Đặc tính nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài (Trang 52)

6. Bố cục của khóa luận

3.1. Đặc tính nhân vật

3.1.1.Oskar trong Cái trống thiếc là nhân vật phản nhân vật- một á

hung thần

Có thể nói, xây dựng nhân vật Oskar là một kì công lớn của Gunter Grass. Đọc Cái trống thiếc, ta bắt gặp Oskar với sự pha trộn giữa hai cá tính, hai tính cách khác nhau. Khi thì ta cảm thấy ghê sợ trƣớc những ý nghĩ và hành động của Oskar, khi lại thấy lòng mình lắng lại trƣớc một Oskar ngây thơ và bé bỏng. Oskar- nhân vật phản nhân vật, một á hung thần. Trong Oskar hội tụ cả thiên thần và quỷ dữ, cả Thiên sứ và Xa-tăng. Sự hội tụ này làm Oskar có tính cách hai mặt: vừa biết yêu thƣơng trân trọng mọi ngƣời xung quanh mình nhƣng cũng vừa ích kỉ, xấu xa. Oskar- ngƣời mà ông thầy Berba đã nhận xét: “Thiên tài của chú mày, bạn trẻ ạ, cái khía cạnh thần thánh nhƣng chắc chắn cũng là ma quỷ trong thiên tài của chú mày, đã làm Rowitha của ta bàng hoàng và cả ta nữa cũng phải thừa nhận rằng ở chú mày có một cái gì quá mức, một cái gì bùng nổ xa lạ đối với ta”.

3.1.1.1.Oskar- Xa-tăng

Oskar đan xen giữa hai tầng nhân cách, khi thì xƣng “tôi”, khi thì lại gọi chính bản thân mình là “nó”, “hắn”, “gã” - một con ngƣời khác hoàn toàn độc lập với Oskar. Xa-tăng tồn tại trong Oskar nhƣ một lẽ tự nhiên. Ngay từ đầu, Oskar đã chọn phe Xa-tăng, níu giữ Xa-tăng lại trong mình nhƣ một bản ngã thứ hai: với tất cả nghi thức trọng thể của nhà thờ, Cha Wienke luôn mồm niệm chú “Vade retro Satanas” (Cút đi, Xa-tăng) vẫn không đuổi đƣợc Xa- tăng khỏi đứa bé đƣợc mang đến ban thờ Chúa chịu lễ rửa tội. Oskar tự hỏi

tên Xa-tăng trong mình: “Mọi sự ổn cả chứ?”, còn tên Xa-tăng nhảy tâng tâng và thì thào: “Cậu thấy các cửa kính nhà thờ ấy chứ? Toàn bằng thủy tinh hết, toàn bằng thủy tinh”. Sự tồn tại của Xa-tăng khiến Oskar hài lòng đến nỗi “tôi thầm cảm ơn Xa-tăng không những vẫn sống sót sau lễ rửa tội của tôi mà còn cho tôi phƣơng thuốc giải độc khiến tôi có thể vừa đi trên nền đá lát của nhà thờ Thánh Tâm vừa báng bổ nhƣ một tín đồ Thiên Chúa giáo mà vẫn đứng thẳng” [10, tr.230]. Sự tồn tại của quỷ Xa-tăng mà ngay chính Oskar sau này cũng thừa nhận: đó là cái ác, là mụ Phù thủy Đen hắc ín.

