Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 38)

8. Bố cục của khóa luận

2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Nhà lí luận Nga D.X.Likhachop cho rằng: “Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa dạng của

thời gian” (Thi pháp văn học cổ điển Nga – La Khắc Hòa dịch, Tạp chí văn

học số 2 – 1989).

Từ điển thuật ngữ văn học xác định: “...sự miêu tả, trần thuật trong

văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết đến qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ

34

tạo thành từ sự phối hợp của điểm nhìn và thời gian trần thuật. Đó là một hiện tượng mang tính ước lệ.

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, đặc trưng của thời gian nghệ thuật: “Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ hoặc vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước do

khác nhau [...] tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm” [8, tr.273].

Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Nó phản ánh sự cảm nhận thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Nó cũng thể hiện sự thụ cảm độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới.

Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện mỗi thể loại văn học có thời gian nghệ thuật riêng. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học.

Đặc biệt, thời gian nghệ thuật còn gắn liền với sự thụ cảm của người đọc. Thiếu sự thụ cảm, tưởng tượng của người đọc về độ dài, nhịp điệu, trình tự,... của thời gian thì thời gian nghệ thuật không xuất hiện. Nhưng đay cũng không phải là một hiện tượng tâm lí cá nhân người đọc mà là một sáng tạo khách quan trong chất liệu.

Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. “Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể nhanh hay chậm, có thể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, thực tại, tương lai; có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo nghệ thuật”

[9, tr.33].

Trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đưa ra cách hiểu: “Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ

35

thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật”. “Thời gian nghệ thuật là cái được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật”, “...thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người”.

Vì được cảm nhận bằng tâm lí, mang ý nghĩa thẩm mĩ nên thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian thực tại đo bằng lịch và đồng hồ. Tương quan giữa chuỗi biến cố của thời gian và sự cảm nhận thời gian tạo thành cẩu trúc thời gian miêu tả.

Thời gian trong tác phẩm văn học được biểu hiện bằng nhiều phương tiện như: các trạng từ thời gian (ngày xưa, thời xưa, dạo ấy,...) các từ chỉ đoạn thời gian chỉ cách tính thời gian (ngày, tháng, năm,...) hay các dấu hiệu của thời gian (mùa xuân, thu, hạ, tuyết rơi, tiếng chuông chùa,...). Điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm thời gian của tác giả.

Trong các loại thể văn học, các thời đại văn học và các tác giả văn học có cá tính, thời gian nghệ thuật có các hình thức khác nhau.

Từ những nội dung trên, chúng ta có thể rút ra những nét chung nhất về khái niệm thời gian nghệ thuật như sau:

- Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại, triển khai của thế giới hình tượng. Nó là thời gian của thế giới hình tượng nên có hình tượng thời gian mang tính ước lệ, sinh động, gợi cảm.

- Trong tác phẩm văn học, thời gian được dùng làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đời sống, thể hiện cảm xúc và tư tưởng. Thời gian nghệ thuật gắn với ý thức về ý nghĩa cuộc đời, quan niệm về thế giới, với ước mơ lý tưởng, năng lực hoạt động của con người. Nó là một sáng tạo khách quan trong chất liệu và được thể nghiệm trong sáng tạo và tiếp nhận. Nó gắn liền với sự cảm thụ tâm lý mang tính cảm xúc và quan niệm, do đó mang đầy tính chất chủ quan.

36

- Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian khách quan. Nó có thể bị đảo lộn về trình tự, bị thay đổi về chiều dài, quy mô, có thể bị kéo căng hay rút ngắn, bị hãm tốc hay tăng tốc,...

- Tương ứng với các thể loại văn học, thời đại văn học,... có những kiểu thời gian xác định. Mỗi nhà văn cũng có những cách ứng xử với thời gian, xây dựng kiểu thời gian khác nhau để thể hiện cá tính sáng tạo của mình.

2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc

Khảo sát thời gian nghệ thuật tồn tại ở Cái trống thiếc, chúng tôi nhận

thấy thời gian nghệ thuật chiếm ưu thế có sự xuất hiện của thời gian kỳ ảo. Nếu như thời gian tự sự được trình bày theo lối biên niên, ở đó các mốc thời gian được xác định, có một ý nghĩa nhất định trong tiến trình phát triển cốt truyện thì thời gian kỳ ảo lại có sự hòa quyện, trộn lẫn giữa hiện thực, qua khứ, tương lai, tạo nên một tính chất hư ảo. Các yếu tố thời gian và sự liên kết giữa chúng tạo nên đặc trưng của thế giới Cái trống thiếc, thực ảo lẫn lộn, sáng tối xen nhau.

Tìm hiểu thời gian nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi nhận thấy có hai kiểu thời gian đặc trưng: thời gian hiện thực, thời gian kỳ ảo

2.2.2.1. Thời gian hiện thực

Thời gian hiện thực trong Cái trống thiếc được thể hiện bởi kiểu thời gian sinh hoạt gắn liền với cảm quan đời thường.

Thời gian sinh hoạt gắn với cảm quan đời thường được thể hiện trong khung cảnh sinh hoạt đời thường trong gia đình. Ở đó có những con người cụ thể, những cuộc đời và những số phận cụ thể của các nhân vật trong tác phẩm, được biểu hiện cụ thể ở những mốc thời gian cụ thể.

Đó là buổi chiều tà tháng mười khi Oskar giới thiệu về bà ngoại Anna Bronski. Đây là thời gian xác định, ở đó có con người cụ thể trong một không gian cụ thể. Đó là sự xuất hiện của bà ngoại Anna Bronski đang ngồi xệp dưới

37

đất trong mớ váy lòe xòe bên một ruộng khoai tây. Cách giới thiệu trực tiếp, chân thực, thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ phần mở đầu của tác phẩm.

Buổi trưa, bà đã ăn một lát bánh mì ướp mỡ lợn quết nước mật rồi cuốc xới nốt mảnh ruộng. Ở đây, tác giả đã miêu tả rất chân thực cung cách sinh hoạt của nhân vật, từ cách ăn uống cho đến công việc hằng ngày, giản dị, gần gũi với người nông dân.

Sang ngày thứ bảy, bà Anna luôn phải bù đầu với công việc nội trợ - nào bếp núc, nào giặt giũ, là ủi, vắt sữa con bò cái và cho nó ăn. Sau đó, bà ngâm mình từ đầu đến chân vào bồn tắm... Sáng chủ nhật, bà đi lễ nhà thờ ở Ramkau và khai trương trật tự mới trong chồng váy thể hiện lòng tôn kính Chúa Jexu.

Như vậy có thể thấy cách sinh hoạt đời thường được miêu tả cụ thể với thời gian cụ thể. Qua đó, ta cũng cảm nhận được phần nào tính cách của nhân vật. Đó là một người phụ nữ của gia đình, chăm chỉ, biết chăm lo công việc gia đình. Hơn thế nữa, bà còn là một người sạch sẽ và có phần hơi phù phiếm.

Thời gian hiện thực trong tác phẩm còn được thể hiện ở chỗ: buổi chiều tháng mười năm một ngàn tám trăm chín chín ấy diễn ra cuộc gặp gỡ giữa ông bà ngoại của Oskar, cũng là khởi cuộc sinh thành nên mẹ Agnes của nhân vật tôi. Ngay đêm hôm ấy, bà ngoại Anna giúp ông Joseph thoát khỏi cuộc truy đuổi của hai tên cảnh sát, bà Anna Bronski đã thay đổi họ thành Anna Koljaiczek và đi theo Joseph. Từ thời điểm này, cuộc đời của bà bước sang một bước ngoặt mới. Đó còn là những buổi chiều thứ năm hàng tuần với cuộc hẹn hò ở một phòng trọ trong ngõ Thợ mộc mà Agnes tin chắc đó là quyền chính đáng của mình.

Đây được xem là thời gian sinh hoạt, thời gian cá thể của từng cuộc đời con người, có ngày, có đêm, nhưng nó cũng có khả năng mở rộng biên độ cho phép độc giả xâm nhập sâu vào số phận của các nhân vật. Thời gian sinh hoạt trong Cái trống thiếc mang cảm quan nghệ thuật đời thường, trần tục, gắn liền

38

với các sự kiện trong cuộc đời nhân vật. Thời gian hiện thực trong tác phẩm gắn liền với hệ thống cốt truyện.

2.2.2.2. Thời gian kỳ ảo

Thời gian trong Cái trống thiếc có sự chi phối mạnh mẽ của thời gian kỳ ảo. Đó là thời gian của quá khứ, hiện tại và tương lai được hòa quyện, trộn lẫn tạo nên tính chất hư ảo và theo đó việc hư ảo, ảo hóa thời gian thực sẽ có vai trò nới rộng biên độ thời gian chân thực. Thực hiện thời gian kỳ ảo, tác giả đã dùng thủ pháp ảo hóa thời gian vật chất và thời gian tâm trạng.

Ảo hóa thời gian vật chất là sự đan xen, xáo trộn thời gian quá khứ và thời gian hiện tại, nên đã xóa nhòe tính chân thực của thời gian vật lý. Đọc

Cái trống thiếc, thời gian quá khứ được hồi tưởng lại, nhớ lại các sự kiện

trong quá khứ được xâu chuỗi lại thành một trường liên tưởng trong hồi ức. Một đặc điểm khác của thời gian trong Cái trống thiếc là kiểu thời gian kỳ ảo. Đó là sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiện tại, nhân vật ” tôi” - người kể chuyện đang ở một bệnh viện tâm thần hồi cố lại các mốc thời gian cụ thể với các sự kiện, biến cố gắn với cuộc đời mình cũng như những người thân trong gia đình. Đọc tác phẩm ta thấy có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ rất rõ nét. Mở đầu mỗi chương, nhân vật tôi đều kể về tình trạng của bản thân ở trong bệnh viện rồi mới hồi cố lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.

