Nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường (Trang 28)

7. Bố cục của khóa luận

2.3Nhân vật bi kịch

Khái niệm nhân vật bi kịch được biết đến nhiều trong văn học. Nhân vật rơi vào bi kịch thông thường do họ bị xô đẩy vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan. Nhân vật đứng trước sự lựa chọn hoặc sống thì phải chà đạp lên nguyên lí đạo đức hoặc giữ mình trong sạch thì phải chọn cái chết. Theo

Brecht “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không đơn giản là bản dập của những con người sống mà là những hiện tượng khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” Hay nói như Nguyễn Minh Châu “Bởi lẽ cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy oan khiên, oan khuất. Cái thiện cả tin và ngây thơ. Cái ác sừng sững và lẫm liệt” (Trang giấy trước đèn).

Những con người xuất hiện nơi Giếng Chùa trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường nhuốm màu bi ai, đau xót đến thảm thương. Người ta ích kỉ với nhau vì miếng cơm manh áo, những xung đột kéo dài, lúc trực diện, nóng bỏng, lúc lặng lẽ, lúc lại gấp gáp với bao thủ đoạn tinh vi: bịa đặt, vu khống, đào mồ mả, kể cả tận dụng sự sống và thân xác của cha (Vũ Đình

Phúc - Vũ Đình Đại) và chị dâu (Trịnh Bá Thủ - bà Son) để lừa gạt, kiếm chác. Họ vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân của những bi kịch bởi xã hội mà họ đang sống là của thời đại cũ đã tha hoá, suy tàn, nhưng vẫn còn sờ sờ ra đó, rất hiện tại, rất hôm nay, đầy rẫy khống chế trong các xóm làng, trong nông thôn, cái nền tảng xã hội - trong các Đảng bộ- một bộ phận không nhỏ. (Trích Nguyên Ngọc - Báo lao đông tháng 4/1991 ).

Những con người trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường ít hoặc nhiều đều là những nhân vật bi kịch. Bi kịch giữa những con người trong dòng họ Trịnh Bá - Vũ Đình, bi kịch tan vỡ trong hạnh phúc gia đình của ông Hàm - bà Son, gia đình Trung tá Chỉnh, bi kịch tình yêu đôi lứa giữa Tùng và Đào… tất cả đều đau khổ, cuốn theo dòng thác xô đẩy của hoàn cảnh.

Bi kịch mà Nguyễn Khắc Trường muốn nói tới ở đây, trước tiên đó là bi kịch của con người bị xã hội lãng quên và tước đoạt quyền sống, đó là cuộc đời của nhân vật có cái tên là Quyềnh. Giai thoại về ông là câu chuyện li kì và

bi đát, từ một người thanh niên khoẻ mạnh “mặt mũi thô vụng, thật thà”

nhưng cuộc đời này không dành cho họ sự may mắn. Thuở thiếu thời bị ma nữ trêu ghẹo, cậu ốm li bì và sinh ra ngốc nghếch đến thảm thương, cuộc đời

Quyềnh mở ra bước ngoặt lớn “Cậu cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn lúc nhớ lúc quên. Hỏi đâu cũng không được vợ.” Quyềnh đi làm thuê làm mướn, lấy sức mình

để làm lợi cho kẻ khác vậy mà hắn không có một chốn lương thân, một mái

nhà hạnh phúc. Kết thúc cuộc đời lão không hưởng chút an ủi ở đời “Quyềnh bị vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc ngay” nhưng chết đi lão vẫn chưa được giải thoát “Để nằm trong bộ áo quan khác, lão phải vui lòng nhân thêm một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi tay. Nghĩa là lão phải hi sinh một lần nữa để cứu danh dự cho những người khác” [14;57] Cái chết của Quyềnh gây nỗi ám

ảnh, day dứt trong lòng người đọc về những gì được coi là thành kính thiêng

cùng một thứ mùi khăm khẳm của tử thi mà chỉ cần ngửi thấy một lần cũng đủ kinh sợ hàng năm trời”. Con người sinh ra đã mang kiếp đoạ đày của tạo hoá,

Quyềnh phải chết như một quy luật tất yếu. Nhưng điều đáng nói ở đây qua cái chết của Quyềnh, công cuộc đổi mới đất nước theo kinh tế thị trường liệu rằng có làm biến dạng đi những gì là thiêng liêng, tôn kính của văn hoá truyền thống hay không, con người phải sống ra sao đây? Đó là những gì mà Nguyễn Khắc Trường muốn gửi gắm vào thế hệ bạn đọc chúng ta ngày hôm nay.

Bi kịch thứ hai được Nguyễn Khắc Trường nói tới trong cuốn tiểu thuyết của mình là bi kịch của tình yêu - hạnh phúc, bi kịch của gia đình xoay quanh ba nhân vật chính của tác phẩm Phúc- Son- Hàm. Bà Son hiện lên

trong tác phẩm là người phụ nữ đẹp, trắng trong “Hồi ấy cô Son đẹp nhất làng. Mặt hoa da phấn, thắt đáy lưng ong. Đi một bước là có người theo, người ghẹo một bước”. Son yêu ông giáo Phúc đã có vợ, một tình yêu đẹp đẽ

nhưng không thành, chính bởi vậy cha mẹ đã gả bà cho ông Hàm với một

đám cưới linh đình và một đêm động phòng “có mùi vị địa ngục”. Bà sống

khép mính, phục tùng ông Hàm vì món nợ bà đã hứa sẽ trả cho ông, bà hy sinh danh dự để cứu chồng, cứu lấy dòng họ Trịnh Bá. Nhưng bà bị chính

người thân yêu nhất lừa gạt và hãm hại. Khi bị Thủ - Cao làm nhục “bà chạy như mê như mụ. Cánh đồng mờ mịt hơi sương…đôi chân chạy như bị xui khiến. Có tiếng nước chảy ồ ồ phía trước. Bà Son hổn hển lao tới, như đấy là nơi giải thoát duy nhất như đang chờ đợi”. Bà Son trẫm mình xuống Vai Cầy-

nơi bà từng bị ông Phúc từ chối, giờ đây nằm trong bàn tay của người mình yêu, nhưng xót xa thay, giờ bà chỉ còn phần xác vô hồn. Có thể nói, bà Son là điển hình của những người phụ nữ nông thôn Việt Nam tần tảo, hiền lành nhưng phải hứng chịu bao nỗi đớn đau của cuộc đời.

Những bi kịch số phận con người của ông Hàm, Thủ, đặc biệt là bi kịch của lão Quyềnh và bà Son… đã khẳng định thành công đặc sắc về nghệ thuật

trong xây dựng thế giới nhân vật của tác giả. Lí giải chiều hướng con đường đời của họ, tác giả như muốn giãi bày nỗi niềm trăn trở: Làm thế nào để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn đây? bằng cách nào để con người sống đúng là mình, để họ được hưởng niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn ở đời, đừng bỏ rơi, lãng quên họ.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường (Trang 28)