Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết sau: Bài “Nguyễn Khắc Trường và…”, Trần Đăng Khoa đã rất sáng tạo khidựng nên một cuộc đối thoại giữa người và ma, khéo léo chỉ ra n
Trang 1Ở độ tuổi 44, cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma đượchoàn thành khi tác giả có độ chín nhất định về cảm nhận đời sống và nghềvăn Đề tài và những vấn đề cuốn sách đặt ra không thật mới, vẫn là cuộctranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn, vẫn là cuộc đấu tranh giữa cáithiện và cái ác, nhưng điều tác giả quan tâm ở đây là cuộc sống ở nông thônthời kì đổi mới, ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xâydựng xã hội mới - xã hội dân chủ, cần đấu tranh một cách kiên định và quyếtliệt hơn Tiểu thuyết này được trao giải A của hội nhà văn Việt Nam năm
1991 (cùng với hai cuốn tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng vàNỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh) Mảnh đất lắm người nhiều ma từ khimới xuất hiện đã được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm chú ý,được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, và đặc biệt được chuyển thể thànhkịch bản phim “Đất và người” năm 2001
Trang 2Mảnh đất lắm người nhiều ma để lại dư âm trong lòng bạn đọc
ấn tượng về một tác phẩm hay, giàu giá trị không chỉ bởi ý nghĩa nội dung
tư tưởng mà còn đặc sắc về nghệ thuật Một mảnh đất nhỏ mà không phânbiệt rõ đâu là ma, đâu là người, cái đống hỗn tạp ấy là biểu hiện cụ thể củamột xã hội đang chuyển mình trong thời khắc giao thời giữa cái cũ và cáimới Khi mới xuất hiện trên diễn đàn Văn học những năm đổi mới, có nhiều
ý kiến đặt ra từ giới nghiên cứu và công chúng bạn đọc về vấn đề : có nênđổi tên nhan đề cuốn sách cho phù hợp với nội dung hay không, đâu là conngười, đâu là ma, đâu là nhân vật tích cực, tiêu cực, đây là một vấn đề hếtsức phức tạp, chưa có sự thống nhất
Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài khoá luận của mình làThế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều macủa Nguyễn Khắc Trường với mong muốn lí giải được thành công của tácphẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
Là một tác phẩm xuất sắc đạt giải cao của Hội nhà văn Việt Nam, tiểuthuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma nhận được sự quan tâm, đánh giácủa
Trang 3các nhà nghiên cứu, phê bình Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết sau:
Bài “Nguyễn Khắc Trường và…”, Trần Đăng Khoa đã rất sáng tạo khidựng nên một cuộc đối thoại giữa người và ma, khéo léo chỉ ra những
ưu điểm và hạn chế của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma.Theo Trần Đăng Khoa, điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn
đã có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn, ở nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật và ngôn ngữ của nó Một nhược điểm dễ nhận thấy làkết cấu truyện lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện nhân vật có phần gượng ép
Trong bài viết “Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từcái nhìn văn hoá” Lê Nguyên Cẩn đưa ra lời nhận định “cái tạo ra giá trị củatác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kì khó khăn của đấtnước mà còn là thế giời kì ảo mà Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xâydựng với các yếu tố kì ảo rất đặc trưng, đó là mô típ cái chết đi liền vớimôtíp ma hiện hồn” Đặc biệt ở bài viết này tác giả còn chỉ rõ thế giới kì ảođược nhìn nhận dưới ba góc độ: mối tình kì ảo, những nhân vật kì ảo, nhữngnhân vật ma quái dị dạng tạo ra sự lôi cuốn từ phía người đọc Tuy chỉ đề cậptới một khía cạnh của tác phẩm từ góc nhìn văn hoá nhưng bài viết là nhữngchỉ dẫn, gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài khoá luận này
Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều
ma, GS Trần Đình Sử có sự đánh giá khách quan trên phương diện nội dung
và nghệ thuật cuốn sách như sau “ cuốn sách có sức lôi cuốn từ đầu đếncuối, nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng quantâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trởngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn (…)Đọc Nguyễn Khắc Trường, tôi thấy anh rất sung sức, rất giàu các vốn
Trang 4ngữ, các ngôn ngữ
Trang 5“bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên.Đồng thời GS cũng chỉ ra mặt hạn chế còn tồn tại của cuốn sách: Xung độtmâu thuẫn chưa quyết liệt, cách xử lý, lối trần thuật quá thiên về hài, cái
bi chưa được khám phá tận đáy”[16;12]
Nhận xét về nghệ thuật Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn ĐăngMạnh cho rằng “đây là một cuốn truyện hấp dẫn nhờ nghệ thuật kểchuyện Sự dẫn dắt tình tiết, sự tổ chức các tình huống đã tạo đượcnhiều bất ngờ Các nút truyện thắt vào, cởi ra, lại thắt vào, cởi ra, ngườiđọc khó đoán trước được Nhiều đoạn rất có không khí nông thôn với nhữngphong tục tưởng rất cổ xưa mà té ra là của hôm nay Tác giả cũng tạo rađược nhiều nhân vật tuy không thật sâu sắc nhưng cũng có nét cá tính gâyđược ấn tượng đậm nét đối với người đọc, đặc biệt là những nhân vật maquái, dị dạng hoặc những con người bị ma chê, quỷ ám như anh em lão Hàm,chị Bé, bà Son [16;18]
Trong báo Giáo dục và thời đại, ngày 27/5/1991 tác giả Ngọc Anh đưa
ra lời nhận định cho cuốn tiểu thuyết “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng,
từ việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ Trongtác phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bikịch khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn vào bảnchất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như sự việc đúng như nó phải xảy
ra như thế (…) phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Khắc Trường am hiểusâu về nông thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”
Những ý kiến thảo luận đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình như
Hà Minh Đức, Phong Lê, Trung Trung Đỉnh,…, trên báo Văn nghệ ra ngày25/1/1991 cho rằng đây là một tác phẩm hay về đề tài nông thôn trong thời
kì đổi mới, để lại dấu ấn đậm nét trên văn đàn của một nhà văn quân đội.Ngoài ra còn có các bài viết của Lê Thanh Nghị trên tạp chí Tác phẩmmới tháng 8/1991, Nguyễn Hữu Sơn báo Người Hà Nội, Hồng Diệu - tạp chí
Trang 6văn nghệ quân đội,…, đều ghi nhận giá trị nội dung và nghệ thật của tácphẩm, bên cạnh đó là một số điểm non tay về kết cấu.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng địnhviệc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành côngcủa tác phẩm Tuy nhiên các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát
mà chưa dành sự quan tâm thoả đáng cho sự tìm hiểu thế giới nhân vật trongcuốn tiểu thuyết này Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn
đề tài này để tìm hiểu
3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này tập trung nghiên cứu vấn đề: Thế giới nhân vật trongtiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khóa luận này lấy cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm ngườinhiều ma làm phạm vi nghiên cứu
4 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyếtMảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường nhằm mục đíchsau:
