Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài

67 789 3
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THU PHƢỢNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS VÀ TRONG THIÊN SỨ CỦA PHẠM THỊ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI – 2014 Khóa luận tốt nghiệp TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THU PHƢỢNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÁI TRỐNG THIẾC CỦA GUNTER GRASS VÀ TRONG THIÊN SỨ CỦA PHẠM THỊ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI - 2014 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Tiến sĩ Phùng Gia Thế - ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Khóa luận hoàn thành nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp, ý kiến từ phía thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của tôi tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Phượng Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận này là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi. - Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu đƣợc công bố nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Phượng Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Mục đích nghiên cứu 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục của khóa luận 3 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SO SÁNH Ở VIỆT NAM 5 1.1. Khái lƣợc về văn học so sánh 5 1.1.1. Khái niệm văn học so sánh. 5 1.1.2. Điều kiện hình thành văn học so sánh. 6 1.1.3. Lƣợc sử về văn học so sánh 7 1.2. Tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam. 10 1.3. Cái trống thiếc của G.Grass và Thiên sứ của Phạm Thị Hoài: một số vấn đề về tác giả, tác phẩm. 11 1.3.1. Gunter Grass và tiểu thuyết Cái trống thiếc. 11 1.3.2. Phạm Thị Hoài và tiểu thuyết Thiên sứ 16 1.3.3. Phạm Thị Hoài - sự kế thừa và ảnh hƣởng từ Gunter Grass. 18 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA CÁI TRỐNG THIẾC VÀ THIÊN SỨ 20 2.1. Nhân vật ngƣời lùn, dị dạng - nhân vật gắn với yếu tố phi lí 20 2.1.1. Ngoại hình 20 2.1.2. Lứa tuổi chỉ là vỏ bọc 22 Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3. Hiện thân của xã hội và văn hóa 24 2.1.4. Sự hóa thân 29 2.2. Nhân vật sa đọa - những thiên sứ bị bỏ rơi 30 2.3. Nhân vật nắm giữ lòng tin. 34 2.4. Nhân vật đám đông. 38 2.5. Nghệ thuật huyền thoại 42 CHƯƠNG 3. SỰ KHÁC BIỆT TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA CÁI TRỐNG THIẾC VÀ THIÊN SỨ 46 3.1. Đặc tính nhân vật 46 3.1.1. Oskar trong Cái trống thiếc, nhân vật phản nhân vật- một á hung thần46 3.1.2. Hoài trong Thiên sứ - một thiên sứ trinh khiết 51 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 54 3.2.1. Oskar trong Cái trống thiếc – kiểu nhân vật đƣợc xây dựng theo quan điểm truyền thống 54 3.2.2. Hoài trong Thiên sứ và lối thiết tạo nhân vật phản truyền thống 55 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, văn học so sánh là một bộ môn có vị trí quan trọng trong ngành nghiên cứu văn học. Trƣớc đây, văn học so sánh còn chƣa có một vị thế xứng đáng nhƣng trong một vài năm trở lại đây, văn học so sánh đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong các trƣờng Cao đẳng và Đại học. Nó đã mở ra một hƣớng tìm tòi mới và hấp dẫn hàng ngàn sinh viên. Văn học so sánh vì thế đã chính thức đặt chân vào ngành nghiên cứu văn học và đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các nhà chuyên môn và ngƣời yêu thích văn học. Việc giới thiệu văn học so sánh đã đƣợc thực hiện bằng một số chuyên luận và bài viết, tiêu biểu là các bài trên Tạp chí văn học nhƣng mới chỉ dừng lại ở lí thuyết chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn văn học. Gần đây, ở Việt Nam có một vài công trình nghiên cứu nhƣ: “Nghiên cứu so sánh thơ hai-cƣ, thơ lục bát và thơ tứ tuyệt”, “So sánh tình yêu trong tác phẩm Mái Tây của Vƣơng Thực Phủ và Romeo và Giu-li-et của Sechxpia”, “Cốt truyện trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du”…. 1.2. Cái trống thiếc của Gunter Grass là tác phẩm đƣợc đánh giá nhƣ “điểm mốc phục sinh nền văn học Đức khỏi cơn mụ mị thời hậu chiến”. Bên cạnh đó tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ra đời vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX cũng đƣợc đánh giá là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam. Hai tác phẩm nổi tiếng này tiêu biểu cho hai nền văn học khác nhau, hai nền văn hóa khác nhau là Phƣơng Đông và Phƣơng Tây. Hai tác phẩm này đã đƣợc xem xét, nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhƣ yếu tố huyền thoại hay dấu ấn phi lí… Tuy nhiên, điều làm nên sức sống của một tác phẩm văn học không gì khác đó chính là thế giới nhân vật. