Thời gian kỳ ảo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 43)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2.2.Thời gian kỳ ảo

Thời gian trong Cái trống thiếc có sự chi phối mạnh mẽ của thời gian kỳ ảo. Đó là thời gian của quá khứ, hiện tại và tương lai được hòa quyện, trộn lẫn tạo nên tính chất hư ảo và theo đó việc hư ảo, ảo hóa thời gian thực sẽ có vai trò nới rộng biên độ thời gian chân thực. Thực hiện thời gian kỳ ảo, tác giả đã dùng thủ pháp ảo hóa thời gian vật chất và thời gian tâm trạng.

Ảo hóa thời gian vật chất là sự đan xen, xáo trộn thời gian quá khứ và thời gian hiện tại, nên đã xóa nhòe tính chân thực của thời gian vật lý. Đọc

Cái trống thiếc, thời gian quá khứ được hồi tưởng lại, nhớ lại các sự kiện

trong quá khứ được xâu chuỗi lại thành một trường liên tưởng trong hồi ức. Một đặc điểm khác của thời gian trong Cái trống thiếc là kiểu thời gian kỳ ảo. Đó là sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiện tại, nhân vật ” tôi” - người kể chuyện đang ở một bệnh viện tâm thần hồi cố lại các mốc thời gian cụ thể với các sự kiện, biến cố gắn với cuộc đời mình cũng như những người thân trong gia đình. Đọc tác phẩm ta thấy có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ rất rõ nét. Mở đầu mỗi chương, nhân vật tôi đều kể về tình trạng của bản thân ở trong bệnh viện rồi mới hồi cố lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.

Cái trống thiếc là cuốn tiểu thuyết tự thuật về cuộc đời của nhân vật

Oskar. Bởi vậy, trong tác phẩm sẽ có sự hồi cố lại các sự kiện diễn ra trong cuộc đời của chính mình cũng như các nhân vật trong truyện. Chúng ta có thể điểm qua một số sự kiện nổi bật như sau:

Tháng mười năm một ngàn tám trăm chín chín, bất chấp những câu hỏi ngu xuẩn của hai cha cảnh sát mắt cay sè vì khói, Joseph Koljaiczek đã khởi cuộc sinh thành nên mẹ Agnes của nhân vật tôi.

39

Cuối tháng sáu năm một chín không không, mẹ “tôi” ra đời dưới chòm sao Nhân Sư chiếu mệnh. Sự kiện này muốn đưa người đọc trở lại với sự sinh thành của người mẹ tội nghiệp của Oskar. Từ đó, hàng loạt các sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật này.

Tháng tám năm một chín mười ba, sự cố bắt đầu đến với ông ngoại của Oskar. Từ sự cố này Joseph bị tên chủ xưởng cưa nghi ngờ về xuất thân dẫn đến cuộc chạy trốn mất tích dưới gầm bè. Về sau không một ai biết tin tức về ông ta, liệu ông ta đã chết hay trở thành triệu phú, điều đó vẫn là một bí ẩn.

Mùa hè năm một chín mười tám, Agnes quen với me xừ tên Matzareth. Năm một chín hai mươi họ đính hôn và đến năm một chín hai mốt họ kết hôn. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của cả hai nhân vật này

Thời gian kỳ ảo có khi còn được nằm trong tâm trạng của nhân vật. Đó là những kiểu thời gian được cảm nhận trong những tâm trạng khác nhau của nhân vật. Nó không trùng khít với thời gian vật lý. Thời gian ở đây được chủ quan hóa theo cảm xúc của nhân vật.

Qua phân tích trên cho thấy, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai phạm trù không thể tách rời nhau. Tác phẩm đã tái hiện được nhiều sự kiện nhiều biến động trong cuộc đời nhân vật và hiện thực cuộc sống. Thời gian trong Cái trống thiếc đi qua nhiều không gian khác nhau, đã phản ánh được nhiều sự kiện, nhiều biến cố xảy ra và đặt ra nhiều vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh mà khiến người đọc phải giật mình nhìn lại. Kết quả ấy một phần quan trọng là nhờ sự khéo léo và linh hoạt của tác giả khi dồn nén các sự kiện của cuộc đời nhân vật vào thời gian hẹp để nhấn mạnh, kết nối, xâu chuỗi, đan cài thời gian thực tại và quá khứ, giữa thực và ảo,... để khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Bằng cách vừa mở rộng không gian, thời gian cốt truyện, sử dụng yếu tố thời gian linh hoạt gắn với các sự kiện,... Nhà văn đã tái hiện sâu sắc tính cách, số phận và diễn biến chiều hướng con đường đời

40

các nhân vật trong tác phẩm để thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Có thể thấy việc thiết tạo không gian, thời gian nghệ thuật trong Cái trống thiếc của nhà văn Gunter Grass vừa có những tìm tòi đổi mới, vừa có sự tiếp nối của truyền thống, mang đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.

41

CHƯƠNG 3

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC

3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 3.1.1. Khái niệmngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 43)