6. Bố cục của khóa luận
2.4. Nhân vật đám đông
Nhân vật đám đông trong Cái trống thiếc không hề đem lại cảm giác về sự ấm áp mà ngƣợc lại, đám đông chỉ là một đám ngƣời tạp loạn, xô bồ, đủ các loại ngƣời khác nhau. Việc xây dựng kiểu nhân vật đám đông làm xóa bỏ đi cá tính, tính cách của từng nhân vật, thay vào đó làm hiện lên tâm lí tính cách chung của cả một xã hội.
Hình ảnh của đám đông xuất hiện khá nhiều trong những trang tiểu thuyết của Gunter Grass. Hình ảnh đám đông cho ta thấy hình ảnh thu nhỏ của một Đức Quốc xã sau chiến tranh còn bao hỗn loạn và thiếu đồng nhất. Đám đàn bà trong khu chung cƣ tập trung làm vệ sinh vào ngày thứ 6 đƣợc miêu tả dƣới lăng kính Oskar: “Một trăm mụ nội trợ, cánh tay để trần tròn trĩnh, tóc chít gọn trong một nút khăn, khuân từ các nhà ra hàng núi thảm, quẳng những tội đồ ấy lên những giá nhục hình, vớ lấy những chày đập và không gian bỗng tràn ngập những tiếng dập dồn nhƣ sấm… Một trăm mụ đàn bà đập thảm có thể công phá cả bầu trời và xén cụt cánh những con én trẻ; chỉ với dăm bảy cú đập, họ đã làm đổ nhào ngôi đền nhỏ mà cái trống của Oskar đã dựng lên trong không khí tháng tƣ” [10, tr.160]. Những cuộc lao động vệ sinh của các bà nội trợ diễn ra hàng tuần chỉ làm cho không khí khu sống thêm nghẹt thở. Với việc kết hợp với các động từ mạnh đã gợi lên sự chật hẹp, tù túng, nhƣ thể nơi đây sắp diễn ra một trận chiến thật sự.
Không chỉ có thế, nhân vật đám đông còn đƣợc xây dựng rất thành công trong chƣơng “Khán đài”, với hình ảnh của những đoàn ngƣời tỏa ra từ các con đƣờng, chen vai thích cánh trong các cuộc mít-tinh: “Và rồi đến đám
quần chúng. Tôi ngửi thấy họ qua những kẽ giữa những ván gỗ. Họ đứng đó, chen vai thích cánh trong những bộ đồ chủ nhật. Họ đi xe điện hoặc cuốc bộ đến, một số mang theo cả vợ chƣa cƣới xem nhƣ một bữa chiêu đãi, tất cả những ngƣời đó đều muốn có mặt vào lúc ngƣời ta đang làm lịch sử, cho dù có phải mất cả buổi sáng” [10, tr.198]. Đám quần chúng đến để xem buổi lễ mít-tinh tuyên truyền của Đức Quốc Xã nhƣng họ không hề có thái độ chính trị nào, ngƣợc lại rốt cuộc chỉ là một “đám đông nhộn nhạo đang từ đại lộ Hindenburg tiến lại gần”. Họ đến để hƣởng ứng nhƣ một phong trào, nhƣ đi dự một buổi lễ hội. Khi tiếng trống cám dỗ của Oskar vang lên, lấn át cả tiếng kèn trống của đội nhạc lễ, ngƣời đầu tiên hƣởng ứng là những đám ngƣời vây quanh khán đài: “Đám bình dân tỏ ra đầy lòng biết ơn. Những dịp cƣời rộ lên ngay gần khán đài” và sau đó họ “khoái khúc nhạc van-xơ của tôi, họ đang tung tăng nhảy nhót nhƣ có cái gì giậm giựt trong bắp chân”. Và thế là họ hòa theo nhịp trống của Oskar, bỏ quên cả buổi lễ mít-tinh mà các nhà quan chức Đảng hết sức kì vọng “Các đồng chí, đồng bào vừa nhảy vừa rời khỏi Đồng cỏ Tháng Năm và chẳng mấy chốc, nơi đây đã vắng teo. Các đồng chí đồng bào đã cùng chú hổ Jimmy biến vào những khoảng đất rộng của Công viên Steffens gần đấy. Tại đó họ tìm thấy rừng sâu mà Jimmy đã hứa hẹn. […] Đám đông kia đã khiến Oskar phải thốt lên: “Bay biến rồi luật pháp và trật tự”.
