0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Các biện pháp thể hiện nghệ thuật

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG (Trang 34 -34 )

7. Bố cục của khóa luận

3.1. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật

3.1.1. Biện pháp tả

Tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải khéo kết hợp các danh từ với các động từ, tính từ, khéo kết nối các kiểu câu sao cho hiệu quả cuối cùng đối tượng được miêu tả hiện lên một cách cụ thể trước sự hình dung của bạn đọc và tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng của người đọc càng bằng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp này rất hữu dụng trong việc cụ thể hoá đối tượng. Nó không chỉ giúp người đọc hình dung về hình thức, vẻ bề ngoài của đối tượng, mà cùng với dụng ý của nhà văn có thể hé mở cả những điều thầm kín, sâu xa bản chất bên trong của đối tượng.

Trong các loại hình văn học nghệ thuật, tự sự cho phép sử dụng biện pháp này một cách phóng túng, tuỳ vào sở trường và ý đồ của người nghệ sĩ mà biện pháp này được sử dụng nhiều hay ít.

Có những nhân vật hiện lên trên trang viết của nhà văn chỉ được miêu tả đơn thuần về ngọai hình, có nhân vật lại bộc lộ qua hành động, việc làm, có người lại được chú ý khắc hoạ diễn biến nội tâm….Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể miêu tả một cách gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, đồ vật, môi trường mà nhân

vật sống. Sự miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường bao giờ cũng khái quát một nội dung đời sống

xã hội và một quan niệm sâu sắc, một tình điệu tha thiết với cuộc đời. Vì vậy sự thể hiện của nhân vật được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời với kiểu loại nhân vật.

Có những nhân vật được tác giả chú ý miêu tả về ngoại hình như kiểu nhân vật kì ảo: Ma nữ, cô Thống Biệu…; kiểu nhân vật tha hoá lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ hơn là khắc hoạ ngoại hình như Thủ, Phúc, Hàm…nhân vật bi kịch được nhà văn khai thác ở đời sống nội tâm bên trong…; tạo ra trong tác phẩm một thế giới nhân vật sống động, vừa gần gũi với đời thường lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao.

Ở loại nhân vật kì ảo, tác giả tập trung miêu tả ngoại hình hơn là diễn biến nội tâm bên trong, chẳng hạn khi miêu tả con ma nữ mê hoặc lão Quyềnh

thời trai trẻ, tác giả viết “Con ma nữ trắng lôm lốp, tóc rất dài, buông xoã (…), tiếng người con gái thì thầm, không rõ cô ả nói gì mà cứ dấp da dấp dính ra điều vui lắm (…), chân đi nhẹ lướt, đang chập chờn bên trái, chớp mắt một cái lại thấy đi bên phải cậu cả và rất nhanh đã hiện rõ lồ lộ là một người đàn bà đẹp như tiên sa”. Chỉ vài nét chấm phá về ngoại hình cũng như

cử chỉ của con ma nữ, Nguyễn Khắc Trường đã tạo dựng được một bầu không khí u ám, vừa thực, vừa hư, khiến câu chuyện về cậu cả Quỳnh li kì như câu truyện cổ tích.

Dựng lên chân dung thứ hai trong câu chuyện, một nhân vật ma quái nửa người nửa ma, Nguyễn Khắc Trường thành công trong việc miêu tả ngoại

hình và việc làm của cô Thống Biệu “Cô đã gần 90 tuổi, vẫn giữ cái dáng mảnh mai” đồng cô bóng cậu của mình” đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim, râu ria

chẳng có và ăn uống cũng giống đàn bà con gái. Và đặc biệt “cô” vừa giỏi

việc dương lại vừa tài việc âm “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy (…), xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng không hở? chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu thấy hốt qúa, nhìn chả thấy người đâu, toàn ma (…) Đấy các người đừng có vội tí toét, ma nó vẫn ngủ gà, ngủ gật ở ngay trong lòng các người”, Cô Thống Biệu xuất hiện tạo

ra sự kì ảo, ma quái, cũng chính là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm trong câu truyện. Sống giữa cõi hư – thực, cái tốt – xấu, con người cần tạo một khoảng cách nhất định để nhìn nhận vấn đề, nhìn nhận cuộc sống một cách thấu đáo hơn. Chiến thắng hoàn cảnh trước tiên là tự mình xua đi cái bóng ma đang ngự trị trong lòng con người.

