6. Bố cục của khóa luận
2.1.4. Sự hóa thân
Dấu ấn phi lí cũng in đậm nét ở sự hóa thân của hai nhân vật chính. Oskar và Hoài sau quá trình “thôi không lớn nữa” của mình đã quyết định lớn lên, hay nói cách khác làm một cuộc cách mạng trong tƣ tƣởng, một cuộc hóa thân thực thụ. Sự hóa thân này làm ta gợi nhớ đến những cuộc hóa thân trong các câu chuyện cổ tích: Tấm Cám, chàng Cóc, Thánh Gióng…
Oskar sau cái chết của ông bố Matzerath đã đi tới quyết định “chôn trống”:
“Tôi có nên hay không?” nữa mà “Cần phải thế” và ném cái trống vào một chỗ lớp đất phủ đã đủ dày để dìm bớt tiếng kêu. Tôi cũng ném luôn cả cặp dùi xuống. Chúng cắm vào lớp đất tơi. Đó là cái trống từ thời kỳ Quét Bụi, cái cuối cùng trong số trống Bebra cho tôi”. Quyết định chôn trống là một quyết định quan trọng đối với cậu bé. Nó có nghĩa là Oskar quyết định từ bỏ quá khứ, quyết định hòa mình vào cuộc sống ngƣời lớn, mặc dù thế giới ngƣời lớn trong mắt cậu đầy méo mó, xô lệch và dị kì. Việc Oskar lớn lên những ngƣời bình thƣờng không thấy đƣợc mà chỉ có anh chàng Leo Schhugger điên dại nhận ra. Anh ta la lớn: “Chúa trời, Chúa trời. Xem kìa, Ngƣời đang lớn, Ngƣời đang lớn lên”.
Nếu một Oskar với chiều cao 94cm đại diện cho một nƣớc Đức siết chặt thì việc Oskar quyết định lớn lên thể hiện cho một nƣớc Đức đang phát triển, đang xóa bỏ mọi mặc cảm của chiến tranh để vƣơn mình hòa nhập cùng thế giới.
Hoài trong Thiên Sứ cũng có một quyết định nhƣ vậy. Sự hóa thân của Hoài làm ta nhớ đến những lần hóa thân của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám hay những câu chuyện về nàng công chúa trong truyện cổ tích Andecxen. Hoài từ ốc nhỏ 14 tuổi, trút bỏ hình hài chú vịt con xấu xí trở thành một ngƣời đàn bà 29 tuổi đẹp lộng lẫy, giống chị Hằng nhƣ hai giọt nƣớc. Ban đầu, Hoài đã kiên quyết “không đứng vào bất cứ một hàng ngũ nào”, không chịu một bộ đồng phục chung đồng nhất, không chịu lớn lên để bảo tồn sự trinh khiết trắng trong. Thế nhƣng, Hoài đã phải chịu nhƣợng bộ, bỏ cuộc giữa chừng. Ở đoạn cuối tiểu thuyết, Hoài lớn bổng lên một cách kì lạ, mang vẻ đẹp nhƣ chị Hằng. Hoài ngỡ mình đã tìm thấy lẽ sống, tìm thấy hạnh phúc khi “giơ hai bàn tay nuột nà về phía chàng trai” - ngƣời mà Hoài đã chờ đợi suốt 15 năm ròng - một homo A chính hiệu: “Mang em đi nhé”. Thế giới ngƣời lớn mà nhân vật nhận thức rõ về những mặt trái, thế giới mà Hoài đã phủ nhận hoàn toàn, quay lƣng hoàn toàn giờ đây lại là thế giới mà Hoài chọn lựa. Thiên sứ phải chịu nhƣợng bộ, tự đánh mất mình để tồn tại. Cô bé Hoài 14 tuổi cũng nhƣ ngƣời đàn bà 29 tuổi kiêu sa cuối cùng vẫn rơi vào vòng xoáy của nỗi u buồn.