Không chỉ có vậy, Oskar với giọng hát diệt thủy tinh vốn đƣợc dùng làm vũ khí tự vệ nhƣng đôi khi cũng đƣợc dùng làm phƣơng tiện cám dỗ thiên hạ vào vòng tội lỗi. Nghệ thuật cám dỗ mà Oskar học đƣợc từ bà ngoại Anna tỏ ra công hiệu khi Oskar dùng nghệ thuật ấy để thử thách lòng thiên hạ, cái cám dỗ của cậu là kiểu “cám dỗ phi vật thể và giữ khoảng cách với nạn nhân của nó”. Với tiếng hét của mình, Oskar dụ dỗ ăn cắp, đánh thức những bản năng nguyên thủy tồn tại trong mỗi con ngƣời. Phải, công cuộc của cậu là hủy hoại, và những gì trống của cậu không thăng nổi thì giọng hát của cậu tiêu diệt nốt. Bằng tiếng kêu vô thanh nhất của mình, Oskar cắt một đƣờng tròn trên những mặt kính của hàng, khiêu khích lòng tham của ngƣời qua đƣờng. Và nhƣ thế, chỉ trong một thời gian ngắn, những vụ trộm đƣợc báo cáo nhiều đến mức cảnh sát hầu nhƣ không lúc nào đƣợc nghỉ ngơi. Nhƣng Oskar làm thế để làm gì? Phải chăng cái ác đã sai khiến Oskar gia tăng thêm sự cám dỗ vốn đã rất mạnh của một tủ kính cửa hàng bóng loáng, bằng cách mở một lỗ có thể thò tay qua? Chính Oskar đã trả lời: “Vâng, đó là cái ác. Dù chỉ là do tôi nấp trong bóng tối của những cửa vào: hẳn ai cũng biết cửa vào nhà là nơi trú ngụ ƣa thích của cái ác” [10, tr.216]. Dụ dỗ ăn cắp, Oskar không chỉ thỏa mãn ƣớc muốn nhỏ bé và trung bình của những kẻ lặng lẽ đi trong mƣa tuyết, những con ngƣời, nam và nữ, yêu thích một vật nào đó trong mong ƣớc mà

Oskar còn giúp họ thấu hiểu bản thân mình nữa. Nhiều phu nhân ăn vận sang trọng , nhiều ông già lịch sự phong nhã… ắt sẽ không bao giờ biết đƣợc tên trộm ẩn trong tâm mình nếu cậu không cất giọng để dụ dỗ họ ăn cắp. Đó là chƣa kể Oskar đã làm thay đổi cách nhìn của những công dân chính trực trƣớc đó vẫn coi tên vụng về nhất trong bọn ăn trộm vặt nhƣ một tội phạm nguy hiểm.

Tiếng trống của Oskar cũng từng nhiều phen làm xáo đảo những cuộc mít-tinh, biểu tình quốc xã. Khi lãnh tụ Quốc xã của thành phố đang long trọng và uy nghi động viên nhân dân trƣớc mi-crô có trống kèn yểm trợ huy hoàng theo nhịp quân hành Quốc xã. Tiếng trống thiếc của Oskar trốn dƣới khán đài đã gây rối nhịp của ban nhạc, kèn sáo đã loạn xạ, sau đó tất cả bỏ nhịp đi, hòa nhập vào nhịp ba, thiên hạ bỏ rơi lãnh tụ, quây ra ôm nhau nhảy múa trong tiếng nhạc “Dòng Sông Xanh” của Johann Strauss...

Oskar dƣờng nhƣ đang ngồi trên chuyến hành trình với hàng nghìn cuộc phiêu lƣu kì dị. Oskar từng một thời làm thủ lĩnh của Băng Quét Bụi- một nhóm cƣớp nổi tiếng mà ai ai cũng nhắc đến, cái Băng mà cảnh sát và nhiều đội Thanh niên tuần tra Hitler đã ra sức truy tìm. Oskar- đúng với bản chất của mình trong mọi hoạt động chỉ đứng ở phía hậu trƣờng. Oskar lên kế hoạch thực hiện các vụ trộm, tìm kiếm những mục tiêu và hằng đêm, đứng ở phòng ngủ của mình, phóng giọng tới một tầm xa chƣa từng thấy, phá hủy nhiều trụ sở Đảng, một xƣởng in các tem và thẻ phân phối lƣơng thực- thực phẩm, cho phép đồng bọn dùng giấy tờ giả để tiến hành nhiều vụ áp-phe gian lận… Đặc biệt, Oskar còn chỉ huy một trò chơi Noen quy mô trong nhà thờ Chúa. Phản bội, lật lọng là ứng xử thƣờng thấy ở Oskar khi đến bƣớc đƣờng cùng cần phải tháo thân. Khi bị cảnh sát bắt trong lúc cả bọn đang tiến hành vụ trộm, Oskar “không hề chống cự mà vào luôn vai một thằng bé lên ba khóc thút thít vì bị bọn găngxto dụ dỗ. Cậu chỉ muốn đƣợc dỗ dành và che chở”.

