8. Bố cục của khóa luận
2.1.2.1. Không gian hiện thực
Trên phạm vi cuộc sống được phản ánh qua không gian, Cái trống thiếc
đã bao quát toàn bộ không gian sinh hoạt của các nhân vật. Gunter Grass đặt nhân vật của mình từ không gian rộng lớn cho đến những khoảng không gian chật hẹp, tù túng. Đó là không gian thực có, vốn có, từ không gian vô tận của tự nhiên, không gian rộng lớn của nước Đức cho đến không gian chật hẹp ở gia đình.
Không gian hiện thực trong Cái trống thiếc được thể hiện trước hết là cánh đồng khoai tây. Ngay từ phần mở đầu của tác phẩm, Gunter Grass đã đề cập đến không gian này cùng với những hành động của nhân vật Anna Koljaiczek. Cùng với cánh đồng khoai tây này là hình ảnh của nhà máy gạch, những cột điện báo thấp thoáng đâu đó ba người: một người với hình dáng thấp và bè bè còn hai người kia thì cao, mảnh. Không gian này chính là nơi gặp gỡ đầu tiên của ông bà ngoại của Oskar. Bà ngoại Anna Koljaicek đã giúp ông Joseph thoát khỏi cuộc rượt đuổi của hai tên cảnh sát.
27
Cũng chính ở không gian này, dưới một cơn mưa chênh chếch và bốn lớp váy đồng màu, giữa khói mù, lo âu nơm nớp cùng những tiếng thở dài đệm theo lời nguyện cầu bằng thổ ngữ Kashubes, bất chấp những câu hỏi ngu xuẩn của hai tên cảnh sát mắt cay sè vì khói, người đàn ông thấp bè bè tên Joseph Koljaiczek đã khởi cuộc sinh thành nên người mẹ tội nghiệp của Oskar.
Không chỉ là không gian nơi cánh đồng khoai tây, đó còn là không gian mộc mạc, giản dị nhưng cũng không kém phần thơ mộng nơi sông nước:
“Bên trái, bên phải, đằng sau những con đê, vẫn là miền đất ấy: nơi bằng phẳng, nơi nhấp nhô thung đồi [...]. Những hàng rào, những đường mòn, một khoảng trũng mọc đầy đậu chổi, lác đác đây đó vài nông trại biệt lập [...] bám chắc trên đường chân trời là một làng nhỏ với những ống khói bình yên tỏa khói giữa hai chân sau của con ngựa ô, với những ngôi nhà lụp xụp mái rạ tường rêu; và trong những căn nhà tranh đó, những chiếc chiến xa nhỏ xinh mơ đến một ngày sẽ tới khi cả chúng cũng có thể xông ra góp mặt vào bức tranh, đằng sau những con đê của sông Vistula, như bày ngựa con tung tăng giữa đoàn siêu kỵ”
Bên cạnh không gian của tự nhiên, Gunter Grass cũng dành sự quan tâm rất đặc biệt đến không gian của đất nước. Đó là không gian thành phố Danzig, không gian nghĩa trang, không gian trường học,...
Trong tác phẩm, các sự kiện được Gunter Grass miêu tả trong không gian thành phố Danzig. Tuy nhiên đây lại là một thành phố đã mất, một thành phố bao lần bị giành đi giật lại giữa các nước láng giềng hùng cường trong suốt lịch sử của nó. Danzig, đến cái tên cũng không còn! Nếu Dostoievski vẽ cả bản đồ Saint Petersbourg cổ, thì về phần mình, Grass dành nhiều trang mô tả thành phố chôn rau cắt rốn của mình, gợi lại hình ảnh những thành phố, công viên, trường học, triền sông bãi biển, nghĩa trang, những công trình kiến trúc cổ, đền đài, dinh thự như Langfuhr, Labesweg, Tháp Công Lý, Nhà Thờ
28
Thánh Tâm, kể cả những chuyến tàu điện đi ra ngoại ô và từ ngoại ô vào thành phố, để rồi, cuối cùng, hỏa táng nó như thể dựng một đài tưởng niệm tượng trưng: “...Phố Câu Liêm, Phố Dài, Phố Rộng, Phố Thợ Dệt Lớn, Phố Thợ Dệt nhỏ bốc lửa. Phố Chá Ngao, Hào Phố Cỏ,...Cầu Dài cháy tất. Cửa Sếu làm bằng gỗ cháy mới ngon làm sao....Nhà Thờ Nữ Thánh Mary cháy cả trong lẫn ngoài, nhìn qua những cửa sổ như những ánh sáng ngày hội. (...) ở Cối Xay Lớn, người ta xay bột đỏ rực. Phố Hàng Thịt sực mùi thịt quay cháy. Nhà Hát Thành Phố công diễn vở kịch một hồi nhưng hai nghĩa nhan đề “Giấc mơ của kẻ phóng hỏa”.(...). Phố Bánh Mì, lò và bánh chia lửa với nhau. Phố Bình Sữa, sữa ràn ra ngoài. Chỉ riêng toà nhà của hãng bảo hiểm
cháy, thuần túy vì lý do tượng trưng, là không chịu bốc cháy”. Những dòng
không mảy may bi lụy, nhưng qua đó ta vẫn thấy rõ Danzig là nỗi đau của Gunter Grass. Như vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội dần dà chỉ còn lại trong tranh của Bùi Xuân Phái, Danzig giờ chỉ còn sống trong tác phẩm của Grass.