Nắm vững hiểu biết lí luận về nhân vật, thế giới nhân vật trong văn học,các biện pháp nghệ thuật thể hiện…
Vận dụng những kiến thức lí luận trên vào tiểu thuyết Mảnh đất lắmngười nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường để làm nổi bật giá trị nội dung vàđặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở về đối tuợng và phạm vị nghiên cứu nêu trên chúng tôi
sẽ kết hợp vận dụng một số phuơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Trang 75.1 Phương pháp thống kê
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
5.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử
5.4 Phương pháp phân loại thống kê
5.5 Phương pháp so sánh hệ thống
6 Đóng góp của khoá luận
Về mặt lí luận, với khoá luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc
về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnhđất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Đồng thời khoá luận này
sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn, tin cậy của con đường nghiên cứu văn họchiện nay
Về mặt thực tiễn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểunhững đóng góp mới của Nguyễn Khắc Trường về nghệ thuật tự sự trongvăn học Việt Nam Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí củaNguyễn Khắc Trường trong văn học thời kì đổi mới Đồng thời sẽ giúp nguờiđọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này
7 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần thư mục tham khảo,khoá luận đuợc triển khai thành ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thế giới nhân vật trong Mảnh đất lắm nguời nhiều ma củaNguyễn Khắc Trường
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnhđất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Trang 8NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Quan niệm về nhân vật
1.1.1 Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1.1 Khái niệm về nhân vật
Về mặt thuật ngữ:
Hiểu theo nghĩa rộng,“Nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùngtrong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác Theo bộ Từ điển tiếng Việtthì nhân vật là khái niệm hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu
tả, thể hiện trong tác phẩm văn học Thứ hai, đó là người có một vai trò nhấtđịnh trong xã hội [12;881] Tức thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ởnhiều mặt, cả đời sống xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinhhoạt hàng ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng tôichỉ đề cập tới khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điểntiếng Việt định nghĩa như vừa trích dẫn ở trên, tức là nhân vật trong tácphẩm văn chương
Với ý nghĩa như thế của khái niệm nhân vật, ta sẽ trở lại xuất xứ củathuật ngữ này
Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” ( được gọi với cái tên persona) lúcđầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian,chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyênnhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện
Đến cuốn Lí luận văn học, Phương Lựu đã định nghĩa khá kĩ về kháiniệm nhân vật văn học: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được
Trang 9miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là nhữngnhân
Trang 10vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh… đó là những nhân vật không tên nhưthằng bán Tơ, Mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,…, đó là những convật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thầnlinh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người (…) Kháiniệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một conngười cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Nhân vậtvăn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhậnbiết [10;277-278].
Trong cuốn Lí luận văn học, GS Hà Minh Đức lại định nghĩa như sau:Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đókhông phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con người màchỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử,nghề nghiệp, tính cách…và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhânvật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó khôngchỉ là những con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắchoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể
là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người…Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ làmột hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiệnnổi bật trong tác phẩm [6; 102]
Khái niệm nhân vật văn học còn được định nghĩa trong cuốn Từ điểnthuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phivới nội dung cơ bản giống với định nghĩa trong cuốn lí luận văn học đã nêu:Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng cóthể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như
Trang 111 1
một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượngnổi
Trang 12bật nào đó trong tác phẩm (…) Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống [7;235].Nói tóm lại, các nhà văn, các nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học bằngcách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn căn bản gặpnhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đóphải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học.Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiệntượng mang linh hồn con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người Thứ
ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiệnthực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tàinăng
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quantrong nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học [10;280] Đôtôiepki cũngtừng khẳng định: “ Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách” Tính cáchvới ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình văn học Nga đãgọi tính cách là nhân vật Ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sửcủa con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâmsinh lí của họ, tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện vớimột chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ
là điển hình [2;105] và tính cách cũng tự nó cũng bao hàm những thuộc tínhnhư có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cảnhững nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhấtđịnh đồng thời cũng có một quá trình phát triển hợp với logíc khách quancủa đời sống
Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách Trong tác phẩm vănchương, có nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít nhưng cũng
có nhân vật không được khắc hoạ tính cách
Trang 131 3
1.1.1.2 Khái niệm thế giới nhân vật
Trang 14“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học Theo Từ điểnTriết học, thế giới có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng: Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cảnhững tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người) Thế giới lànguồn gốc của nhận thức [13;1083]