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn 2 Vậy thế giới nhân vật của hai tác phẩm này có gì đặc biệt mà làm nên sức hấp dẫn và sức sống kì diệu trong lòng bạn đọc nhƣ vậy? Việc tiến hành so sánh thế giới nhân vật trong hai tác phẩm này sẽ trả lời cho câu hỏi đó. 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của G. Grass và Phạm Thị Hoài mới chỉ mang tính chất giới thiệu, chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả, tác phẩm. Gần đây đã có một số công trình tập trung tìm hiểu về hai tác phẩm trên, tiêu biểu trong số đó là các khóa luận, luận văn nhƣ: “Dấu ấn phi lí trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài” của Ngô Mai Liên hay “Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass” của Nguyễn Thị Huyền Trang. Trong công trình nghiên cứu của mình, Ngô Mai Liên đã đi sâu phân tích các yếu tố phi lí đƣợc nhà văn sử dụng trong tác phẩm nhƣ: dấu ấn phi lí trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, dấu ấn phi lí trong xây dựng cốt truyện… hay trong luận văn “Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass”, Nguyễn Thị Huyền Trang đã giới thiệu chung về huyền thoại và tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ XX, phân tích các yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass trên các phƣơng diện: biểu tƣợng, mô-tip, huyền thoại trong xây dựng nhân vật. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Huyền Trang cũng nghiên cứu, khai thác một số thi pháp huyền thoại hóa nhƣ: sự lặp lại, không gian, độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức, những ẩn dụ và chất hài hƣớc đen… trong tác phẩm Cái trống thiếc của Gunter Grass. Tuy nhiên, việc phân tích các tác phẩm bằng phƣơng pháp của văn học so sánh vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc tiến hành so sánh thế giới nhân vật giữa một tác phẩm của nền văn học Đức, một tác phẩm đã làm nên tên tuổi của G.Grass với một tác phẩm của nền văn học Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của những ngƣời yêu thích văn học và nghiên cứu văn học. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Việc tìm hiểu và so sánh hai tác phẩm văn học có thể đƣợc tiến hành trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi khóa luận này chúng tôi tiến hành so sánh trên một khía cạnh cụ thể đó là thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết Cái trống thiếc (Gunter Grass của nền văn học Đức) và Thiên sứ (Phạm Thị Hoài của văn học Việt Nam). 4. Mục đích nghiên cứu Việc áp dụng các phƣơng pháp của văn học so sánh vào nghiên cứu tác phẩm nhằm khẳng định tính đặc thù của các nền văn học dân tộc, tìm ra nét đặc sắc cùng những giá trị của mỗi tác phẩm. Hai tác phẩm viết về cuộc sống của con ngƣời ở hai đất nƣớc khác nhau, hai nền văn hóa khác nhau, chính vì vậy mà thế giới nhân vật trong mỗi tác phẩm cũng có những nét riêng biệt, không trộn lẫn. Nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài và trong Cái trống thiếc của Gunter Grass” trên tinh thần so sánh sẽ giúp ta hiểu rõ hơn nét đặc sắc trong cách thể hiện nhân vật của mỗi tác phẩm cũng nhƣ hiểu rõ hơn về hai nền văn học độc lập, về quan niệm của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa… Đồng thời, việc so sánh hai tác phẩm cũng giúp ta dần xác định tính khái quát của văn học quốc tế. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. - Phƣơng pháp hệ thống. Trong các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng để nghiên cứu ảnh hƣởng giữa các nhà văn và nghiên cứu sự giao lƣu tiếp xúc giữa các nền văn học dân tộc. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, khóa luận có phần nội dung bao gồm các chƣơng sau: Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Phƣợng K36B – Khoa Ngữ văn 4 Chương 1: Khái lƣợc về văn học so sánh và tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam. Chương 2: Những điểm tƣơng đồng trong thế giới nhân vật của Cái trống thiếc và Thiên sứ. Chương 3: Sự khác biệt trong thế giới nhân vật của Cái trống thiếc và Thiên sứ. [...]