Lai vẫn còn vắng bóng Và đây là “khoảng trống” để chúng tôi thực hiện
đề tài của mình
Trang 6III - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai được xuất bản từ 1979 đến 2005
Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá một số phương diện cơ bản nhất của thế giớinghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai như:
- Kiểu nhân vật trung tâm
- Cảm hứng nghệ thuật
- Không gian và thời gian nghệ thuật
IV - Phương pháp nghiên cứu:
1 Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
2 Phương pháp nghiên cứu theo thi pháp thể loại tiểu thuyết
3 Phương pháp lịch sử
4 Phương pháp thống kê, so sánh
V - Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, cấu trúc của đềtài gồm 3 chương:
1- Chương 1 : Hành trình sáng tác tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật về hiệnthực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai
2- Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật họ ứng và tương giao với kiểu nhân vật trungtâm trong tiểu thuyết của Chu lai
3- Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai
5
Ch ương 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ
THUẬT VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI CỦA CHU LAI.
1 Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai:
Một hành trình đi từ mô hình tiểu thuyết sử thi đến mô hình tiểu thuyết "phi sửthi" Điểm qua hành trình sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai từ 1978 đến nay, qua hàngloạt tác phẩm xuất thiện dồn dập trên văn đàn của ông, chúng tôi tạm phân chia hành
Trang 7trình sáng tác ấy làm hai chặng đường tương ứng với hai mô hình tiểu thuyết có tính
kế thừa - tiếp biến:
1.1 Chặng đường thứ nhất với mô hình tiểu thuyết sử thi (1978 - 1985) Ở chặngđường này, chúng ta có thể điểm đến một số tiểu thuyết
- Nắng đồng bằng (1978)
- Đêm tháng hai ( 1982)
- Út teng (1983)
- Gió không thổi từ biển (1985)
Mô hình tiểu thuyết sử thi hình thành và phát triển rầm rộ ở Việt Nam từ 1945
đến 1975 Cấu trúc thể loại và đặc trưng nghệ thuật của nó đã được chúng tôi trình bầy khá kĩ trong chuyên khảo Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn tư góc độ thể
loại Có thể tóm tắt một số đặc điểm thi pháp thể loại nổi bật của thể loại tiểu thuyết
- Kết cấu lịch sử - sự kiện là phổ biến
- Giọng điệu ngưỡng mộ ngợi ca là giọng điệu chủ đạo
Các tiểu thuyết của Chu Lai sáng tác thời kì này nhìn chung vẫn là sự vận động
theo "quan tính" của "dòng chảy" tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975 Nhưng
cũng trong các tiểu thuyết ấy đã manh nha những dấu hiệu của loại hình tiểu thuyết phi
sử thi sẽ nở rộ sau khởi điểm "Đổi mới" 1987
1.2 Chặng đường thứ hai với mô hình tiểu thuyết phi sử thi (1986 - 2005).Những dấu hiệu của loại hình tiểu thuyết phi sử thi đã xuất hiện ở chặng đường sáng
6
tác trước nay kết tinh lại trong một cấu trúc - thể loại ổn định Hai chặng đường sángtác tiểu thuyết của Chu Lai là những minh chứng có tính điển hình cho quá trìnhchuyển đổi hệ hình tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1945 đếnnay Những sáng tác của Chu Lai thời kì này mang hơi thở nóng hổi của cuộc sốngđương đại Số phận người lính thời kì "Hậu chiến" trở thành một chủ đề lớn xuyênsuốt Hình tượng người lính sau chiến tranh vượt tên trên thử thách và bi kịch mang vẻđẹp bi tráng, có sức lay động và ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc Có thể kể tênhàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai mang đặc điểm và sức mạnh lay động ấy:
- Sông xa (1986)
- Bãi bờ hoang lạnh (1990)
- Vòng tròn bội bạc (1990)
Trang 8đặc điểm được mô hình tiểu thuyết phi sử thi kế thừa, tiếp biến và phát triển.Chúng tôi sẽ chứng minh cho luận điểm này ở các chương - phần tiếp theo.
2 Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết.
2.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật:
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học nhóm tác giả biên soạn đã định nghĩa về Thế
giới nghệ thuật: " Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật ( một tác phẩm,một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuậtnhấn ngạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng, được tạo ra theo các nguyêntắc tư tưởng và nghệ thuật ( ) khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độcđáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan vănhoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ" [1 - 201, 202]
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: thế giới nghệ thuật là toàn bộ cácphương diện nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ, được xây dựng bằngmột hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật vừa bị chi phối bởi cá tính sáng tạo củangười nghệ sĩ, vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn hoá và cảm hứng thời đại
7
của thời đại ấy
2.2 Khái niệm thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết:
Đây là khái niệm chưa được cắt nghĩa rành mạch và trọn vẹn trong bất cứ mộtcông trình lý luận văn học nào Theo suy nghĩ còn hạn hẹp của chúng tôi: - thế giớinghệ thuật trong tiểu thuyết vừa mang những đặc điểm chung của thế giới nghệ thuật
trong sáng tác văn học vừa có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng thể loại của nó
Đặc điểm riêng ấy là "chất văn xuôi" vừa trữ tình bay bổng vừa thô nhám xù xì nhưchính cuộc sống đời thường đa dạng quanh ta, là tính khách quan được nhà văn cố tìnhlạo ra như một "ảo giác nghệ thuật" nhằm thuyết phục người đọc, là khả năng mở rộng
"biên độ" không gian - thời gian nghệ thuật mà không một thể loại văn học nào có thểsánh kịp, là sự quan tâm đặc biệt đến số phận con người đa
đoan và phức tạp trong dòng chảy lịch sử - đặc biệt là số phận những con ngườinhỏ bé, những "con người nếm trải" đắng cay rồi trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo
Trang 9Từ những khái niệm và giới thuyết kể trên, chúng ta có thể khẳng định sau khitheo dõi sự chuyển đổi nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật xây dựng mô hình hiện thực vàcon người trong tiểu thuyết của Chu Lai: - Có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hệ thốngnguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết sử thi (ở chặng đường sángtác thứ nhất) sang hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết
"phi sử thi" (ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai)
3 Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai.
3.1 Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực
3.1.1 Thế giới phân tuyến - đối tập "Địch - Ta" trong tiểu thuyết sử thi chuyển
sang thế giới phân tuyến - đối lập giữa các nhóm người và trong mỗi con người trongtiểu thuyết phi sử thi
3.1.1.1 Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết sử thi của Chu
Lai:
Ở chặng đường sáng tác thứ nhất, các tiểu thuyết của Chu Lai, dù độ đậm nhạt cókhác nhau ít nhiều đều xây dựng mô hình thế giới theo nguyên tắc phân tuyến - đối lập
"địch - ta" của loại hình tiểu thuyết sử thi
Trong hàng loạt tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam xuất hiện trước 1975 như:
Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Vùng trời (Hữu Mai ), Của biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Bão biển (Chu Văn), mô hình thế giới phân tuyến - đối lập "địch ~ ta" đã được xác lập rõ ràng Các tiểu thuyết Nắng đồng bằng, Út Teng,
Đêm tháng hai, Gió không thổi từ biển của Chu Lai cũng xây dựng mô hình thế giới
nghệ thuật theo nguyên tắc ấy Trong tiểu thuyết Nắng đồng bằng của Chu Lai, chúng
ta bắt gặp một bức tranh hiện thực với hai mảng Tối - Sáng đang giao tranh dữ dội
xây dựng các hình tượng nhân vật phản diện Các nhân vật thằng Xăm (Hòn Đất của Anh Đức) Ba Phổ (Gia đình má Bẩy của Phan Tứ) Ba răng vàng (Rừng U Minh của
Trần Hiến Minh) là những minh chứng cho nguyên tắc nghệ thuật ấy Tương phảnvới mảng hiện thực đen tối kia là mảng hiện thực bi hùng đang ngày một rực sáng chủnghĩa anh hùng cách mạng và niềm tin chiến thắng Đó là căn cứ của trung đội Đặccông vùng ven Sài Gòn, là những cánh rừng Trường Sơn bất khuất: ở đó, những ngườianh hùng mang vẻ đẹp lí tưởng xuất hiện: - Linh, Năm Thuý, Sáu Hoà, Út Cò Ngẳng Nhưng ngay trong mô hình thế giới nghệ thuật phân tuyến - đối lập đậm chất sửthi này đã xuất hiện những dấu hiệu của chất tiểu thuyết đích thực Nhữmg dấu hiệumới hé lộ này sẽ trở thành phổ biến trong các sáng tác ở chặng đường sau của Chu Lai:
Đó là sự khốc liệt của chiến tranh với những cái chết nhuốm màu bi thảm:
Trang 10Cái chết của Tùng, Ma Ngọc Lang, hành động tự sát của Toàn, cảnh xử tử út
Hạnh Đó là sự oan ức của Linh từ bệnh quan liêu và duy ý chí của một số cán bộ
lãnh đạo cấp trên Tất cả những tín hiệu này mới thấp thoáng xuất hiện như khúc
nhạc dạo đầu đề báo hiệu những cao trào sẽ bùng nổ sau đó
3.1.1.2 Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết phi sử thi của Chu
Lai
Khảo sát các tiểu thuyết xuất hiện ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai,chúng tôi thấy nguyên tắc phân tuyến - đối lập vẫn được sử dụng nhưng không dừnglại ở sự phân chia địch - ta một cách cơ giới và hình thức Khái niệm Địch và Ta cũngkhông còn ổn định và bất biến như
trước Sự phân tuyến - đối lập xuất hiện giữa các nhóm người (ở bên địch cũngnhư bên ta) và trong mỗi con người
Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, bức tranh hiện thực chiến tranh
thời quá khứ được đan xen, lồng ghép với bức tranh hiện thực thời "Hậu chiến" tronghiện đại Trong cả hết bức tranh hiện thực ấy, ranh giới phân tuyến vừa rõ ràng vừamong manh:- rõ ràng khi đối lập ta với địch trong quá khứ, người tốt và kẻ xấu tronghiện tại, mong manh khi trong mỗi con người cái tốt và cái xấu không phải bao giờcũng phân chia ranh giới rõ ràng Ngay với nhân vật chính diện Hai Hùng - một mẫungười hùng lí tưởng thời chiến, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của anh, ta còn biếtanh từng có những lúc muốn tự thương để rờn xa cuộc chiến, đã từng ăn cắp sữa củathương binh
Với nhân vật lí tưởng Ba Sương cũng thế Người con gái kiên trung tuyệt vời
9
trong chiến tranh lại sa ngã trong thời bình Nhân vật phản diện Địch đến với Ba
Sương thực ra là đến với phần “đen đúa” tăm tối trong con người cô Nhưng chính vớicái nhìn con người ở cả hai phương diện con người công dân và con người cá nhânnhư thế, nhân vật người anh hùng lí tưởng không còn xa cách, đơn giản một chiều màgần gũi hơn, người hơn, và cũng thật hơn
Với sự phân tuyến - đối lập mềm dẻo và nhân bản như thế, ta bắt gặp các nhânvật chính diện và phản diện không phải bao giờ cũng có bản chất trùng khít với "Vai"của nó: - Phó bí thư huyện uỷ Ba Tiến lại hèn nhát; tên đại uý Tường lại nhân ái dùvốn nhu nhược nhưng có lúc lại dũng cảm lạ thường khi cứu Ba Sương Và như vậy,với duyên tắc phân tuyến - đối lập xây dựng hệ mô hình thế giới nghệ thuật ở hai
chặng đường sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy chất sử thi ngày mờ nhạt đi cùng vớikinh nghiệm cộng đồng, chất tiểu thuyết ngày một đậm lên cùng với sự chiếm lĩnh vịtrí chủ đạo của kinh nghiệm cá nhân Quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật nàycủa Chu Lai có sự gặp gỡ và tương đồng với nhiều nhà văn khác: -
Nguyễn Minh Châu từ dấu chân người tính đến Bức tranh; Nguyễn Khải từ
Chiến sĩ đến Gặp gỡ cuốií năm, Lê Lựu từ Mở rừng đến Thời xa lắng.v.v
3.1.2 Cái nhìn phản ánh - miêu tả với chiến tranh dần chuyển sang cái nhìn hồi
Trang 11ức - phân tích về chiến tranh:
Trong các tiểu thuyết của Chu Lai xuất hiện ở chặng đường thứ nhất, chất sử thivẫn đậm nét dù chất tiểu thuyết đã manh nha xuất hiện Hiện thực chiến tranh trở thànhđối tượng miêu tả, việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực sẽ dẫn đến sự thayđổi cái nhìn về chiến tranh
Trong các tiểu thuyết của Chu Lai ở thời kì này, kinh nghiệm cộng đồng và cảmhứng thời đại mang tính anh hùng ca trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quan niệm nghệthuật của Chu Lai Quan niệm nghệ thuật quy định nội dung và định hướng cái nhìnphản ánh - miêu tả về chiến tranh: - một hiện thực chiến tranh được tái hiện theo trục
sự kiện - mà ở đây là các trận đánh Hệ thống sự kiện nổi lên hàng đầu còn số phậnnhững người lính chỉ ở vị trí thứ hai Họ tham gia vào các sự kiện và qua đó bộc lộphẩm chất hoặc anh hùng hoặc hèn nhát của mình Trong tiểu thuyết "Nắng đồngbằng" của Chu Lai, cốt truyện được triển khai theo dòng sự kiện: - Hành quân (tr.7);Vượt sông (tr.19); Về đồng bằng (tr.29 - 33); Vào ấp chiến lược (tr.33-35); Đi lấy gạo
