6. Bố cục của khóa luận
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Oskar trong Cái trống thiếc – kiểu nhân vật được xây dựng theo quan điểm truyền thống
Nhân vật là một yếu tố không thể thiếu trong tác một phẩm văn học. Nhân vật là những con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học nhƣng đó không phải con ngƣời thực ngoài đời, đƣợc mô phỏng y nguyên mà là kết quả sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo lại có những cách xây dựng nhân vật riêng. Chính vì thế, mỗi nhân vật khi ra đời đều mang trong nó một nét cá tính, một đặc trƣng không thể trộn lẫn. Có nhà văn khi đi xây dựng nhân vật luôn tuân thủ theo các phƣơng pháp sáng tác, các nguyên tắc đã trở thành truyền thống, nhƣng cũng có những nhà văn muốn tháo cũi sổ lồng, luôn luôn tìm cho nhân vật của mình một hƣớng đi mới, một cách thể hiện mới.
Trong Cái trống thiếc, Oskar đƣợc Gunter Grass xây dựng theo kiểu nhân vật truyền thống, tức là nhân vật có lai lịch, tên tuổi và tính cách rõ ràng. Nhân vật truyền thống theo quan niệm của tiểu thuyết gia Alain Robbe- Grillet là: “Một nhân vật phải có tên riêng, và tên đúp nếu có thể: họ và tên.
Nó phải có cha mẹ, có một lai lịch. Nó phải có nghề nghiệp. Nếu nó có tài sản riêng thì càng tốt. Sau rốt, nó phải có một tính cách… Tính cách của nhân vật xui khiến các hoạt động của nó, làm nó phản ứng với mọi chuỗi sự kiện theo cách đã định. Nhờ tính cách này mà một ngày nào đó nhân vật để lại tên mình cho một tuýp ngƣời, sẽ đƣợc khẳng định”.
Mở đầu cuốn tiểu thuyết, Oskar kể lại gốc tích của mình từ thời bà ngoại Anna còn trẻ, về cuộc tình duyên của bà với ông ngoại Joseph Koljaiczek dƣới cánh đồng khoai tây. Sau đó Oskar kể về mẹ cậu – bà Agnes và cả sự hoài nghi về thân phận của mình: Oskar Matzerath hay Oskar Bronski? Từng chặng đƣờng đời của nhân vật đƣợc kể lại một cách cụ thể với hàng loạt những biến cố, những sự kiện khác nhau: Ngày Oskar chào đời, biến cố trong hầm kho, Oskar ngày đầu tiên và duy nhất đến trƣờng, Oskar dƣới khán đài, Oskar thủ lĩnh băng cƣớp, Oskar thợ khắc bia đá, Oskar và đoàn làm xiếc Berba, Oskar nhạc công Jazz… Sự cụ thể hóa đó cho ta một cái nhìn rõ ràng hơn về nhân vật, tạo một sợi dây liên kết để hiểu về mối liên hệ giữa hành động và tính cách nhân vật. Không chỉ vậy, nhân vật Oskar cũng đƣợc đặt trong mối quan hệ với rất nhiều nhân vật khác, và trong mối quan hệ nào, tính cách của nhân vật cũng hiện lên rõ ràng. Kết thúc tác phẩm, Oskar quay trở về với cuộc sống đời thƣờng, lên đƣờng làm một cuộc hành trình thực sự cho chính bản thân mình, sống một cuộc sống của một chàng trai ba mƣơi tuổi nhƣ bao ngƣời khác.
3.2.2. Hoài trong Thiên sứ và lối thiết tạo nhân vật “phản truyền thống”
Học tập và kế thừa những thành tựu to lớn của văn học phi lí phƣơng Tây, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật theo kiểu nhân vật của Franz Kafka hay Ơgien Ionexco, Phạm Thị Hoài đã bƣớc những bƣớc đầu tiên trong việc xây dựng thành công kiểu nhân vật “phản truyền thống”. Kiểu nhân vật
này ta có thể bắt gặp trong tác phẩm Lâu đài hay Nữ ca sĩ hói đầu của văn học phi lí phƣơng Tây.