Cái trống thiếc là cuốn tiểu thuyết tự thuật về cuộc đời của nhân vật

Oskar. Bởi vậy, trong tác phẩm sẽ có sự hồi cố lại các sự kiện diễn ra trong cuộc đời của chính mình cũng như các nhân vật trong truyện. Chúng ta có thể điểm qua một số sự kiện nổi bật như sau:

Tháng mười năm một ngàn tám trăm chín chín, bất chấp những câu hỏi ngu xuẩn của hai cha cảnh sát mắt cay sè vì khói, Joseph Koljaiczek đã khởi cuộc sinh thành nên mẹ Agnes của nhân vật tôi.

39

Cuối tháng sáu năm một chín không không, mẹ “tôi” ra đời dưới chòm sao Nhân Sư chiếu mệnh. Sự kiện này muốn đưa người đọc trở lại với sự sinh thành của người mẹ tội nghiệp của Oskar. Từ đó, hàng loạt các sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật này.

Tháng tám năm một chín mười ba, sự cố bắt đầu đến với ông ngoại của Oskar. Từ sự cố này Joseph bị tên chủ xưởng cưa nghi ngờ về xuất thân dẫn đến cuộc chạy trốn mất tích dưới gầm bè. Về sau không một ai biết tin tức về ông ta, liệu ông ta đã chết hay trở thành triệu phú, điều đó vẫn là một bí ẩn.

Mùa hè năm một chín mười tám, Agnes quen với me xừ tên Matzareth. Năm một chín hai mươi họ đính hôn và đến năm một chín hai mốt họ kết hôn. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của cả hai nhân vật này

Thời gian kỳ ảo có khi còn được nằm trong tâm trạng của nhân vật. Đó là những kiểu thời gian được cảm nhận trong những tâm trạng khác nhau của nhân vật. Nó không trùng khít với thời gian vật lý. Thời gian ở đây được chủ quan hóa theo cảm xúc của nhân vật.

Qua phân tích trên cho thấy, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai phạm trù không thể tách rời nhau. Tác phẩm đã tái hiện được nhiều sự kiện nhiều biến động trong cuộc đời nhân vật và hiện thực cuộc sống. Thời gian trong Cái trống thiếc đi qua nhiều không gian khác nhau, đã phản ánh được nhiều sự kiện, nhiều biến cố xảy ra và đặt ra nhiều vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh mà khiến người đọc phải giật mình nhìn lại. Kết quả ấy một phần quan trọng là nhờ sự khéo léo và linh hoạt của tác giả khi dồn nén các sự kiện của cuộc đời nhân vật vào thời gian hẹp để nhấn mạnh, kết nối, xâu chuỗi, đan cài thời gian thực tại và quá khứ, giữa thực và ảo,... để khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Bằng cách vừa mở rộng không gian, thời gian cốt truyện, sử dụng yếu tố thời gian linh hoạt gắn với các sự kiện,... Nhà văn đã tái hiện sâu sắc tính cách, số phận và diễn biến chiều hướng con đường đời

40

các nhân vật trong tác phẩm để thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Có thể thấy việc thiết tạo không gian, thời gian nghệ thuật trong Cái trống thiếc của nhà văn Gunter Grass vừa có những tìm tòi đổi mới, vừa có sự tiếp nối của truyền thống, mang đặc trưng của thể loại tiểu thuyết.

41

CHƯƠNG 3

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC

3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc 3.1.1. Khái niệmngôn ngữ nghệ thuật 3.1.1. Khái niệmngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện ngôn

ngữ được sử dụng trong một loại hình nghệ thuật hoặc một sáng tác nghệ thuật. Trong đó mỗi loại hình nghệ thuật lại có một “ngôn ngữ” nghệ thuật làm phương tiện thể hiện riêng.

Ở loại hình văn học, ngôn ngữ văn học là phương tiện làm nên tác phẩm văn học. M. Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn

học”. Ngôn ngữ văn học là “Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong

văn học”, “công cụ, chất liệu cơ bản của văn học”.

Bất kỳ nhà văn nào trong sáng tác cũng không thể không quan tâm đến

ngôn ngữ nghệ thuật. Vì vậy, văn học được gọi là “nghệ thuật của ngôn từ”. Về bản chất, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn từ của tác phẩm văn học, kết quả sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ ở đây không còn là phương tiện giao tiếp tự nhiên hàng ngày trong đời sống mà là thứ ngôn ngữ đã được lựa chọn, sáng tạo theo chủ quan của người nghệ sĩ để phục tùng các nhiệm vụ nghệ thuật của tác phẩm. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng nhất và giàu sức biếu cảm nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ để chuyển tải đến với người đọc.

Trong tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng,...của nhà văn. Mỗi một

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)