bị thương vong (tr.39 - 5l); Đánh ổ phục kích Mĩ (tr.57 - 58) Với hệ thống sự kiện ấy,nhân vật chủ yếu bộc lộ tính cách bằng ngôn ngữ và hành động, độc thoại nội tâmcũng đã xuất hiện nhưng còn thưa thớt, đặc biệt các lời độc thoại nội tâm chủ yếu là lờinửa trực tiếp, giọng điệu của người trần thuật và giọng điệu của nhân vật luôn songtrùng, thống nhất với nhau, tính cách nào thì ngôn ngữ hành động và suy nghĩ như thế
ấy, không hề có sự so le khập khiễng như trong các tiểu thuyết ở chặng đường sáng tácthứ hai của Chu Lai Nhân vật Linh với những phẩm chất anh hùng của mình đã luôn
10
nói, làm và nghĩ như một người anh hùng Chiến tranh được miêu tả như "ta muốn" và
"ta cần" phải miêu tả sao cho phục vụ tốt nhất cho yêu cầu lịch sử, cho thắng lợi cuốicùng, chứ không phải như những gì vẫn diễn ra trong hiện thực Bởi thế, qua cái nhìnphản ánh - miêu tả, bộ mặt chiến tranh hiện ra với sắc thái bi hùng, trong đó cái Hùngđược tô đậm lên, cái Bi được giảm nhẹ đi Sự khốc liệt và đau thương của chiến tranh
đã được miêu tả, nhưng chiến tranh và số phận con người chưa được khám phá vớichiều sâu nhân bản cần có và phải có
Ở các tiểu thuyết sáng tác trong chặng đường thứ hai của Chu Lai, với các vấn đềtrên, chúng ta gặp một quy định ngược lại Cái nhìn hồi ức - phân tích lại tô đậm cái Bi
và giảm nhẹ cái Hùng của hiện thực chiến tranh Thực ra, cả hai cái nhìn có phần cựcđoan ở hai chặng đường sáng tác của Chu Lai đều có phần chưa thoả đáng: "Khi cựcđoan mọi chân lý sẽ trở thành phi lí!" Khi Chu Lai khái quát rằng chiến tranh là "mộtluật chơi tàn bạo" [2 - 55] và "Chiến tranh không phải cái gì khác ngoài chuyện ngàynào cũng phải chôn nhau mà chưa đến lượt chôn mình" [7], thì đó là những khái quát
từ sự thật chiến tranh mà nhà văn đã trải nghiệm Nhưng sự thật ấy có thể điển hìnhhoặc chưa điển hình Mỗi người lính đều cảm nhận chiến tranh theo cách của riêngmình Và không phải tất cả những gì ta nhìn thấy, trải qua đều mang trong nó bản chấtcủa sự thật Nếu khái quát vội vàng có thể sa vào tình trạng “Thầy bói xem voi” Nếumỗi người lính cách mạng chỉ chiến đấu vì: "tồn tại trên bản năng tự vệ quật cường.Mình không giết nó thì nó giết mình" [7] thì tại sao dân tộc Việt Nam lại chiến thắng
Trang 12trong cuộc chiến đấu không cân sức với tên Gôliát của thế kỉ XX là Đế cuốc Mĩ? Tuynhiên, đó không chỉ là hạn chế của riêng Chu Lai mà còn là hạn chế của nhiều tác giả
viết về chiến tranh sau thời điểm "Đổi mới" 1987 như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến
tranh, Xuân Đức với Bến đò xưa lặng lẽ, Trần Văn Tuấn với Rừng thiêng nước trong
Khi cái nhìn hồi ức phân tích về chiến tranh thay thế cho cái nhìn phản ánh miêu tả, số phận người lính nói riêng - số phận con người nói chung trở thành "tâmđiểm", dòng chảy lịch sử ở thời điểm chiến tranh trở thành cái "nền" để từ đó nhà vănkhám phá nỗi đau và sức mạnh của con người Việt Nam trước những thử thách của cảthời chiến tranh và thời “hậu chiến” Những "mảng" hiện thực có được từ kinh nghiệm
-cá nhân của nhà văn ( có thể là điển hình hoặc không điển hình) không còn phải nétránh mà được phơi bầy trần trụi trên mặt giấy Trong cảnh xử tử tên gián điệp út Hạnh[1,304 - 307], cây gậy trên tay Linh vung lên sắp quật vỡ đầu nó thì vướng vào cànhcây nên phải dừng lại Thực ra "cây gậy" kinh nghiệm cá nhân của nhà văn đã vướngphải "cành cây" chuẩn mực nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết sử thi: - người anhhùng cách mạng không được phép được miêu tả với hành động "phản thẩm mĩ" (dù có
thật trong chiến tranh) như thế Nhưng trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng, nhân vật Hai
Hùng đã ra lệnh cho Tuấn đập chết sáu tên chiêu hồi, tình báo Nguỵ: "Một trong sáu ụđất ấy, trên bề mặt vẫn còn vương lại mấy lọn tóc dài của đàn bà ( ) - con Phượng
11
hoàng tóc dày quá - Đập mãi không chết " [3 - l99] Cái nhìn hồi ức phân tích trongloại hình tiểu thuyết phi sử thi đã khái quát một bộ mặt chiến tranh nói riêng, bộ mặtcuộc sống nói chung phong phú đa dạng hơn, "thật hơn" theo góc nhìn từ kinh nghiệm
cá nhân của nhà văn Trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm của Chu Lai, cuộc chiến
tranh Biên giới 1979 đã được tái hiện trong hồi ức, không phải là cảnh chiến trận đẫmmáu mà là một kỉ niệm thấm đẫm nhân tính: - Vũ Nguyên và Bằng đã cố tình "phạmluật, khi thả A linh - một nữ tù binh Ranh giới Địch - Ta đã mờ đi bởi tình người Cáctiểu thuyết sử thi Việt Nam trước 1975 và các tiểu thuyết của Chu Lai ở chặng đườngsáng tác thứ nhất sẽ không chấp nhận tình tiết đó
3.2 Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người của Chu Lai:
3.2.1 Từ cái nhìn sử thi với con người "đơn phiến" chuyển sang cái nhìn tiểu
thuyết với con người lưỡng diện - đa tạp
Trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại 1945 - 1975 Nguyên tắcphân tuyến đối lập đã "chia đôi" thế giới nhân vật thành "hai nửa" chính diện và phảndiện Đó là những con người "đơn phiến" mang phẩm chất đạo đức định sẵn và bấtbiến Cơ sở để phân tuyến là ý thức hệ chính trị, là lập trường giai cấp Bởi vậy, nhânvật chính diện nhất định phải tối đẹp Nhân vật phản diện dứt khoát phải xấu xa Cáctiểu thuyết của Chu Lai ở chặng đường sáng tác thứ nhất tuy không "rập khuôn"nguyên tắc phân tuyến - đối lập ấy, chất sử thi không còn thuần nhất mà đã bắt đầu
"pha trộn" chất tiểu thuyết, nhưng các nhân vật trong tiểu thuyết ở thời kì này của Chu
Lai vẫn là những con người "đơn phiến" Đọc Nắng đồng bằng, ta gặp những nhân vật
Trang 13thật tốt đẹp: Sáu Hoá, Linh, Thuý, Thanh, Út Cò Ngẳng Tuy đã được cá thể hoá ởngoại hình, quê quán, cá tính, số phận nhưng họ giống nhau ở nhân cách, ở tinh thầncách mạng Đó là những nhân vật thuộc kiểu nhân vật loại hình có đời sống tâm hồnnhư những "Viên ngọc không tì vết", một vài nhược điểm nhỏ của họ (Tính nóng nảycủa Linh, tật hay uống rượu của Sáu Hoá ) càng khiến họ đáng yêu hơn, người hơn.Ngược lại, các nhân vật phản diện xấu xa cả ngoại hình lẫn nhân cách cũng luôn cómột phẩm chất xã hội duy nhất tương ứng với chức năng xã hội và chức năng văn họccủa chúng: - tên quận trưởng Xầm đen đúa và tàn bạo, bọn lính Mĩ thú vật, lũ línhNguỵ hèn nhát, bạc nhược Duy nhất nhân vật Kiêu từ chính diện chuyển sang phảndiện Nhưng Chu Lai đã đưa ra hàng loạt tín hiệu báo trước cho người đọc về sự phảnbội tất yếu của nhân vật này: - sự hèn nhát đã thành "truyền thống" ở Kiêu (Bỏ nhiệm
vụ, tìm cách bảo mạng trong một trận đánh, né tránh trước những nhiệm vụ nguyhiểm ); ngoại hình với môi trên rất mỏng, nói năng dẻo quẹo mắt hay liếc ngang Ngoại hình của nhân vật Kiêu đã "tố cáo" bản chất của hắn
Nhưng ở hàng loạt tiểu thuyết sau này như Phố, ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một
lần cái nhìn tiểu thuyết đã thay thế cái nhìn sử thi để vẽ lên một thế giới mà trong đó
con người đa đoan, cuộc đời đa sự đầy ắp cả hợp lí và phi lí Kiểu nhân vật con ngườilưỡng diện - đa tạp xuất hiện như một hệ quả tất yếu của cái nhìn tiểu thuyết Nhân vật
12
Vũ Nguyên trong "Cuộc đời dài lắm" là một nhân vật chính diện mang tính lí tưởng.Vậy mà khi Vũ Nguyên còn là một người lính, anh đã làm ngơ cho Bằng thả tự do cho
nữ tù binh A Linh Khi đã là một giám đốc, Vũ Nguyên tuy đã có vợ vẫn yêu say đắm
Hà Thương Trong loại hình tiểu thuyết sử thi, một cán bộ lãnh đạo cao cấp như VũNguyên không thể vi phạm kỉ luật quân đội và có những “vi phạm” về đạo đức lối
sống như thế Nhân vật Tám Cọp (Ăn mày dĩ vãng ) là một chỉ huy dũng cảm lập bao
chiến công Nhưng người anh hùng này lại có "bệnh" hay "vồ" phụ nữ Các nhân vậtxuất hiện với phẩm chất đạo đức không phải bao giờ cũng trùng khít với chính nó: -
Hai Tính cứa đứt dây võng để hại Sáu Nguyện vì thù hằn (Ba lần và một lần); Huấn giết chết Trung đội trưởng Thành để trả thù riêng (Vòng tròn bội bạc) Những con
người lưỡng diện - đa tạp này hoặc tha hoá trước thử thách hoặc "nếm trải" thử tháchrồi trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo Chính vì thế, họ trở thành nhân vật đích thựccủa tiểu thuyết chứ không phải là nhân vật của các “Sử thi mới”
3.2.2 Từ những người anh hùng - hợp thời trở thành những người anh hùng - lạcthời
Đây không phải là phát hiện mới của Chu Lai Nhiều nhà văn lớp trước và cùngthời với Chu Lai đã phản ánh hiện tượng mang tính quy luật này Những người anhhùng rực rỡ vinh quang trong chiến trận, khi trở về với những thương tật cả trên thânthể và tâm hồn đã không dễ hoà nhập vào cuộc sống đời thường Một số người trở lên
lạc lõng bơ vơ, vật vã trong cả bi kịch vật chất và tinh thần Bảo Ninh trong Thân phận
tình yêu đã viết thật xúc động và ám ảnh về hiện tượng đó Nhân vật Kiên cô độc đi
giữa cuộc đời với những vết thương khủng khiếp trong tâm hồn Những ác mộng đêm
đêm kéo anh trở về với Trường gọi hồi, đồi Xáo thịt đầy xác chết và máu Tỉnh dậy
Trang 14trong đêm, Kiên thấy gối đầm đìa nước mắt Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của
nó để lại thật nặng nề và tàn bạo trên từng mảnh đất, từng số phận con người Và
những người lính trở về đời thường đã trở thành những anh hùng - lạc thời hay nói
chính xác hơn là hết thời Họ không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và hạnhphúc trong cuộc sống
Hoà vào “dàn đồng ca” hát bài hát bi thảm thời hậu chiến, Chu Lai đóng góp
giọng hát riêng của mình, làm phong phú và sâu sắc hơn những tìm tòi, khám phá về
thân phận người lính sau chiến tranh Đó là số phận của Sáu Nguyện trong Ba lần và
một lần, Lãm với cuộc sống trên hè phố trong Phố và đặc biệt là Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng Người đội trưởng đội đặc nhiệm lừng lẫy một thời, người anh hùng trận
mạc từng khiến kẻ thù khiếp sợ và gọi anh bằng cái tên "ác ôn Việt cộng", giờ đây trởthành một kẻ ăn mày đặc biệt : - ăn mày dĩ vãng Bản chất trung thực và thẳng thắncủa một người lính đã khiến anh không thể hoà nhập với mặt trái của cơ chế thịtrường Ngoài 40 tuổi mà nhàu nát, già nua như ông già ngoài 50 tuổi, không gia đình,không nghề nghiệp, không tiền bạc, người anh hùng lạc thời ấy đi tìm Ba Sương, cũng
là đi tìm quá khứ đẹp đẽ bi hùng của chính mình Nhưng Ba Sương đã chết về phương
13
diện tâm hồn, nhân cách chỉ còn lại Ba Sương hôm nay đã hoàn toàn đổi khác về tinh
thần Sự đánh tráo thân xác ngày trước đã cho Ba Sương được sống Nhưng sự đánh
tráo nhân cách hôm nay đã khiến cho Ba Sương "chết" thêm một lần nữa trong khátvọng kiếm tìm dĩ vãng của Hai Hùng Làm sao người đọc có thể quên hình ảnh HaiHùng - một ông già đứng khóc lặng lẽ một mình trong bóng chiều? Bên cạnh Hai
Hùng còn có số phận cô độc của Ba Thành, số phận của Tuấn - người lính trung thực
về với đời thường, hết lòng cho sự nghiệp xây dựng CNXH nhưng bị gạt ra khỏi
"chính trường" chỉ vì tư tưởng cục bộ và thói kì thị Bắc - Nam
Trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, nhân vật Nam làm ta chợt nhớ đến trung tá Đông trong Mùa lá rụng trong lườn của Ma Văn Kháng Cả Nam và Đông, hai trung
tá quân đội từng là anh hùng thời chiến tranh vệ quốc Nhưng họ đều ngơ ngác trongđời thường đa tạp, lạc lõng và "Vô tích sự” ngay trong gia đình mình Sức mạnh củađồng tiền trong thời đại cơ chế thị trường đã phá tan hạnh phúc của họ Hai người línhanh hùng ấy đã chiến thắng trước quân xâm lược nhưng lại chiến bại ngay trong ngôinhà của mình Nước mắt và rượu dìm họ vào bi kịch không lối thoát Bi kịch tinh thần
của họ cũng là bi kịch của viên tướng già lạc lõng, cô đơn trong Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, của Giang Minh Sài trong Thòi xa vắng của Lê Lựu của các nữ
thanh niên xung phong để lại tuổi trẻ và nhan sắc trong chiến tranh, trở về đời thườngvới thương tật và hai bàn tay trắng, họ vào chùa làm Sư trong một bút kí nổi tiếng củaMinh Chuyên
Số phận của bao anh hùng - lạc thời như thế sẽ mãi là nỗi đau nhức nhối tronglương tri con người Tiếng súng chiến tranh đã tắt nhưng tiếng vọng khủng khiếp của
nó còn làm chảy máu và nước mắt của bao người lính từ chiến tranh trở về với những
"vết thương" trong tâm hồn Có thể nói, từ sau "đổi mới" 1987, Chu Lai và một số nhàvăn khác đã tạo ra một dòng văn học đặc biệt: - dòng văn học "Vết thương chiến
Trang 15chiến thắng ở chiến trường sẽ chiến đấu và chiến thắng ở "mặt trận không tiếng súng"này.