Theo nghĩa hẹp: Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa làtoàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu Người ta đã chiathế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực không có ranh giới tuyệt đối: Thếgiới vĩ mô và thế giới vi mô [13;1083]
Như vậy có thể nói: Thế giới là một phạm vi, một vũ trụ rộng lớn tồntại xung quanh con người và tồn tại độc lập với ý thức của con người
Vậy thế giới nhân vật là gì? Khái niệm thế giới nhân vật là một phạmtrù rất rộng Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vậtđược xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tưtưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệthuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạocủa nghệ sĩ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sảnphẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉxuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật Đó là một môhình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm conngười, tâm lí, không gian, thời gian,…, gắn liền với một quan niệm nhất địnhcủa chúng về tác giả Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn,toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiệntrong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ tưtưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội,với gia đình… Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượngnhân vật Con người trong văn học chẳng
Trang 15những không giống với con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loạinhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định.Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khoá để bước vàocánh cửa và khám phá thế giới nhân vật đó Do đó nghiên cứu thế giớinhân vật cũng khác với phân tích hình tượng thế giới nhân vật Trong lịch
sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗithể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó
1.1.2 Vai trò của nhân vật văn học
Có thể nói rằng nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ củacon người trong đời sống Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cáchnhân vật được nhào nặn ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng
về con người và cao hơn, nếu tính cách được khắc hoạ ở những nét điểnhình thì nhân vật sẽ trở thành điển hình của con người Theo Bêlinxki, “nhàtriết học tư duy bằng phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hìnhtượng cụ thể của một bức tranh” Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộcsống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể Do đó vai trò, chứcnăng đầu tiên, trọng yếu nhất của nhân vật là làm phương tiện để nhà vănkhái quát hiện thực Văn học không thể thiếu vắng nhân vật bởi chỉ có thểqua nhân vật, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội,
về con người với những đặc điểm về số phận, tích cách của nó Nhân vậtchính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sốngtrong một thời kì lịch sử nhất định [12;126]
Tính cách của nhân vật mang vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả nộidung và hình thức của tác phẩm văn học Về nội dung, nhân vật với tính cách
Trang 16có
Trang 17nhiệm vụ cụ thể hoá sự thực hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm, tức thông qua
sự vận động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sựkhái quát hoá về nhận thức tư tưởng Về mặt hình thức, nhân vật với tínhcách của nó đã quyết định phần lớn các yếu tố của hình thức như kết cấu,biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuật… Bàn về luận điểm này,Hêghen cũng từng khẳng định: Tính cách là điểm trung tâm của mối quan
hệ nội dung và hình thức Ta cũng cần lưu ý rằng: Tính cách nhân vậtmang tính lịch sử, nghĩa là tương ứng với mỗi thời đại lịch sử, các tính cáchđược tôn vinh hay coi nhẹ là khác nhau, có thể trong thời này tính cáchđược tôn sùng nhưng thời sau thì không, đôi khi tính cách ấy còn bị phủđịnh
Trên đây là một số vai trò, chức năng cơ bản của nhân vật trongtác phẩm văn chương Và dường như ở bất cứ tác phẩm nào cũng hội tụđầy đủ vai trò, chức năng cơ bản đó của nhân vật
1.1.3 Các loại nhân vật văn học cơ bản
Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng Nhânvật văn học càng độc đáo thì hầu như không có sự lặp lại cho nên bộ mặtnhân vật là rất phong phú Song nhìn nhận ở phương diện tổng thể trong tácphẩm văn học, các nhà nghiên cứu lí luận, các nhà nghiên cứu văn học đãchia thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận,
dễ phân tích, đánh giá theo những tiêu chí như: nội dung, cấu trúc, vai trò,chức năng
… của nhân vật
Thứ nhất, dựa vào vai trò của nhân vật với nội dung và hình thứccủa tác phẩm có nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ Nhân vậtchính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và liên quan đến các sự kiện chủyếu trong tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình.Trong nhân vật chính lại nổi lên nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến
Trang 18tác phẩm
Trang 19[10;282] Còn lại là các nhân vật phụ đóng vai trò thứ yếu so với nhân vậtchính và nhân vật trung tâm Nó thường xuất hiện để đối chiếu, so sánhlàm rõ nhân vật chính và nhân vật trung tâm
Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm tính cách của nhân vật và lí tưởng xã hộithẩm mĩ của tác giả lại có thể phân chia thành nhân vật chính diện (nhânvật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) Hai kiểu nhân vậtnày cũng mang tính lịch sử Nhân vật chính diện mang trong mình phẩm chấtđạo đức phù hợp với lí tưởng xã hội thẩm mĩ của tác giả và thời đại, được nhàvăn khẳng định và đề cao Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang nhữngphẩm chất xấu xa, trái với lí tưởng đạo đức của tác giả và thời đại, đáng lên
án và phủ định
Thứ ba, dựa vào sự phân chia loại thể theo truyền thống của Aristôt thìgồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch Trong đó nhân vậttrữ tình được thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúcphong phú Nhân vật trữ tình thường không thể hiện qua hành động hoặc nếu
có xuất hiện hành động thì hành động đó đóng vai trò khơi gợi tính cảmxúc chứ không có tác dụng thúc đẩy thành xung đột Nhân vật tự sự là nhânvật xuất hiện trong các tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, kí…) nó thườnghiện lên đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đến nội tâm bên trong Nhânvật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhaucủa đời sống để tạo thành chuỗi các tình tiết xung đột trong tác phẩm Bêncạnh đó nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngônngữ, cử chỉ, lời nói và xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình
Ngoài các tiêu chí phân chia nhân vật ở trên còn có một tiêu chí nữa, đó
là dựa vào cấu trúc của nhân vật người ta phân loại thành: Nhân vậtchức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng
Trang 20Nhân vật chức năng: Là nhân vật xuất hiện để thực hiện một số chứcnăng nào đó Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn định vớinhững phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối Nhân vậtchức năng thường thấy trong văn học dân gian, văn học Cổ Trung đại nhưTiên, Bụt, Thần… xuất hiện để giúp đỡ người tốt, thử thách con người,ban phát hạnh phúc.
