Nâng cao chất lợng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN ZZZ - TỈNH BBB TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ. (Trang 36)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT L ƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

4. Nâng cao chất lợng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên, nhân tố quyết định chất lợng giáo dục, lực lượng quan trọng trong việc quyết định việc tiếp thu tri thức nhân loại của học sinh, đợc xã hội tôn vinh. Cần phát huy tính tích cực sáng tạo của tập thể s phạm. Đây là lực lợng chuyển tải những quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng đến nhân dân và học sinh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Vì lợi ích mời năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Điều đó khẳng định vai trò và nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục.

Cán bộ quản lý phải đủ về số lợng và đảm bảo về chất lợng theo tiêu chuẩn quy định. Cán bộ quản lý ít nhất phải đạt trình độ chuẩn, đợc bồi dỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, đợc đào tạo về quản lý nhà nớc, đợc bồi dỡng về lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, có sức khoẻ, có năng lực quản lý,… nhằm tạo điều kiện phấn đấu nâng cao chất lợng giáo dục. Cán bộ quản lý phải nắm vững đờng lối giáo dục của Đảng, am hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phơng, tích cực đề xuất các biện pháp nhằm phát triển giáo dục phù hợp và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phơng trong từng thời kỳ.

Phải xây dựng đội ngũ giáo viên không những đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn theo qui định tại điều lệ trường trung hoc phổ thông, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tuỵ say mê với nghề dạy học mà còn thường xuyên có ý thức tự nghiên cứu, học tập để năng cao trìng độ, yế tố quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ nhằm khắc phục những yếu kém hiện nay như đã nêu ở trên, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Chú ý việc đào tạo trên chuẩn, hình thành lực lượng cốt cán trong tất cả các bộ môn, tạo tiềm năng thực sự để nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện nghiêm túc, đúng tiêu chuẩn chế độ cử tuyển vào cacs trường sư phạm, tạo nguồn giáo viên tại chỗ và đào tạo giáo viên theo địa chỉ cho vùng niền núi khó khăn.

Giáo dục - đào tạo Quảng Ninh đã được UBND tỉnh phê duyệt đề án đào tạo trình độ trên chẩn cho cán bộ quản lý, giáo viên giai đoạn 2000-2005.Theo đề án này, phấn đấu đến 2005 đạt: 10% giáo viên mầm non có trình độ cao dẳng và đại học sư phạm, 40% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng và đại học sư phạm, 40% giáo viên THCS có trình độ đại học sư phạm cấp II, 10% giáo viên trung học phổ thông có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ, 50% giáo viên sư phạm và trương cán bộ quản lý giáo dục có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Để đạt được mục tiêu trên huyện phải lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó. Từ năm 200 đến năm 2005 số cán bộ giáo viên cần được đào tạo là 865 người (trong đó bậc học mầm non: 216 người, Tiểu học 385 người, THCS 226 người, THPT 34 người, cán bộ quản lý giáo dục 4 người).

Phải làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng thường xuyên trong hè, tích cực chủ động bồi dưỡng theo chủ đề; chú trọng phát triển bồi dưỡng giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán của các bộ môn. Có chính sách thu hút người có học vị cao, sinh viên giỏi bằng chính sách ưu đãi của huyện. Tích cực cử giáo viên THCS đi bồi dưỡng chuẩn hoá môn hai và đào tạo trên chuẩn. Tổ chức tốt các cuộc thi cán bộ quản lý, giáo viên giỏi cấp huyện và tham gia cấp tỉnh, có chính sách ưu đãi đối với giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi. Tổ chức hội nghị cấp huyện tổng kết năm học cũ, quán triệt nhiệm vụ năm học mới đến cán bộ quản lý, chủ tịch công đoàn, bí thư chi bộ trường THCS.

Tăng cường các hoạt động chuyên môn, dự giờ và rút kinh nghiệm các giờ dạy mẫu. Tường bước cải tiên phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tích cực, chủ động của học sinh. Chống dạy chay đối với những tiết có sử dụng đồ dùng thí nghiệm, đảm báo các tiết thực hành có hiệu quả.

Bố trí đủ cán bộ hành chính theo qui định của điều lệ trường trung học phổ thông như nhân viên kế toán, thư viện, thí nghiệm, văn thư, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ,....số cán bộ này phải được đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên.