Nỗi đau đó càng được khắc sâu bởi không gian nghĩa trang đầy u ám. Đó là nghĩa trang nhỏ yên bình tại Brenntau, là nơi yên nghỉ của Agnes- mẹ của Oskar, cha dượng của mẹ- người thợ thuốc súng Gregor Koljaiczek. Nghĩa trang Brenntau nửa thành thị nửa nông thôn với con đường trồng cây du du chạy giữa hai vạt cánh đồng, với ngôi nhà thờ nhỏ nom như bộ đồ chơi cho vườn trẻ, với cái giếng và bầy chim nhỏ linh hoạt. Không gian đó chứa đầy bóng tối như chính số phận nhân dân thời bấy giờ.
Đó còn là nghĩa trang Saspe, là nơi yên nghỉ của ông bố khả thể của Oskar - Jan Bronski và ông bố giả định Alferd Matzerath. Nghĩa trang hình vuông có tường bao quanh với những cây thông lùn, những chấn song sắt gỉ ngoằn ngoèo như hình trang trí và chỉ khóa hờ làm vì, ngổn ngang những bia mộ xiêu vẹo bằng granit đen Thụy Điển đẽo thô ở mặt sau và hai cạnh và mài nhẵn ở mặt trước, với những dòng chữ mà chỉ có cỏ gai đọc được. Đây là một bãi tha ma đổ nát, cây cối lơ thơ, tất cả chỉ có năm, sáu gốc thông còi sứt sẹo.
29
Đến đây, trong không gian này Oskar bị ám ảnh, sợ sệt trước những tội lỗi mà mình đã gây ra với ông bố khả thể - Jan Bronski.
Không chỉ là không gian thành phố Danzig, không gian nghĩa trang mà còn có không gian trường học- trường Pestalozzi, nơi Oskar theo học,
“Trường Pestalozzi là một tòa nhà hộp mới ba tầng, gạch đỏ, mái bằng, trang trí bằng bích họa theo lối cạo sáng trên nền tường sẫm [...]. Trên vạt sỏi ngoài cổng trường, có mấy cái cây quắt queo một cách trái tự nhiên đến nỗi người ta sửng sốt khi thấy chúng bắt đầu xanh lá”.
Trong Cái trống thiếc, Gunter Grass đặc biệt thành công khi đặt nhân vật của mình trong không gian chật hẹp nhằm phác họa một phần tính cách nhân vật cũng như sinh hoạt hàng ngày của họ.
Trước hết là căn hộ của gia đình Oskar, nó được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết, “Trung tâm của căn hộ tầng trệt là phòng khách có hai cửa sổ nhìn ra phố và một mảnh vườn nhỏ đằng trước, mùa hè được điểm tô bằng những vỏ ốc biển Baltic. Giấy dán tường đậm một màu đỏ vang, còn chiếc xofa thì bọc bằng vải màu tím [...]Trên mặt tủ, giữa chiếc cốc pha- lê đựng hoa quả giả và chiếc bình xanh được giải xổ số, là một khoảng trống mà sau này, tài buôn bán của mẹ tôi đã kịp lấp đầy bằng một máy thu thanh vô tuyến màu nâu nhạt.
Phòng ngủ rực sắc vàng và nhìn ra sân của khu chung cư bốn tầng [...] Phía trước giường phu thê là tủ lớn láng trắng có hai cửa gương [...] chòi ra
hai bóng đèn lung linh”. Từ việc miêu tả trên chúng ta có thể nhận thấy
điều kiện ăn ở, cách sinh hoạt của nhân vật được xếp vào bậc trung lưu, khá đầy đủ.
