Nghệ thuật huyền thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài (Trang 48)

6. Bố cục của khóa luận

2.5. Nghệ thuật huyền thoại

Huyền thoại là những hình tƣợng văn học gián tiếp, có tầm khái quát lớn, chứa đựng những ẩn ý sâu xa, phản ánh những tƣ tƣởng triết học của tác giả về những vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Huyền thoại là những câu chuyện hoang đƣờng về các vị thần nhằm giải thích sự sáng thế, cứu thế, các câu chuyện kì ảo khác thƣờng về con ngƣời, tự nhiên, xã hội và những quan niệm hoang đƣờng về thế giới, vũ trụ, con ngƣời… tồn tại dƣới dạng nguyên hợp nhiều loại hình nghệ thuật nhƣ ngôn từ, hội họa, vũ đạo, các nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng.

Trong văn học thế kỉ XX, huyền thoại là một phƣơng pháp sáng tác mà ở đó các nhà văn hiện đại sử dụng những thi pháp của huyền thoại để sáng tạo tác phẩm, xây dựng tác phẩm thành một thứ huyền thoại hiện đại trên cơ sở những yếu tố huyền thoại nguyên thủy.

Trong Cái trống thiếcThiên sứ, yếu tố huyền thoại đƣợc thể hiện rất rõ trong khi các tác giả đi xây dựng và thể hiện nhân vật.

Trong Cái trống thiếc, nhân vật Oskar đƣợc xây dựng với những chi tiết đậm đặc tính huyền thoại và dƣờng nhƣ ngay cả bản thân nhân vật cũng tự ý thức đƣợc mình là một huyền thoại. Sự ra đời của Oskar Matzerath mang những nét thần kỳ gợi nhớ đến sự ra đời của các vị thần, á thần hay các nhân vật anh hùng trong huyền thoại với sự xuất hiện của các biểu tƣợng nguồn sáng, quả trứng, bƣớm đêm, các vì sao và trí tuệ nhƣ một ngƣời trƣởng thành. Oskar luôn có những suy tƣởng, so sánh mình với các nhân vật huyền thoại trong thần thoại Hi Lạp hay trong Kinh Thánh: Khi đi vào Nhà thờ với mẹ, Oskar nhìn về phía tƣợng Jexu và nhận ra hình ảnh của chính mình “đây có thể là anh em sinh đôi của tôi, kích thƣớc bằng nhau, chim cũng hệt nhƣ nhau hồi ấy chỉ làm độc một chức năng vòi tƣới. Chúa hài đồng nhìn thế giới bằng cặp mắt xanh cô-ban của tôi và- đây là điều làm tôi cáu nhất- bắt chƣớc đúng

những cử chỉ của tôi” [10, tr.235]. Oskar coi chúa Jexu nhƣ là bản sao của chính mình khi mọi cử động, động tác của Chúa giống y hệt Oskar: “Nếu nhà điêu khắc làm thế và thêm một cái trống thạch cao đỏ trắng trên cặp đùi nhỏ hồng hồng kia, thì đích thị là bản thân Oskar ngồi trên đầu gối Đức Mẹ Đồng Trinh, đánh trống tập hợp giáo đoàn” [10, tr.236].

Không chỉ coi Jexu là bản sao của chính mình, Oskar còn có hành động táo bạo hơn: trèo lên và khoác chiếc trống vào cổ chúa Jexu, đợi chờ phép mà nhiệm xảy ra. Thế nhƣng chúa Jexu đã không đánh trống và “nếu không đánh thì không phải chúa Jexu đích thực, trong trƣờng hợp đó, Oskar này mới là Jexu thật” [10, tr.239].

Trong cuộc đời Oskar cũng xảy ra các sự kiện mang bóng dáng của các nghi lễ cổ xƣa nhƣ nghi lễ trƣởng thành: Lần đầu tiên đến trƣờng, Oskar đƣợc mẹ dắt đi, trên tay có mang một chiếc Sừng Phồn Thịnh nhiều màu phủ một lớp giấy lụa- một nghi lễ vốn đã trở thành truyền thống vào ngày đầu tiên đến lớp. Hay trong lễ rửa tội của Oskar: Cha Wiehnke thổi vào mặt Oskar ba lần để đuổi quỷ Xa-tăng ra khỏi ngƣời Oskar. Ngƣời ta làm dấu thánh giá, áp bàn tay, rắc muối và thực hiện nhiều biện pháp khác chống Xa-tăng. Đến miếu đƣờng rửa tội, cả đoàn lại dừng. Oskar lại đứng yên trong khi ngƣời ta đọc kinh Credo và Cha chúng ta cho cậu bé. Sau đó, Cha Weihnke lại đọc thêm một lần nữa: “Vade retro Satanas” và chạm tay vào đủ các bộ phận trên cơ thể Oskar: mũi, tai… nhƣ thể khai mở các giác quan cho bé Oskar. Nghi lễ rửa tội kết thúc bằng việc bé Oskar đƣợc xức dầu thánh lên ngực và giữa hai bả vai, rồi lại kinh Credo và nhúng Oskar ba lần vào nƣớc, xức dầu thánh lên da đầu, quấn cậu vào một chiếc áo dài trắng để lấy vết, ban cho cậu cây bạch lạp phòng những ngày tăm tối. Những nghi lễ này ta thƣờng thấy trong các tập tục, tín ngƣỡng thời cổ xƣa của con ngƣời nay lại xuất hiện trong những trang tiểu thuyết của thế kỉ XX, điều đó đã mang lại một sự hấp dẫn mới lạ cho tác phẩm và nhân vật vì thế cũng giống nhƣ sự hóa thân của các vị thần, đầy kì ảo.