Nhân vật loại hình: Là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xãhội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời Đó là nhân vật nhằmkhái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điểnhình Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xãhội được nêu bật hơn hẳn các tính chất khác Dĩ nhiên nhân vật loại hình nhưmọi nhân vật văn học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định, được thể hiện mộtcách sinh động qua các chi tiết cụ thể, sinh động, chân thực Nhân vậtloại hình thường xuất hiện nhiều trong các trào lưu văn học Cổ điển
Nhân vật tính cách: Nhân vật tính cách thường xuất hiện trong văn họchiện đại, là loại nhân vật có tính cách nổi bật được xây dựng cụ thể, sinhđộng như con người thực ngoài đời Khái niệm tính cách ở đây được dùng
để chỉ cho loại được miêu tả
Nhân vật tư tưởng: Là nhân vật có tư tưởng, nhân cách nhưng cơbản của nó là hiện thân của một ý thức như GiăngVan-Giăng; Giave củaV.Huygo
Trên đây là những loại nhân vật thường gặp Sự phân biệt này chỉmang tính chất tương đối, nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơbản của một nhân vật nào đó
1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới
Trang 21Như đã khẳng định ở trên, trong tác phẩm văn chương nghệ thuật,nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu Nhân vật văn học là sự thể hiệnquan niệm
Trang 22nghệ thuật của nhà văn về con người Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bứctranh toàn cảnh của đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá sốphận con người Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối cácyếu tố khác của nghệ thuật biểu hiện Quan niệm nghệ thuật về con ngườigắn liền với đời sống văn học của mỗi giai đoạn lịch sử.
Văn học Việt Nam sau 1986 có sự chuyển biến từ tư duy sử thi sang tưduy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời
tư Tiểu thuyết đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thựccon người trong giai đoạn mới một cách nhanh chóng và sắc bén
Sang thế kỉ 20, khi các tiểu thuyết gia hiện đại phương Tây, đặc biệt là
ở Pháp không chú trọng đến nhân vật, họ cho rằng tiểu thuyết của cácnhân vật đã thuộc về quá khứ Khi hoàn cảnh xã hội đã đổi khác, trong bốicảnh hỗn độn của cuộc sống cá nhân không còn giữ được sức mạnh tuyệtđỉnh, vì thế tiểu thuyết đã không dung nạp loại nhân vật có tính cách hoặcnhư người ta thường gọi là “phản nhân vật” Trong tác phẩm của họ thay vìnhân vật là “đồ vật” hoặc chỉ còn là duy nhất dòng chảy của ngôn từ, nhânvật chỉ còn là những đại từ mơ hồ thì trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,con người với tất cả những mối quan hệ ứng xử, thân phận và cuộc đời của
nó là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản của thể loại
Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhàvăn Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con ngườibình thường với những bi kịch của cuộc đời họ Bi kịch giữa khát vọng vàthực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa nhân bản và phinhân
bản
Trong giai đoạn đổi mới, vấn đề con người cá thể được đặt ra một cáchbức xúc, mạnh mẽ, trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn Song con người
Trang 23cá thể trong văn học hiện nay không phải là con người của chủ nghĩa cánhân,
Trang 24của chủ nghĩa cực đoan, phủ nhận mọi nền tảng đạo đức đã được thiếtlập không chịu sự tác động của xã hội Mà ở đây số phận cá nhân được giảiquyết thoả đáng trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng xã hội Đằng saumỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại.
Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bìnhthường trong những môi trường đời sống bình thường Nhân vật trong tiểuthuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau: “đầynhững vết dập xoá trên thân thể” các nhà văn đã thể hiện thành công bi kịch
cá nhân của con người qua nhân vật Giang Minh Sài trong Thời Xa Vắng, Vạntrong Bến Không Chồng…
Tiểu thuyết Việt Nam những năm đổi mới không chỉ đi sâu vào thânphận con người mà còn đề cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, vềtình yêu đôi lứa Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước nhucầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư, khi con người đã trở
về với cuộc sống đời thường trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, MaVănKháng,…đã thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung với hạnh phúcriêng, giữa con người cá nhân và con người xã hội
Các cây bút tiểu thuyết những năm đổi mới đã có ý thức đi sâu vào thếgiới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện con người đíchthực Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quan niệmnghệ thuật về con người của văn học Tiểu thuyết đã bắt đầu tiếp cận vớiđằng sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức…Các nhà văn đã cố gắng thoát ra khỏi kiểu phản ánh hiện thực được hiểumột cách thông tục của tiểu thuyết trước đây Với quan niệm nghệ thuậtmới họ đã có ý thức thay đổi hình thức biểu đạt
Trang 25Ở giai đoạn lịch sử mới, người viết có những chuyển hướng trong nhậnthức, tư duy về bản thể người Các nhà tiểu thyết Việt Nam đã phá vỡ cáinhìn
Trang 26đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn về con người.
