thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn

121 817 0
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vài thập kỷ cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam nh có phần chững lại, Ýt gặt hái được những thành công rực rỡ. Người ta thường nhắc đến những thành công ở thể loại truyện ngắn của nhiều cây bút có thương hiệu như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Còn ở thể loại tiểu thuyết, trong vài thập kỷ này, dường như đang vắng bóng những tên tuổi nổi trội. Trước thực tế đó, những người quan tâm đến sự phát triển của tiểu thuyết đã phải lên tiếng "khích lệ" hoặc dóng những hồi chuông "báo động" về tiểu thuyết. Chuyên luận Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? của nhiều tác giả cùng các bài viết nghiên cứu phê bình của những cây bút tiểu thuyết có nghề đang hâm nóng bầu không khí tiểu thuyết. Kết quả, có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau khi đánh giá thực trạng tiểu thuyết đương đại. Nhà văn Ma Văn Kháng trong bài viết Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế trên báo Văn nghệ số 46 năm 2002 đã khái quát về tình hình tiểu thuyết Việt Nam như sau: "Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại dường như đang rơi vào trạng thái cụt nhụt sức sáng tạo. Số tiểu thuyết hàng năm đã Ýt ỏi, lại còn yếu kém, gần nh không gây được Ên tượng gì với bạn đọc" Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời hai tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000) và tiếp đó là Mẫu Thượng Ngàn (2006) đã làm xôn xao văn đàn Việt Nam. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều giành những giải thưởng cao: Hồ Quý Ly - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam - 2001, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2001 ; Mẫu Thượng Ngàn - giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006 , được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Đây thực sự là một kết quả đáng trân trọng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 1 Hai cuốn tiểu thuyết đã thành công trên nhiều bình diện, có nhiều giá trị, nhưng Ên tượng nổi bật là sức cuốn hút của thế giới nhân vật của chúng. Nhân vật là yếu tố nghệ thuật quan trọng bậc nhất của thể loại tự sự (trong đó có tiểu thuyết). Không có nhân vật sẽ không có tiểu thuyết. Tiểu thuyết hay phải có nhân vật hay và độc đáo. Những cách tân đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết hầu như đều gắn với vấn đề thể hiện nhân vật. Nhân vật chính là quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thể hiện trong tác phẩm, là nơi tập trung thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh rất phong phó, đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Đây chính là vấn đề chúng tôi quan tâm nghiên cứu, là đề tài của luận văn. Hiện đã có không Ýt ý kiến, bài nghiên cứu phê bình về hai cuốn tiểu thuyết này trong đó có bàn luận về nhân vật ở cả hai tác phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào viết chuyên về thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết một cách hệ thống, đầy đủ và sâu sắc. Vì thế, chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu, phát hiện những đóng góp quan trọng của nhà văn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật; hy vọng góp được một chút gì đó trong việc đánh giá tác phẩm và tác giả trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ngoài ra đây là cơ hội chúng tôi được củng cố nắm chắc hơn những kiến thức lý luận về nhân vật trong việc nghiên cứu cũng như giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê gốc ở làng Cổ Nhuế - Hà Nội. Ông là nhà văn thuộc thế hệ Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Cẩm Thạnh, Ông viết chậm và sáng tác không nhiều. Có thể nói, 2 trước Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh là cái tên Ýt được biết tới. Nguyễn Xuân Khánh từng là sinh viên Đại học Y khoa, rồi tham gia quân ngũ. Sau thời gian quân ngũ, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong thời gian đó, ông sáng tác truyện ngắn đầu tay Một đêm và được giải thưởng Văn nghệ Quân đội năm 1958. Đó là chuyện về một anh lính trẻ đi bộ suốt đêm để về trả phép đúng hẹn, và suốt đêm Êy anh đẩy giúp chuyến xe của một người đàn bà. Tiếp đó năm 1963 , Nguyễn Xuân Khánh cho ra mắt tập truyện Rừng sâu. Câu chuyện mang tên tập sách nói về một anh bộ đội coi kho hàng trong rừng sâu, hết chiến tranh người ta quên mất cái kho đó, nhưng anh vẫn ở lại rừng sâu coi kho Sau đó, vì bị coi là "có vấn đề tư tưởng", Nguyễn Xuân Khánh không được làm công tác văn hoá, tư tưởng trong Quân đội. Ông được giải ngũ, về làm việc ở Báo Thiếu Niên tiền phong. Rồi "tai nạn nghề nghiệp" ông phải về hưu non. Ông sống cùng vợ con tại căn nhà nhỏ, trong ngõ phố Trần Khát Chân và nếm trải đủ mọi khó khăn thiếu thốn của cuộc sống: Ông làm thợ may, nuôi lợn, có lúc còn làm nghề bán máu, Cuộc đời ông có quá nhiều ngã rẽ và không Ýt những gian nan, nhưng nghiệp viết văn thì dai dẳng. Nguyễn Xuân Khánh viết đều đặn, không bao giờ nghỉ. Trong những năm nuôi lợn ông đã viết cuốn tiểu thuyết Trư Cuồng kể chuyện về cái chứng điên của mét người khi quá gần gũi với lợn. Song song với Trư Cuồng, Nguyễn Xuân Khánh còn viết Suối Đen nói về cái cống nước trước cửa nhà ông ở xóm Thanh Nhàn chảy từ Nhà máy rượu Hà Nội ra sông Lừ đã thành một con suối. Bên con suối đó là những thân phận ông gặp hàng ngày và cảm thương họ. Còng