Nhân vật nắm giữ lòng tin

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài (Trang 40)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. Nhân vật nắm giữ lòng tin

Cuộc sống luôn cần niềm tin và lòng tốt. Một trong những điều nguy hiểm nhất ở con ngƣời là đánh mất niềm tin nơi con ngƣời và cuộc sống, mất niềm tin nơi những giá trị đạo đức tốt đẹp. Oskar và Hoài đều sống trong một xã hội với sự lên ngôi của đồng tiền, với những thói tầm thƣờng và phù phiếm - cái xã hội mà Gunter Grass gọi là “thế kỷ mà bất luận mọi đau buồn và thống khổ, chắc chắn sẽ bị hậu thế coi là thế kỷ ít nƣớc mắt nhất” - con ngƣời buộc phải nhƣợng bộ hay phải dần đánh mất bản thân mình. Thế nhƣng, cái đẹp chƣa hẳn đã lụi tàn mà đâu đó vẫn còn nhen nhóm lên ánh sáng của niềm tin và hi vọng.

Đối với Oskar, gia đình, tình yêu, cái chết, tôn giáo… tất thảy đều là đối tƣợng báng bổ, vòi nọc châm chích, giễu cợt của gã quỷ lùn không từ cái gì, không tha cho ai, kể cả ngƣời mẹ tội nghiệp mà gã chỉ yêu vì bà thƣờng xuyên mua trống cho gã, hai ngƣời cha giả định- Alfed Matzerath và Jan Bronski mà gã đều phản đối đƣa đến cái chết. Chỉ một vài gƣơng mặt hiếm hoi đƣợc gã nhắc đến với ít nhiều tình cảm trìu mến: ông ngoại gã, kẻ tội đồ phòng hỏa bị truy nã Joseph Koljaicek, ngƣời Do Thái Sigismund Markus- chủ hiệu đồ chơi, nguồn cung cấp trống cho gã, anh chàng Herbert Truczinski với cái lƣng đầy sẹo và nhất là ngƣời đàn bà trên cánh đồng khoai tây Kashubes bà Anna Koljaicek- ngƣời mang lại cho gã niềm tin và sự che chở.

Bà ngoại Anna là một ngƣời phụ nữ khỏe khoắn, đầy đặn, có thói phù phiếm dễ thƣơng hòa hợp với tính đôn hậu tốt bụng. Đặc biệt, hình ảnh đã in sâu vào tâm trí Oskar đó chính là hình ảnh chiếc váy bốn tầng. Bà lúc nào cũng mặc “bốn chiếc váy chồng lên nhau, những cái váy ở tầm rộng quá mức của khổ vải. Chúng khum tròn thành hình chuông, phồng lên và kêu phần phật khi gió thổi, xẹp xuống khi tắt gió và cả bốn cái xòe ra phía trƣớc bà khi bà đi xuôi gió… thƣờng xuyên phồng lên hoặc rũ xuống, quấn quanh hay dựng đứng, cứng sững và trống rỗng” màu khoai tây. Oskar trong những khoảnh khắc suy sụp thƣờng tìm sự an ủi ở ba nơi: dƣới gầm bàn, trong tủ áo và đặc biệt là trong túp lều bốn tầng váy khăn khẳn mùi bơ của bà ngoại Anna- chốn nƣơng náu thân thƣơng mà suốt đời gã không ngơi khao khát.

Khi bà mẹ Agnes qua đời, Oskar dƣờng nhƣ chỉ tìm thấy cảm giác an toàn khi đƣợc ở bên bà, đƣợc núp dƣới những tầng váy của bà. Điều đó đối với cậu còn thích thú hơn cả việc đƣợc đọc truyện cổ tích hay truyện tranh, bởi lẽ, thế giới bốn tầng váy của bà ngoại Anna vốn dĩ đã là một thế giới cổ tích đầy huyền thoại và hấp dẫn. Bốn tầng váy đã che chở Joseph Koljaiczek thoát khỏi sự săn lùng của cảnh sát, bốn tầng váy là nơi bà mẹ Agnes ra đời, và đó cũng là nơi đã chở che cả tuổi thơ của Oskar: “Tôi tỏ ra chẳng mấy thích thú các truyện cổ tích cũng nhƣ sách tranh. Điều tôi chờ đợi ở bà ngoại tôi , điều mà bây giờ tôi vẫn mơ đến với từng chi tiết khoái thú nhất, cái điều ấy rất rõ ràng và đơn giản, do đó khó mà đạt đƣợc: hễ thấy bà, là Oskar lại muốn thi đua với ông ngoại Koljaiczek náu bên dƣới bốn tầng váy của bà và, nếu có thể, chẳng bao giờ thở hít bên ngoài nơi trú ẩn yên tĩnh này nữa” [10, tr.355]. Bốn tầng váy là nơi trú ẩn yên tĩnh nhất, an toàn nhất đối với Oskar. Tất cả những điều cậu chứng kiến từ cuộc sống nhƣ cơn bão lớn cuốn trôi đi niềm tin và hi vọng thì bà ngoại Anna nhƣ một chiếc phao cứu vớt những niềm tin và hi vọng ấy. Túp lều “khăn khẳn mùi bơ” cho Oskar niềm tin mãnh

liệt vào cuộc sống của con ngƣời, tin vào những gì tốt đẹp còn sót lại trên cõi đời này. “Tôi sẵn sàng làm tất cả để đƣợc vào trong cái lều ấy”. Oskar đã có những lúc phải dùng đến mẹo để đƣợc núp dƣới váy của bà. Cậu giả vờ làm lăn quả bóng đến váy bà rồi chui tọt vào đó. Nhƣng từ sau cái chết của mẹ Agnes, Oskar không cần giở cái mẹo ấy ra nữa “bà thuận tình hơn để tôi núp dƣới những cái váy màu khoai tây và cho phép tôi ở lại đó lâu hơn… Tôi ngồi im phăng phắc một lúc, hít cái mùi ngai ngái của bơ hơi ôi, cái mùi bất chấp sự chuyển mùa, vẫn tràn ngập không gian chọn lọc này” [10, tr.356].