Trong loại nhân vật tiêu cực, tác giả không đi sâu miêu tả ngoại hình nhân vật này mà chủ yếu đi sâu miêu tả hành động và tâm lí nhân vật. Chẳng hạn để miêu tả nhân vật Hàm, tác giả chỉ dừng lại đôi nét về ngoại hình như

sau “Ông tuy xấu mã, người lùn và to ngang, chân tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn nhưng đôi tay ông, với những ngón to, đầu tù, thô tháp nhưng đấy là đôi tay vàng ”. Để làm nổi bật sự tha hoá về nhân cách của con

người này, tác giả chú ý về hành động của Hàm nhiều hơn. Trước tiên là sự hành hạ của Hàm đối với bà Son mà Nguyễn Khắc Trường gọi bằng cái tên “

đêm động phòng có mùi vị địa ngục ”. “Hàm buông rời tay thước, đứng như trời trồng, rồi bất thần như một kẻ chiếm đoạt man rợ, Hàm nhảy choàng tới nằm phủ lên người Son như phủ một con mồi. Tình yêu của một kẻ ghen tuông

tột cùng đến thành rồ dại, bỗng chốc biến Hàm thành một tên có máu Sa- đích”. Đối với kẻ thù dòng họ không đội trời chung, Hàm thể hiện rõ là kẻ mất hết tính người “Miệng nói tay làm, Hàm vớ ngay lấy cuốc đẩy chiếc khung nhà táng xuống, giận dữ như đẩy nhào một đối thủ bằng xương bằng thịt. Rồi Hàm bổ nhát cuốc xuống đỉnh như hạ một lời tuyên chiến”, ghen

tuông, thù hận đã ăn sâu vào máu thịt con người này không thể nào cứu vãn.

Trước cái chết của vợ mình, Hàm vẫn chưa tỉnh ngộ “Sự điên khùng nhất của Trịnh Bá Hàm lúc này chưa phải là cái chết của người vợ đẹp, mà Hàm thấy hoá ra bao giờ mình cũng là người đến chậm”. Sự tha hoá ở con người này

một phần do hoàn cảnh, phần nhiều do bản thân Hàm đã tự đánh mất đi nhân hình, nhân tính của mình.

Bên cạnh nhân vật Hàm, Nguyễn Khắc Trường cũng thật sự thành công khi đi sâu vào diễn biến tâm trạng nhân vật Thủ. Đội lốt với vẻ ngoài mềm mỏng, nhã nhặn, làm việc đúng với con người của Đảng, thực chất Thủ lại là người thâm độc, xảo quyệt. Khi biết việc Hàm đào mồ mả cụ Cố, Thủ trốn

biệt sang nhà Sửu nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm không yên “Thủ giở nằm giở ngồi, tựa lưng vào tường. Làm ra vẻ say lừ lừ để đỡ phải nói nhiều, nhưng thực ra đầu óc anh rất tỉnh. Chốc chốc Thủ lại liếc nhìn đồng hồ tay. Anh bỗng chốc thấy bồn chồn như thế nào”. Khi biết sự việc vỡ lở không thành “Cái điều anh thắc thỏm lo ngại suốt ngày nay, hình như nó đến thật rồi. Không khéo ông Hàm bị rồi. Thế thì hại tôi, chết tôi rồi, xoay xở thế nào đây?”, ngay trong thời điểm gay go nhất, Thủ vẫn không hề lo lắng cho sự

sống chết của người thân mà chỉ nghĩ đến sự liên lụy, bất chắc của riêng mình.Với sự thông minh có sẵn và sự nham hiểm trong con người mình, Thủ dùng bà Son làm vật hy sinh cho danh dự dòng họ và lợi ích cá nhân của

mình, trong con người Thủ có sự toan tính “Khi đã vào họp, nhìn quanh không thấy ông, Thủ bồn chồn lên vì lo. Bây giờ là anh yên tâm về màn kịch

sắp được bắt đầu’’ Vì bản thân mình mà hết lần này đến lần khác, Thủ trượt

dài trên con đường tội ác, Nguyễn Khắc Trường đã đi sâu vào suy nghĩ của

Thủ như sau “Thủ nôn nao hết cả gan ruột. Anh không còn nghĩ được gì khác ngoài việc duy nhất là phải tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế ngay trong đêm nay. Mà chỉ được phép xoay để giành phần thắng, chứ không được nhận phần thua. Thua là sẽ kéo theo sự sụp đổ dây chuyền, chỉ còn tay trắng”, sự thông minh, tài trí đó của Thủ nếu không vì lợi ích của riêng cá

