Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 46)

8. Bố cục của khóa luận

3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Ngôn ngữ nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện ngôn

ngữ được sử dụng trong một loại hình nghệ thuật hoặc một sáng tác nghệ thuật. Trong đó mỗi loại hình nghệ thuật lại có một “ngôn ngữ” nghệ thuật làm phương tiện thể hiện riêng.

Ở loại hình văn học, ngôn ngữ văn học là phương tiện làm nên tác phẩm văn học. M. Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn

học”. Ngôn ngữ văn học là “Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong

văn học”, “công cụ, chất liệu cơ bản của văn học”.

Bất kỳ nhà văn nào trong sáng tác cũng không thể không quan tâm đến

ngôn ngữ nghệ thuật. Vì vậy, văn học được gọi là “nghệ thuật của ngôn từ”. Về bản chất, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn từ của tác phẩm văn học, kết quả sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ ở đây không còn là phương tiện giao tiếp tự nhiên hàng ngày trong đời sống mà là thứ ngôn ngữ đã được lựa chọn, sáng tạo theo chủ quan của người nghệ sĩ để phục tùng các nhiệm vụ nghệ thuật của tác phẩm. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng nhất và giàu sức biếu cảm nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ để chuyển tải đến với người đọc.

Trong tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng,...của nhà văn. Mỗi một nhà văn là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.

Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn học nói

42

riêng). Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật là hình thái hoạt động mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để phục vụ nhân vật trung tâm và xây dựng hình tượng văn học. Vì vậy, tính hình tượng và tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất nhất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác quy định thuộc tính ấy.

Tuy nhiên, những thuộc tính chung vừa nói trên được biểu hiện qua các thể loại văn học với những sắc thái khác nhau. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch tập trung chủ yếu vào lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, qua đó bộc lộ tính cách nhân vật; ngôn ngữ thơ ca là sự chắt lọc nhuần nhuyễn có vần điệu để bộc lộ tình cảm của nhà thơ; còn ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là sự tổng hợp nhiều tính cách. Song, sự khác biệt quan trọng giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự chính là ở chỗ: trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm.

Trong văn xuôi nghệ thuật, ngôn ngữ là yếu tố thuộc về phương thức biểu hiện, góp phần quan trọng vào việc khắc họa đa dạng tính cách nhân vật, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.

Nằm trong thể loại văn xuôi nghệ thuật, tiểu thuyết là một thể loại lớn, thể loại mang tính chất tổng hợp phong cách nghệ thuật của các thể loại khác cùng các thủ pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật lân cận. Vì thế, tiểu thuyết có phạm vi sử dụng ngôn ngữ rất rộng, có thể dung nạp ngôn ngữ cá lĩnh vực khác nhau của đời sống, thông qua cách lựa chọn theo ý đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ.

3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Nói đến đặc điểm ngôn ngữ trong Cái trống thiếc cũng chính là đặc

điểm ngôn ngữ người kể chuyện. Trong tác phẩm văn chương, người kể chuyện chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể:

43

Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, tuy nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ở ngoài đời. Có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra. Có thể là một người biết câu chuyện nào đó rồi kể lại.

Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều nhân vật người kể chuyện. Người kể chuyện bộc lộ quan điểm và thái độ của mình đối với từng biến cố, từng sự việc và từng nhân vật, trở thành người định hướng về mặt nội dung tư tưởng. Ở nhân vật này thường được thể hiện bằng hai đặc điểm là quan điểm trần thuật và điểm nhìn trần thuật.

Nhân vật người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội do cái nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái hiện con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, đa dạng, sinh động.

Nhân vật người kể chuyện có vai trò then chốt trong tác phẩm tự sự. Nhân vật người kể chuyện có thể có một giọng, có thể có hai giọng thể hiện sự đối thoại với ý thức cùng một đối tượng miêu tả. Nó là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính tác giả.

Trong tiểu thuyết Cái trống thiếc, người kể chuyện cũng chính là nhân vật chính Oskar, đan xen hai tầng nhân cách, lúc thì “tôi” (nhân xưng ngôi thứ nhất), khi lại “nó”, “gã”, “hắn” (nhân xưng ngôi thứ ba). Người kể chuyện kể lại những sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời mình đồng thời đứng ở ngoài kể việc mình chứng kiến hoặc kể lại chuyện mình được nghe. Người kể chuyện xưng “tôi” nhằm thuật lại những sự kiện xảy ra đối với mình, những mối quan hệ từ đó, giúp bộc lộ được tính cách, chiều hướng con đường đời cũng như cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân về con người, cuộc sống, thời đại.