Phiên tòa xét xử Băng Quét Bụi, tất cả đều phải lần lƣợt nhảy cầu nhƣng Oskar thì không làm thế. “Tôi không nhảy và quý vị sẽ không bao giờ bắt gặp tôi nhảy cầu… Coi khinh cú nhảy cầu, tôi bƣớc những bƣớc cứng ngắc đến lan can, bắt đầu xuống thang và mỗi bậc thang lại củng cố thêm trong tôi niềm tin rằng ngƣời ta có thể không chỉ leo lên những tháp nhảy cầu mà còn có thể tụt xuống mà không cần nhảy”. Oskar phản bội lại những chiến hữu của mình, tự làm cho mình trở thành kẻ vô tội, vô can, kế hoạch đào tẩu hoàn hảo đến nỗi ngƣời ta nghĩ rằng: “thằng bé cần đƣợc cách ly khỏi đƣờng phố, nó yếu đuối và khờ dại, lúc nào cũng có thể bị những phần tử bất hảo lợi dụng”.

Đối với hai ông bố giả định của mình, Oskar cũng không mấy dành cho họ những tình cảm ƣu ái. Lấy cớ cái trống của mình cần sửa chữa, Oskar dụ dỗ Jan Bronski quay trở lại Sở Bƣu chính Ba Lan- nơi ông đã rời bỏ không muốn bảo vệ. Nhƣng rồi trƣớc súng ống và đèn pin của bọn cảnh vệ, Oskar liền xán đến “hòng tìm sự che chở, giả vờ khóc lóc thảm thiết và chỉ vào Jan cha mình với những cử chỉ tố cáo, biến con ngƣời tội nghiệp thành một tên ác ôn đã kéo một đứa bé vô tội đến Sở Bƣu chính Ba Lan để làm bia đỡ đạn đúng với tính cách vô nhân đạo điển hình Ba Lan” [10, tr.404]. Với cả Matzerath, ngƣời đã hết mực yêu thƣơng và chiều chuộng mình, Oskar cũng không buông tha cho ông khỏi cái chết. Ngay trong tình huống nguy hiểm và gay cấn nhất, Oskar đã dồn Matzerath vào con đƣờng cùng, buộc ông bố tội nghiệp chỉ còn thì giờ nuốt cái huy hiệu quốc xã vào bụng để phi tang trƣớc họng súng. Cái nuốt ấy chỉ tổ gây ra nôn mửa, trƣớc khi ông bị bắn chết trƣớc mắt vợ và con. Oskar- tên đánh trống đã tống khứ đầu tiên là mẹ tội nghiệp của hắn, rồi đến Jan Bronski, Matzerath, bác và cha hắn xuống mồ. Oskar- thằng dốt xảo trá, nạn nhân của sự man rợ Ba Lan đã có những hành động mà sau này hắn bắt đầu cảm thấy xấu hổ và gánh nặng tội lỗi từ quá khứ cứ mãi đè nặng lên gã.

3.1.1.2. Oskar- Thiên thần

Không chỉ là một Xa-tăng, Oskar còn là một thiên thần bé nhỏ. Cậu luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho những ngƣời thân xung quanh mình. Oskar yêu thƣơng bà ngoại Anna nhƣ một phần cuộc sống của cậu. Oskar luôn dành cho bà những tình cảm trìu mến nhất: “Trong khi chờ Jan bên ngoài khu định cƣ Ba Lan, tôi thƣờng hay nghĩ đến bà ngoại tôi. Có thể bà đang ở thăm bác gái Hedwig cũng nên”… Oskar lại mong muốn đƣợc ngồi dƣới váy bà mà hít cái mùi bơ hơi ôi. Cậu ngồi đó, gợi lại trong bà nhớ về kỉ niệm vào một buổi chiều tháng mƣời khi bà ngồi dƣới mƣa còn ông ngoại Koljaiczek ngồi khô ráo trong túp lều váy của bà. Cậu ƣớc đƣợc gặp lại bà nhƣng bỗng cảm thấy dằn vặt: “Oskar có gì để làm quà cho ngoại nó? Trống của tôi hỏng rồi, nó không tấu nhạc nữa, nó quên mất tiếng mƣa rồi, cái tiếng mƣa nhỏ rơi nghiêng trên một ngọn lửa vỏ khoai tây ” [10, tr 357]. Tận sâu trong tâm hồn Oskar vẫn là những tình cảm yêu thƣơng chân thành. Những khi đau buồn, tuyệt vọng, Oskar lại tìm một nơi chốn: dƣới gầm bàn, trong tủ áo hay đặc biệt thích nƣơng náu dƣới bốn tầng váy của bà ngoại Anna. Khác hẳn với quỷ Xa-tăng từng xui khiến cậu làm bao nhiêu việc xấu xa, Oskar lúc ấy thật bé bỏng, thật cần sự che chở và bảo vệ biết bao.

