8. Bố cục của khóa luận
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc
Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Giọng điệu không những thể hiện bản lĩnh mà còn quyết định bản sắc tác giả. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn luôn có một giọng chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận
46
giữa người đọc và người kể, thiếu một giọng đặc trưng, tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân
sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [8, tr.134].
Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của
truyện, khẳng định: “Giọng điệu chính là mối quan hệ chủ thể và hiện thực
khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình
huống cụ thể” [9, tr.154].
Trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã khẳng định:
“Giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả. Có giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời
sống”[23, tr.142].
Đặc biệt, M.B.Khrapchenco trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự
phát triển văn học cũng đã dành một số lượng trang không ít để nói về giọng
điệu. Theo ông, giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo ra một giọng điệu độc đáo. M.B.Khrapchenco cũng khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống
47
Nhìn một cách tổng quát, các ý kiến của M.B.Khrapchenco đã đề cập đến ba vấn đề chính: thứ nhất, giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng, giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương; thứ hai, trong tác phẩm có sự xuất hiện của giọng điệu chủ yếu và các sắc điệu bao quanh với tư cách là bè đệm; thứ ba, giọng điệu thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: từ ngữ, kết cấu, cách thức tạo nhịp, gieo vần, cách sử dụng mô típ và xây dựng hình tượng,... Đây có thể coi là một cái nhìn khá đầy đủ và xác đáng về giọng điệu trong tác phẩm văn học nói chung.
Với những cách hiểu trên về giọng điệu có thể nhận thấy, dù cách diễn đạt khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu gặp nhau ở một số điểm: đó là kiểu cách dùng giọng để kể, là lập trường quan điểm và nổi bật nhất là thái độ đối với hiện tượng được miêu tả. Như vậy, giọng điệu trần thuật chính là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, cùng với các phạm trù nghệ thuật khác, nó góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công và bản sắc riêng cho tác giả. Chính vì thế khi nghiên cứu sáng tác của một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của họ bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn.
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc
Trên phương diện của hình thức ngôn ngữ có thể thấy giọng điệu cũng hết sức phong phú và đa dạng. Giọng điệu nghệ thuật khẳng định vai trò của một cá tính sáng tạo, khẳng định ý thức cá nhân và trách nhiệm của nhà văn trước cuộc sống. Bởi giọng điệu chính là nơi thể hiện cá tính và bản lĩnh của nhà văn. Nằm trong dòng chảy đó, có thể thấy tiểu thuyết Cái trống thiếc đã ghi nhận dấu ấn riêng về giọng điệu của tác giả Gunter Grass.
Đặt vấn đề táo bạo, Gunter Grass đã “dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật mà xem xét, suy ngẫm, lý giải, lột tả đúng bản chất của vấn đề”.
Mặt khác, viết về Cái trống thiếc, Gunter Grass đã tìm được cho mình một giọng điệu phù hợp với đối tượng miêu tả. Sức hấp dẫn người đọc trong
48
Cái trống thiếc là tác giả đã khắc họa thành công hệ thống nhân vật, có tính
cách đối lập, có đời sống nội tâm phong phú và đa dạng. Các thủ pháp biểu hiện được Gunter Grass sử dụng rộng rãi và linh hoạt, thể hiện một tài năng nghệ thuật độc đáo tiêu biểu cho sự khởi sắc của tiểu thuyết Đức thế kỷ XX.
Khảo sát trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy tác phẩm chủ yếu sử dụng các giọng điệu như: giọng giễu nhại, hài hước; giọng thương cảm, xót
xa; giọng bàn luận, triết lý; giọng suồng sã, tự nhiên.
3.2.2.1. Giọng giễu nhại, hài hước
Theo M.Bakhtin: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi. Tiếng cười xóa bỏ sự sợ hãi, tôn kính trước khách thể, trước thế giới biến thành đối tượng của sự tiếp xúc thân mật và bằng cách đó chuẩn bị cho việc nghiên cứu nó một cách hoàn toàn tự do”.