Con người xuất hiện trong hàng loạt các tiểu thuyết là con ngườitrần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó, ánh sáng và bóng tối, cao cả vàthấp hèn, ý thức và vô thức Thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạpcủa con người chịu sự chi phối của hai lực lượng vừa đối lâp, vừa hoà đồng,vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau bởi “con người không bao giờ trùngkhít với chính nó” (Bakhơtin)
Tiểu thuyết những năm đổi mới đã quan niệm con người cá nhânnhư một nhân cách kiểu mới Nhà văn đã nhận diện con người đích thực vớinhiều kiểu dạng nhân vật, biểu hiện phong phú và đa dạng nhu cầu tự ý thức,
sự hoà hợp con người tự nhiên, con người tâm linh và con người xã hội.Trên lĩnh vực tiểu thuyết, nhà văn đã khắc hoạ chân dung những conngười vừa đời thường, bản thể, vừa đẹp đẽ, thánh thiện, luôn khát khaocái đẹp hướng tới cái thiện Đó là nét nổi bật mang ý nghĩa nhân văn khinhìn nhận con người, tạo nên tiếng nói đa thanh, đầy hoà âm và nghịch âmtrong tiểu thuyết
Trang 27CHƯƠNG 2: THẾGIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
Nhan đề cuốn sách “Mảnh đất lắm người nhiều ma” từ khi xuất hiệntrong làng văn thời kì đổi mới đã gây sự chú ý đặc biệt từ phía người đọc vàgiới nghiên cứu phê bình văn học Chỉ với một mảnh đất nhỏ xíu- xóm GiếngChùa mà đã có biết bao những hồn ma bóng quỷ, những kiếp người đoạ đày,thật - giả, âm – dương lẫn lộn, ma trong truyện kể, ma trong nỗi hoảngloạn, sợ hãi, con ma trong mỗi con người, đâu là phần người, đâu là ác quỷ,thật không dễ dàng nhận biết được Có thể nói Thế giới nhân vật trongtiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vôcùng đa dạng, phức tạp Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi xin
đi sâu vào tìm hiều một số loại nhân vật cơ bản sau:
2.1 Nhân vật kì ảo
Ở phương diện nghệ thuật, nhân vật kì ảo là loại nhân vật được xâydựng bằng bút pháp hư ảo, có nhiều đặc điểm lạ kì, dị dạng Trong Mảnhđất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã dụng công xây dựngkiểu nhân vật kì ảo Đó là những con ma nữ trong mối tình với lão Quyềnhthời niên thiếu, nhân vật chị Bé trong mối tình vượt ngưỡng kì lạ với ôngHàm, hình ảnh đứa con chị Bé với cái chết khiếp đảm, hình ảnh những nhânvật ma quái nửa người nửa ma như cô Thống Biệu, nhân vật dị dạng khácngười như ông Hàm, vợ Phúc, thằng Đãi…Kiểu nhân vật này gắn liền với cốttruyện và chủ đề tác phẩm Nó đóng vai trò là hướng dẫn viên đẫn dắtđộc giả vào những môi trường khác nhau của đời sống
Trang 28Nhân vật ma quái xuất hiện trong tiểu thuyết này được kể lại trong giaithoại về cậu cả Quỳnh, đó là một câu chuyện li kì nhưng bi đát mànhững người còn sống ở đất Giếng Chùa còn nhớ rõ Giữa độ tuổi thanh niênlớn phổng phao “mặt mũi thô vụng, thật thà” không hiểu ma xui, quỷ khiếnthế nào mà tối nào cậu cũng giấu cha mẹ ra gốc si hẹn hò với “con ma nữtrắng lôm lốp từ chân tới đầu Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặtlấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được Chân đi nhẹ lướt (…) ngườicon gái kia chỉ là một cái bóng trắng, một hình người chứ không phải làngười Cái hình người ấy đi tựa vào vai con trai ông Đang chập chờn ởbên trái, chớp mắt một cái lại thấy cái bóng đi bên phải cậu cả và rấtnhanh đã hiện rõ lồ lộ là một người đàn bà đẹp như tiên sa” Khi bị ông
bố phát hiện và không còn gặp ma nữa, cậu bị ma ám và ốm li bì Thầycúng trị tà ba đêm bẩy ngày, dùng bùa phép và hình nhân thế mạng, sáng ra
đã thấy một bầy đom đóm chết dày quanh gốc si như một sự tuẫn tiết, connào con nấy to bằng đầu đũa, cậu cả khỏi ốm nhưng như người mất trí[14;12] Như vậy sự xuất hiện của nhân vật ma nữ trong tác phẩm vừa tạokhông khí hư - thực, ma quái rùng rợn, đồng thời yếu tố kì ảo này còn làcách thức lí giải số phận cuộc đời éo le của nhân vật chính - câụ cả Quỳnh
Ở đây có thể thấy sự khác nhau trong mục đích nghệ thuật của các tác giảcùng sử dụng một phương thức nghệ thuật Nếu như Cù Hựu, Bồ TùngLinh…xây dựng chuyện tình giữa người và hồn ma nhằm phê phán, trừngphạt thói ham nữ sắc của nhân vật nam, trực tiếp mang tính chất thuyết lí,giáo dục, cảnh giới con người trước bờ vực của sự sa đoạ nhân cách, hayngợi ca tình yêu tự do… thì Nguyễn Khắc Trường qua nhân vật kì ảo là ma
nữ để lí giải số phận con người và xã hội hiện thực
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma có năm cái chết trải dàitheo tiến trình thời gian, gắn với những sự kiện đang diễn ra lúc công