Đó là nhân vật Lãm trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, người lính ấy từ cuộc
14
sống nghèo khổ vất vưởng trên hè phố đã vươn lên bằng nghị lực và danh dự của mộtngười chiến sĩ Lãm đã làm giầu chân chính rồi cưu mang những đồng đội cơ nhỡ khókhăn của mình Anh sẵn sàng lấy cái chết của bản thân mình để cứu cho cái đẹp, cáithiện không bị huỷ hoại Cũng được xây dựng theo mô típ "xả thân vì lí tưởng" như
thế, Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm đã phấn đấu trở thành một giám đốc tài năng
và liêm khiết, đem lại cơm áo và hạnh phúc cho hàng ngàn người lao động Trong
khoảng giao thời còn đầy hỗn tạp, trong thời điểm đất nước đói nghèo đang vật vã tìmđường đi lên, những người anh hùng kiểu mới tài năng và dũng cảm như Vũ Nguyêncần thiết và đáng quý biết chàng nào! Cởi bỏ áo lính nhưng các anh vẫn giữ nguyêntrái tim người lính anh hùng lao vào cuộc chiến đau mới Ở đoạn kết tác phẩm, chúng
ta gặp một kết thúc bi tráng: Vũ Nguyên ra tù, trở về lâm trường cao su yêu quý củamình và tắt thở với nụ cười mãn nguyện trên môi Vũ Nguyên chết nhưng sự nghiệp và
lí tưởng của anh không chết Bởi vậy, bi kịch cuộc đời Vũ Nguyên là một bi kịch lạcquan cho phép chúng ta tin tưởng, hi vọng vào tương lai tươi sáng
Như vậy, với quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về thế giới và conngười, qua hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta bắt gặp hai thếgiới nghệ thuật thuộc hai loại hình tiểu thuyết vừa liệu biến vừa đan xen vào nhau Đó
là mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất sử thi ở chặng đường sáng tác thứ nhất Đó là
mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết ở chặng đường sáng tác thứ hai Sựtiếp biến và tương gian giữa hai mô hình thế giới nghệ thuật này có tính điển hình, vìqua đó, chúng ta nhân ra quá trình vận động và chuyển đổi thi pháp thể loại của tiểuthuyết Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, sự phân chia kể trên cũng chỉ mang tính tươngđối và dựa vào những dấu hiệu nghệ thuật chủ đạo nhất Bởi trong thế giới nghệ thuật
đậm chất sử thi đã thấp thoáng những tín hiệu "phi sử thi" (Ví dụ: Nắng đồng bằng).
Trong thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết thì "hồi quang" của vẻ đẹp sử thi không
ít lần vẫn rực sáng (Ví dụ: Khúc bi tráng cuối cùng).
Những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Chu Lai sẽ được
Trang 16chúng lôi cụ thể hoá, khảo sát và đánh giá qua một số phương diện nội dung và hìnhthức tiểu thuyết ở hai chương sau.
15
Ch ương 2 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT SONG HÀNH - HÔ ỨNG VỚI KIỂU
NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI.
1 Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm
1.1 Khái niệm cảm hứng nghệ thuật
Cảm hứng tư tưởng hay còn gọi là cảm hứng nghệ thuật được định nghĩa trong
Từ điển Thuật ngữ Văn học: "Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tácphẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gâytác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm Bê - lin - xki coi cảm hứngchủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó
"biến sự chiếml lĩnh thuần tuý trí óc đối với tư tưởng thànhl tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành"[123- 44].
1.2 Khái niệm kiểu nhân vật trung tâm:
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả biên soạn không sử dụng khái
niệm “nhân vật trung tâm” mà gọi đó là nhân vật chính: "nhân vật then chốt của cốttruyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tường của tác phẩm"
[123 - 156] Còn trong giáo trình Lí luận văn học, nhóm tác giả biên soạn lại phân chia
tỉ mỉ hơn trong mục loại hình nhân vật văn học, nếu dựa vào tiêu chí vai trò và vị trícủa nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm, chúng ta có ba loại nhân vật: -nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Trong đó, nhân vật trung tâm là:
“Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốtcủa cốt truyện hoặc tuyến cất truyện Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ
Trang 17yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình ( ) Trong cácnhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thay nổi lên những nhân vật trung tâmxuyên suất tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa Đó là nơi quy tụ các mối mâu
thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung lâm của tác phẩm” [122 - 283] Trong
hàng loạt tác phẩm của một nhà văn, chúng ta có thể gặp các nhóm nhân vật trung tâmxuất hiện lặp đi lặp lại như một mô típ nghệ thuật Và chúng tôi gọi đó là những kiểunhân vật trung tâm trong hệ thống tác phẩm của một tác giả Trong các tiểu thuyết củaChu Lai, chúng ta sẽ gặp một số kiểu nhân vật trung tâm vừa khác nhau về tính cá thểhoá sinh động vừa có sự tương đồng về phẩm chất loại hình nhân vật
Có thể nói khái quát rằng: - Cảm hứng nghệ thuật nào thì hình tượng nhân vật trungtâm ấy! Còn có thể nói một cách ví von rằng: - Cảm hứng nghệ thuật là “tiếng sét” cònnhân vật trung tâm là “tia chớp” rực sáng nhất trong mọi tia chớp xuất hiện trên "bầutrời" tác phẩm Bởi vậy, khảo sát các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta sẽ đi sâu vàophân tích, đánh giá các "cặp" cảm hứng - nhân vật trung tâm trong sự hô ứng tươnggiao của chúng
2 Các loại cảm hứng - nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai:
2.1 Cảm hứng anh hùng và cảm hứng lãng mạn hô ứng - tương giao với kiểu
nhân vật anh hùng - lãng tử trong chiến tranh
Trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm cảm hứng lãng mạn và cảm hứng anh
hùng Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pôxpêlốv đã viết: "Cảm hứng anh
hùng bao hàm sự khẳng định chiến công lớn lao của một cá nhân hoặc của cả một tậpthể Sự khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến công đó, với sự phát triển của nhân dân,dân tộc, nhân loại Đối tượng của cảm hứng anh hùng trong văn học là chất anh hùngcủa bản thân thực tại hoạt động tích cực của những con người đã thực hiện nhữngnhiệm vụ lớn mang tính chất tiến bộ của toàn dân tộc" [tr 116]
Như vậy, cảm hứng anh hùng luôn hướng về những sự kiện lịch sử kỳ vĩ nhữngngười anh hùng lý tưởng mang trong mình khát vọng, chiến công, sức mạnh và cả sốphận của cả cộng đồng
Trang 18Cũng Pôxpêlốv viết về cảm hứng lãng mạn như sau: "Chất lãng mạn lại là sựphấn trấn tinh thần hướng tới một lý tưởng cao cả "siêu cá nhân" và những biểu hiệncủa lý tưởng" [tr 188].
Cảm hứng lãng mạn hay còn gọi là chất lãng mạn luôn chấp cánh ước mơ chocon người bay bổng lên trên hiện thực nghiệt ngã, tàn khốc, hướng về một tương lai tốtđẹp với một niềm tin sâu sắc
Như vậy, cảm hứng anh hùng là một tình cảm xã hội với ý thức hướng về chiến
17
công và nhấn mạnh ý nghĩa của những chiến công đó đối với dân tộc và nhân loại Chủthể của những chiến công đó là những con người anh hùng (cá nhân hoặc tập thể) Tấtnhiên, nhà văn thường không ca ngợi "chất anh hùng" (một khái niệm mang tính dântộc - lịch sử) một cách trực tiếp mà "lý giải bằng tư tưởng sáng tạo tính anh hùng ấydưới ánh sáng lý tưởng về sự dũng cảm, trung thực và nghĩa vụ công dân Nghệ sĩ táitạo đời sống thành thế giới hình tượng của tác phẩm, trong đó thể hiện quan niệm củatác giả về chiến công, về bản chất, số phận và ý nghĩa của tính cách anh hùng"
Không chỉ với nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng được khắc hoạ bằng cái nhìn
sử thi, với các nhân vật trung tâm được khắc hoạ bằng cái nhìn tiểu thuyết trong cáctiểu thuyết khác của Chu Lai, các nhân vật anh hùng là nam giới khi xông pha trậnmạc đều mang một vẻ đẹp kiêu hùng - lãng tử, một vẻ đẹp chỉ có ở các nhân vật chínhdiện của Chu Lai Đó là các nhân vật anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình đầy nam tính và
có tính lí tưởng hoá Chúng ta cùng ngắm nhìn nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng:
“Lúc nào cũng chỉ vận một chiếc quần cụt bằng nương, phía trên bàn chiếc áo rằn ri
chật căng, cúc mở phanh để lộ tảng ngực nâu bóng, vuông vức Cái dáng ngang tàng,
vô tư của những tay súng cự phách vùng ven ( ) vóc dáng hiên ngang của người chỉhuy, khẩu "côn" bạc trắng để trần, giắt lệch bên hông, hai băng đạn M79 vàng chóikhoác chéo qua ngực kềnh kệch một dây lưng tạc đạn " [1 - 273] Người anh hùngnổi tiếng dũng cảm trong trận mạc mang vẻ đẹp ngang tàng ấy đi vào các trận đánh,lúc nào cũng đi đầu trước mọi hiểm ngay Chàng trai Hà Nội hào hoa ấy có sức khoẻphi thường, từng ghé vai nâng một bên xe ô tô để thay lốp trước khi trở thành ngườilính đặc công Vẻ đẹp lãng tử - kiêu hùng của anh không chỉ được khắc hoạ trong cáctrận đánh mà còn được biểu hiện qua một chi tiết đời tư: - cắn răng nén xuống nhữngxao động trong lòng trước Thuý vì mối tình còn gửi lại hậu phương Chiến thắng chínhmình còn khó khăn hơn chiến trắng kẻ thù Cũng đẹp, khoẻ, dũng cảm và ngang tàng
như Linh còn có nhân vật Hai Hùng trong ăn mày dĩ vãng: "Cao một mét bẩy ba, nặng
cũng suýt soát bảy mươi kí ( ) vồng ngực vênh cong như rá úp, tóc dày cộm, mắtxếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắnchằng như chão bện, da mầu bánh mật, có lúc đỏ nâu ( ) một đôi mắt nâu xám, hồnnhiên và hoang dại "[8 - 35, 36] Đồng đội tin cậy anh như thuỷ thủ tin cậy ngườithuyền trưởng tài ba Phụ nữ mê anh như mê một thần tượng Kẻ thù khiếp sợ và gọianh bằng những biệt danh: "Kẻ sát nhân tài tử", "Nghệ sĩ cầm súng ảo thuật" Ngườianh hùng chỉ biết có lẽ phải và lòng quả cảm ấy không chỉ quyết liệt trước kẻ thù mà
Trang 19còn quyết liệt trước sự hèn nhát của đồng đội, dù là cấp trên: - Hai Hùng nắm cổ áo lôidậy và quát vào mặt Phó bí thư Quận uỷ Ba Tiến hèn nhát, thẳng thừng phản đối lệnhtiêu diệt chi khu Phú Thuận khi lực lượng đã quá suy kiệt về sức khoẻ Anh gọi đó làmột mệnh lệnh không có “chút xíu nhân đạo nào” [8- 201] Cũng với mô típ anh hùng
khoẻ, đẹp, ngang tàng và lãng tử ấy, chúng ta còn gặp nhân vật Nam trong Phố của
Chu Lai : "Hồi ấy anh là một đại đội trưởng công binh vừa ra trường, tuổi đời chưađến hai nhăm, thân thể cao to - như một cầu thủ bóng rổ, lông mày rậm, mắt xếch
18
sáng, đầu cắt bốc, chân râu xanh rì khắp mặt Đồng đội gọi anh là con cá kình trên mọikhúc sông trọng điểm ( ) dường như tố chất con người anh sinh ra là để dành cho
những hành động bạo liệt"[9 - 31] Và còn đây là chân dung Vũ Nguyên trong "Cuộc
đời dài lắm", một người lính đặc nhiệm võ thuật cao cường kiêm nghệ sĩ với cây kènCla: "Mặt hoa da phấn, lưng thẳng, cổ thẳng, bụng eo, đùi thon, tiếng nói lúc nào cũngkhẽ khàng như đang tỏ tình, khen cũng cười mà chửi cũng cười, lại còn răng khểnhnữa " [14 - 35]
Như vậy, với sự lặp đi lặp lại ở hàng loạt nhân vật lí tưởng vẻ đẹp lãng tử củanhững người lính hoặc anh hùng hoặc vừa anh hùng vừa nghệ sĩ đã tạo ra một kiểunhân vật trung tâm của riêng Chu Lai Cảm hứng lãng mạn gắn bó với vẻ đẹp lí tưởnghoá này Cảm hứng anh hùng lại rực sáng trong các chiến công của họ dù ở chiếntrường hay ở các mặt trận không tiếng súng Cảm hứng anh hùng luôn đưa các nhânvật lí tưởng đến trước các thử thách khủng khiếp nhất, ác liệt nhất (ở cả ngoại cảnh và
ở trong chính bản thân mỗi con người) Tư thế chiến thắng thử thách của họ trong cuộcchiến đấu chống quân xâm lược đã khẳng định phẩm chất anh hùng của các nhân vậtnày Nhưng tư thế chiến bại trước những thử thách đời thường vẫn không làm tan biến
vẻ đẹp anh hùng của họ nên họ không tha hoá trước hoàn cảnh Bởi vậy, trong tiểuthuyết của Chu Lai, cảm hứng anh hùng xuất hiện trong cả hai tư thế: - tư thế chiến
thắng của người anh hùng hợp thời (Ví dụ: nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng); tư
thế chiến bại của người anh hùng - lạc thời những vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm
chất cao đẹp của mình (Ví dụ: Nhân vật Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần).
