Khái niệm không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 28)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật

Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác

phẩm văn học, nhưng các quan điểm đều có sự thống nhất chung là không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Nó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận của mình ở đó. Cũng như thời gian, không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật nhưng là hình thức mang tính nội dung.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn”, diễn ra trong trường nhất định [...]. Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm

thụ về không gian nên mang tính chủ quan” [8, tr.135]. Không gian nghệ

24

bức tranh thế giới như: tôn giáo, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự,... Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở,... Nó cho thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.

Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng đưa ra một cách hiểu về không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn”

[22, tr.31]. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian vật chất bên ngoài. Nó thể hiện tính chất của một thế giới tinh thần, trong đó sự vật có cách biểu hiện và tổ chức theo một ý nghĩa riêng.

Do gắn với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt động, không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Đồng thời do gắn với giá trị, không gian trở thành biểu tượng nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc.

Không gian trong văn học được biểu thị qua các không gian điểm mang tính ước lệ tượng trưng (thiên đình, địa ngục,...), bằng các từ không gian vốn đã mã hóa sẵn về ý nghĩa trong cuộc sống (dài, ngắn, tối, sáng, cao, thấp,...). Không gian nghệ thuật tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn không gian (xa, gần, cao, thấp,...) ; điểm nhìn tâm lí (ngày ấy, dạo ấy, nhớ lại, bây giờ nhớ lại,...). Không gian có thể thể hiện qua kết cấu, sự phân giới nội tại của tác phẩm, sự liên kết các không gian, mức độ tính liên tục, hay rời rạc...

Trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan

25

và tượng trưng”. Đó là một hiện tượng nghệ thuật, là mô hình thế giới, thể

hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người.

Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không gian, giữa các tiểu không gian có các đường ranh giới có thể vượt qua. Đó có thể là

không gian điểm nhìn, không gian tuyến, không gian mặt phẳng,...

- Không gian nghệ thuật có những đặc trưng riêng:

+ Không gian xuất hiện lần lượt, tuần tự theo sự quy định của tác giả +Không gian mang tính quan niệm

+ Không gian không bị một hạn chế nào

Từ những quan niệm trên có thể khẳng định, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực vật lí mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình tượng con người trong thế giới nghệ thuật. Nó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận của mình. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người. Nó được coi là không quyển tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng tâm linh nội cảm chứ không phải là một hiện tượng địa lí hay vật lí. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.

2.1.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Trong Cái trống thiếc, không gian mang tính nghệ thuật được cấu trúc một cách có hiệu quả theo ý thức sáng tạo của nhà văn. Không gian nghệ thuật ấy là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ quan và mang ý nghĩa biểu trưng.

Xét về mặt cấu trúc, không gian nghệ thuật ở Cái trống thiếc là không gian cuộc sống, sinh hoạt của những con người. Không gian này phù hợp với miêu tả số phận, tính cách, chiều hướng con đường đời của những nhân vật trong tác phẩm. Kiểu không gian này gắn liền với các hoạt động sống thường

26

nhật của nhân vật. Kiểu không gian này phù hợp với văn học mang cảm hứng thế sự đời tư.

Xét từ góc độ loại hình, không gian nghệ thuật trong tác phẩm được chia làm hai loại: không gian thực và không gian kỳ ảo. Hai loại không gian này luôn tồn tại song hành trên trục thực - ảo của cốt truyện để khai thác thế giới nghệ thuật. Đây được coi là trục xương sống chi phối cốt truyện, không gian, thời gian và các yếu tố khác của thế giới nghệ thuật. Không gian hiện thực gắn liền với môi trường sinh hoạt của đời sống nhân vật. Không gian kỳ ảo có sự liên thông, mở rộng với không gian vô biên của vũ trụ. Dù không gian kỳ ảo được nới rộng biên độ giới hạn nhưng cũng đều bị chi phối của không gian sinh hoạt - không gian thực. Từ những trình bày trên, người viết đi vào khảo sát và phân tích không gian hiện thực và không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Cái trống thiếc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)