Giọng suồng sã, tự nhiên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 60)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.2.4. Giọng suồng sã, tự nhiên

Để tác phẩm gần gũi với cuộc sống, bức tranh hiện thực hiện lên với tất cả các mặt của nó, tác giả thường sử dụng giọng suồng sã, tự nhiên. Giọng điệu đó được tạo nên bởi chỗ tác giả sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ, thông tục, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày với một giọng kể tự nhiên.

Đó là lời bà Mamăng chỉ trích con trai mình: “Rồi một ngày kia, anh cũng sẽ kết thúc giống như bố anh thôi […]. Lần này thì xảy ra chuyện gì? […] Như mọi khi. Bọn Thụy Điển và Na Uy. […] Như mọi khi, như mọi khi. Đừng có nói với tôi rằng vẫn là những thằng ấy. Lần trước là những gã ở tàu tập huấn, tên nó là gì hả, nói nghe nào, à phải rồi, tàu Schlageter. Đúng là

thế rồi mà anh thì định bịp tôi là bọn Thụy Điển với Na Uy. Đó còn là lời tố

cáo chiến tranh, lời chửi mắng bọn phát xít Đức: “Cái bọn Đức chết tiệt bao giờ cũng sủa ăng ẳng và hùng hùng hổ hổ”.

Nó còn được thể hiện ở cách ngắt nhịp tự nhiên, sự lặp lại trong cấu trúc câu: “Xưa có...”

56

“Xưa có một nhạc sĩ tên là Meyn, anh chơi t’rompet tuyệt vời không lời nào tả xiết.

Xưa có một người bán đồ chơi tên là Markus và ông bán những cái trống thiếc sơn hai màu đỏ trắng.

Xưa có một nhạc sĩ tên là Meyn, anh có bốn con mèo, một con tên là Bismarck.

Xưa có một thằng bé đánh trống, tên nó là Oskar, nó cần người bán đồ chơi [...].

Xưa có một nhạc sĩ tên là Meyn, và nếu anh không chết thì anh vẫn còn

sống và một lần nữa lại chơi t’rompet tuyệt vời không lời nào tả xiết”.

Cách ngắt nhịp này rất đặc biệt, gợi lên trong người đọc hình dung ra phần nào tính cách, chiều hướng con đường đời, đồng thời cũng cho thấy sự luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát của nhân vật.

Giọng suồng sã, tự nhiên còn được thể hiện ở giọng kể tự nhiên của Oskar. Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của từng nhân vật được thuật lại một cách tự nhiên không theo một trật tự bắt buộc nào từ khi sinh ra đến khi kết thúc cuộc đời; cách ăn uống, lối sinh hoạt cũng được miêu tả rất cụ thể. Đây được coi là nét đặc sắc trong bút pháp của tác giả. Nó tạo nên một phong cách riêng, một bản sắc riêng không trộn lẫn của Gunter Grass. Từ giọng điệu suồng sã, tự nhiên mà bức tranh hiện thực của tác phẩm cứ dần hiện ra một cách rõ nét, làm cho hiện thực hiện lên như nó vốn có. Đó cũng là kết quả của quá trình tìm tòi, sáng tạo của nhà văn.

Tóm lại, Gunter Grass đã kiến tạo và kết hợp nhuần nhuyễn những sắc thái giọng điệu khác nhau như: giọng giễu nhại, hài hước; giọng thương cảm, xót xa; giọng bàn luận, triết lý; giọng suồng sã, tự nhiên để tạo nên những bức chân dung tâm lý phong phú của nhân vật. Mỗi sắc giọng biểu hiện cho một nhu cầu cần được giãi bày, bộc bạch để khẳng định mình của nhân vật. Qua

57

đó, Gunter Grass cho người đọc thấy được những tình cảm, trăn trở của mình trước cuộc sống.

Giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm được tạo thành bởi một hệ thống các yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau. Từ sự sắp xếp cách kể chuyện, đến cách xây dựng hình tượng nhân vật, cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả,... Giọng điệu nghệ thuật phản ánh tư tưởng, tình cảm của nhà văn trong tác phẩm của mình. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị tác phẩm. Tiểu thuyết Cái trống thiếc chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả không chỉ là sự hấp dẫn của những câu chuyện mà còn hấp dẫn ở cái tài của người kể chuyện, một chút triết lý, một chút hài hước, giễu nhại bên cạnh nỗi niềm trầm lắng xót xa,... Xét cho cùng, đó là cái tình thấm vào từng câu chữ và cái tài của người nghệ sĩ hòa quyện để tạo nên một giọng điệu riêng mang phong cách Gunter Grass.

58

KẾT LUẬN

1. Thế giới nghệ thuật là một phạm trù rộng và được tạo nên từ nhiều khía cạnh. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn, người đọc không những phải hiểu rõ những vấn đề thi pháp học nói riêng, mà tác giả còn phải nắm chắc những tri thức lí luận văn học nói chung. Những nguyên tắc khám phá thế giới nghệ thuật mà lí luận đưa ra có ý nghĩa định hướng thiết thực, khẳng định việc khám phá giá trị nghệ thuật trong văn học mang tính khách quan, lô gíc. Với mỗi thể loại văn học, trào lưu sáng tác và cá nhân nghệ sĩ đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong việc khai thác nghệ thuật của người tiếp nhận.