Giọng điệu giễu nhại, hài hước được xem là giọng điệu chủ đạo trong
Cái trống thiếc. Giọng điệu này được tác giả sử dụng khá linh hoạt nhằm thể
hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
Thật vậy, trong tác phẩm, giọng giễu nhại được xem là giọng chủ đạo biểu hiện rất rõ nét trong ngôn ngữ của nhân vật, ở đây là nhân vật chính Oskar. Trong truyện, gia đình, tình yêu, cái chết, tôn giáo,... tất thảy đều là đối tượng báng bổ, vòi nọc châm chích của gã quỷ lùn không từ cái gì, không tha ai, kể cả người mẹ tội nghiệp mà gã chỉ yêu vì bà thường xuyên mua trống cho gã, hai người cha giả định - Alfred Matzerath và Jan Bronski - mà gã đều phản đối đưa đến cái chết.
Gia đình là tế bào của xã hội và mọi sự biến đổi của đời sống xã hội đều tác động đến đời sống gia đình. Gia đình là mái ấm bình yên của con người trên hành trình sống nhiều nhọc nhằn vất vả, nhiều vấp ngã, thăng trầm. Nhưng hình như với Oskar lại không phải như vậy! Dưới con mắt của Oskar, gia đình cũng chỉ là một mớ hỗn độn, đầy sự lố lăng, kệch cỡm. Nó được Oskar nói đến với một sự mỉa mai, giễu cợt lên đến cực độ.
49
Với người mẹ của mình, gã chỉ yêu vì bà thường xuyên mua trống cho gã chứ không phải xuất phát từ tình mẫu tử, từ lòng yêu thương chân thành của một người con dành cho mẹ. Gã đã gọi bà là người mẹ tội nghiệp. Quan hệ ngoại tình của bác Jan và mẹ của gã cũng đã bị đem ra chỉ trích, mỉa mai, “Với tất cả sự tính toán lạnh lùng, hai người - mẹ tôi và Jan - khi cần, có thể tìm ra một cái giường ân ái không bị quấy rầy, nhưng mặt khác, họ lại tỏ ra rất có năng khiếu thơ mộng: chẳng cần giàu trí tưởng tượng gì lắm cũng có thể xem họ như một cặp Rômêô - Juliet...”.
Cả hai người cha mà Oskar vẫn thường gọi là những người cha hợp lý
cũng bị gã nói đến với một giọng mỉa mai, châm biếm. Oskar chế giễu sự nhút nhát của ông bố khả thể của mình: “Người tình của mẹ tôi thì bận bịu với nỗi sợ choán đầy tâm trí đến nỗi những cử chỉ khẩn cầu của tôi không có tác động nào khác ngoài việc làm tăng nỗi sợ ấy”.”...Ông bố khả thể của tôi lại nhìn chiến tranh với con mắt hiện thực đến nỗi ông khó mà có thể - thực tế là không thể - dũng cảm được.
Trong tác phẩm, ta thấy, chỉ có một vài gương mặt hiếm hoi được gã
nhắc đến với ít nhiều tình cảm trìu mến: ông ngoại gã, kẻ tội đồ phóng hỏa bị truy nã Joseph Koljaiczek (đã chết dưới gầm bè hay hiện là nhà triệu phú Joe Colchie ở tiểu bang Buffalo, Mỹ); người Do Thái Sigismund Markus, chủ hiệu đồ chơi, nguồn cung cấp trống cho gã; anh chàng Herbert Truczinski với cái lưng đầy sẹo; và nhất là người đàn bà trên cánh đồng khoai tây Kashubes, bà ngoại Anna Koljaiczek của gã. Còn lại tất cả đều trở thành đối tượng bị hắn đem ra chỉ trích.
Với Oskar, gia đình trở thành đối tượng chủ yếu bị đem ra chỉ trích, giễu cợt. Những người thân trong gia đình, những mối quan hệ trong gia đình hiện lên đều lố lăng, kệch cỡm: quan hệ ngoại tình giữa anh em họ, việc dan díu của mẹ kế con chồng rồi đến cách ứng xử trong quan hệ cha – con,...Tất
50
cả những điều này được tác giả nhận ra và phản ánh trong đứa con tinh thần của mình.