Đó còn là không gian nơi hầm rượu. Đây là nơi tích trữ lương thực, thực phẩm của Matzerath trong những năm tháng chiến tranh. “Căn hầm ấm áp, khô ráo, đầy ắp những đậu khô các loại, mì sợi, đường, mật ong nhân tạo, bột mì và mác-ga-rin”.
30
Trong những khoảnh khắc suy sụp, Oskar thường tìm nguồn an ủi nguôi ngoai ở ba nơi: dưới gầm bàn, trong tủ áo và đặc biệt là túp lều bốn tầng váy khăn khẳn mùi bơ của bà ngoại Anna, chốn nương náu thân thương mà suốt đời, gã không ngơi khao khát.
Một kiểu không gian cần nói đến trước hết trong tác phẩm là không gian dưới gầm bàn. Với Oskar, gầm bàn trở thành nơi trú ẩn an toàn, là nơi thoải mái nhất để gã suy nghĩ: “... Tôi cảm thấy dễ chịu dưới gầm bàn, trong
sự che chở của tấm khăn bàn”. Ở đây, Oskar chứng kiến toàn bộ những sự lố
bịch đang diễn ra và diễn tả với một sự mỉa mai, giễu nhại cực độ: “... bác đã tụt một bàn chân đi tất ra khỏi giày, đưa qua đầu tôi, tìm đầu gối mẹ tôi.... Tôi phải bái phục mẹ tôi: bất chấp sự khiêu khích bằng len ấy dưới gầm bàn, mẹ vẫn đi được những nước bài táo bạo...càng lúc càng xấn xổ hơn dưới gầm bàn...”.
Chiếc váy ụp được xem là không gian nổi bật nhất trong tác phẩm. Mớ váy đó gồm những bốn cái váy chồng lên nhau. Không phải bà mặc một chiếc váy dài và ba chiếc váy ngắn mà là bốn chiếc váy dài như nhau, cái nọ đỡ cái kia. Những chiếc váy của bà đều thuần một sắc thái khoai tây như nhau. Ngoài cái sắc độ ấy, những cái váy của bà còn khác thường ở tầm rộng quá mức của khổ vải. Chúng khum tròn thành hình chuông, phồng lên và kêu phần phật khi gió thổi, xẹp xuống khi tắt gió và cả bốn cái xòe ra phía trước khi bà đi xuôi gió.
Cũng chính bởi cái vẻ khác thường này đã biến chiếc váy của bà trở thành nơi trú ẩn an toàn trước hết của ông ngoại Joseph Koljaiczek khỏi sự truy đuổi của hai tên cảnh sát. Mớ váy được xem là nơi trú ẩn an toàn tuyệt đối cho kẻ trốn chạy. “... Anh ta đã biến mất dưới cái váy cùng với nỗi sợ của mình [...]. Anh ta quên cả hổn hển, quên cả run và quên cả đập tay lên hai
đầu gối”. Đây cũng chính là nơi khởi đầu cho mối tình của ông bà ngoại của
31
Sở dĩ, Oskar dành khá nhiều câu chữ để miêu tả về mớ váy đặc biệt này là bởi Oskar biết rõ mình mang nợ cái món trang phục ấy những gì. Điều Oskar luôn chờ đợi, mơ ước ở bà ngoại là muốn thi đua với ông ngoại Koljaiczek náu bên dưới bốn tầng váy của bà và nếu có thể, chẳng bao giờ thở hít bên ngoài nơi trú ẩn yên tĩnh này nữa. Oskar sẵn sàng làm tất cả để được vào trong cái lều ấy.
Ngoài ra, chúng ta phải kể đến cái tủ quần áo, đây cũng là nơi Oskar trú
ẩn. Tủ áo không có khóa, hai cánh của tủ được ngoắc hờ vào nhau bằng một
cái đinh bẻ cong. Bên trong tủ cực kỳ ngăn nắp. Bên phải có hai giá gỗ sâu chất đầy quần áo lót và blu – trắng, hồng và xanh nhạt [...]. Hai cái tủ vải
sơn màu đỏ và xanh lá cây treo ở phía trong cửa bên phải. Đồ đạc trong tủ
được sắp xếp rất ngăn nắp đến nỗi Oskar có thể náu ở giữa mà không làm nhàu một thứ gì. Oskar quyết hiến mình cho cái tủ áo đã dang rộng vòng tay đón hắn. Hắn muốn thuộc về nó, trở thành một bộ phận của tủ quần áo. Bởi lẽ, tủ áo là nơi Xơ Dorothea trao gửi một phần không nhỏ sự hiện diện hữu hình của mình. Với Oskar, tủ áo còn là nơi mở ra mọi khía cạnh của đời sống.