Trong Thiên sứ, nếu cả xã hội đang chen nhau trong bộ đồng phục chật chội may sẵn, sống nhƣ một cỗ máy vô cảm vô hồn thì nhà thơ Ph. xuất hiện nhƣ một điểm sáng đột ngột. Anh sẵn sàng vi phạm chuẩn mực thông thƣờng, sẵn sàng vọt trào, nổ bùng, nhƣ đài phun nƣớc, nhƣ bắn pháo hoa. Rõ nhất là những câu viết đƣợc gọi là “thơ Ph.”: nó nhƣ hàm chứa cái khát vọng nhả ngay trong một hơi hàng loạt cảm xúc ấn tƣợng suy tƣ ứ đầy đến nghẹt thở. Những câu văn nhƣ thực hiện trong chốc lát những gì không thể đƣợc chấp nhận ở cuộc sống khuôn phép, quy củ thƣờng ngày. Một yến tiệc ngôn từ là cần thiết cho những ai có nhu cầu tham dự.

Nhà thơ Ph. chính là ngƣời ca ngợi cho cái đẹp lý tƣởng, siêu thực. Anh làm thơ chỉ vì anh không thể không làm thơ, anh không làm thơ cho vui, không đọc thơ cho những ngƣời không biết cảm nhận và hƣởng thụ cái Đẹp: “Ông Hoàng, xin ông cứ quay về với món gà rán và rƣợu vodka của ông! Tôi không đọc thơ cho ai nghe thử, cho ai nghe vui. Tôi không quan tâm đến công chúng, dù đó là một công chúng có thói quen đọc nhật báo và đủ thứ tạp chí từng đăng tải thơ ông, hay một công chúng tự hạn hẹp mình ở mức chối từ nhật báo và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại. Ngƣời ta có thể tung hô tôi, hay đóng đinh tôi; hôm nay tôi ngồi đây ăn suất cơm thừa của ông, ngày mai lại choáng chỗ trong một cuốn từ điển gáy vàng nào đó, có khác gì nhau!

Hành trình của tôi cô độc, tôi không cần khán giả…” [13, tr.160]. Anh cũng thuộc về một thế giới riêng, sống với thế giới riêng của mình, “tôi chẳng chung hành trình với ai”.

Ph. – nhà thơ nghèo, ngày đánh vôi trộn vữa, tối om về chong đèn làm thơ. Mỗi lần xuất hiện, gƣơng mặt tiều tụy, vò xé bởi đam mê của anh còn hơn gƣơng mặt một ông hoàng, sẵn sàng đặt cả vƣơng quốc không bao giờ tắt ánh mặt trời của mình xuống chân nữ hoàng của tình yêu và sắc đẹp. Ph. không giống với bao ngƣời khác, anh biệt lập, tách mình ra khỏi trục quay của cuộc sống đang vận hành nhƣ một cỗ máy: “Chị Hằng không quan hệ với ngƣời đàn ông nào quá ba tháng mà tránh khỏi đụng chạm thân xác… Ngoại lệ duy nhất là Ph. nhà thơ đam mê và lạnh lùng, cách biệt. Ngồi sát bên anh, mắt không rời mắt, rụt rè đặt những ngón tay thon dài nuột nà lên bàn tay anh chai sạn, đuổi theo mùi đàn ông tỏa từ môi anh, hình dung một cái hôn thăm thẳm… Chỉ duy nhất một ngƣời, bất kể giờ khắc nào cũng biết rõ chị đang ở đâu, nhà thơ mắt đen giàu lặng lẽ. Nhà thơ và ả Hằng, cả hai ghét hẹn hò, những không gian và thời gian định sẵn chật hẹp…”. Và khi chị Hằng bị cái thế giới đồ vật chiếm hữu, anh lặng lẽ biến mất. Không phải “vấp đời thƣờng nhật, tan vỡ chiếc thuyền tình” mà vì họ đã thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác, hai thế giới không còn điểm chung. Ph. đến với cuộc sống để làm thơ, để yêu đƣơng và mơ mộng trong khi Hằng đánh đổi tất cả, thiêu cháy niềm tin, niềm hi vọng để chạy theo cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc.

Hoài cũng đã viết ba trăm lần cái tên Ph. vào những tấm phiếu cầu hôn cho chị Hằng nhƣ một cố gắng tuyệt vọng để bảo vệ cho cái chân lý: “Ngƣời ta sinh ra để thuộc về nhau” để níu kéo lại cái đẹp. Ngọn lửa chỉ thiêu đƣợc cái vỏ còn niềm tin thì vẫn còn đấy. Trong buổi lễ kết hôn của chị Hằng, Hoài vẫn còn cháy lên “ngọn lửa 300 lá bùa mang gƣơng mặt Ph. lại nổi lên thiêu

đốt. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho trần nhà bỗng nổ tung và nhà trời ghé xuống đƣa ả Hằng của anh bay thoát trần gian nhan nhản hôn nhân không tình yêu này”. Cô bé Hoài vẫn giữ cho mình nắm tro từ “ba trăm lần Ph.” nhƣ giữ mãi niềm tin vào sự vĩnh hằng của cái đẹp trƣớc sự tấn công của đồng tiền và cái tầm thƣờng của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cái trống thiếc của gunter grass và trong thiên sứ của phạm thị hoài (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)