Không gian kỳ ảo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 36)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.2.2. Không gian kỳ ảo

Không gian kỳ ảo là kiểu không gian được tác giả tạo ra bằng sự hư cấu bao gồm các yếu tố huyền ảo nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Trong Cái trống thiếc, không gian kỳ ảo được Gunter Grass khắc họa ở không gian Hầm Hành. Hầm Hành được tác giả miêu tả rất độc đáo. Nhìn từ mặt phố, Hầm Hành cũng giống như nhiều hộp đêm mới, nghĩa là chỉ khác những quán bar hoặc quán rượu cũ ở chỗ giá cao hơn với cách trang trí nội thất “tân kỳ”, cách đặt tên độc đáo: Phòng Ravioli (kín đáo và thanh lịch),

Húy Kỵ (bí ẩn và hiện sinh), Ớt Bột (cuồng nhiệt), và tất nhiên cả Hầm

Hành nữa.

Ở không gian này ta thấy có rất nhiều điểm đặc biệt, nó đặc biệt từ kiểu cấu trúc, từ đồ vật cho đến con người ở đó. Hầm Hành mang “chân dung” hồn

32

nhiên đến mức xót xa của một củ hành được vẽ bởi một bàn tay cố tình làm ra vụng về trên một tấm biển tráng men treo theo cách cổ xưa của người Đức. Cửa sổ duy nhất được lắp những ô kính tròn màu xanh chai. Cánh cửa ra vào bằng sắt sơn chống gỉ. Người gác cửa khoác một tấm da cừu quê mùa. Đó là một tầng hầm thật, ẩm ướt và lạnh giá dưới chân, đó là một thứ hình ống dài khoảng mười tám mét, rộng bốn mét, được sưởi ấm bằng hai cái bếp lò chân chính. Cầu thang tựa như một thứ thang lên ca- bin tàu biển hơi lắc lư một chút nhằm tạo cảm giác như đang viễn du trên đại dương. Hầm Hành được chiếu sáng bằng đèn đất giống như loại đèn axetylen của thợ mỏ nó tạo nên một không khí độc đáo. Ghế ngồi là những cái hòm tầm thường, bất tiện, phủ bằng bao đựng hành...

Và một điều đặc biệt nữa trong không gian này là con người. Các khách hàng đến đây rất đa dạng gồm cả: doanh thương, bác sĩ, luật sư, ký giả, nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh, những nhân vật nổi tiếng trong giới thể thao, quan chức trong chính quyền tỉnh và thành phố. Họ đi cùng với vợ, nhân tình, nữ thư ký, họa sĩ trang trí nội thất và có khi với bồ đực. Các khách hàng đến cái tiệm đặc biệt này là những người có tâm sự đau buồn nhưng lại mất khả năng khóc, nên phải nhờ cậy hơi cay của hành để trút vội nỗi lòng qua nước mắt.

“Không, không phải hễ tim đầy tràn thì tất yếu mắt phải lã chã giọt châu, một số người không bao giờ nhỏ được một giọt nước mắt, nhất là ở thế kỷ chúng ta, cái thế kỷ mà bất luận mọi đau buồn và thống khổ, chắc chắn sẽ bị hậu thế

coi là thế kỷ ít nước mắt nhất”. Chính cái sự hạn hán nước mắt ấy đã thúc đẩy

những người còn hạch nước mắt đến với Hầm Hành của Schmuh.

Đến với Hầm Hành, họ đã đạt được mục đích của mình. Cuối cùng, họ lại có thể khóc được, khóc đến nơi đến chốn, không kiềm chế, khóc như điên. Ở đây, những bi kịch cơ bản của kiếp nhân sinh, những nỗi niềm chất chứa trong lòng được thổ lộ rất chân thành. Đây đó, đôi câu về một sự nghiệp lỡ dở, một cuộc hôn nhân đổ bể, chuyện xung đột giữa cha và con trai, mẹ và

33

con gái cũng được thổ lộ rồi còn nhiều câu chuyện khác xảy ra trong cuộc sống hàng ngày nữa.

Hầm Hành không những đem lại nước mắt cuốn đi mọi mặc cảm ức

chế mà còn kéo họ lại gần nhau hơn. Phải chăng đây chính là ước mơ mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm. Đó là mơ ước về một xã hội tốt đẹp, người gần với người hơn, con người được sống trong tình yêu thương đồng loại.

Như vậy, dù không gian có biến đổi ở những chiều kích khác nhau, kết nối những không gian khác nhau, hòa trộn giữa thực và ảo, mở rộng hay thu hẹp thì không gian ấy vẫn là sân khấu chính để các nhân vật nhập vai diễn của mình. Thông qua những mảnh không gian cùng cách tổ chức không gian, Gunter Grass đã thể hiện ngòi bút phân tích sắc sảo và khám phá hiện thực xã hội của nước Đức những năm của thế kỷ XX một cách sâu sắc.

2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 2.2.1. Khái niệmthời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)