2.2 Cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương tương giao hô ứng với kiểunhân vật bi kịch
* Khái niệm cảm hứng bi kịch
"Tình huống bi kịch bao hàm ở mâu thuẫn và đấu tranh của những nguyên tắc cá
nhân "siêu cá nhân trong ý thức con người( ) là mâu thuẫn giữa "những yêu cầu tất
yếu về mặt lịch sử, của đời sống và việc "không có khả năng thực hiện yêu cầu nói trêncủa thực tiễn"( Pôxpêlốv - Dẫn luận nghiên cứu văn học) [tr l60]
Cảm hứng bi kịch luôn xuất hiện khi có sự đối kháng giữa hai lực lượng thù địch:
Tiến bộ và lạc hậu; Cách mạng và phản cách mạng và trong cuộc đấu tranh khôngcân sức ấy, cái đẹp, cái thiện tạm thời thất bại trước cái xấu, cái ác Con người lýtưởng ngã xuống nhưng cái chết ấy lại gieo mầm cho sự sống, thúc dục nhân dân đứnglên tiếp tục thực hiện lý tưởng cao đẹp của người anh hùng
Trang 20* Khái niệm cảm hứng cảm thương.
"Cảm hứng cảm thương - là sự xúc động của tâm hồn, được gây nên bởi ý thức
về những phẩm giá đạo đức trong tính cách những con người bị hạn thấp về mặt xã hộihoặc có liên quan với tầng lớp đặc quyền lợi thiếu đạo đức Trong các tác phẩm vănhọc tính thương cảm mang khuynh hướng tư tưởng khẳng định" [tr.162]
19
Với cảm hứng bi kịch, chúng ta thấy bi kịch là tiếng gọi đồng tình đứng trên quanđiểm của cái đẹp mà lên án và phỉ nhổ cái xấu Trong những thời điểm lịch sử nhấtđịnh, cái đẹp, cái cao cả xung đột trực diện và quyết liệt với cái xấu rồi tạm thời thấtbại do sự chênh lệch về lực lượng nhân vật lí tưởng hoặc bị chết hoặc bị giày vò trongkhổ đau, tuyệt vọng Khi đó, cái bi xuất hiện gợi lên bao xót thương, ngưỡng mộ, cảmphục Cũng bởi thế, cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương luôn gắn bó song hànhvới nhau Trong tác phẩm văn học, hai loại cảm hứng trên gắn bó với kiểu nhân vật bikịch như một tất yếu
Trong tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta bắt gặp hàng loạt nhân vật bi kịch xuấthiện trong hai loại bi kịch sau đây
2.2.1 Loại bi kịch lịch sử:
Ăngghen từng định nghĩa về "cái Bi: "là xung đột bi kịch giữa yêu sách tất yếu
về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó thực tiễn" Từ ý kiếnnày của Ăngghen, chúng ta hiểu sâu sắc hơn những bi kịch xuất hiện trong tiểu thuyếtcủa Chu Lai Trước hết, loại bi kịch lịch sử trong tiểu thuyết của Chu Lai rất phongphú, đa dạng Chúng ta có thể tạm thời khái quát thành ba dạng thức bi kịch lịch sử sauđây:
2.2.1.1 Dạng thức bi kịch lịch sử xuất hiện từ xung đột bi kịch giữa lực lượng
tiến bộ và lực lượng phản động - xung đột quyết liệt ấy không thể giải quyết ngaytrong một giai đoạn lịch sử nhất định, vì thế thường kết thúc bằng cái chết của nhânvật lí tưởng đại diện cho lực lượng tiến bộ Chúng ta gặp dạng thức bi kịch này trong
Nắng đồng bằng của Chu Lai Ở đây, lực lượng tiến bộ là cả dân tộc Việt Nam chiến
đấu hi sinh vì khát vọng hoà bình, đại diện cho lực lượng ấy là đội đặc công của Linh
và quân dân miền Nam anh hùng Lực lượng phản động là quân xâm lược Mĩ và taysai, đại diện cho chúng trong tác phẩm là thằng Quận trưởng Xầm, thằng Kiêu, cố vấn
Mĩ và bọn lính Nguỵ Trong xung đột bi kịch chưa thể giải quyết ấy, những người anhhùng với bao chiến công huy hoàng đã ngã xuống, để lại niềm tiếc thương, kính phục
vô hạn: "Anh Sáu nằm lịm đi trong hơi thở yếu dần Máu từ vết thương vẫn rỉ ra, ướtđẫm vòng băng quấn trên đầu ( ) Đêm ấy, trong tiếng sóng vỗ nhem man vào bở cát,tiếng bìm bịp kêu âm âm trong lòng nước, trong ánh hoả châu không lúc nào tắt trêndòng sông quê hương, Sáu Hoà như một cậu bé nét mặt thảnh thơi ngồi dựa vào với côgái cùng thôn Trên môi anh phảng phất một nét cười mãn nguyện Bỗng anh ngồithẳng dậy, buông một tiếng nói thật chậm, thật nhỏ:- Rồi, Vậy đó! Và anh tắt thở” [1-224]
Bên cạnh tư thế hi sinh bi tráng đậm chất sử thi của Sáu Hoá, chúng ta còn chứng
Trang 21kiến những cái chết bi thảm đậm chất tiểu thuyết, không hề lãng mạn hoá, phi thườnghoá như cái chết của Sáu Hoá, của Thuý Đó là cái chết đau thương của Tùng, có lẽ lầnđầu xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại: "Chợt ánh đèn pin đậu lại trên một
20
vật trắng xác ( ) Một con kì đà mầm mẫm bỗng vùng chạy khỏi tử thi Linh bướcnhanh lại, quỳ xuống Giữa miệng Tùng, một cái cọc cắm sâu lút gáy xuống đất ( )Hài khom lưng, dùng cả hai tay rút bật cái cọc ra khỏi miệng Tùng Ở chỗ đó, một chấtnước đen bật ra "[l - 39] Trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại, cái Biđược giảm nhẹ tối đa và cái Đẹp, cái Cao cả được tô đậm lên nhiều lần Những tư thế
hi sinh được lãng mạn hoá như tư thế hi sinh của Sáu Hoá đã biến bi kịch thành bi kịchlạc quan Nhưng trong loại hình tiểu thuyết phi sử thi, tất cả được miêu tả trần trụi vàchân xác như chính những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống, kể cái chết mang tính
bi kịch như cái chết của nhân vật Tùng kể trên Có thể khẳng định Nắng đồng bằng
của Chu Lai mang tính trung gian và là một tác phẩm giao thoa - tiếp biến của cả hailoại hình tiểu thuyết sử thi và phi sử thi Bởi vậy, bên cạnh chất sử thi còn đậm nét,chất tiểu thuyết đã bắt đầu xuất hiện với những tín hiệu thăm dò và dự báo Ở nhữngtiểu thuyết sau này của Chu Lai, những “nốt nhạc” dạo đầu ấy sẽ trở thành cao trào
Đây là một tư thế tư thế hi sinh mang tính bi kịch đích thực của Thu trong Ăn mày dĩ
lãng: "Thu chỉ còn là một cá; xác loã lổ, chân tay dẹo dọ nằm trong một tư thế kì dị.
Rừng xanh, đất xanh, trời xanh Da thịt sao trắng thế? Mái tóc xoã dài, chấm ngọnxuống suối, đen đến tức tưởi ( ) giữa cặp đùi trắng nuốt hơi chảng ra của cô, ở chỗkín có một chiếc cọc sần sùi, vát nhọn cắm sâu vào xuyên tới đất Máu đổ như sơnnhểu xuống tận bắp chân, bắn từng giọt lên bụng, lên gò ngực vẫn no tròn sự sống "[8- 154] Những cái chết bi kịch như thế xuất hiện ngày một nhiều hơn Không cònđược bao phủ bởi ánh sáng lãng mạn của cái nhìn sử thi, nó trần trụi bi thảm và đauđớn đến khủng khiếp trong cái nhìn liếc thuyết: - Tuấn lỡ tay để súng cướp cò khiếnchuôi đạn B.41 xuyên ngập vào bụng Bảo: "Bảo vẫn chưa chết cái miệng vẫn há rangáp ngáp để lộ ra cả hàm răng nhuốm máu Máu đang phì bọt ở đằng mũi, máu ướtđẫm hai vạt áo, máu vọt vào cái bể nước ăn "[8 - 87]
Xuất hiện những cái chết mang tính bi kịch của chiến tranh, của sự phi lí, rủi maynhư của Bảo, của Khiển và của bao chàng trai cô gái khoẻ đẹp, vừa cười vang trước đó
ít phút quay lại thì chỉ còn là nắm giẻ đẫm máu Với những bi kịch ấy, nước mắt và sựxót thương không đủ nói hết nỗi đau của một thời máu lửa Nhưng ở dạng thức bi kịchlịch sử này, cái chết của những con người lí tưởng dù đau đớn hay khủng khiếp vẫn làcái chết hữu hình và tức thì Cái chết về thể xác ấy chỉ chấm dứt sự sống của một conngười và tất cả sẽ hoàn toàn kết thúc với con người ấy Ở dạng thức bi kịch lịch sử thứhai, có những cuộc sống còn khổ đau và bi kịch hơn cả cái chết Và đó mới là bi kịchthống khổ nhất cho con người
2.2.1.2 Bi kịch "Những con người thừa Ăn mày dĩ vãng"
Có những người lính gửi lại tuổi thanh xuân ở chiến trường và ra khỏi chiếntranh với bao thương tật trên mình, với bao đổ vỡ mất mát trong tâm hồn Cả một thờituổi trẻ họ chỉ biết cầm súng Trở lại cuộc sống, họ mang theo "nghề đánh giặc" mà
Trang 22không ai cần đến nữạ Sức khoẻ đã bị vắt kiệt trong những năm tháng chiến tranh.