nhân, có lẽ Thủ trở thành con người tốt trong xã hội. Có thể nói, qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Thủ, Nguyễn Khắc Trường đã dựng nên một nhân mẫu mới ở nông thôn, dùng quyền lực, địa vị hãm hại, xô đẩy con người vào bi kịch không từ thủ đoạ dã man nhất, những loại người như Thủ đang là trở ngại to lớn trên bước đường đổi mới đất nước hiện nay cần loại trừ, đấu tranh quyết liệt hơn nữa.

Trong loại nhân vật bi kịch như bà Son, lão Quyềnh, …, nhà văn đã khéo léo kết hợp giữa việc miêu tả ngoại hình nhân vật và đi sâu khắc hoạ đời sống nội tâm bên trong những con người này. Khi nói về bà Son, tác giả viết “

Hồi ấy cô Son đẹp nhất làng, mặt hoa da phấn, thắt đáy lưng ong. Dáng người gọn gàng, cân đối, tóc dày, nước da nhỏ mịn và trắng, khuôn mặt lá xoan điểm thêm cặp mắt lá dăm và cái miệng tươi…”, đáng lẽ cuộc đời người

con gái này phải được hưởng những gì tốt đẹp nhất nhưng hoàn cảnh trớ trêu đã xô đẩy bà vào bi kịch gia đình. Lỡ dở trong tình duyên với ông Phúc, bà làm vợ của ông Hàm, bà cam chịu kiếp sống tôi đòi. Bà cố gắng làm tròn

phận sự của một người vợ, người mẹ “lẳng lặng đi theo sự phân công của ông lãnh chúa là chồng mình (…) bà làm hết bổn phận của một người vợ, tận tâm, tận lực. Khi buồn, khi giận, bà nén chặt vào tim, nuốt sâu vào lòng chứ không một lời than thở oán trách” Tuy phải sống với người chồng cục cằn thô lỗ, tàn ác nhưng bà vẫn đau đớn khi ông bị bắt, tác giả đã cảm thông với bà “Chân

tay bà càng run lên như lên cơn kinh giật. Thì ra ông ấy thù hằn với anh em nhà Vũ Đình ghê gớm quá. Nhưng ông ấy đã chuốc lấy tai hoạ rồi. Một lần nữa ông ấy bị thua rồi”, nỗi đau của tình nghĩa vợ chồng khiến bà không thể

hận ông mà càng nhẫn nhục hy sinh cho ông nhiều hơn nữa. Bà bị những kẻ ham quyền lực dồn vào những chuỗi bi kịch cuộc đời và cuối cùng bà kết thúc số phận bản thân bằng cách trẫm mình xuống sông.

Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, thành công đặc sắc

trong ngòi bút miêu tả của Nguyễn Khắc Trường lại thể hiện rõ nhất khi miêu tả những cái chết đau thương, đó là nỗi ám ảnh day dứt trong lòng bạn đọc

bao thế hệ. Khuôn mặt của Quyềnh trước lúc chết “Lão Quyềnh liền thổ ra một đống máu, người nhũn ra như cây cần héo, rồi thở hắt ra, hai tay bắt chuồn chuồn, hàm cứng lại, đôi vành tai cụp dính vào da đầu. Cánh tay gân guốc với những ngón xù xì đang chới với đổ xuống. Lão tắt thở. Hai con mắt ngơ ngơ đờ dại mở trừng trừng như kinh ngạc, như không tin vào cái chết của chính mình” Quyềnh phải chết như một định mệnh nhưng là cái chết đau đớn

vì suốt cuộc đời lão chưa từng được làm người. Cái chết thứ hai lại dành cho

một người đàn bà suốt đời hy sinh vì người khác, đó là bà Son “Tay áo của người tử nạn đã biến dạng, trương to như vữa ra trong quần áo. Bàn tay co quắp răn rúm. Cái miệng méo đi. Hai con mắt bạc nhợt ngâm trong nước vẫn còn mở trừng ra, như cũng kinh hãi về cái chết của chính mình. Mái tóc dày xổ tung, cuốn loả toả trong nước như đang run rẩy”. Những cái chết này có

thực trong cuộc sống đời thường nhưng nó đau đớn bởi công cuộc đổi mới thực sự có làm cho cuộc sống con người tốt đep hơn không, đừng để những bất hạnh còn tồn tại mà hãy tìm cách đẩy lùi nó.