Vào thời điểm nó ra đời, Cái trống thiếc còn là một cú sốc thi pháp. Tác giả chở những ngụ ngôn đen của mình trên một bút pháp vừa hoạt bát phóng túng vừa đầy ắp liên tưởng, cuồn cuộn những sóng chữ nghịch nhĩ,

44

chói màu, xứng đáng với Rabelais. Một cách táo bạo đầy hiệu quả, nhà giả kim Grass đã hòa trộn các cấp độ ngôn ngữ từ phong cách Kinh Thánh đến cách ăn nói bình dân đầy biệt ngữ tục tĩu, các yếu tố huyễn hoặc, siêu thực, xoay quanh những hình ảnh cao áp với dung lượng kịch tính và tượng trưng cực đại.

Tác phẩm đạt được thành công, hấp dẫn được sự chú ý của độc giả trước hết ở việc sử dụng ngôn ngữ mang phong cách Kinh Thánh. Biểu hiện ở nhiều từ ngữ cụ thể: nhà thờ, Chúa Jê- xu, Đức Mẹ Maria Đồng Trinh, Lễ Hạ trần, Thiên chúa giáo, đạo Tin Lành, Lễ Phục sinh, Lễ Các Thánh, Lễ Giáng sinh, Nô- en, Đức Cha, Giáo hội, sự cứu rỗi, xưng tội,....những câu văn miêu tả nghi lễ trong tôn giáo: “… Cha Wiehnke thổi vào mặt tôi ba lần - thấy bảo là để đuổi quỷ Xatăng ra khỏi tôi. Người ta làm dấu thánh giá, áp bàn tay, rắc muối và thực hiện nhiều biện pháp chống Xa-tăng”, “... Cha Wiehnke vẫn xức dầu thánh lên người tôi và giữa hai bả vai cho tôi. Bên bồn nước thánh, lại kinh Credo một lần nữa, rồi cuối cùng, người ta nhúng tôi vào nước ba lần, xức dầu thánh lên da đầu tôi, quấn tôi vào một chiếc áo dài trắng để lấy vết, ban cho bác Jan cây bạch lạp phòng những ngày tăm tối...”

Ngoài ra, tác phẩm trở nên gần gũi, dễ dàng đến với độc giả còn ở chỗ sử dụng ngôn ngữ bình dân, mang tính khẩu ngữ: về điểm này, chả sợ tí nào,

mặc dầu thế, hẳn nhiên là, chẳng hạn,...; những từ ngữ cảm thán: ôi, ôi chao,

à,...; những câu hỏi tu từ : Giờ đây có ai cho tôi chui vào dưới váy? Ai cho tôi

náu khải ánh sáng ban ngày và ánh đèn? Ai ban cho tôi cái mùi bơ mềm hơi khăn khẳn mà bà tôi thường trữ cho tôi ở dưới váy để tôi ăn cho lên cân?;

những từ ngữ hiện đại: fair play,... Đặc biệt, Gunter Grass còn sử dụng nhiều biệt ngữ tục tĩu miêu tả các cuộc ân ái, các bộ phận trên cơ thể con người rất nhạy cảm cũng được ông miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết và chân thực.

Những yếu tố huyễn hoặc, siêu thực cũng tác giả sử dụng rất thành công. Chiếc váy ụp là hình ảnh có thực nhưng ẩn chứa đâu đó người đọc vẫn

45

nhận ra sự huyền ảo, tính tượng trưng cao độ. Thứ trang phục kỳ lạ đó được Oskar miêu tả rất cụ thể, gồm bốn cái váy chồng lên nhau, với chiều dài như nhau, đều thuần một sắc thái khoai tây như nhau. Chúng còn khác thường ở tầm rộng quá mức của khổ vải. “Chúng khum tròn thành hình chuông, phồng lên và kêu phần phật khi gió thổi, xẹp xuống khi tắt gió và cả bốn cái xòe ra

phía trước khi bà đi xuôi gió”. Bốn cái váy thường xuyên phồng lên hoặc rũ

xuống, quấn quanh hay dựng đứng, cứng sững và trống rỗng. Mớ váy đó cũng giống như con người, nó cũng phải phục vụ theo chế độ luân phiên, theo một trật tự nhất định. Đặc biệt hơn, mớ váy còn là không gian trú ẩn an toàn của ông ngoại Joseph, của cậu bé mãi mãi ba tuổi – Oskar. Đó chính là sự thành công rất nổi bật của Gunter Grass trong việc sử dụng bút pháp tượng trưng. Yếu tố siêu thực còn được thể hiện ở hình ảnh đám lươn lúc nhúc trong đầu con ngựa chết “... những con lươn xanh nhạt lao ra như điên [...]. Chúng lao xuống, từng tốp ba bốn con xúm lại tấn công một con lươn cỡ nhỏ hoặc vừa [...]. Nhưng khi mớ lươn nhỏ và nhỡ đã bỏ gọn trong bao tải, lão cửu vạn bắt đầu túm những con to hơn màu đen sậm tiếp tục bò ra từ cái đầu ngựa [...]. Rồi khi lão “cửu vạn” – đến bây giờ tôi mới thấy lão hói như một quả trứng - ấn cả hai tay vào họng con ngựa và lôi ra hai con lươn cùng một lúc,

cả hai đều to và dài bằng cả cánh tay người”. Yếu tố này cũng là một trong

những nguyên nhân dẫn tới cái chết đau đớn của người phụ nữ tội nghiệp Agnes. Đây là kết quả của việc sử dụng thành công bút pháp hư ảo, điều này cũng khẳng định tài năng bậc thầy của Gunter Grass.

