7. Bố cục của khóa luận
2.4 Nhân vật tự ý thức
Nhân vật tự ý thức là những con người luôn sống đúng với bản thân
mình, có nhân cách, bản lĩnh vững vàng, luôn ung dung, tự tại trước mọi biến thiên, bể dâu của cuộc đời.
Phơi bày những bất công, những cái ác, cái xấu xa trong xã hội, nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã không dập tắt niềm tin trong mỗi chúng ta vào một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó được tác giả gửi gắm qua ba nhân vật chính diện Tùng, Đào, Minh và hơn nữa là một kết thúc mở đầy lạc quan, đồng thời tác giả cũng ngợi ca một nhân cách trung thực, ngay thẳng ở một người lính- Trung tá Chỉnh.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, ông Chỉnh về hưu nhưng là người “cả xóm Giếng Chùa đều nể trọng”, hoàn cảnh gia đình ông khó khăn,
vợ theo con trai bỏ đi, ông Chỉnh đi lấy vợ khác, hàng ngày ông nhận nhiệm vụ mà xóm làng giao phó là đi canh lò gạch. Thời thanh niên, ông quên bản thân mình nhập ngũ kháng chiến vì sự bình yên của Tổ quốc, ông Chỉnh và bố Tùng là lính cao xạ bảo vệ khu gang thép. Chiến tranh là tang thương đổ máu,
Chỉnh nhiều lần đau đớn khi chứng kiến cảnh đồng đội mình hy sinh “ Nắng xuống chiếu lên những vũng máu chảy đẫm bên người” Ông không những là
con người nhà binh giàu lòng yêu nước, ông còn là một người chồng tận tụy với vợ con, bởi vậy khi mới lấy Lạc, Chỉnh tranh thủ thời gian về thăm vợ
“trên chiếc ba lô của tiểu đoàn trưởng Chỉnh cũng có con búp bê váy áo sặc sỡ và vài tấm vải may áo quần cho phụ nữ”. Nhưng cuộc đời của ông trớ trêu
khi vợ bỏ đi, ông lủi thủi một mình qua những tháng ngày gian khó. Ông trở về cuộc đời thực xóm Giếng Chùa sau bao đau thương của cuộc đời, ông cùng người thanh niên trẻ tích cực Tùng kiên quyết đấu tranh chống lại các tệ nạn, sự tha hoá biến chất trong đội ngũ cán bộ Đảng uỷ. Ông từng phát biểu trong
những cuộc họp như sau: “Xấu hổ lắm các đồng chí ạ. Ta vẫn luôn xưng là tiên phong, gương mẫu, là Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, là chí công vô tư. Nhưng thực sự thế nào? Người có quyền thì tư túi chia chác nhau, động họp là động mâm. Biết bao vụ dân thắc mắc, sao chúng ta cứ lờ đi, còn những Đảng viên thường thì đứng ngoài rèm pha, khích bác, bảo nhau dù không được gì thì cũng được nói cho sướng miệng [14; 329]. Là người tận
mắt chứng kiến sự đấu đá giữa các phe cánh trong làng, ngoài xã, gây bao tang thương cho con người, tận mắt chứng kiến cái chết oan khốc của bà Son,
ông đau đớn thốt lên “Các anh chỉ là những kẻ say thù hằn tì tiện. Một cái chết như thế kia vẫn chưa đủ để sáng mặt ra hay sao? ”. Xây dựng hình mẫu
Trung tá Chỉnh, dường như nhà văn Nguyễn Khắc Trường tin tưởng vào chất lính của một thời đã qua, họ anh dũng trong chiến đấu, quả cảm và trung thực trong cuộc sống đời thường, chính con người này góp phần vào sự đổi mới đất nước.
Bên cạnh Trung tá Chỉnh, Nguyễn Khắc Trường cũng dựng lên một lớp thế hệ trẻ - đại diện cho tư tưởng mới vượt lên những quan niệm cũ lỗi thời, lạc hậu. Họ đã chứng tỏ sức phản kháng mạnh mẽ ở những con người có học thức, có bầu nhiệt huyết của sức trẻ, là những con người của thời đại mới, có
tư tưởng tự do. Tùng là một thanh niên trẻ “Có một chất lính bộc trực thẳng thắn, với công việc thì sốc vác”, anh hiện lên với bộ quần áo lính gọn gàng
sạch sẽ, đầu tóc ngay ngắn. 28 tuổi, Tùng là đảng viên trẻ nhất ở chi bộ, được quân đội rèn luyện, lại có văn hoá, là người có tương lai. Trong mọi việc, anh
đứng về phía chân lý. Cháu không ngờ chuyện lại nổ to đến thế. Ngày mai nghe đôi bên trình bày rồi cháu sẽ có quan điểm đúng đắn của cháu”. Tùng dõng dạc phát biểu trước hội nghị “Đã đến lúc chúng ta phải đánh bài ngửa tất cả, chứ không thể tù mù mãi được….và có lẽ cách giải quyết nhẹ nhàng nhất để giữ uy tín cho Đảng, để lòng tin giữa dân với Đảng không bị xói mòn là mỗi chúng ta hãy thật thành khẩn và tự nguyện”[14; 266]. Không những là
một cán bộ Đảng viên mẫu mực, Tùng còn có một tình yêu mãnh liệt, trong sáng với Đào; họ đến với nhau bất chấp mối thù giữa hai dòng họ. Họ cũng trải qua bao sóng gió, có lúc coi nhau như kẻ thù không đội trời chung, nhưng cuối cùng họ vẫn về với nhau.
Nhân vật trung gian có lẽ xuất hiện rất ít trong tác phẩm nhưng lại có ý nghĩa quan trọng cho việc mở ra lối kết thúc cho câu chuyện, đó là cô bé Minh. Minh đã xóa đi mọi nỗi nghi ngờ giữa Tùng và Đào, gắn kết hai người
trở về bên nhau, với câu nói của mình “Bây giờ phải đổi mới đi”, đổi mới cách nghĩ, cách sống, cách hành động “Phải tự quyết lấy mình”, câu nói của
Minh cho thấy lớp thanh niên hôm nay đã là một lực lượng độc lập, lực lượng lòng cốt có thể cải tạo xã hội. Và chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp khi đặt trách nhiệm nặng nề trên vai những con người như thế.
Thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma phong phú,
phức tạp với đủ hạng người tốt - xấu, thật - giả, ma - người lẫn lộn. Và có thể nói chỉ một mảnh đất nhỏ xíu xóm Giếng Chùa đã đặt ra những vấn đề nóng bỏng, gay gắt và nhạy cảm nhất của cuộc sống mới. Với cuốn tiểu thuyết này, những vùng hiện thực bị khuất lấp, hoặc cố tình che đậy trước đây bị phanh phui, mổ xẻ. Hiện thực đó trần trụi, phũ phàng và nghiệt ngã, đôi khi xót xa, đau thắt. Nó còn tìm đến những thân phận éo le, những cuộc đời bất hạnh, khái quát thành hình tượng sinh động, có sức sống lâu bền với thời gian và dư ba trong lòng bạn đọc.
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI
NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
Như đã khẳng định ở trên, thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vô cùng phong phú, đa dạng. song các
nhân vật đó tồn tại được cùng thời gian là nhờ nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đầy sáng tạo của nhà văn. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ xin đi sâu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma trên một số biện pháp nghệ thuật
tiêu biểu như : Biện pháp tả; biện pháp bàn luận triết lí;ngôn ngữ nhân vật; biện pháp kể; biện pháp tạo xung đột kịch tính.