Trang 29khai, lúc ngấm ngầm trong cái xóm Giếng Chùa bé nhỏ ấy Đó là cái chếtbất thường
Trang 30của ông Vũ Đình Đại, cái chết bi thảm của lão Quyềnh, cái chết bi ai củangười phụ nữ vô tội là bà Son, cái chết hiển thánh của cô Thống Biệu, và đặcbiệt là cái chết khiếp đảm của nhân vật kì ảo không tên - con chị Bé Đứa bé
và người đàn bà khổ sở đến từ cái nơi vì đói quá mà đã có nhà bỏ thuốcsâu vào nồi cháo để ăn rồi cũng chết cho rảnh nợ Vì ốm đói, vì không cóđiều kiện chăm sóc mà nó chết Cái xác của đứa trẻ thơ khiến lão Quyềnh
và chị Bé kinh hoàng, ngất xỉu khi con mèo nhảy qua “cái bọc chăn đangnằm im, tức là đứa bé bốn tuổi con người đàn bà đã chết từ lúc chập tối bịluồng sóng điện từ mắt con mèo hoang đứng bật dậy (…) cái thi hài kianhổm hẳn lên, gạt cả chiếc vỏ chăn rơi xuống đất Cái xác không hồn dởđứng, dở ngồi ở một tư thế rất châng lâng, chới với trong một giây rồingã đánh “roàng” xuống mặt chõng” Cảnh tượng này tạo ra một ma lực,làm tang thương thêm hoàn cảnh của hai mẹ con chị Bé đồng thời phủ lên vàbáo trước màu tang tóc cho xóm Giếng Chùa
Nhân vật kì ảo trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường còn hiện raqua những khuôn mặt không nói là dị dạng thì cũng rất khác lạ như nhân vậtông Hàm, vợ Phúc, thằng Đãi… Chẳng hạn nhân vật Hàm “thọt” được miêu
tả là “xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấu, chân tay ngắn,mặt ngắn, chán cũng ngắn choằn” [14;61] Thậm chí có câu ca về vợ chồngHàm - Son như sau “vợ thì tươi tắn như hoa, chồng thì nhăn nhó chẳng
ma nào nhìn” Nhân dạng ấy của ông Hàm nói lên phần nào con người thô lỗ,bạo lực, độc đoán ở nhân vật này
Nhân vật nửa người, nửa ma quái được khắc hoạ trong “Mảnh đấtlắm người nhiều ma” là con người có cái tên rất lạ: cô Thống Biệu “Cô” đãgần
Trang 3190 tuổi, vẫn giữ cái dáng mảnh mai của mình Phải chăng nghề nghiệp nàocũng có cái tướng mạo riêng của nó? Cô Thống có cái dáng “ đồng cô bóngcậu Đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim, râu ria chẳng có và ăn uống cũng như đàn
Trang 32bà con gái, “cô” sợ ớt, sợ tỏi, ưa của chua…bộ mặt nhỏ như mặt chim…nước
da mai mái…đi đứng thõng thà, thõng thượt…[14;13- 14] Và đặc biệt côThống “vừa giỏi việc âm lại vừa tài việc dương” nhân hình cô Thống Biệukhông giống với bất kì ai ở cái xóm Giếng Chùa Trên mảnh đất này chỉ cómình “cô” tiên đoán được sự hỗn loạn sắp diễn ra ở nơi làng quê bé nhỏnày nên sớm thoát tục vì bất lực Cô Thống xuất hiện còn tạo ra cáiphông ma quái - tiếng nói của vô thức và là người phát ngôn cho chủ đề câuchuyện
Sự lựa chọn nhân vật, xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật là điểmhội tụ nội dung tác phẩm, là phương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm
về con người, về xã hội của tác giả Các nhân vật kì ảo được xây dựng trongtổng thể thế giới nhân vật của tiểu thuyết tạo nên chiều sâu triết lí và sứcsống lâu bền cho tác phẩm
2.2 Nhân vật tha hoá
Theo Từ điển tiếng Việt, tha hoá là sự biến chất thành xấu đi[12;1126]
Nhân vật tha hoá là nhân vật suốt ngày bận rộn với những toan tínhdục vọng, ham muốn cá nhân Và trong cuộc sống mưu sinh đó không ít kẻ đãngã gục, họ không còn giữ được cái bản chất và thiên lương trong sáng nữa.Tâm hồn họ bị vẩn đục, suy nghĩ thì tối tăm, nhỏ nhen, hành động trở nên bỉ
ổi Sự tha hoá biến chất trở thành sự thực tất yếu và phổ biến Với tâm línhư thế, con người không chỉ tăm tối trong suy nghĩ và hành động mà còntrở nên độc ác, lạnh lùng và tàn nhẫn
Trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, dường như bên cạnh kiểunhân vật kì ảo, Nguyễn Khắc Trường dụng công xây dựng nhân vật tha hóanhằm đưa người đọc trở về gần hơn nữa với thế giới thực tại, để lí giải sâusắc hơn cuộc sống nơi Giếng Chùa đâu mới là phần ma, phần quỷ, nguyên
Trang 33nhân nào dẫn tới hiện tượng đau thương đó Trong giới hạn đề tài khoá luận,chúng
Trang 34tôi xem xét nhân vật tha hoá trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
dưới góc độ hai kiểu nhân vật chính như sau:
2.2.1 Nhân vật tha hoá do hoàn cảnh sống
Dù ở dưới góc độ nào đi chăng nữa thì hoàn cảnh luôn chi phốimạnh mẽ tới tình cảm, lối sống, tính cách con người, môi trường xã hội quyđịnh tới chiều hướng con đường đời của nhân vật Môi trường tốt đẹp thìcon người trở nên lương thiện hơn, môi trường còn tồn tại những cái ác, cáixấu dễ làm con người đánh mất đi chính mình
Bối cảnh câu chuyện là những ngày Giáp hạt đói khát “không dè cáiđói Giáp hạt này lại có đủ móng vuốt nhảy xổ vào cái xóm Giếng Chùa, xómvẫn quen đứng đầu vế cái sang, cái giàu toàn xã” Đây là thời điểm mà cuộcsống người dân thôn quê bị đảo lộn bởi cái đói cái khát “Bà Đồ Ngật, ngườivẫn quen ăn trắng mặt trơn, phiên chợ nào cũng xách cái làn mây đimua hôm thì chân giò lợn ỉ, hôm thì cá chép cả con giẫy đành đạch Giờ cạnvốn, liền “sáng chế” ra bánh mạt ngô thứ ngô trước đây chỉ dùng chăn gà
để ăn trừ bữa” Cái đói như vị thần ác quỷ làm lung lạc ý trí, khiến conngười ta sống nhỏ nhen tầm thường Đó là hình ảnh của ông Quản Ngư, mộtthời được cả làng khen “trí lớn gan to, nước lã mà vã nên hồ, giờ đây đóngcửa ăn cháo cám, làm bánh đồ cách thuỷ cho lạ miệng, nhưng nguyên liệuvẫn là cám”, đến nỗi cả ông và đứa con út gần mười tuổi phải khổ sở lấy queđào mới đi ngoài được
Cái đói những ngày Giáp hạt làm héo hắt cuộc sống con người, nhữngngười nông dân lương thiện, hồn nhiên giờ đây biến dạng về nhân hình “cáicười lúc đói đã không ra tiếng, lại bóp cho héo quắt cả mặt, trông mànẫu ruột” Những mặt người hao gầy, nhớt nhác, hớt hải cứ tưởng vội vã điđâu nhưng kì thực chẳng có việc gì hết chỉ ra vào quanh quẩn với cái bụngsôi èo èo [14;7]
Trang 35Cái đói cái nghèo trong những năm đầu công cuộc đổi mới ở nông thôntrên trang viết của Nguyễn Khắc Trường dường như ta thấy thấp thoáng hìnhảnh của những chị Dậu, cái Tí trong Tắt Đèn - Ngô Tất Tố hay Lão Hạctrong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, tất cả dường như trở nên méo
mó, khổ sở, không những họ tự đánh mất đi nhân hình mà nhân tính đã bịquỷ dữ lấy đi tự lúc nào không hay Mối quan hệ tốt đẹp giữa anh em tronggia đình, tình nghĩa sâu nặng giữa hàng xóm láng giềng giờ đây bị đẩylùi ra xa, nhường chỗ cho những ham muốn vật chất tầm thường, họ ích kỉ,mất tính người Quàng là người em trai ruột của Quềnh, khi cha mẹ mất đi
đã không chia hương hoả cho người anh ngờ nghệch mà còn “chiếm hết cả
ao cả vườn, chỉ xí cho Quềnh một góc ớm nắng ven vẻn chừng dăm cái nong,cắt đứt tình nghĩa với người anh không chút thương xót Quàng trở nêntáng tận lương tâm khi nghe tin Quềnh bội thực mà chết (…) Quàng quyếtđịnh chôn cất anh mình thật nhanh, con ma keo kiệt trong nguời Quàng đãxui Quàng làm một việc táng tận, hắn chôn ông anh khốn khổ bằng một bóchiếu” [14; 51]
Cuộc sống túng thiếu, nghèo khó đã làm con người tự đánh mất đinhân hình, nhân tính của chính mình Đó là hình ảnh anh chàng Thó khôngnghề nghiệp ổn định, làm việc bất lương hay ăn trộm ăn cắp, chỉ vì một hũrượu trong đám tang cụ cố Vũ Đình Đại, Thó chấp nhận là một con mađội lốt người doạ dẫm bà Phúc “Thó vớ lấy cái chậu nhôm đang dựa cạnhđống bát đũa, đưa lên che lấy mặt, chân đứng lom khom ở tư thế vùngchạy Bà Phúc đang xăm xăm, tí nữa đâm sầm vào “con ma” đang đứngsừng sững trước mặt [14; 35] Cuộc sống mưu sinh xô đẩy Thó vào conđường tiếp tay cho kẻ ác, đang tâm đào mồ, đào mả cụ Cố chi họ Vũ Đình,đào mả chôn cất lại xác Quyềnh…đó là bi kịch của người nông dân mất đibản chất lương thiện, đang sa ngã, trượt dài trên con đường tội ác
Trang 36Cái đói nghèo khiến con người ta dễ dàng đánh đổi tất cả chỉ mongmình tồn tại như một con người Đó là hình ảnh của người phụ nữ thaphương cầu thực với cái tên chị Bé “Đó là một người đàn bà tuổi dòngdòng Cao và gầy Hốc hác và lôi thôi Nhưng chân tay lại rất nhanh” Cuộcđời của chị trải qua những thăng trầm đau khổ “đến từ cái nơi mà đã có nhà
bỏ thuốc độc vào nồi cháo để ăn rồi cùng chết cho rảnh nợ” [14; 40].Hoàn cảnh trớ trêu xô đẩy chị cùng với đứa con gái bé bỏng không đất dungthân, chị đi ở nhờ cầu may, trả thù nhà chủ cùng với nỗi uất hận nhưngkhông thành, cuối cùng chị bế đứa con bỏ đi và đứa bé chẳng may ốm vàchết Người đàn bà tứ cố vô thân, không chồng con, chị ta bằng mọi giá
“phải giành sự sống đang chơi vơi lơ lửng như cánh diều trước gió chỉ trựcbay tuột mất khỏi đôi tay khoẻ mạnh của chị” Bất chấp luật lệ gia phong,chị tiến dần từng bước thay thế bà Son để chiếm lấy gia tài nhà ông Hàm
“bóng đêm càng làm cho cái chất táo tợn của người đàn bà lồng lên nhưngựa” Chưa dừng lại ở đó, người phụ nữ này tha hoá tới mức, cứu sống
sự tồn tại của mình bằng cách mượn danh cô Thống Biệu, giả hồn ma lênđồng nhằm lừa gạt mọi người Cõi linh thiêng giờ đây trở thành bóng đêm
để con người tội lỗi ra tay, con người càng lún sâu hơn và không có cáchnào cứu chữa được
Một nguyên nhân nữa đẩy con người xóm Giếng Chùa mất đinhân hình, nhân tính là do những hủ tục lạc hậu, trì trệ vẫn còn ăn sâutrong tiềm thức của người dân Cái bóng ma có trong câu chuyện kể, con
ma trong suy nghĩ của con người, con ma trong bản thân mỗi người, đó là trởngại rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, Nguyễn Khắc Trường viết
“Xóm Giếng Chùa, xóm đứng đầu về cái sang, cái giàu toàn xã” nhưng đểđược cái đó thì ông lí giải “Thành thử đường làng được lát bằng nhữngniềm vui, niềm hạnh phúc, sự kiêu hãnh về của những chức danh, và được
Trang 37lát bằng cả những nỗi đau khổ ê chề mảnh đời”[14; 5] Tâm lí thần linh trênnúi ông Bụt, những con
Trang 38ma trêu người trên những phiên chợ, câu chuyện kể về lão Quyềnh khi xưa đãtrở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí con người, họ nhìn cuộc đời xa rời thực
tế, bởi vậy vợ Phúc mới tưởng con ma mà mình bắt gặp có thật chứ khôngnghi ngờ là người chêu….Hay chi tiết Thó sau khi cùng lão Ích, Quàng chônxong lão Quyềnh về lại hốt hoảng tưởng lầm người phụ nữ sống nhờ túp lềulão là ma “Thó bước giật lùi Được mấy bước Thó quay cổ vùng chạy Đúng lànhư ma đuổi, lao cả vào những bụi gai xấu hổ, ngã lăn chiêng lại vùng dậychạy Vừa chạy miệng vừa a a như người câm hoảng loạn” Không chỉ cóThó, ngay cả bà Đồ Ngật, đã sống hơn nửa cuộc đời mà vẫn bị cái tâm lí
ấy chi phối, ám ảnh, bởi vậy khi trông thấy chị Bé “bà Đồ Ngật chạy te táiđến thở ra đằng tai” [14; 53]
Như vậy, thông qua hàng loạt những nhân vật trong truyện: bà Đồ Ngật,ông Quản Ngư, thằng Thó, chị Bé…có thể nói rằng môi trường sống đã chiphối rất lớn tới cuộc sống, tính cách và tình cảm của con người Chỉ cần mộtnạn đói những năm Giáp hạt thôi, người ta sẵn sàng từ bỏ những tình cảm tốtđẹp, thiêng liêng để mưu cầu lợi ích cá nhân, đánh mất tình thương và tráchnhiệm bản thân mình Những phong tục hủ lậu, những định kiến lỗi thời củamột xã hội đã qua giờ đây vẫn còn sức mạnh chi phối tới đời sống tâm linh, ýthức của con người biến họ dần trở nên ù lì, mệt mỏi, mất sự sống
2.2.2 Nhân vật tự tha
hoá
Nhân vật tự tha hoá là những con người bản thân họ ích kỉ, vụ lợi,
tự đánh mất đi bản thân mình và những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh.Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, cuộc sống nông thôn ta cũngcựa quậy vận động theo chiều hướng tích cực Song bên cạnh đó là cuộc đấutranh dai dẳng, ngấm ngầm mà vô cùng quyết liệt nhằm tranh chấp quyềnlực, đất đai giữa các bè đảng, phe cánh trong làng ngoài xã Họ không trừ
Trang 39một thủ đoạn nào (kể cả dồn người thân vào chỗ chết), lợi dụng nhândanh các tổ chức
Trang 40Đoàn, Đảng, chi Bộ, lợi dụng tình tài để đấu đá nhau, chỉ chăm chắm chonhau ăn bùn, đó là những con người ma quái, những phần ma trongcon người.
Mảnh đất lắm người nhiều ma xoay quanh vấn đề “hôn nhân vạn
cố chi thù” đã khiến những con người trong hai dòng họ Trịnh Bá -VũĐình không bao giờ ngồi chung một chiếu, họ đấu đá, tranh giành ruộng đất,chức tước bằng đủ mọi thủ đoạn, tiêu biểu là Trịnh Bá Thủ, Trịnh BáHàm,Vũ Đình Phúc…Ông Vũ Đình Đại sau hơn ba mươi năm từ mặt ôngPhúc vì đã đấu tố cha mình thì nay mối hận thù ấy được hoá giải vì đối vớiông, cha con nhà Trịnh Bá mới là kẻ thù lớn nhất Ông ôm hận đến khi chết,ông yên tâm ra đi giao trọng trách đó cho Vũ Đình Phúc Còn ông Trịnh BáHoành, trước khi chết còn trăng trối với ông Hàm “ở đời hòn đất ném đi,hòn chì ném lại (…) có vay phải có trả Nó đã dám bạo nghịch dẫm lên cả giabảo nhà ta, thầy ân hận là chưa đòi được món nợ ấy vì chưa có dịp Đếnđời anh, anh phải nhớ” [14; 63]
Mối thù dòng họ đã ăn sâu vào máu thịt của những con người trong haidòng họ Vũ Đình - Trịnh Bá từ đời này sang đời khác Chính bởi vậy để đòimón nợ cho cha, Trịnh Bá Hàm đã quyết định làm một việc táo tợn, mất hếtnhân tính “Đây là việc tốt để lấy âm trị dương, phen này tôi sẽ yểm cho cả
họ nhà nó không ngóc lên được Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống Còn
cỗ dổi, tôi sẽ đóng một bộ salông thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh
em, họ hàng nhà nó” Ông Hàm ra tay với lới khẩn cầu độc địa “Ba đời tuyệt
tự Hữu nữ vô nam Hữu sinh vô dưỡng” Sự hận thù làm cho Trịnh Bá Hàmđánh mất chính bản thân mình, con ma - men trong người ông trỗi dậy,cái oan khiên từ kiếp trước nay ông trút bỏ lên bà Son - người vợ hết mựcyêu thương chồng con, mà tác giả gọi đó bằng cái tên “đêm động phòng có