5. Tăng cường xây dượng cơ sở vật chất trường học

Để đảm bảo mỗi trường THCS có đủ các phòng học, cở sở vật chất thiết bị và các công trìng phụ trợ, xây dựng quang cảnh, môi trường "xanh- sạch- đẹp" đáp ứng qui mô phát triển giáo dục khi số lượng học sinh, trường lớp tăng như ở huyện miền núi, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là việc làm hết sức khó khăn đố với huyện BBB - Tỉnh XYZ.

Tuy nhiên đó là việc làm hết sức cần thiết phải tập trung giải quyết, bởi đó là điều kiện cần, một biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trước tiên cần tập trung đầu tư ngân sách xây dượng các trường công lập trong đó tập trung trước cho trường chuẩn quốc gia, các cơ sở giáo dục mới thành lập, các trường ở các xã đặc biệt khó khăn. Đầu tue kimh phí có trọng điểm, tránh dàn đều để xây dựng kiên cố, đảm bảo chất lượng cho công trình ở các trường hoặc địa phương nào đó, khắc phục tình trạng chỉ chống xuấng cấp, sửa chữa nhỏ ở từng trường. Phấn đấu đến năm 2007 tất cả các trường học vùng miền núi khó khăn có đủ nhà ở cho giáo viên.

Từng bước hiện đại hoá cơ sơ vật chất trường học, cho học sinh tiếp xúc với phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đó là các mô hình dạy học, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện truỳen thông... nhanh chóng xây dựng: Thư viện đạt chuẩn quốc gia, 01 có phòng thí nghiệm với đầy đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các môn học, có phòng vi tính. Phải có kế hoạch và sự dựng triệt để, có hiệu quả các phương tiện, thiết bị thí nghiệm, thực hành trong giảng dạy học tập. Tổ chức quản lý, bảo quản tốt cơ sở vật chất hiện có.

Phảikhai thác triệt để kinh phí giáo dục theo quy định thông tư 30, tiết kiệm chi thường xuyênđể có thêm điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền xây dựng, tiền học phí và các nguồn huy động được từ nhân dân, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong, ngoài nước hỗ trợ. Phối hợp và huy động các lực lượng ngoài nhà trường tham gia xây dựng, tu tạo cảnh quan, nâng cấp cơ sở vật chẳttờng lớp, sân chơi,bãi tập, có cổng, biển trường, tường rào. có đủ diện tích trường đạt chuẩn.

Khuyến khích học sinh, giáo viên tự trang bị tài liệu, sách tham khảo, ủng hộ và tăng ờng làm đồ dùng dạy học. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu, đưa vào sử dụng chung những đồ dùng tự làm có tính sư phạm, thiết thực, hiệu quả đối với tiết giảng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.

6. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chất lượng giáo dục là chất lượng sản phẩm được đào tạo. Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng hiện thực hoá mục tiêu giáo dục, thể hiện sự đổi mới và hiện đại hoá giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như thích ứng ngày càng cao của người học đối với những biến đổi nhanh chóng của thực tế. Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng các mặt đức dục, tí dục, thể dục, giáo dục lao động và hướng nghiệp hay nói cách khác là "dạy chữ, dạy người, dạy nghề". Phải thực hiện tốt các nguyên lý giáo dục.

Phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS để đánh giá chất lượng giáo dục THCS. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình, sách giáo khoa các môn học theo qui định của Bộ. Thường xuyên nâng trình độ, tay nghề, đổi mới phương pháp giáo dục giảng dạy, nâng cao chất lượng và trách nhiệm của giáo viên, giúp học sinh nắm lấy tri thức, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, hình thành nhân cách của con người mới XHCN.

Đảm bảo gắn các kiến thực học ở trên lớp với thực tiễn lao động sản xuất ở địa phương, với xã hội. Phải dạy đủ và thực hiện thành công các bài thí nghiệm, tăng cường các tiết thực hành, tìm hiểu thực tế các nghề nghiệp, dịch vụ ở địa phương. Phải rèn cho học sinh có thói quen tự học, tự rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng cường phòng học bộ môn, vườn thực nghiệm.

Tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ, lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn, phát huy tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ tin học để cải tiến phương pháp dạy học. Giúp học sinh tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại. Chú trọng triển khai đề án đầu tư, phát triển chương trình dạy và học ngoại ngữ, tin học và ứng dụng công nghệ thông tin.

Coi trọng giáo dục thể chất, giáo dục sức khoẻ. Tăng cường công tác giáo dục lao động, kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, tư vấn nghề nghiệp chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của địa phương.