Nhân vật phản truyền thống là kiểu nhân vật không đƣợc xây dựng rõ nét về số phận, biến cố cuộc đời, nhân vật bị hủy hoại tính cách. Không giống với Oskar trong Cái trống thiếc, Hoài trong Thiên sứ không hiện lên với tính cách điển hình, với những hành động cụ thể mà hiện lên với những suy tƣ đứt nối, những mảnh ghép tâm trạng, những ám ảnh vô thức trong nhiều tình huống khác nhau. Không đƣợc giới thiệu cụ thể về tên, tuổi, gia đình, bạn bè hay cá tính bản thân, chân dung cô bé Hoài hiện lên trong chính những suy tƣ, cảm nhận của nhân vật. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh ngôi nhà bốn trăm ô vuông nâu đầy biến ảo, xoay xoay nhƣ rubic, chạy thẳng vào tim một con đƣờng dẫn tới cổng nhà máy rƣợu bia. Nhân vật Hoài không xuất hiện trực tiếp mà cứ hé dần qua từng lời kể, qua từng cách nghĩ và quan niệm sống của nhân vật. Ta khó có thể hình dung trông Hoài nhƣ thế nào, duy nhất chỉ có một câu văn Hoài nói về mình: “Mƣời bốn tuổi, một mét hai mƣơi nhăm, đuôi sam”. Hoài không kể gì về cuộc đời cô, nhƣ một nhân chứng câm lặng, Hoài dõi đôi mắt ngắm nhìn cuộc sống xung quanh, thu mình trong vỏ ốc nhỏ, bám riết bậu cửa sổ. Trong toàn bộ thiên tiểu thuyết, con đƣờng đời của nhân vật cũng chỉ hiện lên qua dòng ý thức. Kết thúc tác phẩm là sự hóa thân tính cách của Hoài từ vịt con xấu xí thành một ngƣời đàn bà hai mƣơi chín tuổi đẹp lộng lẫy. Thế nhƣng số phận của nhân vật cũng chƣa thật rõ ràng. Hoài lại quanh quẩn trong vòng xoáy cô đơn và lạc lõng.
KẾT LUẬN
1. Trƣớc xu thế toàn cầu hóa, bộ môn văn học so sánh ngày càng đƣợc khẳng định và thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng nhƣ những ngƣời yêu thích văn học. Công trình nghiên cứu “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass và trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài” có ý nghĩa khẳng định tính thực tiễn của bộ môn. Qua tìm hiểu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong thế giới nhân vật của hai tiểu thuyết sẽ giúp ngƣời đọc thấy đƣợc những giá trị, những nét đặc sắc của hai tác phẩm này.
2. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học. Nhân vật cũng là hình tƣợng nghệ thuật thể hiện nhiều nhất tƣ tƣởng của tác giả, chuyển tải những thông điệp của tác giả đến với cuộc sống. Hai tác phẩm Cái trống thiếc và
Thiên sứ ra đời trong hai thế kỉ khác nhau, ở hai đất nƣớc thuộc hai nền văn hóa khác nhau nhƣng trong khi xây dựng nhân vật lại có nhiều điểm gặp gỡ, tƣơng đồng. Đầu tiên phải kể đến đó chính là nghệ thuật huyền thoại. Nghệ thuật huyền thoại đƣợc sử dụng để xây dựng nên các nhân vật có nguồn gốc kì bí, có những hành động phi thƣờng, gợi nhớ tới các vị thần trong thần thoại hay trong Kinh Thánh. Bên cạnh đó, nhân vật trong hai tác phẩm cũng mang đậm dấu ấn của yếu tố phi lí, đặc biệt là hai nhân vật chính. Oskar và Hoài đều là những nhân vật dị hình dị dạng. Kiểu nhân vật này ta thƣờng gặp trong các tác phẩm của F. Kafka hay Ionexco. Cả hai nhân vật đều quyết định “đình tăng trƣởng”, chối từ tham gia vào thế giới ngƣời lớn. Cả hai nhƣ những nhân chứng của lịch sử, thông tỏ, quyết liệt. Dù che lấp bởi cái vỏ ốc, song cả hai đều sống với thế giới của riêng mình. Khƣớc từ thế giới ngƣời lớn, chối từ tất cả để giữ lại trong mình trọn vẹn những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời. Nhƣng tới phút cuối, họ đều chấp nhận hóa thân, chấp nhận sự nhƣợng bộ, hòa mình vào dòng chảy của cuộc sống đời thƣờng.