... tiểu thuyết đầu tay của bà Đọc Thiên sứ làm ta nhớ tới một tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Đức cũng nhƣ nổi tiếng trên văn đàn thế giới: tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass Tiểu thuyết Cái trống thiếc có chuyện một cậu bé chủ ý ngã vào cái trống và mang tật để luôn luôn là đứa trẻ lên 3 mà quan sát và phản ứng với thế giới xung quanh Và trong Thiên sứ cũng có một câu chuyện về cô bé Hoài. .. đứng của mình trong quan hệ quốc tế thông qua phƣơng thức so sánh mình với ngƣời khác Và cái ý thức so sánh nói trên cũng chính là cái tiền đề tƣ tƣởng rất quan trọng cho văn học so sánh của nƣớc ta sau này 1.3 Cái trống thiếc của Gunter Grass và Thiên sứ của Phạm Thị Hoài: một số vấn đề về tác giả, tác phẩm 1.3.1 Gunter Grass và tiểu thuyết Cái trống thiếc 1.3.1.1 Tác giả Gunter Grass Gunter Grass. .. thẩm mĩ nhất định Các nhân vật trong Thiên sứ thật sự là của Phạm Thị Hoài chứ không phải của Gunter Grass Chúng là những trạng thái nhận thức của tác giả và mang ý nghĩa giả thiết triết lý Nguyễn Thu Phƣợng 19 K36B – Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA CÁI TRỐNG THIẾC VÀ THIÊN SỨ 2.1 Nhân vật ngƣời lùn, dị dạng – nhân vật gắn với yếu tố phi lí... thế giới và con ngƣời Vậy Phạm Thị Hoài có học tập, tiếp thu gì từ Gunter Grass không? Chính Phạm Thị Hoài đã viết: “Cuốn sách bắt đầu từ một điển tích của nhà văn G.G và những chuyện khó tin của nhà thơ F ” − đấy là lời đề từ mà ta có thể xem nhƣ ghi chú của tác giả Nói Phạm Thị Hoài học tập, tiếp thu cách viết của Gunter Grass không có nghĩa Phạm Thị Hoài vay mƣợn hoàn toàn từ Gunter Grass Việc Phạm. .. đƣợc, thế giới ngƣời lớn trong mắt cậu cũng chẳng khác gì thế giới trong tiểu thuyết của Rasputin Đó là thế giới của đàn bà, của phụ nữ, của những cuộc tình chóng vánh, những cuộc truy hoan đầy hổ thẹn, những cuộc ngoại tình vụng trộm… Xã hội đƣơng thời diễn ra trƣớc mắt Oskar rõ mồn một nhƣ cậu đang lƣớt qua từng trang tiểu thuyết vậy Cũng giống nhƣ Oskar, cô bé Hoài trong Thiên sứ sinh ra trong thời... với sự già dặn trí tuệ của ngƣời trƣởng thành, đã làm nảy lên từ cái trống đồ chơi con nít một thế giới nhố nhăng, kệch cỡm và bí hiểm vùi lấp dƣới những đổ nát của lịch sử Nguyễn Thu Phƣợng 15 K36B – Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2 Phạm Thị Hoài và tác phẩm Thiên sứ 1.3.2.1 Tác giả Phạm Thị Hoài Phạm Thị Hoài sinh năm 1960 Bà là một nhà văn hiện đại, nhà biên soạn và dịch giả có tầm ảnh... làm thay đổi cách đọc và thị hiếu thẩm mĩ của công chúng Năm 1988, cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà đƣợc xuất bản tại Hà Nội với tựa đề Thiên sứ Ngoài tác phẩm Thiên sứ đƣợc ca ngợi trên bình diện quốc tế, Phạm Thị Hoài còn xuất bản những tiểu luận, hai tuyển tập truyện ngắn Đó là Mê Lộ (1989) và Man Nương (1995) Ngoài ra, bà còn một tác phẩm khác là Marie Sến (1996) Phạm Thị Hoài là một dịch giả nổi... Phạm Thị Hoài là nhà văn sống, học tập và làm việc tại Đức - nơi đƣợc coi là một trong những trung tâm của những cách tân nghệ thuật đƣơng đại Sống trong một môi trƣờng nhƣ vậy, Phạm Thị Hoài tất nhiên đã chịu ảnh hƣởng khá nhiều của những đợt sóng đổi mới, cách tân, đặc biệt là những ảnh hƣởng của loại hình văn học phi lí độc đáo Nhắc đến Phạm Thị Hoài ta không thể không nhắc đến Thiên sứ - cuốn tiểu. .. bà 29 tuổi kiêu sa cuối cùng vẫn rơi vào vòng xoáy của nỗi u buồn 2.2 Nhân vật sa đọa- những thiên sứ bị bỏ rơi Bên cạnh việc xây dựng những nhân vật huyền thoại, những nhân vật dị hình, dị dạng- những thiên sứ phải nhƣợng bộ- hai tiểu thuyết còn khắc họa thành công những nhân vật sa đọa- những thiên sứ bị bỏ rơi Họ là hình ảnh của một xã hội nhố nhăng, kệch cỡm đƣơng thời Họ đáng thƣơng hay đáng Nguyễn... of Hawaii Press xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 2007 1.3.2.2 Tiểu thuyết Thiên sứ Phạm Thị Hoài mang trong mình sứ mệnh trở thành một nhà văn, một ngƣời mang đến những tƣ tƣởng mới cho văn học Ngay từ những sáng tác ban đầu đã thể hiện là một cây bút cá tính mạnh mẽ, luôn có ý thức cách tân văn học một cách triệt để và quyết liệt Thiên sứ là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn, ngay từ buổi đầu mới ra . 1.3. Cái trống thiếc của G .Grass và Thiên sứ của Phạm Thị Hoài: một số vấn đề về tác giả, tác phẩm. 11 1.3.1. Gunter Grass và tiểu thuyết Cái trống thiếc. 11 1.3.2. Phạm Thị Hoài và tiểu thuyết. 1.3. Cái trống thiếc của Gunter Grass và Thiên sứ của Phạm Thị Hoài: một số vấn đề về tác giả, tác phẩm 1.3.1. Gunter Grass và tiểu thuyết Cái trống thiếc 1.3.1.1. Tác giả Gunter Grass Gunter. tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài và trong Cái trống thiếc của Gunter Grass trên tinh thần so sánh sẽ giúp ta hiểu rõ hơn nét đặc sắc trong cách thể hiện nhân

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan