Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc TrườngHành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC DUY
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI, 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC DUY
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8.22.90.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HÀ QUANG NĂNG
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng
Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn
đề mà luận văn cần giải quyết
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./
Học viên
VŨ ĐỨC DUY
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Lý thuyết hội thoại 8
1.2 Lý thuyết hành động ngôn ngữ 16
1.3 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma 21
Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG 27
2.1 Kết quả thống kê, phân loại 27
2.2 Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp 28
2.3 Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp 45
Chương 3.HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG 52
3.1 Kết quả thống kê, phân loại 52
3.2 Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp 53
3.3 Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp 68
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 80
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm văn học Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ dụng) Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa nằm trên câu chữ trực tiếp Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh… là những nhân tố quan trọng kiến tạo nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn với bạn đọc Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra Những nội dung ngoài câu chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm cũng như những điều nhà văn gửi gắm
Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ Chúng ta coi tác phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế, tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng Một trong những lí thuyết quan trọng cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi đáp” Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều
Trang 6có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật trong tiểu thuyết.
Để thấy được phần nào bức tranh nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” tìm hiểu hành động hỏi
và hồi đáp với hiệu lực ở lời khác nhau trong tác phẩm để từ đó thấy được mối quan
hệ giữa những người giao tiếp trong cuộc thoại, tính cách của từng nhân vật, tài năng của tác giả trong việc xây dựng tính cách ấy Bởi lẽ đối với tác phẩm văn học, hành động hỏi và hồi đáp là một trong những hành động phổ biến góp phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung và về mặt ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác phẩm nói riêng
2 T ình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Những nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp
Ngữ dụng học là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, đó là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp Trong giao tiếp, câu nghi vấn là một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói Kiểu câu này được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt Ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hỏi nói riêng đã thu hút được
Trang 7PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội; Lê Thị Thu Hoài (2013), Ngữ nghĩa - ngữ dụng
câu hỏi tu từ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bên cạnh đó, có một số công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học như: Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội;
Nguyễn Thị Toan (2013), Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng; Ngô Thùy Dương (2013), Hành động hỏi của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng, các luận văn này đã nghiên cứu hành động hỏi trongcác tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của hành động hỏi trong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dưới góc độ ngôn ngữ Nếu như các tác giả nêu trên chỉ đi vào nghiên cứu hành động hỏi trong
Trang 8một số tác phẩm truyện ngắn thì tác giả Nguyễn Thị Dịu (2012) với đề tài Hành
động hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Hải Phòng và tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Hành vi hỏi và
hồi đáp hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng lại nghiên cứu cả hành động hỏi và hồi đáp, làm rõ hơn đặc điểm các cuộc thoại hỏi - hồi đáp hỏi, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng tính cách nhân vật và làm rõ được đặc điểm ngữ cảnh trong từng tác phẩm cụ thể
Tác giả Hà Thị Hồng Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca dao của người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, lại không đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong các tác phẩm văn xuôi mà đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong ca dao của người Việt, đây là một góc mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nét độc đáo của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng Đề tài đã làm rõ được các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng
xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự
Bên cạnh đó cũng có một số bài viết liên quan đến đề tài này như: Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ); Nguyễn Chí Hoà (1993),Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1); Lê Đông (1994), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2); Nguyễn Đăng Sửu (1998), Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học.2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường là một tiểu thuyết mới, ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX nhưng từ khi ra đời đến nay tác phẩm lại chiếm được vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc Chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học như:
Trang 9Tác giả Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2
Ở đề tài này, tác giả đã đi sâu vào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo
và đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX qua đó thấy được tài năng tìm tòi, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khắc Trường
Tác giả Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường,… và trong đó Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường được phân tích, đi sâu, làm rõ để thấy được bức tranh nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
Tác giả Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con ngườitrong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Đà Nẵng, cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về tác giả Nguyễn Khắc Trườngtrong việc đi vào từng khía cạnh, từng phương diện để đánh giá về con người trongmột số tác phẩm văn xuôi của ông, nổi bật là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều
ma.
Tác giả Dương Đức Thảo (2012) với đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa và
việc phân tích tác phẩm văn học (qua tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Hải Phòng, cho
chúng ta thấy được sự độc đáo qua việc sử dụng ngôn từ, cụ thể ở đây là trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, đây cũng là một
đề tài có hướng mới khi đi vào tìm hiểu những nét độc đáo trong tác phẩm này
Điều đặc biệt, tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường còn được chuyển thể thành phim Đất và người - một bộ phim tâm lý
xã hội do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002 được đông đảo người xem đón nhận và ghi lại những dấu ấn đặc biệt, đi cùng năm tháng
Trang 10Như vậy, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểmhành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát hành động hỏi
và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường góp phần tìm hiểu tác phẩm dưới cái nhìn của ngôn ngữ học về vấn đề giao tiếp trong cuộc sống của người nông dân nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng Từ đó, góp thêm một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:1/Tổng quan được tình hình nghiên cứu
2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
3/ Khảo sát đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
4/ Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc qua hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường qua cuốn Tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma, NXB Văn hóa thông tin, 2012
Trang 11Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full