Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
557,78 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Khắc Trường là nhà văn quân đội, bước vào làng văn từ những năm ở tuổi 20, khi đó người đọc biết đến ông với bút danh Thao Trường- một cái tên rất quân đội. Đó là đầu những năm 70, từ người lính kĩ thuật của binh chủng Phòng không - Không quân, Thao Trường trở thành phóng viên mặt trận viết cho tờ in của báo binh chủng này, rồi ông viết đều đều cho tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông thuộc số những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhiều năm Thao Trường là tác giả bút kí, truyện ngắn viết về chiến tranh, hậu phương quân đội và nông thôn. Năm 1986, ông được trao giải nhất cuộc thi bút kí của tuần báo Văn nghệ và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Sau này cũng tạp chí văn nghệ giới thiệu ông đi học trường Viết văn Nguyễn Du (khoá 1) cho đến năm 1983. Ở độ tuổi 44, cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được hoàn thành khi tác giả có độ chín nhất định về cảm nhận đời sống và nghề văn. Đề tài và những vấn đề cuốn sách đặt ra không thật mới, vẫn là cuộc tranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn, vẫn là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhưng điều tác giả quan tâm ở đây là cuộc sống ở nông thôn thời kì đổi mới, ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới - xã hội dân chủ, cần đấu tranh một cách kiên định và quyết liệt hơn. Tiểu thuyết này được trao giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1991 (cùng với hai cuốn tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh). Mảnh đất lắm người nhiều ma từ khi mới xuất hiện đã được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm chú ý, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, và đặc biệt được chuyển thể thành kịch bản phim “Đất và người” năm 2001. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 2 Mảnh đất lắm người nhiều ma để lại dư âm trong lòng bạn đọc ấn tượng về một tác phẩm hay, giàu giá trị không chỉ bởi ý nghĩa nội dung tư tưởng mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Một mảnh đất nhỏ mà không phân biệt rõ đâu là ma, đâu là người, cái đống hỗn tạp ấy là biểu hiện cụ thể của một xã hội đang chuyển mình trong thời khắc giao thời giữa cái cũ và cái mới. Khi mới xuất hiện trên diễn đàn Văn học những năm đổi mới, có nhiều ý kiến đặt ra từ giới nghiên cứu và công chúng bạn đọc về vấn đề : có nên đổi tên nhan đề cuốn sách cho phù hợp với nội dung hay không, đâu là con người, đâu là ma, đâu là nhân vật tích cực, tiêu cực, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, chưa có sự thống nhất. Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài khoá luận của mình là Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường với mong muốn lí giải được thành công của tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 2. Lịch sử vấn đề Nhân vật là vấn đề cốt lõi trong tác phẩm văn chương. Thế giới nhân vật được nhìn nhận như một phạm trù mĩ học, nó thâu tóm mọi khả năng có thể có trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tồn tại với tư cách như một chỉnh thể nghệ thuật, thế giới nhân vật bao hàm trong đó nhiều vấn đề, nhiều khả năng và vận động theo quy luật nội tại nhất định. Soi chiếu vào sáng tác từ góc độ chỉnh thể trên cơ sở thế giới nhân vật, ta sẽ có cơ hội nắm bắt được đối tượng nghiên cứu trong tính đa diện, đa tầng của nó. Bởi vậy những công trình nghiên cứu về nhân vật cũng như thế giới nhân vật được giới nghiên cứu phê bình đào xới một cách kĩ lưỡng. Là một tác phẩm xuất sắc đạt giải cao của Hội nhà văn Việt Nam, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma nhận được sự quan tâm, đánh giá của Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 3 các nhà nghiên cứu, phê bình. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết sau: Bài “Nguyễn Khắc Trường và…”, Trần Đăng Khoa đã rất sáng tạo khi dựng nên một cuộc đối thoại giữa người và ma, khéo léo chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Theo Trần Đăng Khoa, điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn, ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Một nhược điểm dễ nhận thấy là kết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện nhân vật có phần gượng ép. Trong bài viết “Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ cái nhìn văn hoá” Lê Nguyên Cẩn đưa ra lời nhận định “cái tạo ra giá trị của tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kì khó khăn của đất nước mà còn là thế giời kì ảo mà Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây dựng với các yếu tố kì ảo rất đặc trưng, đó là mô típ cái chết đi liền với môtíp ma hiện hồn” Đặc biệt ở bài viết này tác giả còn chỉ rõ thế giới kì ảo được nhìn nhận dưới ba góc độ: mối tình kì ảo, những nhân vật kì ảo, những nhân vật ma quái dị dạng tạo ra sự lôi cuốn từ phía người đọc. Tuy chỉ đề cập tới một khía cạnh của tác phẩm từ góc nhìn văn hoá nhưng bài viết là những chỉ dẫn, gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài khoá luận này. Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, GS. Trần Đình Sử có sự đánh giá khách quan trên phương diện nội dung và nghệ thuật cuốn sách như sau “ cuốn sách có sức lôi cuốn từ đầu đến cuối, nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn (…) Đọc Nguyễn Khắc Trường, tôi thấy anh rất sung sức, rất giàu các vốn sống, đặc biệt là ngôn ngữ rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 4 “bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên. Đồng thời GS cũng chỉ ra mặt hạn chế còn tồn tại của cuốn sách: Xung đột mâu thuẫn chưa quyết liệt, cách xử lý, lối trần thuật quá thiên về hài, cái bi chưa được khám phá tận đáy”[16;12]. Nhận xét về nghệ thuật Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “đây là một cuốn truyện hấp dẫn nhờ nghệ thuật kể chuyện. Sự dẫn dắt tình tiết, sự tổ chức các tình huống đã tạo được nhiều bất ngờ. Các nút truyện thắt vào, cởi ra, lại thắt vào, cởi ra, người đọc khó đoán trước được. Nhiều đoạn rất có không khí nông thôn với những phong tục tưởng rất cổ xưa mà té ra là của hôm nay. Tác giả cũng tạo ra được nhiều nhân vật tuy không thật sâu sắc nhưng cũng có nét cá tính gây được ấn tượng đậm nét đối với người đọc, đặc biệt là những nhân vật ma quái, dị dạng hoặc những con người bị ma chê, quỷ ám như anh em lão Hàm, chị Bé, bà Son [16;18] Trong báo Giáo dục và thời đại, ngày 27/5/1991 tác giả Ngọc Anh đưa ra lời nhận định cho cuốn tiểu thuyết “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như sự việc đúng như nó phải xảy ra như thế (…) phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Khắc Trường am hiểu sâu về nông thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”. Những ý kiến thảo luận đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình như Hà Minh Đức, Phong Lê, Trung Trung Đỉnh,…, trên báo Văn nghệ ra ngày 25/1/1991 cho rằng đây là một tác phẩm hay về đề tài nông thôn trong thời kì đổi mới, để lại dấu ấn đậm nét trên văn đàn của một nhà văn quân đội. Ngoài ra còn có các bài viết của Lê Thanh Nghị trên tạp chí Tác phẩm mới tháng 8/1991, Nguyễn Hữu Sơn báo Người Hà Nội, Hồng Diệu - tạp chí Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 5 văn nghệ quân đội,…, đều ghi nhận giá trị nội dung và nghệ thật của tác phẩm, bên cạnh đó là một số điểm non tay về kết cấu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định việc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công của tác phẩm. Tuy nhiên các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà chưa dành sự quan tâm thoả đáng cho sự tìm hiểu thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận này tập trung nghiên cứu vấn đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khóa luận này lấy cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma làm phạm vi nghiên cứu. 4. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường nhằm mục đích sau: Nắm vững hiểu biết lí luận về nhân vật, thế giới nhân vật trong văn học, các biện pháp nghệ thuật thể hiện… Vận dụng những kiến thức lí luận trên vào tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường để làm nổi bật giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở về đối tuợng và phạm vị nghiên cứu nêu trên chúng tôi sẽ kết hợp vận dụng một số phuơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 6 5.1 Phương pháp thống kê 5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 5.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử 5.4 Phương pháp phân loại thống kê 5.5 Phương pháp so sánh hệ thống 6. Đóng góp của khoá luận Về mặt lí luận, với khoá luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Đồng thời khoá luận này sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn, tin cậy của con đường nghiên cứu văn học hiện nay. Về mặt thực tiễn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đóng góp mới của Nguyễn Khắc Trường về nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn Khắc Trường trong văn học thời kì đổi mới. Đồng thời sẽ giúp nguời đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tham khảo, khoá luận đuợc triển khai thành ba chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm nguời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 . Quan niệm về nhân vật 1.1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật 1.1.1.1. Khái niệm về nhân vật Về mặt thuật ngữ: Hiểu theo nghĩa rộng,“Nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt thì nhân vật là khái niệm hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất định trong xã hội [12;881] Tức thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả đời sống xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa như vừa trích dẫn ở trên, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương. Với ý nghĩa như thế của khái niệm nhân vật, ta sẽ trở lại xuất xứ của thuật ngữ này. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” ( được gọi với cái tên persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Đến cuốn Lí luận văn học, Phương Lựu đã định nghĩa khá kĩ về khái niệm nhân vật văn học: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 8 vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh… đó là những nhân vật không tên như thằng bán Tơ, Mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,…, đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người (…) Khái niệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết [10;277-278]. Trong cuốn Lí luận văn học, GS Hà Minh Đức lại định nghĩa như sau: Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [6; 102]. Khái niệm nhân vật văn học còn được định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi với nội dung cơ bản giống với định nghĩa trong cuốn lí luận văn học đã nêu: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 9 bật nào đó trong tác phẩm (…) Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống [7;235]. Nói tóm lại, các nhà văn, các nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tài năng. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trong nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học [10;280]. Đôtôiepki cũng từng khẳng định: “ Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”. Tính cách với ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình văn học Nga đã gọi tính cách là nhân vật. Ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ, tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là điển hình [2;105] và tính cách cũng tự nó cũng bao hàm những thuộc tính như có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định đồng thời cũng có một quá trình phát triển hợp với logíc khách quan của đời sống. Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách. Trong tác phẩm văn chương, có nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân vật không được khắc hoạ tính cách. 1.1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thủy K32A Khoa Ngữ văn 10 “Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển Triết học, thế giới có thể hiểu: Theo nghĩa rộng: Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người). Thế giới là nguồn gốc của nhận thức [13;1083]. Theo nghĩa hẹp: Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ mô và thế giới vi mô [13;1083]. Như vậy có thể nói: Thế giới là một phạm vi, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và tồn tại độc lập với ý thức của con người. Vậy thế giới nhân vật là gì? Khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian,…, gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác giả. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình… Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng [...]... với thời gian và dư ba trong lòng bạn đọc Nguyễn Thị Thủy K32A 33 Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Như đã khẳng định ở trên, thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vô cùng phong phú, đa dạng song các nhân vật đó tồn tại được cùng... thiện Đó là nét nổi bật mang ý nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con người, tạo nên tiếng nói đa thanh, đầy hoà âm và nghịch âm trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Thủy K32A 17 Khoa Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 CHƯƠNG 2: THẾGIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Nhan đề cuốn sách Mảnh đất lắm người nhiều ma từ khi xuất hiện trong làng văn thời... người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vô cùng đa dạng, phức tạp Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi xin đi sâu vào tìm hiều một số loại nhân vật cơ bản sau: 2.1 Nhân vật kì ảo Ở phương diện nghệ thuật, nhân vật kì ảo là loại nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hư ảo, có nhiều đặc điểm lạ kì, dị dạng Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây dựng kiểu nhân vật kì... cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng thế giới nhân vật Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó 1.1.2 Vai trò của nhân vật văn học Có thể nói rằng nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ của con người trong đời sống Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cách nhân. .. phía người đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học Chỉ với một mảnh đất nhỏ xíu- xóm Giếng Chùa mà đã có biết bao những hồn ma bóng quỷ, những kiếp người đoạ đày, thật - giả, âm – dương lẫn lộn, ma trong truyện kể, ma trong nỗi hoảng loạn, sợ hãi, con ma trong mỗi con người, đâu là phần người, đâu là ác quỷ, thật không dễ dàng nhận biết được Có thể nói Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người. .. vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường bao giờ cũng khái quát một nội dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc, một tình điệu tha thiết với cuộc đời Vì vậy sự thể hiện của nhân vật được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời với kiểu loại nhân vật Có những nhân vật được tác giả chú ý miêu tả về ngoại hình như kiểu nhân vật kì ảo: Ma nữ, cô Thống... hoa, chồng thì nhăn nhó chẳng ma nào nhìn” Nhân dạng ấy của ông Hàm nói lên phần nào con người thô lỗ, bạo lực, độc đoán ở nhân vật này Nhân vật nửa người, nửa ma quái được khắc hoạ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma là con người có cái tên rất lạ: cô Thống Biệu “Cô” đã gần 90 tuổi, vẫn giữ cái dáng mảnh mai của mình Phải chăng nghề nghiệp nào cũng có cái tướng mạo riêng của nó? Cô Thống có cái dáng... nhất của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực Văn học không thể thiếu vắng nhân vật bởi chỉ có thể qua nhân vật, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, về con người với những đặc điểm về số phận, tích cách của nó Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định [12;126] Tính cách của nhân vật mang... tâm lí như thế, con người không chỉ tăm tối trong suy nghĩ và hành động mà còn trở nên độc ác, lạnh lùng và tàn nhẫn Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma , dường như bên cạnh kiểu nhân vật kì ảo, Nguyễn Khắc Trường dụng công xây dựng nhân vật tha hóa nhằm đưa người đọc trở về gần hơn nữa với thế giới thực tại, để lí giải sâu sắc hơn cuộc sống nơi Giếng Chùa đâu mới là phần ma, phần quỷ, nguyên nhân nào... nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 [10;282] Còn lại là các nhân vật phụ đóng vai trò thứ yếu so với nhân vật chính và nhân vật trung tâm Nó thường xuất hiện để đối chiếu, so sánh làm rõ nhân vật chính và nhân vật trung tâm Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm tính cách của nhân vật và lí tưởng xã hội thẩm mĩ của tác giả lại có thể phân chia thành nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân . đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khóa luận này lấy cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma làm. nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường nhằm mục đích sau: Nắm vững hiểu biết lí luận về nhân vật, thế giới nhân vật trong văn học,. giới nhân vật trong Mảnh đất lắm nguời nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Khóa