Bên cạnh sự giống nhau trong khi xây dựng hình tƣợng nhân vật chính, ở các nhân vật phụ khác cũng có sự tƣơng đồng. Đó là ở cả hai tác phẩm đều có sự xuất hiện của những con ngƣời sa đọa- những thiên sứ bị bỏ rơi. Họ sống không mục đích, không niềm tin, không hi vọng vào tƣơng lai. Họ dƣờng nhƣ đang đánh mất dần chính mình, bị chính cái xã hội xô bồ và hỗn loạn bóp nghẹt những ƣớc mơ về cuộc sống. Song song cùng với kiểu nhân vật thiên sứ sa đọa là sự góp mặt của kiểu nhân vật tƣ tƣởng- những nhân vật mang lại hơi ấm của niềm tin và sự hiện tồn của những gì tốt đẹp nhất còn sót lại giữa cuộc đời. Bà ngoại Anna Koljaiczek trong Cái trống thiếc và nhà thơ Ph. trong Thiên sứ là hai nhân vật xuất hiện từ đầu cho tới cuối tác phẩm, thể hiện tƣ tƣởng, quan niệm của nhà văn về cuộc sống. Xã hội đảo loạn, mất hết tình ngƣời nhƣng điều quan trọng, con ngƣời vẫn giữ đƣợc niềm tin vào bản chất tốt đẹp của chính con ngƣời, vào sức sống mãnh liệt của cái Đẹp.
Một kiểu nhân vật cần phải chú ý nữa đó chính là kiểu nhân vật đám đông. Kiểu nhân vật này xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết phƣơng Tây. Nhân vật đám đông không phải là bất cứ một con ngƣời cụ thể nào mà là tập hợp của một hay nhiều nhóm ngƣời. Họ thể hiện cho thị hiếu, cho lối ứng xử và cách sống của xã hội đƣơng thời. Đám đông trong Cái trống thiếc hay trong
Thiên sứ không hề mang lại sự gần gũi, ấm áp mà đám đông hiện lên chỉ là một đám tạp loạn, xô bồ, chen chúc.
3. Trong việc thể hiện nhân vật có nhiều điểm chung nhƣng thế giới nhân vật trong hai tác phẩm vẫn có những nét riêng biệt, độc đáo, tiêu biểu cho hai nền văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây. Điều khác biệt đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua việc thể hiện hai nhân vật chính. Nếu nhân vật chính Oskar trong Cái trống thiếc là nhân vật đƣợc xây dựng theo kiểu nhân vật truyền thống, tức là nhân vật có lai lịch, tên tuổi và tính cách rõ ràng thì Hoài trong Thiên sứ lại đƣợc xây dựng theo kiểu nhân vật phản truyền thống: nhân
vật không có một lai lịch cụ thể, bị xóa mờ về tính cách. Bên cạnh đó, nếu nhân vật Oskar đƣợc xây dựng là một nhân vật phản nhân vật- một á hung thần- trong Oskar tồn tại cả hai mặt thiên thần và quỷ dữ, hai mặt tính cách này tồn tại vừa mâu thuẫn vừa bổ sung cho nhau thì đọc Thiên sứ, ta lại có ấn tƣợng với hình ảnh một cô bé Hoài ngây thơ, trong sáng, trinh khiết nhƣ một thiên thần. Hoài là hiện thân của một tâm hồn đẹp đẽ, chƣa bị cái xô bồ của cuộc sống làm cho lu mờ. Sự khác biệt trong thế giới nhân vật ấy đã làm nên những nét đặc sắc cho mỗi tác phẩm.
4. Đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass và trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài” đã góp phần mở ra hƣớng nghiên cứu so sánh trong thực tiễn văn học so sánh của nƣớc ta hiện nay. Điều đó chứng tỏ rằng văn học thế giới không tồn tại một cách biệt lập mà tồn tại nhƣ một chỉnh thể, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hƣởng và tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy khi đi tìm hiểu, nghiên cứu về một nền văn học dân tộc, ta không nên đóng khung nó trong một phạm vi cụ thể xác định mà cần đặt nó vào trong mối tƣơng quan với các nền văn học dân tộc khác trên thế giới. Làm đƣợc điều đó sẽ góp phần bộ môn Văn học so sánh ngày càng phát triển và tìm đƣợc vị trí xứng đáng trong nền văn học thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Phƣơng Chi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Văn Dân (1999), Văn học phi lí, NXB Văn hóa- thông tin.
4. Nguyễn Văn Dân (2011), Lý luận văn học so sánh, NXB Khoa học xã hội.
5. Trƣơng Đăng Dung (1991), Văn học dịch và những vấn đề lí luận của văn học so sánh, Tạp chí văn học, số 2.
6. Thế Thị Thùy Dƣơng (2011), Thân phận Thiên sứ trong tác phẩm cùng tên của Phạm Thị Hoài, ĐH Sƣ phạm Huế.
7. Đặng Anh Đào (chủ biên) (2010), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Nguyễn Văn Đồng (2009), Đặc điểm ngôn ngữ Phạm Thị Hoài qua tác phẩm Thiên sứ, Đại học Vinh.
9. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Gunter Grass, Cái trống thiếc, Dƣơng Tƣờng dịch (2002), NXB Hội nhà văn.
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Thế Giới.
12. La Khắc Hòa (2007), “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”, nguồn: http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=3010.
13. Phạm Thị Hoài (1988), Thiên sứ, tạp chí Tác phẩm văn học, (7), tr.88 – 164.
14. Franz Kafka, Tuyển tập tác phẩm, nhóm tác giả dịch, ( 2003), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn) (2002), Thần thoại Hi Lạp, NXB Văn hóa, Hà Nội.
16. Thụy Khuê, “Phạm Thị Hoài trên sinh lộ mới của văn học”, nguồn: http ://thuykhue.free.fr
17. Milan Kundera, Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch (2001), NXB Văn hóa thông tin- Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, Hà Nội. 18. Phƣơng Lựu (Chủ biên) (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội. 19. Phƣơng Lựu (2004), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX,
NXB Văn học, Hà Nội.
20. Hồ Á Mẫn, Giáo trình văn học so sánh, Lê Huy Tiêu dịch (2011), NXB Giáo dục Việt Nam.
21. E.M Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Tằng Phát (2012), “Thiên sứ của Phạm Thị Hoài”, nguồn:
http://gocnhintangphat.com/sach-cua-toi/phe-binh-van-hoc-cua-toi/thien- su-cua-pham-thi-hoai/.
23. Trần Đình Sử (1981), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
25. Phùng Gia Thế (2007), “Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau năm 1986”, nguồn:
http://www.doko.vn/tai-lieu/dau-an-hau-hien-dai-trong-van-hoc-viet- nam-sau-1986-130080.
26. Nguyễn Thị Huyền Trang (2012), Huyền thoại trong tiểu thuyết Cái trống thiếc của Gunter Grass, Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận văn học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.