7. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại
Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, ngôn ngữ đối thoại
của nhân vật được Nguyễn Khắc Trường sử dụng khá thành công. Nhà văn để các nhân vật của mình đối đáp, trò chuyện với nhau một cách tự nhiên. Qua đó làm nổi bật cá tính, quan niệm sống và các đặc điểm khác của nhân vật như tính cách, lối sống, lứa tuổi. Ở mỗi loại nhân vật, mỗi kiểu nhân vật có cách biểu hiện ngôn ngữ không giống nhau.
Loại nhân vật tiêu cực: Lời nói lạnh lùng, ghê rợn, đầy mưu mô, doạ nạt như lời ông Hàm nói với bà Son:
- Cô ăn nằm với nó mấy lần rồi? hả?hả? [14;81]
Lời bà Son cam chịu, nhẫn nhục đầy đau thương:
- Anh yên lặng thì tôi xin nguyện làm con hầu con hạ cho anh suốt đời.
[14;82]
Để diễn tả sự ngốc nghếch, khờ khạo đến thảm hại của lão Quyềnh bên cạnh sự đanh chua, chỏng lỏn nhưng đau đớn của chị Bé trước cái chết của đứa con, nhà văn sử dụng khẩu ngữ phù hợp với tính cách của từng nhân vật:
- Con chị chết thật à?
- Thì tôi đã bảo là nó chết. Chứ con tôi không chết mà tôi bảo là chết à? Ông có điên không đấy?....[14;39]
Để nói về sự tham lam, bạc bẽo, mất hết tính người của lão Quàng trước cái chết của người anh ruột, sự vô trách nhiệm của lão Ich, tác giả sử dụng cách nói mơ hồ, thiếu hiểu biết:
- Có khi ma đồi ông Bụt lại bắt bác ấy như ngày xưa. Ma vẫn nhớ mặt bác ấy.
- Thôi chết, đúng rồi, em quên mất. Sáng nay bác ấy bảo ma đến chơi nhà bác ấy…[14;51]
Như vậy, qua một vài cuộc đối thoại trong cuốn truyện, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đối thoai giữa các nhân vật như một công cụ đắc lực vào việc làm rõ bản chất, cá tính, tâm lí nhân vật cùng với ưu tư hệ lụy rất con người. Ngôn ngữ đối thoại còn góp phần lí giải chiều hướng con đường đời của nhân vật