Oskar cũng biết quan tâm và an ủi ngƣời khác: Herber Truczinski. Oskar luôn có hứng thú với những cái sẹo trên lƣng anh. Mỗi lần tìm hiểu về duyên do những cái sẹo, Oskar lại gợi về trong Herber những kỉ niệm khó quên khi anh còn làm bồi bàn cho Starbusch. Họ nhƣ một cặp tri âm thực sự, đến với nhau để thấu hiểu nhau. Herber Truczinski luôn coi Oskar là lá bùa mang lại may mắn cho anh, là thiên thần bảo hộ của anh, sự ngây thơ trẻ con của cậu che chở cho anh. Hay với bà Macmăng cũng vậy, bao giờ bà cũng mở của khi Oskar lấy dùi trống gõ vòa cánh cửa. Bà lại kéo cậu vào nhà, rót cà phê hạt muồng trộn sữa và cho cậu một miếng đƣờng nâu ở đầu một sợi dây

để nhúng vào cà phê mà mút. Với Macmăng, Oskar lúc nào cũng là một đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp cần đƣợc chăm sóc, vỗ về. Đặc biệt, từ sau quyết định chôn trống và lớn lên, Oskar đã rũ bỏ hẳn Xa-tăng trong mình và sống với đúng ý nghĩa một con ngƣời bình thƣờng, biết yêu thƣơng, biết sẻ chia. Nếu trƣớc đây Oskar dùng trống để cám dỗ, để hủy hoại thì bây giờ, Oskar đƣợc nâng lên thành “một ngƣời có phép lạ, trị bệnh bằng lòng tin, thiếu chút nữa thì thành một Đấng Cứu thế”. Bằng tiếng trống của mình, Oskar gợi lại trong con ngƣời niềm thiết tha yêu cuộc sống, gợi lại trong họ những sự kiện hồn nhiên của tuổi ấu thơ. Và cũng nhờ tiếng trống kì diệu của tuổi lên ba, Oskar đã “biến những kẻ lầm lỗi thâm căn cố đế thành một bày trẻ hát những bài thánh ca Giáng sinh bằng một giọng xúc động, đầy nƣớc mắt” [10, tr.913]. Oskar gánh trên vai một sứ mệnh thiêng liêng, khơi dậy ở con ngƣời khả năng xúc cảm, biết yêu, biết ghét, biết khóc, biết cƣời. Oskar cùng cái trống của gã đã trở thành ngƣời chữa trị cho cả thể xác và tâm hồn. Và điều họ chữa giỏi nhất là bệnh mất trí nhớ. Oskar đã lên đƣờng và sắm vai Đấng Cứu Thế, bắt cái trống của mình mang một ý nghĩa lớn hơn thực chất của nó, biến nó thành một biểu tƣợng, lập một giáo phái, một đảng, hay có khi chỉ là một nơi họp hội. Thuật ngữ “Chủ nghĩa Oskar” xuất hiện lần đầu tiên và có lẽ, sẽ còn xuất hiện thêm nhiều lần khác nữa.