3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 3.2.1. Khái niệmgiọng điệu nghệ thuật 3.2.1. Khái niệmgiọng điệu nghệ thuật

Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Giọng điệu không những thể hiện bản lĩnh mà còn quyết định bản sắc tác giả. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn luôn có một giọng chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận

46

giữa người đọc và người kể, thiếu một giọng đặc trưng, tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt.

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân

sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [8, tr.134].

Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của

truyện, khẳng định: “Giọng điệu chính là mối quan hệ chủ thể và hiện thực

khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình

huống cụ thể” [9, tr.154].

Trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã khẳng định:

“Giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả. Có giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời

sống”[23, tr.142].

Đặc biệt, M.B.Khrapchenco trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự

phát triển văn học cũng đã dành một số lượng trang không ít để nói về giọng

điệu. Theo ông, giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo ra một giọng điệu độc đáo. M.B.Khrapchenco cũng khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống

47

Nhìn một cách tổng quát, các ý kiến của M.B.Khrapchenco đã đề cập đến ba vấn đề chính: thứ nhất, giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng, giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương; thứ hai, trong tác phẩm có sự xuất hiện của giọng điệu chủ yếu và các sắc điệu bao quanh với tư cách là bè đệm; thứ ba, giọng điệu thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: từ ngữ, kết cấu, cách thức tạo nhịp, gieo vần, cách sử dụng mô típ và xây dựng hình tượng,... Đây có thể coi là một cái nhìn khá đầy đủ và xác đáng về giọng điệu trong tác phẩm văn học nói chung.

Với những cách hiểu trên về giọng điệu có thể nhận thấy, dù cách diễn đạt khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu gặp nhau ở một số điểm: đó là kiểu cách dùng giọng để kể, là lập trường quan điểm và nổi bật nhất là thái độ đối với hiện tượng được miêu tả. Như vậy, giọng điệu trần thuật chính là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, cùng với các phạm trù nghệ thuật khác, nó góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công và bản sắc riêng cho tác giả. Chính vì thế khi nghiên cứu sáng tác của một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của họ bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn.

3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Trên phương diện của hình thức ngôn ngữ có thể thấy giọng điệu cũng hết sức phong phú và đa dạng. Giọng điệu nghệ thuật khẳng định vai trò của một cá tính sáng tạo, khẳng định ý thức cá nhân và trách nhiệm của nhà văn trước cuộc sống. Bởi giọng điệu chính là nơi thể hiện cá tính và bản lĩnh của nhà văn. Nằm trong dòng chảy đó, có thể thấy tiểu thuyết Cái trống thiếc đã ghi nhận dấu ấn riêng về giọng điệu của tác giả Gunter Grass.

Đặt vấn đề táo bạo, Gunter Grass đã “dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật mà xem xét, suy ngẫm, lý giải, lột tả đúng bản chất của vấn đề”.

Mặt khác, viết về Cái trống thiếc, Gunter Grass đã tìm được cho mình một giọng điệu phù hợp với đối tượng miêu tả. Sức hấp dẫn người đọc trong

48

Cái trống thiếc là tác giả đã khắc họa thành công hệ thống nhân vật, có tính

cách đối lập, có đời sống nội tâm phong phú và đa dạng. Các thủ pháp biểu hiện được Gunter Grass sử dụng rộng rãi và linh hoạt, thể hiện một tài năng nghệ thuật độc đáo tiêu biểu cho sự khởi sắc của tiểu thuyết Đức thế kỷ XX.

Khảo sát trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy tác phẩm chủ yếu sử dụng các giọng điệu như: giọng giễu nhại, hài hước; giọng thương cảm, xót

xa; giọng bàn luận, triết lý; giọng suồng sã, tự nhiên.

3.2.2.1. Giọng giễu nhại, hài hước

Theo M.Bakhtin: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi. Tiếng cười xóa bỏ sự sợ hãi, tôn kính trước khách thể, trước thế giới biến thành đối tượng của sự tiếp xúc thân mật và bằng cách đó chuẩn bị cho việc nghiên cứu nó một cách hoàn toàn tự do”.

Giọng điệu giễu nhại, hài hước được xem là giọng điệu chủ đạo trong

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)