21
Hạnh phúc lứa đôi hoặc đã đổ vỡ trong những ngày biền biệt ở chiến trường hoặcthành quá xa vời với những con người đã "nhàu nát" cả về thể xác và tâm hồn Bi kịchxuất hiện với những con người thừa lạc lõng trong cuộc sống hoà bình, không tìm thấy
sự bình yên trong tâm hồn, một chỗ đứng phù hợp dưới mặt trời, một hạnh phúc như
ảo ảnh chỉ rực rỡ trong quá khứ Bởi vậy những con người thừa khắc khoải đi tìm đồngđội cũ; đi tìm kỉ niệm của một thời trận mạc, đi "ăn mày dĩ vãng" để hi vọng có chúthơi ấm của tình người đích thực, khi mà hơi lạnh kiếm tiền bắt đầu len lỏi vào mọi mốiquan hệ giữa người với người trong cơ chế thi trường Nhưng hơi ấm của quá khứ lại ít
ỏi, xa vờị Hiện tại thì bế tắc cả trong mưu sinh, hạnh phúc cá nhân và đặc biệt là niềmtin Tất cả những điều ấy là xuất hiện một dạng thức bi kịch không chỉ qua một thế hệngười lính mà của bao thế hệ từng đi qua chiến tranh ác liệt Mâu thuẫn xuất hiện đểtạo thành xung đột bi kịch từ sự tương phản chua xót: - hào quang hôm qua và tủi nhụchôm nay; được trân trọng trong quá khứ và bị coi rẻ trong hiện tại; Anh hùng trước đây
và "người thừa" hôm nay; khát khao tiếp tục được cống hiến cho đất nước và thực tế bithải loại vì không đủ điều kiện, không phù hợp với cơ chế thị trường Tính bi kịchcàng sâu thẳm, da diết hơn khi những con người trong bi kịch ấy luôn tự ý thức về bikịch mang tầm thời đại của mình - một bi kịch khổng lồ thời Hậu chiến xảy ra do cảnguyên nhân chủ quan và khách quan, tồn tại trong một "khoảng giao thời" nhốn nháo
và có quá nhiều nhọc nhằn của đất nước Đó là Bi kịch của Sáu Nguyện trong Ba lần
và một lần Một đại uý Quân báo tài năng và dũng cảm, thần tượng của bao đồng đội
và là nỗi khiếp sợ của kẻ thù Do sự phi lí của chiến tranh, sự oan sai do chính cácđồng đội và cấp trên đem lại, Sáu Nguyện đi ra khỏi chiến tranh với rất nhiều thươngtật và hai bàn tay trắng hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng Tình yêu với Tư Chao bịphản bội đã là một vết thương lòng sâu hoắm Tình cảm mơ hồ đành cho Út Thêm trởthành một ảo ảnh đẹp đẽ để anh khắc khoải kiếm tìm Phiêu bạt trong hoà bình, tìmđến tình bạn của Tính như tìm một điểm tựa cho niềm tin, Sáu Nguyện lại phải ra đi vìđồng tiền lạnh lẽo đã làm cho Tính tha hoá Về lâm trường cao su, Sáu Nguyện cũngkhông tìm được bến đỗ cho đời mình vì bị hiểu lầm, bị oan ức lần thứ haị Tìm đến với
Ba Đẩu, hi vọng một nhóm đồng đội cũ đều là những con người thừa sẽ chụm vàonhau xẻ chia hơi ấm của tình đồng chí thiêng liêng, nhưng lệnh cưỡng chế giải toả đấtđai thật phi lí lại ập đến hắt anh ra đường để trở lại với cuộc sống phiêu bạt Nhưngđau đớn nhất với Sáu Nguyện là phải đối mặt với Năm Thành - người bạn chiến đấuchí cốt một thời đã ba lần phản bội, đã chà đạp lên những gì mà anh coi là thiêng liêng,quý giá hơn cả hạnh phúc cá nhân, hơn cả mạng sống của mình:
"Mày nghe đây! Ngày ấy mày chiêu hồi, tao tha ( ) Chiêu hồi rồi, mày còncướp đi người đàn bà mà tao yêu thương nhất, tao vẫn thặ ) Hai mươi năm sau, cuộc
đời dồn đẩy tao đến bước đường cùng Còn mày mày thoá mạ, mày chà đạp lên tất
cả Tao vẫn thặ ) Nhưng lần này, mày thản nhiên, mày còn đứng nhăn răng ra cườikhi một con đàn bà ngoại quốc( ) cầm dép đập vào giữa mặt công nhân của mày, cái
cô công nhân mà ngày trước mày đã từng ngủ với người tạ thì tao sẽ không tha nữạ
Trang 23Đây là cái nhục lịch sử, cái nhục quốc thể mất rồi Báo chí không làm gì được mày.Luật pháp chưa rờ được đến mày, thì tao, tao thay mặt những thằng đã chết và nhữngthằng đang sống, tao sẽ xử lí mày.” [13 - 269,370]
Nhưng đơn độc và nhân hậu, một lần nữa, Sáu Nguyện lại thất bại trước cái ác.Anh bị bắt và bị điều tra về tội danh âm mưu giết người Cái đẹp cái thiện không chỉphải gánh chịu một số phận hẩm hiu nhọc nhằn mà còn tạm thời thất bại trước cái xấucái ác Sáu Nguyện chết bi thảm Năm Thành vẫn là một Tổng giám đốc đầy quyền uy
và được khắp nơi vỗ tay chào đón Nghịch cảnh chua chát quá! Nhưng chúng ta vẫn cóquyền hi vọng vào lẽ phải và sự công bằng khi út Thêm, đại uý Hoàng cùng đồng độicủa Sáu Nguyện trân trọng và quyết tâm hành động theo lí tưởng cao đẹp của anh Bikịch của Sáu Nguyện là Bi kịch của người anh hừng ngã xuống trước bình minh
Trong Ăn mày dĩ vãng, nhân vật Hai Hùng đích thực là con người thừa ăn mày dĩ
vãng Chiến tranh đã rút kiệt sinh lực của chàng trai cường tráng thủa nào Người độitrưởng đội đặc nhiệm kiêu hùng và lãng tử thủa trước giờ đây nhàu nát và già nuatrước tuổi bởi những căn bệnh trầm trọng ở cả thể xác và tinh thần: Tôi bốn chín tuổi
và đang thất nghiệp, đúng hơn là vừa mới thất nghiệp “Tôi, một kẻ dư thừa vừa bị bắn
ra khỏi lề đường Cao một thước bẩy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân,hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cáchày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng,
sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti in hằn vào từngbước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khổ ” [8- 6]
Không chỉ có Hai Hùng biến đổi theo chiều hướng đáng buồn và nhếch nhác nhưthế, đồng đội cũ của anh cũng xuất hiện trong cuộc sống mới với tư thế làm người đọcxót xa:(bạn bè một thủa kiêu dũng của tôi bây giờ gặp lại, cũng như tôi, sao mà ngánngẩm quá thể! Hầu hết đã về vườn, ăn theo vợ, núp váy vợ - Nếu còn có một ngườiđàn bà chịu làm vợ - Đứa thì nhậu xỉn, tối ngày nằm trên võng nắng, đứa thì lúi húitrồng tỉa ngoài bưng, mở mồm ra là càu cạu, thằng này đang thở dài phì phịt giữa mộtbên là bày con nhem nhuốc, bên kia là thập gạo chỉ còn cám mùn đóng quẩn ở dướiđáy, thằng kia sống trụi thui lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu, chỉ giơ cái chai đếlên cười xệch xẹo ( ) Hết thảy đều chìm trong bụi thời gian mốc thếch Càng buồn!Biết vậy chả lên gặp lại, chả nên tìm đến làm gì chỉ tổ bẽ bàng, tan nát lòng dạ hơn "[8 - 7,8]
Trong bi kịch thời Hậu chiến này, có biết bao anh hùng một thời chiến tranh rực
rỡ trong vinh quang, giờ đây chỉ còn là những con người thừa lụi tàn dần bên lề cuộcsống đang ồn ào, chuyển động đến giàu sang một cách chóng mặt Anh Hùng kiêuhùng một thủa trở thành con người thừa đã là bi kịch Nhưng bi kịch còn thê thảm hơnkhi con người thừa ấy cố chạy đuổi theo một "bóng ma" hình như đội mồ sống dậy để
ăn mày dĩ vãng Hai Hùng với trang phục, ngoại hình "dòm như cái đồ ăn mày" (tr.22)
đã đau khổ và hi vọng biết chứng nào khi tình cờ gặp lại Ba Sương - người yêu cũ đã
23
Trang 24chết trong chiến tranh, giờ mang tên Tư Lan - một giám đốc Sở Nông Lâm làm ăn nứctiếng Lục tỉnh Miền Tây Nam Bộ Hai Hùng đi tìm Ba Sương không phải với ý nghĩa
đi tìm lại một người yêu lí tưởng Anh di tìm sự cứu rỗi và thanh thản cho tâm hồnmình: "Nếu đúng cô ấy không chết thì tôi sẽ được cứu rỗi Còn cô ấy đúng là chết thậtrồi thì tôi sẽ tiếp tục bị ám ảnh như đã từng bị ám ảnh vì chính tôi, dù có biện minh thếnào đi nữa, cũng là kẻ phần lớn gây nên cái chết ấy Lúc đó đáng lẽ tôi có thể quay lại
có thể giúp cho cô ấy được phần nào nhưng tôi lại nằm im "[8 - 95] Với mục đích ấy,Hai Hùng đã vượt qua bao đắng cay đau khổ để tìm lại Ba Sương, dù bị phủ nhận, xuađuổi từ chính người con gái ấy Nhưng khi xác định chính xác Tư Lan là Ba Sương thìnỗi đau mới lại ập đến Nỗi đau cũ với mặc cảm tội lỗi vừa tan đi thì nỗi đau mất mátlại ùa đến: - mất đi niềm tin vào một con người, mất đi niềm tự hào về một quá khứđau thương nhưng hào hùng Ba Sương đẹp đẽ anh hùng trong quá khứ đã sống lại vềthể xác nhưng đã chết thật rồi về nhân cách - cái chết lần thứ hai này của Ba Sươngmới thật sự là cái chết khi niềm tin sụp đổ: "Bây giờ mới là hết Hết thực sự Hết quákhứ, hết những năm tháng trận mạc khổ mà vui, hết tình yêu, tình đồng đội và cả tìnhđồng chí Hết nhẵn! Tựu trung mọi sự chỉ là trò đùa của quỷ " [8- 265]
Như vậy, ở dạng thức bi kịch lịch sử thứ nhất, chúng ta gặp những cái chết bihùng, thậm chí phi lí của những người lính anh hùng trong chiến trận Ở dạng thức bikịch lịch sử thứ hai này, chúng ta lại gặp những cái chết" từ từ, dai dẳng của người línhthời Hậu chiến Những "cái chết" của niềm tin, của hạnh phúc gia đình và đau xót nhất
là của nhân cách Những dạng thức bi kịch khác nhau trong tiểu thuyết của Chu Laigiống như những vòng sóng đồng tâm lặng lẽ lan tỏa Những vòng sóng ấy có thể khácnhau ít nhiều nhưng đều lạnh lẽo và bi thảm, đều xuất phát từ một chấn động nằm ởtâm điểm có tên gọi là "chiến tranh"! Và với dạng thức bi kịch này, cả nhân vật Sáu
Nguyện (Ba lần và một lần), Hai Hùng, Tám Linh, Hai Hợi, Tuấn (Ăn mày dĩ vãng)
còn thấm thía một nỗi đau mang tính bi kịch nữa: - sự tha hoá nhân cách con ngườitrong "luật chơi tàn bạo của chiến tranh" Sự bắn giết, đổ máu ngày này qua thángkhác, sự mất cân bằng khủng khiếp cả về tâm sinh lí đã làm méo mó con người ởphương diện nhân tính: - Hai Hợi biến đổi về ngoại hình, lao vào cuộc bắn giết nhưđàn ông, có sở thích kì quặc là thích ngồi ngắm những chàng lính trẻ bị thương lên bànmổ; Tám Tính mắc bệnh "vồ" phụ nữ; Khiển khát thèm tình dục phải thủ dâm rồi chết
vì sự ngơ ngẩn nhớ "con vợ mình tròn ủng" của mình; Hai Hùng thi thoảng trong cơnnóng giận lại bốc cháy "dòng máu sát nhân" trong huyết quản Chiến tranh không chỉ
huỷ diệt thân xác mà còn làm biến dạng nhan tính con người Kiên trong Nỗi buồn
chiêu tranh của Bảo Ninh ra khỏi cuộc chiến đã không thể sống như một con người
bình thường được nữa Kí ức về chiến tranh giày vò anh, những bóng ma quá khứ sặcsụa tử khí lởn vởn quanh anh rồi gào thét Tiếng bom đạn đã tắt từ lâu rồi mà vẫn nổ,vẫn cày xới không ngừng trong nỗi buồn chiến tranh thăm thẳm, lê tái của người lính
2.2.1.3 Dạng thức thứ ba của bi kịch lịch sử trong tiểu thuyết của Chu Lai là bi
24
Trang 25kịch của cái mới, cái tiến bộ.