Khám phá thế giới nghệ thuật của một nhà văn lớn, cụ thể ở đây là Gunter Grass, không thể đòi hỏi phải tìm được hết những biểu hiện của nó, mà chỉ có thể khai thác những khía cạnh nổi bật. Qua thực tiễn khai thác thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc, chúng tôi ghi nhận những tìm tòi sáng tạo của Gunter Grass trong việc góp một tiếng nói mới cho nền văn học Đức nói chung và tiểu thuyết Đức thế kỷ XX nói riêng.

2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass rất phong phú, đa dạng. Ở đó, các nhân vật hiện ra với đủ dạng vẻ: tốt – xấu, thật – giả. Trong những năm tháng của chiến tranh thế giới lần thứ hai, xã hội Đức hiện lên đầy phức tạp. Dựa trên những tiêu chí nhất định của cơ sở lí thuyết chúng tôi tiến hành khảo sát các kiểu nhân vật xuất hiện trong tác phẩm: nhân vật kỳ ảo, nhân vật bi kịch, nhân vật nắm giữ lòng tin, nhân vật đám đông. Thế giới nhân vật ấy, qua con mắt tinh tế và sự tái tạo độc đáo của nhà văn đã trở nên rõ nét và cực kỳ sống động. Nhờ sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã lột tả được tính đa diện của nhân vật, làm sống dậy một mảng hiện thực xã hội đầy biến động và phức tạp của nước Đức trong nửa đầu thế kỷ XX.

59

3. Tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là tìm hiểu về không quyển tinh thần mà nhà văn tạo dựng để nhân vật tồn tại trong đó. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái

trống thiếc được tác giả tổ chức thành không gian – thời gian hiện thực và

không gian – thời gian kỳ ảo. Mặt khác, không gian - thời gian hiện thực luôn có xu hướng kỳ ảo hóa và trên thực tế hai loại không gian và thời gian này không tồn tại tách rời mà thường xuyên có sự đan cài, lồng ghép vào nhau. Sự biểu hiện phong phú, đa dạng của không gian – thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cho thấy tính chất phức tạp của hiện thực cuộc sống trong tác phẩm. Đồng thời, thể hiện sự linh hoạt trong việc tiếp cận và phản ánh cuộc sống của tác giả. Tất cả các yếu tố này đã tạo thành một chỉnh thể độc đáo về không gian – thời gian trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

4. Tiểu thuyết Cái trống thiếc là một tiếng nói nghệ thuật mang ngôn ngữ và giọng điệu riêng, độc đáo của nhà văn Gunter Grass. Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong tác phẩm là thứ ngôn ngữ được lựa chọn kỹ lưỡng làm công cụ đắc lực để thể hiện thế giới nghệ thuật tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ mang phong cách Kinh Thánh cho đến ngôn ngữ bình dân, siêu thực mà nhà văn dụng công tìm hiểu, khám phá. Vì thế, ngôn ngữ trong tác phẩm có tính chính xác, tính tạo hình và biểu cảm cao, phù hợp với cách nói, cách diễn đạt, lối nghĩ và hành động của nhân vật. Giọng điệu trong tác phẩm là sự kết hợp hoặc pha trộn các giọng điệu vừa giễu nhại hài hước, vừa thương cảm xót xa bên cạnh giọng điệu triết lý bàn luận, tự nhiên suồng sã... Điều quan trọng các giọng điệu ấy được tác giả khai thác phù hợp với đối tượng miêu tả. Nhờ đó

Cái trống thiếc trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Thế giới nghệ thuật độc đáo trong tiểu thuyết Cái trống thiếc đã khẳng định tài năng nghệ thuật của Gunter Grass. Với tiểu thuyết này, nhà tiểu thuyết Gunter Grass đã có đóng góp to lớn cho nền văn học Đức, đem đến sự khởi sắc cho nền tiểu thuyết Đức và tiểu thuyết thế giới thế kỷ XX.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Arixtôt (1999), Nghệ thuật thi ca, NXB Văn học, Hà Nội.

2.Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

3.M. Bakhtin (2002), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

4.Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5.Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6.Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lý luận văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

7.Gunter Grass (2002), Cái trống thiếc (Dương Tường dịch), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

8.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9.Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

10. Phùng Minh Hiến (2002), Nghệ thuật, một loại văn hóa đặc biệt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11.Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm vănchương, một sinh thể nghệ thuật, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Khỏa (2002), Thần thoại Hi Lạp, NXB Văn hóa, Hà Nội. 13. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

61

15.D.X. Likhachop (La Khắc Hòa dịch) (1989), Thi pháp văn học cổ điển Nga, Tạp chí văn học số 2.

16.U.M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội. 17. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Nhiều tác giả (2002), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng việt, NXB Đà Nẵng,

Đà Nẵng.

22.Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Giáo Dục và Đào Tạo – Vụ giáo viên, Hà Nội.

23. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

24. Cung Kim Tiến (biên soạn) (2002), Từ điển triết học, NXB Bộ văn hóa thông tin, Hà Nội.

25.Nguyễn Thị Huyền Trang (2012), Huyền thoại trong Cái trống thiếc của

Gunter Grass, Luận văn thạc sĩ - ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)