Trong chƣơng “Hầm hành”, đám đông hiện lên cũng đầy hỗn tạp. Họ cùng nhau đến hầm hành để có thể trút bầu tâm sự, tìm về với khả năng xúc cảm của bản thân, để sống thật với con ngƣời mình. Các khách hàng thuộc đủ các hạng ngƣời khác nhau từ doanh thƣơng, luật sƣ, bác sĩ, họa sĩ, ký giả, nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh đến những nhân vật nổi tiếng trong giới thể thao, quan chức trong chính quyền tỉnh và thành phố… Tóm lại, một mẫu tiêu biểu của giới ngày nay tự xƣng là trí thức đi cùng với vợ, nhân tình, nữ thƣ kí, họa sĩ trang trí nội thất và có khi với bồ đực, ngồi trên những hòm gỗ phủ bao tải. Đám đông đến đây để khóc cƣời với bao chuyện đời, bộc lộ hết tâm can của
mình. Nhƣng không phải lúc nào cũng nhƣ vậy. Nƣớc mắt trong hầm hành làm sống dậy bản năng, họ quên mất mình là ai, “ông chủ nhà máy xay rũ cái đầu tóc hoa râm chải mƣợt trên mặt bàn. Ông chủ khách sạn hòa những co giật của mình với những quằn quại của cậu bồ trẻ thanh tú” [10, tr.873]. Rồi lại cảnh “một bà đứng tuổi xé toạc áo nịt ngực trƣớc mặt anh con rể. Cậu bồ trẻ của ông chủ khách sạn… cởi áo phô cái mình trần da đồng hun và nhảy lên bàn biểu diễn một điệu múa có lẽ của một nƣớc Phƣơng Đông nào đó” [10, tr.873]. Họ đến để thổ lộ nỗi lòng của mình, để giải tỏa tâm trạng nhƣng những gì diễn ra tại Hầm Hành lại không đi theo chiều hƣớng ấy. Hình ảnh một đám đông nhộn nhạo, huyên náo đến dễ sợ với những tiếng gào, tiếng hú chẳng có thực chất gì đằng sau khiến ta liên tƣởng tới hình ảnh của một nƣớc Đức sau chiến tranh đang đang đau đớn, quằn quại với những nỗi đau của riêng mình mà vẫn không sao trút bỏ đƣợc, đi vào tuyệt vọng và không có lối thoát.
Trong tác phẩm Thiên sứ, tác giả Phạm Thị Hoài cũng khá thành công trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật đám đông. Văn học Việt Nam luôn đề cao tình ngƣời, coi tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời là sợi dây để gắn kết xã hội. Ra đời trong những năm xã hội Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Phạm Thị Hoài đã chỉ ra bản chất mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Đám đông trong Thiên sứ là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: hỗn loạn, thiếu tình ngƣời.
Lễ cầu hôn hay đám cƣới đều đông đúc; hỉ, nộ, ái, ố diễn ra đủ cả. Đến cầu hôn Hằng là một đám đông 299 chàng phò mã, nào là chàng kĩ sƣ trồng vƣờn, chàng chuyên gia hối đoái và thị trƣờng, anh chàng bác sĩ phẫu thuật, rồi cả phó tiến sĩ khoa học lịch sử cho đến một anh chuyên viên ngành xây dựng, quản lý và phát triển kinh tế, một chàng kiến trúc sƣ ngạo mạn hay cả anh chàng nhân viên bộ ngoại giao… Tất cả họ ồn ào dƣới khung cửa sổ của Hoài bất kể thời gian nào. Trong trò chơi ú tim của Hằng, đám cầu hôn- 299 chàng phò mã tƣơng lai túa ra các ngả đƣờng của thành phố, sục sạo khắp mọi
nơi: cao lâu, tiệm nhảy, câu lạc bộ, nhà hát, quảng trƣờng… Có kẻ tấn công cả chùa chiền, intershop hay các nhà vệ sinh công cộng, kẻ lê gót ra tận các bến tàu, kẻ cày nát từng ngọn cỏ, chọc thủng từng ghế đá bốn mƣơi chín công viên lớn nhỏ trong thành phố… nhƣng tất thảy đều chẳng thể tìm ra Hằng. Một cuộc truy tìm với quy mô lớn nhất mà tôi từng thấy. Đám ngƣời làm ta nhớ đến một cuộc cầu hôn lịch sử với Pê-nê-lốp của 108 vị cầu hôn trong trƣờng ca Ô-đi-xê của Home. Đám phò mã với 598 bàn tay sờ nắn, lộn ra lộn vào, nhàu nát thành phố, 598 con mắt đã soi kĩ từng lỗ chân lông cái cơ thể Hà Nội phát triển thiếu cân đối, đầy vùng bí ẩn. Họ lại quay trở về, nhộn nhạo, ồn ào dƣới của sổ của Hoài: “Họ ở dƣới của sổ tôi, kẻ đứng ngƣời ngồi, mặt mũi dài ngắn tùy mức mong đợi, a streetcar named desire. Rồi bỗng ồn ào, cả 299 xô nhau chạy về phía trƣớc, khi chị tôi từ chốn nƣơng náu bí hiểm trở về. Kẻ đạp, ngƣời ngã, ngƣời vấp lên ngƣời, họ níu cùi tay nhau, họ luồn qua háng nhau, rút cục còn chẵn chục. Mƣời kẻ thắng cuộc lập chung một kỉ lục, đồng thời lao tới chuyến tàu ƣớc mong, đồng thời quỳ trƣớc chị tôi, mỗi ngƣời nâng một ngón tay thon nuột nà của chị, và chị không biết có nên cƣới cả mƣời một lúc, hay để họ lần lƣợt xếp hàng”. Tất cả không khiến ta hình dung đây là một cuộc cầu hôn, mà có lẽ, nó gợi đến một cuộc hỗn loạn, tranh giành kẻ đƣợc ngƣời thua nhiều hơn, mang dáng dấp của một lễ tranh tài Sơn Tinh- Thủy Tinh.
Không chỉ lễ cầu hôn, đám cƣới của Hằng diễn ra cũng đầy hỗn loạn, đây là dịp để ngƣời ta “trả ân trả oán, làm quen, phục hồi những quan hệ họ hàng xa lắc, thi thố mặt mũi quần áo và túi tiền”, với những ngƣời đến phá đám, thách đố, thi tài… Kể chuyện với giọng văn lạnh lùng của một ngƣời đứng ngoài cuộc, Phạm Thị Hoài đã làm bật lên không khí sống của con ngƣời Việt Nam trong những thập niên cuối của thế kỉ XX: sống lạnh lùng, vội vàng, hỗn độn, một cuộc sống không hề có sự hiện diện của tình ngƣời.