Không chỉ có gia đình, tôn giáo cũng trở thành đối tượng bị đem ra chỉ trích. Với những người theo đạo Thiên Chúa, Ông già Nô-en được tôn kính là vậy. Giờ đây, dưới con mắt của Oskar, đó cũng chỉ là một lão nhân viên Sở cung cấp “ga” trên trời với cái đồng hồ “ga” không ngừng tích-tắc tích-tắc cắp nách. Lòng tin ở ông già Nô-en hóa ra lại là lòng tin ở gã nhân viên khí đốt.
Ngay cả Chúa Jê-xu, Đức Mẹ Đồng Trinh, những nghi thức trong tôn giáo cũng bị Oskar châm biếm, đả kích. Oskar gọi Đức Mẹ Đồng Trinh bằng nhiều tên gọi khác nhau Trinh Nữ của các trinh nữ, Mẹ Nhân Từ Khoan Dung, Người đầy thiên ân trong các người nữ, Mẹ dịu hiền, Mẹ trinh bạch,... hắn đem so sánh giữa Đấng Cứu Thế, Chúa Jê-xu với người cha đỡ đầu - Jan Bronski của mình với giọng điệu mỉa mai sâu sắc.
Tình yêu luôn trở thành cảm hứng vô tận trong văn học. Với các tác giả khác, tình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống, là liều thuốc tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống: đó là tình yêu vượt qua mọi rào cản của gia đình của Rômêô – Juliet của Sec-xpia, là mối tình của gã lùn xấu xí Cazimôđô với cô gái xinh đẹp Exmêranđa,... Vì vậy, tình yêu trong sáng tác của họ hiện lên với tất cả những gì đẹp nhất. Tuy nhiên, bởi bối cảnh xã hội, bởi hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống, Gunter Grass viết về tình yêu với một cảm hứng hoàn toàn khác. Tác giả để nhân vật của mình thể hiện thái độ, cách nhìn nhận với một sự châm biếm, giễu nhại. Đó là quan hệ ngoại tình của người mẹ với ông bác họ, là việc dan díu của mẹ kế con chồng, là mối tình đơn phương của ông chủ hiệu đồ chơi,... Ở đây, tình yêu không hề đẹp đẽ như nhiều tác giả khác vẫn thường nói đến. Trong Cái
trống thiếc, tình yêu giờ trở thành một trong những nguyên nhân gây ra sự bất
51
Cái chết vốn là điều thiêng liêng, là kết thúc cuộc đời của một con người. Bởi vậy, người ta thường nói đến nó với sự đau xót, thương cảm. Nhưng với Oskar, nó hiện lên với một sắc thái hoàn toàn ngược lại. Cái chết trong con mắt của gã mang đầy sự hài hước, tởm lợm. Hắn giễu nhại từ nguyên nhân dẫn đến cái chết cho đến các đám tang của những người thân trong gia đình; cái chết của người mẹ tội nghiệp, của hai ông bố giả định, của những người xung quanh.
Có thể thấy rằng giọng điệu giễu nhại, hài hước, mỉa mai, châm biếm đã đem đến cho tiểu thuyết Cái trống thiếc một âm hưởng riêng, một phong cách riêng, đã tái hiện thành công bức tranh hiện thực cuộc sống với một quan niệm đa chiều.
3.2.2.2. Giọng thương cảm, xót xa
Nếu giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai giễu nhại thể hiện cái nhìn “phi thành kính” của nhà văn khi tấn công vào cái vô lý, cái lố lăng thì ngược lại, giọng điệu thương cảm xót xa lại chứa đựng cái nhìn cảm thông thương xót của nhà văn trước những bi kịch của cuộc đời. Trước hiện thực cuộc sống ngổn ngang bề bộn với bao điều ngẫu nhiên, bất thường, vô thường, thân phận của con người thật đa đoan. Trải qua thăng trầm của cuộc sống đã có biết bao những thân phận đáng thương của con người bé nhỏ, bất hạnh. Theo dõi sự chìm nổi của những thân phận như thế, khám phá những trăn trở, giằng xé nội tâm của con người trong quá trình tự nhận thức, Gunter Grass đã thể hiện rất sâu sắc tình cảm của mình với một giọng thương cảm chân thành.