Sau chiến tranh, đất nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH theo đường lốiđổi mới" bắt đầu từ năm 1987 Trong khoảng giao thời còn mò mẫm tìm đường, lúngtúng và đầy bất cập, ấu trĩ, xung đột mang tính bi kịch xuất hiện giữa cái mới và cái
cũ, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa những con người tài năng và tâm huyết với những kẻ
cơ hội, tham lam, ích kỉ Các nhân vật bi kịch đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ về mặt
xã hội Tình cảm về nghĩa vụ và lương tâm ở nhân vật bi kịch vượt lên trên bản năng
tự vệ và khát vọng hạnh phúc cá nhân Trong cuộc đấu tranh không cân sức này, họtạm thời thất bại hoặc phải chết Nhưng bằng sự trả giá của đời mình, nhân vật bi kịchvạch đường đi tới những tư tưởng, những quan hệ, những quan điểm mới cho nhữngngười còn sống
Trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm, nhân vật Vũ Nguyên rời bỏ cây súng để
bước vào mặt trận kinh tế Anh là một giám đốc tài năng, liêm khiết và dũng cảm trongcuộc chiến đấu mới chống lại cơ chế sản xuất cũ theo mô hình bao cấp đã lạc hậu vàcản trở sản xuất Nhưng cái mới, cái tiến bộ mà Vũ Nguyên mang tới lâm trường cao
su đang trên bờ vực phá sản đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của cái cũ, cái lạc hậu.Nhân vật Đăng Điền, Ba Vinh là những kẻ cơ hội, tiểu nhân đại diện cho cái cũ, cái lạchậu ra sức chống phá cái mới Cái mới thật tốt đẹp nhưng cũng thật ngây thơ Cái cũlại có quá dư thừa những thủ đoạn xảo trá và thâm độc Trong xung đột mang tính bikịch của cả thời đại ở thời điểm ấy, cái mới, cái tiến bộ đã tạm thời thất bại: - VũNguyên bị bắt giam về tội tham ô tài sản nhà nước Mưu kế sâu hiểm của Đăng Điền,
Ba Vinh đạt được hiệu quả của nó: biến một người anh hùng trong sáng như gươngthành một tên ăn cắp đáng phỉ nhổ Nhưng cuối cùng chân lí đã chiến thắng dù conngười thắp sáng ngọn lửa lí tưởng ấy đã chết: "Không nghe tiếng trả lời, chị quay sang.Người đàn ông bên chị đã thiếp đi từ lúc nào Một tiếng nổ phá vỡ trong lồng ngực, chịlẩy bẩy ôm chặt lấy khuôn mặt ông đưa sát vào mình Khuôn mặt vẫn đẹp, thanhthản, hiền hoà và vô cùng thơ ngây" [14 - 599] Cái chết của Vũ Nguyên là cái chếtgieo mầm cho sự sống cùng khát vọng vươn tới cái cao cả Nó giục giã mọi người đitheo con đường cao đẹp mà anh đã chọn
Cùng bị dày vò trong bi kịch như Vũ Nguyên là giám đốc Lê Hoàng (Bãi bờ
hoang lạnh), chúng ta hãy lắng nghe tiếng thét phẫn uất của người giám đốc đi tiên
phong trong công cuộc cải cách phương thức sản xuất của một lâm trường nhưng lạiđang bị dồn đẩy tới đường cùng của bế tắc và tuyệt vọng: “Tôi phẫn uất Tôi không thểchịu được những kẻ nhân danh CNXH để hãm hại, gạt bỏ những người tận lực cho sự
mở mang giàu có của chủ nghĩa ấy" [7 - 42]
Nếu các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Chu Lai được xếp vào dòng vănhọc "Vết thương chiến tranh" thì những tác phẩm viết về đề tài xây dựng CNXH củaông lại có thể được xếp vào vị trí danh dự trong dòng văn học "Nhìn thẳng vào sựthật" Những bi kịch kể trên trong tác phẩm của Chu Lai có sức mạnh lay động, thức
25
tỉnh và giục giã người đọc hướng về cái đẹp cái thiện, tự nhận thức để đi tới nhữnghành động dũng cảm
Trang 262.2.2 Bi kịch Đời tư trong tiểu thuyết của Chu Lai:
Trong tiểu thuyết của Chu Lai, các bi kịch Đời tư đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ
Bi kịch lịch sử Nói một cách khác, bóng dáng của chiến tranh với những mất mát của
nó vẫn thấp thoáng trong những nỗi đau và đổ vỡ hạnh phúc gia đình của mỗi người
lính, mỗi con người trong thời Hậu chiến Trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, bi kịch
Đời tư xuất hiện từ một nghịch lí xót xa: Những người lính từng chói sáng hào quangcủa những người anh hùng trong thời chiến thì nay trong đời thường lại quá ngơ ngáctrước vòng quay khác nghiệt của cơ chế thị trường Nghèo đói không chỉ làm tan biếnhào quang chiến trận mà còn đẩy họ vào những xung đột bi kịch: - Phẩm giá và danh
dự người lính xung đột với cuộc sống thi dân tầm thường; lí tưởng và đồng tiền; tàinăng chiến trận không còn phù hợp và chẳng còn có ích với những thủ đoạn làm giàucủa cuộc sống mới Hạnh phúc của gia đình Nam - Thảo đã đổ vỡ từ những xung độtmang tính bi kịch này trong cơ cực đói nghèo những điều cao siêu to tát bỗng trở lên
vô nghĩa: "Kiếm sống! Sao ở đâu cũng vang lên cái từ nghiệt ngã kiếm sống thế này?Việt Nam trên đường chúng ta đi Nghe gió thổi đông xanh Đói nghèo và tràn ngậpđiều phi lí Phi lí như hương hoa sữa mỏng manh đường kia lại cứ ngát thơm trên vòmcao của cái căn phố đang không cần đến nó một chút nào này" [9 - 49] Khi phải chìmxuống tận cùng nghèo khó, con người cần gạo chứ không cần hoa sữa, cần "bánh mì"chứ không cần "hoa hồng" Đó là một sự thật tàn nhẫn mà ở thời điểm đó, không phảinhà văn nào cũng dũng cảm lên tiếng như Chu Lai!
Để giải thoát khỏi cái nghèo, Thảo đã đi xuất khẩu lao động bên Đức, để kiếmtiền, thật nhiều tiền về xây đắp tổ ấm hạnh phúc của mình Khát vọng kiếm tiền để đổiđời ấy là chính đáng khi gia đình những người lính sống trong căn phố này đã phải đeođẳng cái nghèo "kinh niên", cái nghèo như “di truyền” qua mấy thế hệ những conngười trong sạch và chỉ biết chiến trận này: "Nếu ông nội nó cả đời theo cách mạng,đến nay đã hơn tám chục tuổi còn lận đận, được cái thâm niên sáu mươi tuổi đảng cóhơn ba chục ngàn đã hớn hở đi khoe khắp xóm; nếu bố nó gần năm chục tuổi đầu màmuốn mua gói thuốc là cũng phải cân nhắc cả đêm " [9 - 29] Khát vọng kiến tiền củaThảo càng chính đáng hơn khi ngày ngày đập vào mắt chị những nghịch cảnh đắngchát trớ trêu: - ở cùng phố, một thằng vừa đi tù 9 năm về đã "phất" lên nhanh chóngnhờ buôn lậu, đập nhà cũ - xây nhà mới mấy tầng, hợm của khinh người như rác chỉ vì
có lắm tiền Còn cuộc sống của vợ chồng trung tá Nam - Thiếu tá Thảo thì sao? Mộtcuộc sống bần cùng và đáng thương như lời nhân vật Bình nhận xét: “Chồng ngồi vẽ
hố xí cho bọn trọc phú mới Vợ thái lá nhân trần cho bọn đầy bụng hiện đại, cõi đờixem ra nhiều phần lí thú” [9 - 23] Nhưng đau đớn thay, không có tiền thì bất hạnh, cótiền rồi thì tan vỡ hạnh phúc, cuộc sống no đủ phồn hoa bên trời Tây đã làm Thảo thayđổi theo chiều hướng tiêu cực, dù đó mới chỉ là sự tha hoá trong quan niệm sống chứ
26
chưa phải trong thực tế Nhưng chính cái "mầm bệnh" trong tinh thần mang từ trời Tây
về ấy đã “phát bệnh” khi cô về nước Thảo ghê sợ chồng, ghê sợ từ những thói quensinh hoạt, mùi mồ hôi nồng nồng, mùi thuốc lào vốn xưa là đáng yêu và thân thuộcnay thành thô thiển, nhà quê Thảo ngoại tình rồi chết đuối ngoài biển khơi Hạnh phúc
Trang 27đổ vỡ bất ngờ và nhanh chóng đến kinh hoàng Nam gục đầu khóc lặng lẽ trong cănnhà mới xây xa hoa tráng lệ Đối lập với Nam là Lãm - người lính cũ của Nam đã đilên cuộc sống giàu có và hạnh phúc lừ hè phố, từ tủi nhục và bần hàn Lãm đã thíchứng với cơ chế thị trường mà không bị mặt trái của nó nghiền nát Anh làm giàu chânchính và bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt ấy đùm bọc những đồng đội cũ và tạo công
ăn việc làm cho bao người Để bảo vệ hạnh phúc gia đình cho Nam - người thủ trưởng
cũ trong sáng, tốt bụng một cách ngờ ngệch trước đời thường hỗn tạp Lãm đã hi sinhmạng sống của mình Đối lập Nam và Lãm, Chu Lai đã hướng đến và đạt được haimục đích nghệ thuật:
Thứ nhất: Lí giải căn nguyên sâu xa dẫn đến Bi kịch cuộc đời Nam, một mặt, domặt trái của cơ chế thị trường mặt khác, cuộc sống chiến trường khắc nghiệt đã tạo ranhững con người phù hợp với nó như Nam Khi những con người ấy rời khỏi môitrường quen thuộc là chiến trường, họ không thích ứng nổi với môi trường sống mới làđối tượng đa tạp, ngổn ngang những phi lí Nỗi đau của Nam là nỗi đau bi kịch khi cáitốt, cái đẹp, bị cái xấu, cái ác chà đạp Nhưng bi kịch của Nam là bi kịch của conngười chiến bại trong cuộc sống đời thường
Thứ hai: Cái chết của Lãm mang tính bi kịch nhưng đó là bi kịch của con ngườichiến thắng Lãm đã chiến thắng những thiệt thòi mất mát trong đời tư, chiến thắngnghèo đói bằng lòng quả cảm và trí thông minh của một người lính Anh chết khôngchỉ để bảo vệ hạnh phúc gia đình Nam mà còn để bảo vệ những gì đẹp đẽ thánh thiện(dù lúc đó không hợp thời) không bị vẩn đục trước bao phi lí của đời thường Nhưngmột cá nhân anh không làm nổi điều đó Sự đơn độc và thất bại của Lãm khiến anh trởthành con người bi kịch Bi kịch khát vọng của Lãm xuất hiện khi một ánh lửa nhỏnhoi chưa đủ sức xua tan bóng tối dù đêm sắp hết và bình minh sắp tới nhưng vẫn chochúng ta quyền hy vọng
Trong tiểu thuyết Phố, bên cạnh bi kịch cuộc đời Nam và Lãm, chúng ta còn gặp
bao mảnh đời bi kịch khác Đó chưa phải là bi kịch cho một số phận mà là bi kịch củanhững đoạn đời chìm trong nghịch cảnh: - ông tướng già mở quán bán cà phê rồi bịlăng nhục bởi những kẻ trọc phú, nữ giảng viên đại học ngồi bàn chè chén Nhưng đauxót nhất là tình huống bi kịch trong gia đình Thành: - người cha giục giã con cố họccho giỏi để không phải nghèo như ông nội và bố, khuyên bằng lời không được ngườicha khuyên con bằng nước mắt Đứa trẻ thương cha cố học đến đổ bệnh Người changhèo khổ ngồi bên giường con thổi kèn bài "Việt Nam trên đường chúng ta đi " mànước mắt ròng ròng Câu hát "Mà vui sao ta chẳng nói nên lời xuất hiện thật trớ trêutrong nghịch cảnh này
Trang 28Với tiểu thuyết Bãi bờ hoang lạnh, trong một không gian hẹp, bốn mảnh đời bi
kịch tình cờ đến ở bên nhau, bốn số phận truân chuyên đau khổ bất ngờ gặp gỡ Đó là
bi kịch của Vũ, trong một lần vượt biên đã phải bất lực chứng kiến sóng biển nuốtchửng vợ con mình Giám đốc Lê Hoàng lại bị vùi dập vì tài năng, tâm huyết và nhữngđổi mới đi trước thời cuộc của mình : “Cơ chế cũ rích, lề lối làm ăn cũ rích, lại giả lỗthật, suốt đời ngoạm mồm vào cái bầu vú bao cấp lại được coi là những kẻ trung
thành Còn tôi, tôi có mười ngàn héc ta rừng, có năm ngàn con người lao khổ và cần
cù, tôi không chịu, tôi tựa lưng vào rừng, vào đất đai, vào lòng người, bắn phá tan tànhmọi quy tắc, quy chế lạc hậu để nâng cao cuộc sống con người, vì con người lại bị coi
là phản bội, là phá hoại thành quả của cách mạng ư ?'' [7 - 42] Với Lê Hoàng, hậu quảcủa bi kịch lịch sử đang hiện diện trong khung cảnh Đời tư này Còn với nhà thơ ThiHoài, bi kịch lại xuất hiện từ mâu thuẫn : - lòng tự tôn với những giá trị ''ảo'' của cănbệnh vĩ cuồng mâu thuẫn rồi sụp đổ trước thực tế Có thể coi đây là một bi kịch ''nhầmlẫn'' thơ viết trong kháng chiến chống Mĩ - thứ thơ mà anh coi rẻ phỉ báng lại mang giátrị thật, đem lại vinh quang thật cho anh Thứ thơ cách tân, trừu tượng mà anh tôn thờthực ra lại vô giá trị [7 - 77]
Nhưng bi kịch của nhân vật Dung mới là bi kịch Đời tư đích thực Một cuộc đờiđầy trắc trở éo le:- cha đi tập kết ra Bắc mãi không về, khi trở về thì đã có vợ conngoài Bắc, mẹ và con Dung chìm vào sóng biển trong một lần vượt biên, người yêu dữdằn yêu cô với tình yêu của một bạo chúa dành cho nô tì, từng cứu một anh bộ đội bịthương khi đang ở cùng một tên đại uý Nguỵ Người con gái đẹp, thông minh, có tâmhồn nghệ sĩ ấy đã đến với bãi bờ hoang lạnh này để tìm sự thanh thản cho tâm hồn, tìmcảm hứng cho sáng tác rồi tìm thấy lẽ sống cho đời mình: - đồng cảm, xẻ chia, nâng đỡnhững mảnh đời bất hạnh khác để tìm thấy niềm vui sống Nhưng gã người yêu cũvượt ngục trở về, Dung ra đi cùng hắn bởi nỗi niềm trắc ẩn dành cho một kẻ vì mình
mà phải vào tù, nay đã đến bước đường cùng Qua bi kịch cuộc đời nhân vật Dung,Chu Lai muốn gửi gắm tới người đọc một triết lí sâu xa, đa tầng, đa nghĩa: - bi kịchthân phận con người trong bão láp của lịch sử; Hạnh phúc lớn nhất là con người đượcsống thật với những gì mình có; Hạnh phúc và bất hạnh đến từ trong chính lòng mình;
sự hữu hạn của kiếp người và sự vĩnh hằng của cái đẹp, của nghệ thuật - chân lí rất cũ
ai cũng hiểu mà có mấy ai dám Vận dụng vào cuộc đời mình.v.v
Như vậy, cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương thấm đẫm chất nhân văntrong tiểu thuyết của Chu Lai như một nguồn ánh sáng đẹp và buồn thăm thẳm Nguồn
28
ánh sáng ấy hướng tới và hội tụ lại trong kiểu nhân vật "Con người bi kịch" Từ bi kịchcủa những anh hùng trong các dạng thức cụ thể của bi kịch lịch sử đến bi kịch củanhững con người nhỏ bé, bình thường trong bi kịch Đời tư, từ chất sử thi kì vĩ bi trángtrở về chất tiểu thuyết với số phận con người đa đoan, bất trắc, hợp lí và phi lí, đúngđắn và sai lầm tất cả bề bộn, ngổn ngang như chính cuộc đời thực quanh ta Và đómới đích thực là cuộc sống!
