Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường (Trang 46)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại

Thông qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, độc giả có thể cảm nhận được tiếng nói thầm, ý nghĩ sâu kín bên trong của nhân vật, thấy được nỗi niềm trăn trở nào đó của nhân vật. Khi nhân vật độc thoại nội tâm chính là giây phút lắng đọng nhìn vào chiều sâu tâm hồn nhân vật và biết được họ

đang nghĩ gì, nhà văn muốn nói gì. Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ta bắt gặp lời độc thoại nội tâm của Thủ và Phúc bên linh cữu cụ

Cố, những suy nghĩ đầy mưu mô, hiểm ác:

-Phúc “Tôi biết anh muốn nói những lời chúc mừng kia”

-Thủ: “Dù thế nào đi nữa thì lúc này ông vẫn rất cần sự có mặt của tôi. Đời là thế mà “tạm thời thì phải thế” [14;47]

Lời của bà Son “ Bà đưa tay ôm lấy má, nước mắt chảy giàn giụa. Bà lặng lẽ ngồi khóc. Bà đã hiểu….tình thế bắt buộc không thể từ chối” [14;175]

Lời an ủi của Tùng với bản thân mình khi bị Đào hiểu lầm và từ chối

tình cảm “ Rồi sẽ qua, rồi sẽ đâu vào đấy, anh cũng buồn nẫu người, thấy chúng mình sao mà gặp nhiều trắc trở thế…” [13;149]

Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của mỗi nhân vật ta thấy rõ hơn những diễn biến tâm lí hết sức phong phú, đa dạng của con người, đưa nhân vật trở về gần gũi hơn con người thực ngoài đời.

Như vậy thông qua việc xem xét các phương diện nghệ thuật của tác

phẩm trong việc thể hiện Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, dường như những nhân vật

trong tiểu thuyết gần gũi như con người thực ở ngoài đời với đầy đủ những góc khuất mà ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Những nhân vật ma quái ấy có thể hóa giải được không? Phần ma hay phần người cuối cùng rồi chiến thắng? Nguyễn Khắc Trường đã tạo ra một cách kết thúc mở đầy bất ngờ nhưng cũng đầy tin tưởng. Hy vọng thế hệ trẻ sẽ làm nên điều kì diệu, họ chính là người hòa giải những hận thù, những con ma tiềm tàng trong con người để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

KẾT LUẬN

Một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm có sự sáng tạo về nội dung

và đặc sắc về hình thức, nói như Tago “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Và chỉ bằng một cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người

nhiều ma, nhà văn quân đội Nguyễn Khắc Trường đã khẳng định được tài năng và chỗ đứng của mình trên văn đàn Việt Nam những năm đổi mới. Qua

việc tìm hiểu đề tài nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” chúng tôi có thể đưa ra

những kết luận sau:

1. Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, nó không phải là sự sao chép, mô phỏng cái hiện thực đơn giản, nguyên mẫu mà là sự hư cấu tài tình của người nghệ sĩ. Vận dụng những cơ sở lí thuyết của lí luận văn học, chúng tôi đã tiến hành đi sâu vào những khái niệm cơ bản nhất của đề tài như: Quan niệm về nhân vật và thế giới nhân vật; các kiểu nhân vật văn học. Đồng thời chúng tôi cũng xét tới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong chỉnh thể hình thức của tác phẩm văn học trong mối quan hệ với nội dung, đây được coi là cơ sở lí luận làm chỗ dựa tin cậy nhất để chúng tôi tiến hành đề tài khóa luận của mình.

2. Từ cơ sở lí thuyết trên, chúng tôi trực tiếp tiến hành khảo sát Thế

giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, lí giải các

kiểu nhân vật xuất hiện trong cuốn truyện dựa trên những tiêu chí nhất định: Kiểu nhân vật tha hóa; nhân vật bi kịch; nhân vật tự ý thức; ranh giới phân chia này chỉ mang tính tương đối. Đồng thời chúng tôi cũng khảo sát nghệ thuật xây dựng trong cuốn tiểu thuyết này qua một số biện pháp nghệ thuật