Gunter Grass không chỉ đem chất liệu huyền thoại xây dựng nên nhân vật chính Oskar mà yếu tố huyền thoại cũng đƣợc điểm xuyết khi ông xây dựng các nhân vật phụ khác. Anges ra đời dƣới các chòm sao: “sao Nhân Sƣ chiếu mệnh, tự tin, lãng mạn, kiêu kỳ và phù phiếm. ngôi nhà đầu đời còn gọi là domus vitae ở độ hoàng đạo vào giờ sinh: sao Song Ngƣ, bản tính dễ bị ảnh hƣởng. Chòm Mặt Trời đối lập với sao Hải Vƣơng, ngôi nhà thứ bẩy hay domus matrimonii uxoris, đem lại sự hỗn độn…”. Anges có “cặp mắt bò cái” gợi nhớ tới nữ thần Hera trong thần thoại Hi Lạp. Ông thầy Bebra cũng gợi nhớ tới những ngƣời dẫn dắt, chỉ đƣờng trong các huyền thoại về ngƣời anh hùng. Đi cùng Bebra, cô nàng mộng du Roswitha Raguna với đôi mắt màu Địa Trung Hải có khả năng đoán ý nghĩ của ngƣời khác nhƣng không thể đoán đƣợc ý nghĩ của Oskar và không thể tiên đoán đƣợc cái chết của mình cũng là một nhân vật có sự hƣ cấu huyền thoại.

Trong tiểu thuyết Thiên sứ, yếu tố huyền thoại cũng đƣợc tác giả sử dụng để xây dựng nhân vật và đạt đƣợc hiệu quả thẩm mĩ cao, đặc biệt là việc xây dựng nhân vật bé Hon- thiên sứ bị chối từ. Hành trình của bé Hon đến với cuộc đời cũng giống nhƣ cuộc hành trình của một thiên sứ giữa chốn trần gian. Sự chào đời kì lạ của bé Hon gợi đến sự giáng thế của các “tƣớng nhà trời” trong văn hoá phƣơng Đông: “Bé Hon ra đời, khi mẹ tôi tƣởng không thể sinh nở đƣợc nữa. Một bữa không hiểu sao cả dây quần áo nhà phơi bị bỏ quên qua đêm ngoài trời. Kì lạ, chỉ riêng bộ đồ lót của mẹ đẫm sƣơng và loang lổ viết từa tựa nhƣ chàm (…). Không lâu sau, mẹ mang thai” [13, tr.93]. Cách kể chuyện hƣớng mở cho ngƣời đọc liên tƣởng đến sự hoài thai giữa con ngƣời và trời đất, thiên nhiên, làm cho nguồn gốc nhân vật trở thành hoài nghi nhƣ trong các câu chuyện cổ quen thuộc Thánh Gióng, Chàng Cóc…

Sự hiện diện của nhân vật gợi nhắc đến khoảnh khắc vĩnh hằng trong tâm thức của nhân loại: chúa giáng trần. “Con bé lọt lòng, không chịu cất tiếng khóc, mà mỉm cƣời làm thân với đủ mƣời ba nữ hộ sinh đứng quanh bàn đẻ.

Thế là cả mƣời ba, lúc đầu ngơ ngác, sau bật khóc nhƣ một dàn đồng ca. Mẹ tôi, hoảng hốt cực độ, bắt giọng lĩnh xƣớng. Họ im bặt khi bố xuất hiện, và con bé lại mỉm cƣời với bố, khiến ông ngã phịch xuống một chiếc ghế” [13, tr.93]. Mƣời ba nữ y tá gợi đến hình ảnh mƣời ba tông đồ của Chúa. Nụ cƣời của thiên sứ Hon có ý nghĩa nhƣ là nụ cƣời cứu rỗi linh hồn, ban phát tình yêu thƣơng cho nhân loại.

Lời nói và hành động của Hon kì lạ, mang ý nghĩa cứu rỗi linh hồn. Câu nói đầu tiên và cũng là duy nhất của nhân vật là “thơm nào”, thể hiện khao khát đƣợc trao gửi yêu thƣơng. Thơm trong ý niệm của loài ngƣời là biểu tƣợng của sự hợp nhất là gắn kết với nhau, là giới chỉ của sự hoà hợp, của sự quy thuận, sự tôn kính của tình yêu. Hon luôn muốn đƣợc hoà hợp tâm hồn với những ngƣời xung quanh, đánh thức tình yêu và hàn gắn nỗi đau trong mỗi linh hồn.

Nhà văn xây dựng nhân vật Hon theo motip trong các câu chuyện cổ, tạo ra sự so sánh về nhiệm vụ các thiên sứ thuở xƣa và hiện đại. Nếu nhƣ Thánh Gióng năm xƣa có nhiệm vụ giúp nhân dân đánh giặc Ân cứu nƣớc thì bé Hon trong thời hiện đại có nhiệm vụ mang nụ cƣời và yêu thƣơng đến cho con ngƣời, cho cuộc sống. Đặt trong sự so sánh đó ta có thể nhận ra rằng nụ cƣời, nụ hôn cho con ngƣời có giá trị cấp thiết, quan trọng nhƣ sự hoà bình của cuộc sống.

Các yếu tố huyền thoại đầy hấp dẫn đó đã trở thành phƣơng tiện tuyệt vời để làm nổi bật tính chất huyền thoại trong hai tác phẩm. Kỹ thuật tiểu thuyết đa dạng này đã thể hiện một cách sâu sắc, ám ảnh nhƣng cũng đầy thú vị những điều nhà văn muốn nói.

CHƢƠNG 3

SỰ KHÁC BIỆT TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA CÁI TRỐNG THIẾC VÀ THIÊN SỨ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)