6. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Ngoại hình
Oskar tên đầy đủ là Oskar Matzerath, là một cậu bé thông minh và có trí tuệ sắc sảo, sinh vào tháng 9 năm 1924 dƣới cung Xử Nữ. Mẹ Oskar- bà Anges là chủ một cửa hàng tạp hóa và Matzerath- bố của Oskar lúc bấy giờ là một chân đại diện cho một hãng văn phòng phẩm lớn ở Rhine. Ngay từ lúc ra đời, không giống với bất cứ một đứa trẻ nào khác, cậu bé Oskar rất thính tai và dƣờng nhƣ đã hoàn chỉnh tâm lí, Oskar nghe thấy những lời nói, những dự định của bố và mẹ cho cậu khi cậu trƣởng thành. Cậu bé ngay từ đầu đã chối bỏ ƣớc mơ trở thành một nhà kinh doanh của ông bố mà cảm thấy hào hứng và chờ đợi một món quà vào sinh nhật lần thứ 3 của cậu: một cái trống thiếc.
Và thế, Oskar đã quyết định thôi lớn ở tuổi thứ 3 và gắn bó với cái trống thiếc sơn đỏ- trắng. Bằng cách khéo léo dựng lên một vụ tai nạn trong căn hầm mà ông bố Matzerath quên không đóng cửa, Oskar đã đủ bằng cớ giải thích cho sự thôi không lớn nữa của mình: cậu bé tự ngã từ bậc thang thứ 9 xuống dƣới tầng hầm kéo theo cả một cái giá đầy những chai xiro phúc bồn tử và ngã sõng xoài trên sàn xi-măng của căn hầm kho. “Ngay trƣớc khi bất tỉnh, tôi còn kịp nhận thấy thành công mĩ mãn của cuộc thử nghiệm: những chai xiro phúc bồn tử mà tôi cố tình kéo theo trong cú ngã va nhau loảng xoảng” [10, tr.102].
Vậy là mãi mãi dừng lại ở chiều cao 94cm, Oskar đã lia con mắt nhìn cuộc đời dƣới bề ngoài của một đứa trẻ lên 3, nhƣng với sự già dặn và trí tuệ của một ngƣời trƣởng thành, làm nảy ra từ cái trống đồ chơi con nít một thế giới nhố nhăng, kệch cỡm và bí hiểm, một nhân loại bất túc với thân phận ê chề vùi lấp dƣới những đổ nát của lịch sử.
Cũng nhƣ Oskar, cô bé Hoài trong Thiên sứ cũng quyết định thôi không lớn nữa ở tuổi 14. Trong tâm hồn là cách nghĩ của một ngƣời đàn bà hai mƣơi chín tuổi nhƣng Hoài nhất quyết không chịu lớn, ẩn trong hình hài của một cô bé vẫn cứ mãi nhƣ một đứa trẻ. Không dựng lên hiện trƣờng của một vụ tai nạn nhƣ Oskar, Hoài cứ thế lặng lẽ chối bỏ thế giới ngƣời lớn, chối bỏ sự phát triển của bản thân để giữ lại cơ thể còm nhom “một mét hai nhăm phân, đuôi sam”. Đó là một biến cố lớn trong đời cô bé Hoài: “Tôi lặng lẽ vào phòng tắm công cộng, đổ đầy nƣớc chiếc chậu đƣờng kính 60 phân, ngồi lọt trong chậu nhƣ thƣở bé thƣờng thế, và lập tức cảm giác bình yên dâng lên trong bóng tối mờ mờ không cửa sổ; chiếc chậu nhựa vốn ngày càng nhỏ theo mỗi lần sinh nhật tôi bỗng nguyên vẹn là một hồ nƣớc mênh mông trong kí ức 3 tuổi không chút âu lo. Tôi thu cằm giữa hai đầu gối, sung sƣớng thấy mình còn yên ổn trong bụng mẹ, và thiếp vào giấc ngủ đẫm lời vòi nƣớc hát ru.
Giấc ngủ bào thai. Tôi không muốn trở thành ngƣời lớn” [13, tr.98]. Hoài mãi dừng lại ở một mét hai mƣơi nhăm chiều dài sinh học. Từ đôi mắt của một đứa trẻ 14 tuổi, một thế giới ngƣời lớn đầy phức tạp và hỗn độn hiện lên thật sắc nét.
Vậy là cả hai nhân vật đều quyết định chối bỏ thế giới ngƣời lớn, quyết định chối bỏ tấm đồng phục của loài ngƣời để sống theo cách của mình. Hoài quyết định: “Tôi từ chối không đứng vào bất kì thế hệ nào. Tôi từ chối bất kì bộ đồng phục quá chật hoặc quá rộng nào. Hãy để tôi trần truồng với cơ thể còm nhom sớm đình tăng trƣởng của tôi” [13, tr.101]. Đối với Hoài, những giá trị tinh thần may sẵn ấy là nguồn gốc nỗi bất hạnh của cả vài thế hệ, với vô vàn những Paven Kocshaghin, Ruồi Trâu F1, F2, F3 đi đứng, nói năng, sống, tƣ duy và yêu đúng theo khuôn mẫu. Oskar trong Cái trống thiếc cũng vậy, cậu bé cũng không chịu “phải thay đổi cỡ giày cũng nhƣ cỡ quần từ năm này sang năm khác để chứng tỏ có một cái gì đang lớn” [13, tr.98].
Theo “Triết luận về cái phi lí” của Anbe Camuy thì “Cuộc đời đã phi lí thì con ngƣời phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống hết mình trong sự thụ cảm cái phi lí ấy, bằng cách sống mà không cần hi vọng, hành động mà không cần định rõ động cơ và lƣờng trƣớc hậu quả… cái phi lí diễn ra giữa bao nhiêu sự việc vây bủa con ngƣời, cái phi lí lộ nguyên hình qua sự xung đột giữa cái dơ dáy của cuộc sống và sự mong muốn trong sạch bắt nguồn từ thƣở ấu thơ” [7, tr.738]. Và đúng nhƣ vậy, cả Oskar và Hoài đều đáp lại cái phi lí bằng sự nổi loạn của chính mình, bằng tự do và sự say mê của chính mình. Sự nổi loạn ấy có ý nghĩa chống lại thế giới phi lí, là sự nổi loạn của cá nhân có tính chất siêu hình và vô nguyên tắc, là sự thách thức cái phi lí của đời ngƣời.