tiêu biểu như : Biện pháp miêu tả; biện pháp kể; biện pháp tạo xung đột kịch tính; biện pháp bàn luận triết lí; ngôn ngữ nghệ thuật… nhằm giúp cho người đọc nhìn nhận nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma cụ thể như con người thực ngoài đời với đầy đủ hình dạng và những góc khuất bên trong của họ, thế giới nhân vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Cùng với hai cuốn tiểu thuyết ra đời những năm 90 là Bến không chồng của Dương Hướng và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma đóng góp cho Văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông

thôn những khía cạnh mới, những vấn đề nhức nhối cần được giải quyết triệt để trên bước đường đổi mới đất nước. Đó là ý thức dòng họ, những tranh chấp quyền lực, những cái đói nghèo tha hóa nhân cách, những hủ tục lạc hậu trì trệ ….đang dần bào mòn con người, phần ma đang lấn át phần người. Cuốn tiểu thuyết này không phải không có những hạn chế, song đọc nó độc giả không thể phủ nhận vốn sống, vốn hiểu biết về nông thôn của tác giả, đặc biệt là vốn ngôn ngữ nhà binh và những mỹ từ hiện đại hết sức đặc sắc.

Với thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân tác giả, đề tài nghiên cứu khóa luận chỉ đề cập tới một khía cạnh của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma là thế giới nhân vật, nhằm giúp người đọc có thể lí giải sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của cuốn sách đặt ra, đồng thời khẳng định vị rí và tài năng của nhà văn Nguyễn Khắc Trường trong nền

văn xuôi Việt Nam hiện đại, có thể nói,“Văn đàn 90 không hề yên tĩnh”.

Chúng tôi rất mong sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn cho đề tài nghiên cứu khóa luận của tôi hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb. Thanh niên, H 2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

3. Lê Nguyên Cẩn, Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy.

4. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb. Khoa học xã hội, H.

5. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể

(viết chung), Nxb. Gíao dục, H.

6. Hà Minh Đức ( chủ biên) (1993), Lí luận văn học, Nxb, H .

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Gíao dục, H.

8. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật,

9. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Gíao dục, H. 10. Phương Lựu ( chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb. Gíao dục,H.

11. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học ( sách dịch) (2007), Nxb. Tác phẩm mới, H.

12. Hoàng Phê ( chủ biên) (2007), Từ điển tiếng việt, Nxb. Đà Nẵng - Hà Nội 13. Cung Kim Tiến (biên soạn) (2002), Từ điển Triết học, Nxb. Văn hóa –

Thông tin, H.

14. Nguyễn Khắc Trường (2006ma,), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb.

Hội văn hóa, H.

15. Bùi Thanh Tuyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam.

16. Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, báo Văn nghệ số

MỤC LỤC TRANG

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài………1

2. Lịch sử vấn đề………2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………..5

4. Mục đích nghiên cứu………..5

5. Phuơng pháp nghiên cứu………6

6. Đóng góp của khóa luận……….6

7. Bố cục của khóa luận………..6

NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận……….7

1.1. Quan niệm về nhân vật………..7

1.1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật………...8

1.1.1.1. Khái niệm về nhân vật……….8

1.1.1.2. Khái niệmvề thế giới nhân vật……….9

1.1.2. Vai trò của nhân vật văn học………..11

1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản………..12

1.2. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết thời kì đổi mới………..14

Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường 2.1 Nhân vật kì ảo………18

2.2 Nhân vật tha hóa……….21

2.2.1 Nhân vật tha hóa do hoàn cảnh………21

2.2.2 Nhân vật tự tha hóa………..25

2.3 Nhân vật bi kịch………..28

2.4 Nhân vật tự ý thức………...31

đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

3.1. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật……….34

3.1.1. Biện pháp tả………34

3.1.2. Biện pháp bàn luận triết lí……….40

3.1.3. Biện pháp kể………..41

3.1.4. Biện pháp tạo xung đột kịch tính………..42

3.2. Ngôn ngữ nhân vật………44

3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại………45

3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại………46

Kết luận 48 Tài liệu tham khảo

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Tác giả khóa luận

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” được hoàn thành dưới sự hướng

dẫn của cô Nguyễn Thị Kiều Anh, tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả

Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà nội tháng 5 năm 2010 Tác giả khóa luận

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)