8. Bố cục của khóa luận
3.2.2.3. Giọng bàn luận, triết lý
Tiểu thuyết với dung lượng lớn đã phản ánh khái quát và sâu sắc hiện thực cuộc sống với những mảnh đời, những số phận vì thế tính triết lý luôn tồn tại trong tác phẩm. Tất nhiên, không phải nhà văn nào cũng có thể triết lý được. Để có những triết lý mang tính phổ quát cao về cuộc sống và con người đòi hỏi nhà văn phải có sự từng trải, sự chiêm nghiệm và tất nhiên phải có vốn kiến thức sâu rộng.
Giọng điệu bàn luận, triết lý xuất hiện khá rõ nét trong văn học thế giới nói chung, tiểu thuyết Đức nói riêng. Khác với văn học giai đoạn trước đó, do cái nhìn của nhà văn về cơ bản thống nhất và đồng hướng với cái nhìn cộng đồng, nhiệm vụ của nhà văn là sáng tạo những hình tượng tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Vì thế, giọng điệu bàn luận, triết lý của văn học giai đoạn này xuất hiện không nhiều.
Đến với sáng tác của Gunter Grass, với tư duy đổi mới, mang cảm hứng
thế sự - đời tư nên nhiều vấn đề của thời đại, của cuộc sống được nhà văn có
nhu cầu nhận thức lại và bàn luận triết lý theo cách riêng của mình. Nội dung bàn luận triết lý là một hình thức diễn đạt ngắn gọn, độc đáo, một chân lý sống, một khái niệm sống nào đó dưới dạng những luận đề mang nội dung tự
54
nhiên, có tính quy luật và tính tất yếu. Vấn đề được bàn luận, triết lý có khi thông qua lời của nhân vật nào đó hoặc qua lời của người kể chuyện. Nhà văn cho nhân vật của mình đưa ra ý kiến nhận xét cùng chiều hoặc trái chiều, thể hiện những điểm nhìn phong phú về đối tượng hay nội dung xã hội thẩm mĩ cụ thể. Có khi thông qua lời của chính tác giả. Nhà văn xoáy sâu vào những vấn đề mình quan tâm, bình luận về nó, từ đó khái quát nên vấn đề mang tính quy luật của đời sống.
Những vấn đề bàn luận, triết lý trong Cái trống thiếc được thể hiện rất rõ nét qua lời của nhân vật Oskar, biểu hiện ở một số điểm sau:
Đó là sự tồn tại vĩnh hằng của lòng tin, hy vọng và tình yêu: “Tình yêu đâu cần biết giới hạn thời gian trong ngày và hy vọng là bất tận và lòng tin thì không biết đến biên giới, chỉ cần biết và không biết là lệ thuộc vào thời
gian và biên giới và thường kết thúc trước thời hạn. Con người có thể tồn tại,
cuộc sống của họ sẽ có ý nghĩa nếu biết hy vọng bởi một sự kết thúc bao giờ cũng là bắt đầu một hy vọng: “... Ở nước chúng ta, mọi kết thúc đều là bắt đầu và trong mọi kết thúc, kể cả cái kết thúc tối hậu, bao giờ cũng có hy vọng [...]. Chừng nào con người còn hy vọng, nó sẽ luôn luôn lại bắt đầu hy vọng
đi đến những kết thúc tràn trề hy vọng”. Triết lý đó nhằm khơi gợi niềm tin
vào cuộc sống, lòng yêu đời, yêu cuộc sống trong mỗi chúng ta.
Đó còn là sự khái quát về số phận con người trong thời đại tác giả sống thông qua cách xác định nhân vật chính trong tiểu thuyết của mình:”...không còn có nhân vật chính của tiểu thuyết nữa vì không còn có những kẻ cá nhân chủ nghĩa, vì cá tính đã mất tiêu, vì con người là cô đơn, mà giờ mọi người đều cô đơn y hệt nhau, bị tước mất nỗi cô đơn cá thể và hợp thành một khối đoàn kết vô danh không có nhân vật chính”.
Trong Cái trống thiếc, thông qua lời thuật lại của nhân vật Oskar, Gunter Grass cũng đã nêu lên một triết lý về đời người, về quy luật sinh - lão - bệnh - tử: “Những đám tang bao giờ cũng nhắc ta nhớ đến những đám tang
55
khác”. Không chỉ vậy, câu văn còn thể hiện triết lý về số phận của nhân dân
trong chiến tranh. Bởi lẽ, chiến tranh luôn đi liền với những nỗi khổ, với sự chết chóc, với những đám tang.
Như vậy, có thể thấy, Cái trống thiếc đã nêu lên nhiều vấn đề trở thành triết lý. Thông qua những sự kiện, những yếu tố tưởng như nhỏ nhặt, không mấy quan trọng nhưng ẩn chứa trong đó là những triết lý về cuộc đời, về số phận con người. Đây phải chăng là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Chúng ta cần hiểu, cảm nhận và vận dụng vào bản thân để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Với cách nhìn nhận, bàn luận và triết lý trong tác phẩm, người đọc rút ra được nhiều điều cần suy ngẫm. Đó cũng chính là cái nhìn đầy bản lĩnh và độc đáo của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.