Gunter Grass đã xây dựng thành công nhân vật Oskar- một nhân vật phức tạp và đa nhân cách. Nhân vật Oskar thể hiện quan điểm của nhà văn về thế giới và về thân phận của con ngƣời. Sự thay đổi tính cách của nhân vật từ xấu xa tới lƣơng thiện, từ Xa-tăng biến thành thiên sứ đã thể hiện niềm tin ở bản chất tốt đẹp của con ngƣời, rằng cái Đẹp vẫn có hi vọng tồn tại và hiện hữu trong thế giới của chúng ta.

3.1.2. Hoài trong Thiên sứ - một Thiên sứ trinh khiết

Khác với nhân vật Oskar, nhân vật Hoài trong Thiên sứ không đƣợc lột tả ở những chiều hƣớng khác nhau tồn tại trong tính cách. Hoài trong Thiên

sứ hiện lên nhƣ một vầng sáng tinh khiết, không nhuốm bụi, nhƣ một thiên sứ thực sự. Nếu Thiên sứ trong mẫu gốc đƣợc xem là sinh linh môi giới giữa thƣợng đế và nhân thế, là những sinh linh thuần túy tinh thần thì ở Hoài cũng toát vẻ đẹp thánh thiện, là sứ giả của lòng yêu thƣơng, che chở. Hoài không mang vẻ đẹp ngoại diện toát lên hào quang thu hút mọi ngƣời, ở Hoài có sự hiện diện của tâm hồn trinh khiết, trắng trong. Hoài là một cô bé khao khát yêu thƣơng và nhìn cuộc sống bằng đôi mắt yêu thƣơng. Từ ô của sổ- điểm quan sát thế giới của mình, nhân vật chia con ngƣời thành hai loại: homo A- những kẻ biết yêu thƣơng và homo Z- những kẻ không biết yêu. Tiêu chí phân loại trong bảng phân loại của nhân vật không phải là những kẻ ngoại diện, định chức xã hội mà chính là lòng yêu thƣơng cuộc sống: “Họ là ai, nghề nghiệp, tuổi tác, đẹp xấu, gầy béo, công dân hay ngoài vòng pháp luật, trinh tiết hay đã qua đủ cám dỗ, sống vững vàng bằng hai chân trên mặt đất hay phiêu diêu tận đẩu đâu, đạo tặc hay hiền nhân, nhóm máu này hay nhóm máu khác… tất cả không đáng kể. Hoặc họ biết yêu đƣơng, hoặc không, tiêu chuẩn duy nhất để họ đứng bên trái, hay bên phải tôi” [13, tr.89]. Hoài nhìn cuộc sống bằng con mắt của em, thế giới trong trắng của trẻ thơ, của ốc nhỏ bám riết bậu của sổ, vĩnh viễn 14 tuổi, thế giới của những ƣớc mơ mộng tƣởng kì ảo. Hoài đặt niềm tin của mình vào tuổi thơ. Phải, chỉ có trực giác tuyệt vời của trẻ nhỏ mới có thể đƣa ra cái logic cực kỳ đơn giản rằng loài ngƣời chỉ có hai loại “homo A và homo Z”, “ngƣời có khả năng âu yếm dịu dàng và kẻ không có khả năng ấy”. Hoàn toàn chỉ tuân theo một quy luật, quy luật của trái tim, mƣời lăm năm ròng, cô bé Hoài làm cái việc phân chia ấy một cách “nhẫn nại, không tò mò, không giàu óc tƣởng tƣợng dƣờng nhƣ đó là “công việc có ý nghĩa duy nhất trong cuộc đời cô”. Tâm hồn trong trẻo của cô bé Hoài nhƣ một tấm lƣới lọc khổng lồ, tách nhân loại ra làm hai hạng: có xúc cảm và vô cảm. Thật đơn giản làm sao! Thế nhƣng khi lớn lên, con ngƣời

thời họ đã suy nghĩ và hành động nhƣ vậy. Ngƣời lớn với cả một hệ thống logic rắc rối đầy ắp những cái có thể và cái không thể, nên và không nên, có lợi và không có lợi làm sao có thể chấp nhận cái triết lý rạch ròi về homo A và homo Z. Phải chăng vì thế mà cô bé Hoài đã chui vào vỏ ốc của mình “Ba mƣơi kilogam, một mét hai mƣơi nhăm, đuôi sam”? Em từ chối quyền lớn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)