Cần chú ý tổ chức có hiệu quả các cuộc hội thảo theo chuyên đề, các cuộc thi về chuyên môn nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

Chủ động tiếp thu, tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ, đảm bảo có chất lượng trong việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới ở bậc THCS.

Tiếp tục củng cố đầu tư, phát triển trung tâm kỹ thuật - tổng hợp - hướng nghiệp của huyện nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nâng cao chất lượng dạy và học môn kỹ thuật, chất lượng dạy nghề phổ thông. Từng bước điều chỉnh để thực hiện tốt việc phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS.

Khuyến khích các đơn vị có điều kiện thuận lợi kết nghĩa với các trường khó khăn nhằm giúp đỡ nhau về cơ sở vật chất, tăng cường trao đổi kinh nghiệm đặc biệt đối với các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục.

7 Đảm bảo bình đẳng về giáo dục trung học cơ sở.

Thực hiện bình đẳng trong giáo dục là một cách giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục.

Thực hiện bình đẳng trong giáo dục là tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi và cơ hội học tập, tham gia chăm lo phát triển giáo dục của mọi người trong đó có học sinh THCS.

Đẩy mạnh phát triển giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực các xã miền núi, vùng công giáo, phấn đấu giảm sự chênh lệch về giáo dục THCS giữa các vùng miền núi cả về số lượng và chất lượng. Chăm lo học tập của con em đồng bào các dân tộc thiểu số, con em các gia đình chính sách và các gia đình nghèo.

Tích cực bồi dưỡng để tăng cường năng lực những cán bộ giáo viên người dân tộc được đi đào tạo theo chế độ cử tuyển, đội ngũ làm công tác giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn.

8. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục trong các trường THCS. Nghị quyết 02 Ban chấp hành TW2 (khoá VIII) chỉ rõ "Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, tạo môi trường lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể". Vì vậy chính phủ đã ra nghị quyết số

09/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương pháp và chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế và giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hoá THCS nói riêng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện xã hội hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo theo nhiệm vụ và khả năng của mỗi tổ chức mà trước hết là tăng cường trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, đồng thời từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trong năm qua công tác xã hội hoá đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên cần làm tốt hơn nữa.

Cần xã hội hoá mạnh mẽ hơn nữa sự nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của giáo dục từ đó thấy được trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và chăm lo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nhằm giáo dục con, em tiến bộ.

Duy trì tổ chức tốt đại hội giáo dục và đại hội khuyến học các cấp, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức này hỗ trợ giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy phát triển giáo dục.

Đẩy mạnh xã hội hoá đến cộng đồng làng, xã, dòng tộc và các lực lượng xã hội. Huy động sự đóng góp sức lực, nguồn lực, trí tuệ của các tổ chức xã hội, của các cá nhân, cơ quan… đầu tư cho giáo dục - đào tạo phát triển.

Tranh thủ sự viện trợ, vốn vay và mở rộng quan hệ quốc tế.

Phát huy các hình thức đa dạng, phong phú sáng tạo của đại hội giáo dục, hội khuyến học, của các trường THCS nhằm thu hút nguồn kinh phí khuyến khích học tập cho các đối tượng đặc biệt (học sinh giỏi, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó) và xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tăng cường mối đoàn kết, phát huy tiềm lực của mỗi cá nhân, tạo điều kiện toàn dân tham gia chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và THCS nói riêng.

Thực hiện tốt một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở. Tuy nhiên, việc cần thiết là phải xây dựng thành chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vầ đặc điểm văn hoá, trình độ dân trí từng vùng, điều kiện của từng đơn vị,… trong đó quy định trách nhiệm của từng tổ chức, tập thể, cá nhân. Đồng thời đòi hỏi sự sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc vận dụng

đường lối giáo dục của Đảng vào thực tiễn giáo dục - đào tạo và sự kết hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở mỗi cơ sở nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Phải coi trọng công tác xã hội hoá giáo dục, coi đó là động lực thúc đẩy giáo dục - đào tạo phát triển, bởi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng là sự nghiệp của quần chúng, phải được quần chúng chăm lo.

Nâng cao chất lượng giáo dục THCS góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đưa tỉ lệ nguồn nhân lực được đào tạo tăng lên. Nó có ý nghĩa không những đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mà còn có ý nghĩa chính trị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆN ZZZ - TỈNH BBB TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w