2.3 Cảm hứng phê phán hô ứng - tương giao với kiểu nhân vật phản diện - lưỡngdiện hoặc tha hoá
Trang 292.3.1 Với kiểu nhân vật phản diện - lưỡng diện cảm hứng phê phán là tình cảm
căm ghét, lên án phủ định cái xấu cái ác được định hướng bởi một tư tưởng, một ýthức hệ chính trị nhất định Với các tiểu thuyết sử thi của Chu Lai, cảm hứng phê phántập trung vào kẻ thù của dân tộc, của đất nước Còn trong các tiểu thuyết thuộc loạihình phi sử thi, cảm hứng phê phán lại hướng đến một đối tượng rộng lớn hơn: đó làcái xấu, cái ác hiện hữu qua rất nhiều gương mặt, có ở khắp nơi và có trong mỗi conngười Những gì cản trở cái mới, cái tiến bộ, chà đạp lên con người, tổn hại đến hạnhphúc của con người đều trở thành đối tượng được hướng đến của nguồn cảm hứng
mạnh mẽ, giàu tính chiến đấu này Trong tiểu thuyết Nắng đồng bằng, nhân vật phản
diện được xây dựng đầy đặn hơn cả là tên phản bội Kiêu và Quân trưởng Xầm Với hainhân vật phản diện này, Chu Lai vẫn tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật cơ bản của loạihình tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam khi xây dựng thế giới nhân vật phản diện: đố
là nguyên tắc "Biếm hoạ" với cái nhìn cường điệu; luôn đồng nhất ngoại hình với nhâncách hay nói một cách khác, những dấu hiệu ngoại hình của nhân vật luôn “tố cáo” bảnchất bên trong của nó Ta luôn đẹp đẽ, thông minh, nhân ái, dũng cảm và chiến thắng
là tất yếu Địch luôn xấu xí, ngu dốt, hèn nhát, tầm thường và thất bại của chúng làđiều không tránh khỏi Kiêu xuất hiện với ngoại hình không xấu xí, nhưng hai "nét vẽ"ngoại hình sau đây đã “tố cáo”, bản chất hèn hạ, gian xảo của hắn: - mắt hay liếc
ngang lấm lét và môi trên rất mỏng Hèn nhát, sợ khổ, sợ chết nên Kiêu đã phản bội và
ra đầu hàng giặc, điên cuồng chống phá cách mạng Còn tên quận trưởng Xầm đen đúanhư cột nhà cháy trong bộ quân phục trắng toát, được miêu tả như một hung thần củabóng tối, tàn bạo chém giết Với hắn, tâm địa "quỷ" trùng khít với ngoại hình "quỷ".Hai nhân vật phản diện này khiến chúng ta nhớ đến Ba răng vàng, Tư gà lôi trong
Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, thằng Xăm trong Hòn đất của Anh Đức.
Với hai nhân vật phản diện trong tiểu thuyết đầu tay này, nghệ thuật xây dựngnhân vật của Chu Lai chưa có gì đổi mới so với các tiểu thuyết sử thi Việt Nam xuấthiện trước 1975 Nhưng trong các tiểu thuyết tiếp theo Nắng Đồng Bằng của Chu Lai,đặc biệt sau khởi điểm "Đổi mới" 1987, các nhân vật phản diện của Chu Lai khôngcòn đơn giản, một chiều như trước mà phức tạp, có "sức nặng" và có "màu thịt" hơn
Có thể coi Địch (Ăn mày dĩ vãng) và Đăng Điền (Cuộc đời dài lắm) là hai nhân vật
phản diện xuất sắc nhất - hai điển hình văn học của cái xấu, cái ác
29
Với nhân vật Địch trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai sử dụng thủ pháp cường điệu
để khắc hoạ một bức chân dung hắc ám "ngoại cỡ" ở mọi phương diện của cái xấu, cáiác: - ngoại hình đồ sộ và một sức vóc hơn người; sự tàn bạo khi còn là một sĩ quanNguỵ cũng vượt trội so với đồng đội của hắn; khả năng tình dục khủng khiếp đi kèmvới tính cách tàn độc đã biến hắn thành một con quỷ vừa khát máu vừa khát đàn bà(hắn cùng đồng bọn đã hãm hiếp Hai Hợi đến chết - tr.330); sau giải phóng Miền Nam
1975, hắn luồn lọt mưu mẹo để vừa tẩy sạch cái lí lịch vấy máu vừa chui vào cơ quanhà nước, kề cận rồi trở thành lái xe, vệ sĩ kiêm người tình của Tư Lan - một yếu nhâncủa Miền Tây Nam Bộ, rồi ra sức trục lợi qua Tư Lan Ngay cả khi cùng đường, bằng
sự thâm độc và liều lĩnh, hắn vẫn như một con rắn độc kịp tẩu thoát Đây là hình ảnh
Trang 30con người - quỷ này: "Hắn cao to như lính Mĩ nhưng lại mang trái tim của lính ĐạiHàn, một loại lính khát máu( ) gã nói năng băm trợn, trên dưới chả nể sợ ai, rất vũphu nhưng cũng rất mềm mại tuỳ lúc và có niềm say mê diệt Việt cộng "[8- 318] Cóthể nói, cái ác đen ngòm, "vón cục" lại để tạo ra nhân vật Địch, làm người đọc cămphẫn, ghê tởm Nhưng đây vẫn chỉ là một con người đơn phiến, có bản chết trùng khítvới chính nó Chỉ đến nhân vật Đăng Điền - một nhân vật vừa đa phiến vừa lưỡngdiện, chúng ta mới giật mình nhân ra cái ác khôn ngoan, xảo trá, giỏi nguỵ trang vàgiỏi "đâm vào phía sau lưng" cái đẹp, cái thiện biết chứng nào Các biện pháp nghệthuật mà Chu Lai sử dụng để xây dựng nhân vật này làm chúng ta chợt liên tưởng đếnnghệ thuật xây dựng nhân vật Iagô trong "ôtenlô" của U.Sếcpia Đó là thủ pháp tươngphản kết hợp với thủ pháp "phân li - đồng tâm" Nhìn một cách khái quát, thủ phápnghệ thuật đầu tiên được Chu Lai sử dụng để xây dựng nhân vật này là thủ pháp tươngphản ở cả hai cấp độ tổng thể và chi tiết Đăng Điền là nhân vật lưỡng diện Bởi vậy,với cấp độ tổng thể, ta luôn gặp ở con người này sự tương phản giữa hình thể và nộidung, nữa bề ngoài tốt đẹp và bản chất xấu xa của hắn Ở cấp độ chi tiết, trong từnghành động, lời nói và suy nghĩ của hắn luôn mang tính "hai mặt" đáng sự luôn khoác
"gấm hoa" đẹp đẽ ra ngoài những âm mưu thâm độc để phục vụ cho mục đích vị kỉ Đểtừng bước "hạ gục" Vũ Nguyên - người mà hắn vừa khâm phục vừa ghen ghét, vừacăm thù tận xương tuỷ, Đăng Điền đã lần lượt thực hiện chín âm mưa sau đây:
- Kích động côn đồ chặn đánh Vũ Nguyên ngoài rừng cao su
- Sai khiến lưu manh vào tận phòng Giám đốc gây rối
- Chụp ảnh trộm Vũ Nguyên và Thuỷ kết hợp với đơn thư tố cáo
- Mua chuộc phóng viên, dùng báo chí để tạo dư luận xấu về Vũ Nguyên
- Mượn tay kẻ nghiện đất rừng cao su
- Liên kết cùng Ba Vinh lập đoàn thanh tra hòng quy chụp tội lỗi và Vũ Nguyên
- Dùng nhiều thủ đoạn gạt Vũ Nguyên ta khỏi vị trí Bí thư Đảng uỷ Công ty
- Đe dọa, sai khiến Hùng "Tiền đồn" tổ chức ăn cướp tinh vi 14 tỉ đồng để gieo
30
hoạ cho Vũ Nguyên
- Đẩy Vũ Nguyên vao tù
Điều đáng sợ hơn nữa là mọi âm mưu - thủ đoạn ấy đều được che đậy tinh vi,khéo léo, cố sự liên kết hoàn hảo, được tổ chức thật khoa học và chặt chẽ nên đã thànhcông Vũ Nguyên phải vào tù một cách oan ức Trong khi thực hiện "kế liên hoàn"này, hoặc là Đăng Điền đứng ngoài một cách vô can, hoặc đóng vai dũng cảm, trungthực đấu tranh bảo vệ Vũ Nguyên Chưa một lần nào chiếc "mặt nạ" đẹp đẽ của hắn rơixuống Bởi vậy, khi tác giả để cho bác Thái bảo vệ dùng một thông tin giả để "Rungchà cá nhẩy", khiến Đăng Điền hốt hoảng lộ mặt rồi chạy trốn, chúng ta thấy có sự sắpxếp lộ liễu và có phần gượng gạo của nhà văn khi "mở nút xung đột" cho tác phẩm.Một nhân vật thâm độc và bản lĩnh như Đăng Điền không dễ bị đánh bại đến thế Và
Trang 31đây cũng là nhược điểm chung của Chu Lai trong nhiều tác phẩm khi để lộ rõ bàn tay
"đạo diễn" của mình Nhưng thủ pháp tương phản vẫn là một thủ pháp nghệ thuật quenthuộc mà nhiều nhà văn khác đã sử dụng, đã thành công Với nhân vật Đăng Điền, cómột sáng 'tạo độc đáo của Chu Lai, chúng tôi tạm gọi là thủ pháp "phân li- đồng tâm".Trong nhân vật Đăng Điền, chúng ta đã gặp bao bộ mặt trong một bộ mặt, bao conngười trong một con người này Có sự "phân li" trong bản chất của hắn, nhưng dù cóchia lách ra bao nhiêu phẩm chất khác nhau, tất cả vẫn "đồng tâm", vẫn xoay quanh và
bị chi phối bởi cái "tâm" đen tối của hắn Rất nhiều phẩm chất cả tốt đẹp và xấu xa đanxen tạo ra sự phức tạp và chiều sâu tư tưởng ở nhân vật này
- Đăng Điền là một diễn viên kịch có tài, đóng vai cao thượng, nhập vai dũngcảm thật tuyệt vời
- Đăng Điền là một nhà chính trị quyền biến cơ mưu, giỏi tập hợp quần chúng vàrất hùng biện
- Đăng Điền là nhà quản lí kinh doanh có tài Rất nhiều chính sách cải cách vàđổi mới của Vũ Nguyên, hắn đã nghĩ ra từ lâu, chỉ chờ dịp tung ra khi đã ngồi đượcvào ghế Giám đốc
- Đăng Điền là gã lưu manh có trí tuệ
- Đăng Điền là kẻ tiểu nhân dâm đãng, bần tiện
Qua nhân vật phản diện vừa lưỡng diện vừa đa tạp này, Chu Lai đã cảnh báo: trong thời đại mới với cơ chế thị trường, cái đẹp cái thiện sẽ phải đương đầu với cáixấu, cái ác mang một bộ mặt mới và ở một tầm cao mới về trí tuệ, tài năng, âm mưu,dục vọng và thủ đoạn Đây mới thực sự là cuộc chiến đấu cam go và lâu dài để đấtnước đi lên CNXH Và thực tế xã hội hôm nay đã chứng minh những dự báo dũng cảmcủa Chu Lai là đúng đắn Bên cạnh thằng Địch và Đăng Điền, chúng ta còn gặp hàngloạt nhân vật phản diện khác trong tiểu thuyết của Chu Lai nhưng hầu hết còn mờ nhạt
-và đơn giản Đó là Năm Thành (Ba lần -và một lần), Huấn (Vòng tròn bội bạc), viên
31
tướng nguỵ Phạm Ngọc Tuấn ( Khúc bi tráng cuối cùng)v.v
2.3.2 Với nhân vật con người tha hoá tự đánh mất chính mình
Cũng nằm trong "tầm ngắm" của cảm hứng phê phán (tuy mức độ có nhẹ nhànghơn), các nhân vật tha hoá tự đánh mất chính mình xuất hiện vừa đáng giận vừa đáng
thương Đó là nhân vật chú Năm và Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng Chú Năm là bí
thư chi bộ một xã vùng ven khó khăn ác liệt Từng là một bí thư chi bộ có nhiều thànhtích, người cán bộ lãnh đạo của Đảng ở một xã ấy đã không kiên trung đi trọn conđường cách mạng cùng đồng đội Bom đạn, thử thách khốc liệt và sự hi sinh của đồngchí đồng đội đã khiến chú Năm trở thành con người hèn nhát, bạc nhược Chú Năm đã
bỏ đội ngũ về cứ Bù Chao của những người trốn lính - những con người chẳng theođịch cũng chẳng theo ta, chỉ lo kiếm ăn và bảo toàn mạng sống của mình Sự đào ngũ
ấy tuy chưa trở thành phản bội nhưng cũng cần phải lên án
Nhân vật Ba Sương từng trở thành huyền thoại của những cánh rừng hậu cứ Với
Trang 32vẻ đẹp đầy nữ tính làm dịu mềm những đau thương của chiến tranh, với lòng dũng cảm
và những chiến công, Ba Sương từng là nhân vật chính diện mang tính lí tưởng.Nhưng rồi từ một tình huống eo le, trớ trêu của chiến tranh, Ba Sương tưởng chết rồi
đã sống lại cùng cái tên mới Tư Lan Nhưng đó chỉ là sự sống lại của thể xác, nhâncách của một Ba Sương ngày trước đã chết thật rồi Vinh quang giả tạo, quyền lực vàcuộc sống phồn hoa cùng với sự tác động, quyến rũ của thằng Địch, Ba Sương đã thayđổi để chối bỏ chính mình, chối bỏ cả một quá khứ bi hùng, tiếp tay cho kẻ xấu làmchuyện phi pháp, tổn hại lớn cho nhân dân cho đất nước Đến khi nhận ra lẽ phải,
quyết tâm trả giá để trở lại với chính con người thật của mình thì phải chết trong tay kẻthù Nhưng đó là cái chết của thân xác để nhân cách tốt đẹp được sống mãi trong tráitim đồng chí, đồng đội và trong tình yêu của Hai Hùng: "Không, trưa mai của bảnthân mình" [8 - 365] cũng nằm trong kiểu nhân vật tha hoá rồi đánh mất chính mình
này còn có Hai Nhận (Sông xa):- chiến tranh kéo dài, tình yêu dành cho vợ và tình gia
trưởng đã khiến cho con người dũng cảm này thay đổi Anh trở nên ích kỉ, cầu an, chỉcần lo bảo toàn hạnh phúc cho riêng mình qua việc muốn đưa Hai Thanh lên hậu cứ
làm công việc nhàn nhã Đó còn là Hùng “tiền đồn” (Cuộc đời dài lắm), chỉ vì hèn
nhát và ích kỉ mà tiếp tay cho Đăng Điền hãm hại Vũ Nguyên
Như vậy, cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm là hai phương diệnquan trọng, có sự gắn kết và tương giao chặt chẽ trong cấu trúc nghệ thuật của tiểuthuyết Trong tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta thấy xuất hiện những cảm hứng nghệthuật song hành - hô ứng với những kiểu nhân vật trung tâm tương ứng Đó là cảmhứng anh hùng và cảm hứng lãng mạng với kiểu nhân vật anh hùng - lãng tử, cảm
hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương với kiểu nhân vật bi kịch, cảm hứng phê phánvới kiểu nhân vật phản diện, lưỡng diện hoặc tha hoá
Thông qua những "cặp" cảm hứng và kiểu nhân vật trung tâm này, Chu Lai
32
không chỉ biểu hiện quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người mà còn bộc lộtrách nhiệm công dân, trách nhiệm của một nhà văn chân chính trước những vẫn đềbức xúc, nổi cộm trong đời sống xã hội của đất nước Mổ xẻ, phân tích, đi đến tận
cùng số phận người lính trong và sau chiến tranh Tái hiện chân thực những hi sinh,mất mát của người lính nói riêng, của cả dân tộc nói chung trong chiến tranh để khẳngđịnh cái giá phải trả bằng máu cho chiến thắng, đề nhắc nhở không ai có quyền lãngquên hay hạ thấp quá khứ bi hùng ấy Rung tiếng chuông "báo động" về bi kịch củathời hậu chiến, về những sai lầm ấu trĩ của một thời chuyển đổi cơ chế quản lí trên conđường đi lên CNXH của đất nước Tất cả đã hợp thành một khúc ca bi tráng, có đauthương, và có tự hào để chúng ta hiểu rõ hơn về chiến tranh, về chính mình mà vữngbước đi tiếp trên hành trình vinh quang nhưng nhọc nhằn tới tương lai
Ch ương 3:
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA CHU LAI
Trang 331 Khái niệm không gian nghệ thuật:
Từ điển Thuật ngữ Văn học định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: "Hìnhthức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả,trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trongtrường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ
quảng tính của nó: cái này bên cái kia, liên tục, cách quãng, " [1 23 - 160].