Khảo sát Cái trống thiếc, chúng tôi nhận thấy giọng điệu xót xa có xuất hiện trong một số từ ngữ, câu văn cụ thể. Trước hết, người kể chuyện – Oskar thương cảm, xót xa cho chính mình: “Oskar cô đơn, bị phản bội, bị bán rẻ. Làm sao nó có thể bảo toàn được diện mạo lên ba của nó nếu nó thiếu thứ cần thiết tối thiểu là cái trống [...]. Trong cơn tuyệt vọng, tôi bắt đầu tìm đến con người không phải là cha tôi song rất có thể đã sinh ra tôi”.
52
Oskar yêu Maria nhưng không thể đến được với nàng mà ngược lại
Maria lại trở thành mẹ kế của hắn. Oskar đã đau xót khi phải thốt lên: “Nếu coi ông bố hờ này là cha tôi, thì tất phải suy ra rằng cha tôi đã cưới người vợ tương lai của tôi, gọi con trai Kurt của tôi là con trai ông và chờ đợi tôi nhận cháu nội ông là em cùng cha khác mẹ, chấp nhận và chịu đựng sự có mặt, với tư cách là mẹ kế, của Maria, người yêu dấu thơm mùi vani của tôi, trên cái giường tanh mùi trứng cá của ông [...]. Nhìn lại sự phân vai nhầm trong vở bi
kịch này, tôi đâm ngán cái nghiệp sân khấu vì nỗi Oskar, nhân vật chính đích
thực, lại bị phân cho một vai phụ có bỏ đi cũng chả sao”.
Oskar rơi vào bi kịch khi bị đứa con trai – Kurt khinh bỉ, nhục mạ. “Khi
nó thấy tôi nằm lăn ra đấy, rên rỉ như một con quay hết đà, nó bèn quất vào không khí như thể chưa hả giận [...]. Và khi người cha ráng cầu hòa, cắn răng nuốt những cơn đau buốt lê qua tấm thảm đến chỗ thằng con, nó lại vung roi lên một lần nữa. Con quay mệt đừ đành xin hàng thôi không quay, không rên, không huýt gió nữa và cái trống từ bỏ mọi hi vọng được trao vào tay một nhạc công nhạy cảm với món dùi tuyệt kỹ, mãnh liệt mà không thô bạo.”
Oskar còn dành sự thương cảm, xót xa cho chính người mẹ tội nghiệp
của mình: “Trong bốn ngày, những ai trong chúng tôi được phép vào thăm đều thấy mặt mẹ võ vàng vì đau đớn và nôn mửa; đôi lúc mẹ mỉm cười với tôi
qua cơn buồn nôn”. Cái chết và đám tang của người mẹ tội nghiệp được
Oskar miêu tả rất cụ thể với một lòng thương cảm sâu sắc. Đó cũng chính là tấm lòng của tác giả dành cho nhân vật của mình nói riêng và số phận của nhân dân thời bấy giờ nói chung.
Giọng thương cảm còn được thể hiện rất rõ khi tác giả nói đến các nhân vật có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh như hai nhân vật Jan Bronski và Matzerath mà Oskar vẫn thường gọi là những người cha hợp lý, ông chủ hiệu đồ chơi và còn nhiều nhân vật khác nữa.
53
Tấm lòng tác giả còn được thể hiện khi nói tới sự bất hạnh của những nạn nhân trong công cuộc bảo vệ Sở Bưu Chính Ba Lan: “Vì sự quan tâm đối với gia đình những người chết, nhà chức trách muốn tránh cho họ khỏi è cổ dưới những khoản chi cần thiết cho một nấm mồ tập thể lớn đến thế, tốn hoa