Như vậy có thể thấy hầu hết các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma đều được tác giả khắc hoạ đậm nét ở biện pháp miêu

miêu tả của Nguyễn Khắc Trường có thể là điểm xuyết hay đặc tả, nhưng đích tác giả hướng tới là nhìn nhận con người không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn khám phá con người ở những mặt khuất lấp trong tâm hồn.

3.1.2. Biện pháp bàn luận triết lí

Bàn luận như là một đoạn trữ tình ngoại đề nảy sinh với mục đích giúp bạn đọc thấy rõ tầm quan trọng của hành động nào đấy.

Hình thức của biện pháp thường là để các nhân vật tự bàn luận, nhưng thực chất đó chính là điểm nhấn trực tiếp của nhà văn để lưu ý bạn đọc một nội dung quan trọng nào đó. Nhà văn dừng lại để cho các nhân vật đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá cùng chiều hoặc trái chiều, thể hiện những điểm nhìn phong phú về một đối tượng hay nội dung xã hội thẩm mỹ cụ thể. Tham gia vào quá trình bàn luận này, người đọc sẽ tự tìm ra nội dung tư tưởng, chủ đề của nhà văn.

Nếu bàn luận là đoạn trữ tình ngoại đề thì triết lí được xem như một hình thức diễn đạt ngắn gọn, độc đáo, một chân lí sống, một kinh nghiệm sống nào đó dưới dạng những luận đề mang nội dung tự nhiên, tất yếu, có tính quy luật. Nhà văn xoáy sâu vào những vấn đề mà mình quan tâm bình luận về nó, từ đó khái quát những quy luật của bản chất đời sống.

Khi viết Mảnh đất lắm người nhiều ma, qua thế giới nhân vật hết sức

phong phú, đa dạng, lí giải chiều hướng con đường đời của họ, Nguyễn Khắc Trường đều dụng ý gửi gắm tư tưởng của mình về con người và cuộc đời, nhất là ở thời đại ngày nay.

Thứ nhất, triết lí tồn tại dưới dạng do nhân vật phát ngôn ra trong đối thoại. Những lời này vừa cho thấy thế giới quan, vừa làm giàu thêm bề sâu

suy nghĩ của nhân vật. Tiêu biểu là lời của cô Thống Biệu “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi , sinh ba nữa cơ đấy (…). Đấy các người đừng có vội tí toét, ma nó vẫn ngủ gà, ngủ gật ngay trong lòng các

người” Lời nói của nhân vật đã xé toạc lớp vỏ khách sáo bên trong của ngôn

từ để đi sâu vào bóc trần bản chất của vấn đề.

Thứ hai, triết lí tồn tại dưới dạng trữ tình ngoại đề của tác giả, có tác

dụng lí giải thái độ hay nêu lên những nhận xét khái quát về nhiều mối liên hệ của đời sống. Trong khi kể về cuộc đời lão Quyềnh hồi trai trẻ, Nguyễn Khắc

Trường viết “Mới hay giống sinh vật nào khi đã dám chết vì tình đều chọn một tư thế hiên ngang đến rùng rợn. Cũng như ở sông nước, có những con cá sấu bị lẻ đôi, nó đã tìm nơi có cành cây mọc là ra mặt nước rồi nhảy ngược từ dưới nước lên, táp đuôi ngoắc cứng vào cành cây. Cứ thế nó treo mình thẳng đứng như một dấu chấm giữa trời và nước cho đến thế”.[14;12]

Như vậy sự xuất hiện của biện pháp trữ tình ngoại đề trong cuốn tiếu thuyết cùng với các biện pháp nghệ thuật khác tạo nên chỉnh thể thống nhất, có tác dụng xoáy sâu vào nội dung thông báo và bộc lộ những đặc điểm, những cá tính cá nhân của từng nhân vật trong truyện.

3.1.3. Biện pháp kể

Trong tác phẩm tự sự, kể là biện pháp chủ đạo - kể là hình thức trần thuật dẫn dắt các sự kiện biến cố theo một trình tự nhất định làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy các sự kiện, chi tiết, hành động, biến cố. Khi kể thì nhà văn đã hình thành một sợi dây vô hình để xuyên suốt và chuỗi sâu các sự

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG (Trang 34 -34 )

×