Như vậy, không gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng trong cấu trúcnghệ thuật của tác phẩm văn học Thông qua việc khảo sát các kiểu loại không giannghệ thuật trong 1 tác phẩm, chúng ta sẽ nhận biết được quan niệm thẩm mỹ, ý đồnghệ thuật của tác giả Hơn thế nữa, qua sự đặc sắc phong phú của các kiểu loạikhông gian nghệ thuật, người đọc còn nhận ra cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn
2 Các kiểu loại không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chủ Lai:
Chúng ta đều biết: không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượngnghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ vềkhông gian nên mang tính chủ quan và in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn.Khảo sát các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi thấy tương ứng với hai chặngđường sáng tác của nhà văn là hai kiểu không gian nghệ thuật vừa có sự khác biệt vừa
có sự tiếp biến với nhau
2.1 Chặng đường sáng tác thứ nhất ( 1978 - 1986): Không gian sử thi nhiều bình
diện có sự xuất hiện manh nha chất tiểu thuyết
33
Có thể khẳng định không gian nghệ thuật trong Nắng đồng bằng, là nơi "giao
thoa" chất sử thi đậm nét với chất tiểu thuyết mờ nhạt
Trong các tác phẩm của Chu lai, đặc biệt trong các tác phẩm xuất hiện sau khởiđiểm "đổi mới" 1987, chúng tôi thấy nhà văn có khả năng tinh nhậy đặc biệt khi pháthiện và phản ánh những vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất trong xã hội Việt Nam đươngđại: - số phận người lính thời hậu chiến, sự tha hoá nhân cách trong cơ chế thị trường,
sự thay đổi những nhìn nấc thang giá trị trong xã hội hôm nay, hình mẫu con người lýtưởng hôm nay là ai? Những phát hiện của Chu Lai mang tính dự báo cao và đã gâytranh luận sôi nổi trong giới phê bình văn học và trong bạn đọc Rất ít nhà văn đangcầm bút hôm nay có khả năng làm được điều đó
Chu Lai còn là nhà văn hầu như thuỷ chung suốt đời với đề tài số phận ngườilính trong và sau chiến tranh Với một đất nước đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranhnhư Việt Nam, đây là một đề tài không bao giời cũ Viết về đề tài này, Chu Lai đã cónhiều đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết Thông qua hành trình sáng tác và sự tự đổimới mình của Chu Lai, chúng ta nhìn thấy bóng dáng quá trình vận động, đổi mới thipháp tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay
Trang 34Trong các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi chọn Nắng đồng bằng để nghiên
cứu bởi vì: đây là tiểu thuyết đầu tiên của Chu Lai và đã khẳng định vị trí của ông trênvăn đàn Việt Nam Giọng điệu, ngôn ngữ, cá tính sáng tạo của nhà văn bắt đầu định
hình từ tác phẩm này với cả ưu điểm và nhược điểm Hơn thế nữa; Nắng đồng bằng là
một trong số ít tác phẩm của văn xuôi đương đại mang tính "bản lề": vừa chuẩn bị
"khép lại" mô hình tiểu thuyết mang tính sử thi từng thống trị giai đoạn 1945 - 1975,vừa có những dấu hiệu của mô hình tiểu thuyết phi sử thi sẽ phát triển mạnh mẽ sau
năm 1986 Trong Nắng đồng bằng, đặc điểm của cả hai kiểu tư duy nghệ thuật kiểu
trên đều có mặt: - chất sử thi vẫn còn dù đã có phần nhạt đi chất tiểu thuyết đích thực
đã xuất hiện dù mới chỉ thấp thoáng Cái sắp kết thúc và cái sắp bắt đầu đã gặp gỡnhau dù chỉ thoáng qua trong tác phẩm này
Trong rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu của Nắng đồng bằng - những vấn đề
ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận ở mức độ sơ lược chúng tôi chọn
vấn đề Không gian nghệ thuật để nghiên cứu vì nó chưa được đề cập đến trong bất cứ công trình nghiên cứu nào về Chu Lai Qua vấn đề Không gian nghệ thuật trong Nắng
đồng bằng, chúng ta không chỉ thấy quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của
nhà văn mà còn gián tiếp nhìn thấy sự thay đổi loại hình nhân vật trung tâm so với tiểuthuyết Việt Nam ở giai đoạn 1945- 1975
Về khái niệm Không gian nghệ thuật trong rất nhiều định nghĩa của các giáo trình Lí luận văn học, của Từ điển thuật ngữ văn học, của “150 thuật ngữ văn học”
chúng tôi chọn định nghĩa của giáo sư Trần Đình Sử vì tính ngắn gọn, hàm súc và sự
34
gặp gỡ của nó với các định nghĩa trong các tài liệu khác: "Không gian nghệ thuật làhình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình thức nghệ thuật nào không cókhông gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh đó Bản thân người kể chuyệnhay nhà thơ trữ tình cùng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định"
(Giáo trình Dân luận thi pháp học, N.Giáo dục- 1998,tr.88).
Qua khảo sát và đánh giá, chúng lôi nhận thấy trong Nắng đồng bằng, nhà văn đã
tập trung khắc họa hai loại không gian cơ bản sau đây: Không gian sử thi nhiều bìnhdiện của một số phận lịch sử tập thể (gồm không gian thiên nhiên, không gian xã hội,không gian chiến trận); Không gian nội tâm gắn với dòng hồi ức
2.1.1 Không gian sử thi nhiều bình điện của số phận lịch sử tập thể
Trong loại không gian này, chất sử thi dù đã nhạt bớt so với không gian nghệthuật trong tiểu thuyết Việt Nam 1945- 1975 nhưng vẫn đậm hơn chất tiểu thuyết bắtđầu xuất hiện Mô hình không gian mang tính sử thi vẫn được lặp lại với một chu kỳquen thuộc: - hậu cứ - chuẩn bị chiến dịch - tiến hành chiến dịch - trở về hậu cứ Tâm điểm vẫn là không gian của những chiến dịch, những trận đánh và mọi kiểukhông gian khác đều xoay quanh và phụ thuộc vào nó
Trang 35Nắng đồng bằng bao quát một không gian rộng lớn và gắn bó với nó là số phận
tập thể của trung đội đặc công của nhân vật Linh: - không gian vùng ven Sài gònnhững năm kháng chiến chống Mĩ, tính từ năm 1968 trở về sau Trong loại khônggian sử thi này, chúng tôi bắt gặp những kiểu không gian cụ thể mà trong đó, chất tiểuthuyết đích thực đã manh nha xuất hiện
2.1.1.1 Không gian thiên nhiên đa sắc thái.
Đây là kiểu không gian thiên nhiên được miêu tả bằng bút pháp vừa lãng mạnvừa hiện thực với nguyên tắc tương phản xuất hiện với hai dạng thức sau:
Thứ nhất, không gian thiên nhiên khắc nghiệt gắn với thử thách mất mát đượcmiêu tả bằng bút pháp hiện thực và đậm chất tiểu thuyết
Đó là hình ảnh cánh rừng bị tàn phá bởi bom đạn và chất độc hoá học Thiênnhiên được nhìn bởi đôi mắt u uất đau buồn của những người lính đang rút về hậu cứvới bao tổn thất sau cuộc tổng tấn công 1968: “măng lồ ô sắp tàn Nom hao hao nhữngngọn nến khổng lồ đang cháy Cháy nhợt nhạt Cháy giữa một trời mưa” (Tr.6) Khônggian thiên nhiên này được miêu tả với hàng loạt hình ảnh như những ám ảnh nghệthuật Những cơn mưa dầm dề như những nỗi buồn không dứt, sông suối gào théttrong mùa lũ như những thử thách tiếp nối nhau thách thức những người lính đói khát,mệt lả nhưng can trường: "Nắng vẫn chói chang Lũ réo ầm ầm Nhìn mặt sông thấychóng mặt" (Tr.21) Còn hình ảnh "Nắng" hiện ra sau bao sự hi sinh cũng nhuốm màu
35
bi thảm: "cây cối, cỏ lác ( ) một thứ nắng đỏ sẫm như tiết" (Tr.47) trong tác phẩmnày Con đường hành quân xuất hiện trong kiểu không gian thiên nhiên khắc nghiệtvừa tượng trưng cho thử thách, vừa là con đường - số phận đang ở những khúc quanhgập ghềnh, khốn khó nhất Nó gắn với tâm trạng người lính sau tổng tấn công 1968 rútkhỏi thành phố như những người thua trận: "Tấm phên tre lót trên đường thồ rung lêncót két Bùn đất lép nhép trào qua những kẽ phên, nhuộm nâu những bàn chân bước
mệt mỏi" (Tr.7) Nếu so sánh với không gian thiên nhiên trong Dân chân người lính
của Nguyễn Minh Châu ta thấy chất sử thi ở đây đã nhạt di, chất tiểu thuyết đã manhnha xuất hiện Không chỉ còn là những bức tranh thiên nhiên hoặc phơi phới vui tươihoặc hào hùng kỳ vĩ, nếu có đau thương cũng chỉ thoáng qua rồi lại bừng sáng vẻ đẹphồi sinh Ở đây có nhiều cảnh gắn với sự bi thảm như từng thấy trong chiến tranh xuấthiện dù chưa nhiều trong cái nhìn hiện thực
“Cây cối, cỏ lác xung quanh bị phạt trụi thui lủi như vừa qua đám cháy lớn, đangcòn hầm hập nóng, những thân cây to bằng hai ba người ôm gục xuống tước xơ nhưcái cổ bị chặt chưa đứt ” (Tr.47)
Nhưng không gian thiên nhiên khắc nghiệt trong cái nhìn tiểu thuyết nghiêmngặt, trần trụi chiếm tỷ lệ ít ỏi trong tác phẩm Cái nhìn sử thi vừa lãng mạn vừa hàohùng xuất hiện ở kiểu không gian thiên nhiên thứ hai
Thứ hai, không gian thiên nhiên thơ mộng được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn
và gắn với cái nhìn sử thi Trong kiểu không gian thơ mộng này, chúng ta gặp nhữngcánh rừng xanh tươi, có mưa ngọt lành, nắng rực rỡ sau những đau thương mất mát