trong những năm gian nan đó, Nguyễn Xuân Khánh viết tiểu thuyết Miền Hoang tưởng - kể chuyện về những con người đời thường, những vấn đề xám xịt trong hiện thực cuộc đời, như anh nhạc sỹ bị đuổi 3 khỏi biên chế, anh giáo viên nghèo, anh hoạ sỹ thất nghiệp, Năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh cho công bố bản thảo đó và đã cÈn thận đứng dưới cái tên khác - bót danh Đào Nguyễn, nhưng tác phẩm bị phê phán nặng nề. Có người còn đòi đưa anh ra toà. Nhưng mét sù may mắn đã cứu Nguyễn Xuân Khánh. Từ đó, ông lặng lẽ sáng tác. Hai mươi năm sau, năm 2000, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời tiểu thuyết Hồ Quý Ly - một tác phẩm bề thế, sâu sắc, hấp dẫn viết về một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân tộc - giai đoạn mục ruỗng của nhà Trần (Thế kỷ XIV - XV) và sự lên ngôi của triều Hồ, một trong những triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là triều đại thi hành những chính sách cải cách táo bạo nhất gây ra những biến đổi quan trọng trong xã hội Việt Nam. Cuốn sách trên tám trăm trang đã giành một lóc hai giải thưởng của Hội Nhà văn Trung ương và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000. Sáu năm sau, vào 2006, Nguyễn Xuân Khánh lại cho ra mắt Mẫu Thượng Ngàn - một tiểu thuyết bề thế hơn cả Hồ Quý Ly, với gần nghìn trang sách và cũng giành giải nhất - giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Mẫu Thượng Ngàn được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên bối cảnh đời sống nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây: chúng vừa đàn áp, chiếm đoạt cả về kinh tế, vừa thống trị về chính trị, văn hoá, làm cho đời sống nhân dân ta điêu đứng. Tác phẩm là câu chuyện về lịch sử, phong tục; là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt chung thuỷ, hiến dâng, cay đắng và ngang trái . Câu chuyện Êy được phản ánh chân thực qua đời sống của người dân làng Cổ Đình - tên gọi Kẻ Đinh - một làng quê vùng bán sơn địa Bắc Bộ. Đây là hai tác phẩm "thuộc loại để đời của Nguyễn Xuân Khánh" (Châu Diên). Hai tác phẩm đã đưa Nguyễn Xuân Khánh trở thành cây bút 4 tiểu thuyết đương đại xuất sắc. Đó là tất cả bút lực, tâm hồn Nguyễn Xuân Khánh. Hai cuốn tiểu thuyết thực sự hấp dẫn người đọc cũng nh giới nghiên cứu, lý luận phê bình văn học. Trong cả hai cuốn tiểu thuyết đều có thế giới nhân vật phong phú, được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng công phu. Các nhân vật đầy sức sống, có cá tính, hàm chứa sức nặng tư tưởng và rất Ên tượng. Các nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh hiện ra sinh động như những con người với ý nghĩa trọn vẹn của nó. Sau đây là một sè ý kiến tiêu biểu về nghệ thuật tiểu thuyết và nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã công bố trên sách báo, luận văn tốt nghiệp. VÒ cuốn Hồ Quý Ly: Trong cuéc Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày 21/9/2000 do Nhà xuất bản Phụ nữ kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức, đã có rất nhiều ý kiến đánh giá: Nhà văn Vũ Bão nhận xét: "Cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã làm sang cho Hội Nhà văn Hà Nội. Mỗi nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh thường mang thêm một tầng ý nghĩa mới Èn mình giữa các dòng chữ. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không đi theo vết chân đi trước. Ông rẽ trái, đạp cỏ lau, đạp đá tai mèo, dẫn nhân vật băng qua những miền đất mới. Ông không buông mình trôi xuôi theo dòng chảy của lịch sử. Ông cắt ngang cuộc đời đầy biến động, tìm những nét tinh tế trong tính cách nhân vật, giành không gian cho nhân vật hoạt động". Nhà văn Trần Thị Trường trong bài Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, đã đưa ra những ý kiến xác đáng về cách xây dựng các nhân vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh: " Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính cách và mười bốn lối ứng xử, để rồi có mười bốn kết cục." 5 Theo bà, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hết sức thành công các nhân vật nữ. Nguyễn Xuân Khánh đã "chiêm ngẫm được cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác". Nhà văn Châu Diên trong bài Tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng đã khẳng định những thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt ông nhấn mạnh: "Nói đến cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly. Đó là mét con người có nhiều phẩm chất ". Nhà nghiên cứu Hán Nôm, tiến sỹ Đinh Công Vỹ trong bài: Hồ Quý Ly – cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc nhận xét: "Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản hoá, không hề bị chi phối bởi cách xây dựng nhân vật một chiều. Nhân vật của ông tập trung nhiều mâu thuẫn, giằng xé nội tâm". Nhà văn Nguyễn Kiên phát biểu: "Mọi nhân vật đều có thể chất riêng, đồng thời đÒu tham dự vào sự va đập của lịch sử. Mỗi nhân vật đều có vấn đề của mình, có sự sống riêng của mình, không bị giật dây ". Nhà văn Phạm Xuân Nguyên trong bài Đọc Hồ Quý Ly cũng thừa nhận: "cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thế lưỡng tính, phân thân không chỉ với một nhân vật Hồ Quý Ly mà còn với các nhân vật khác như Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng Từ đó, ông có lời đánh giá chung: nhân vật lịch sử của ông là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một bên là thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử thách vận mạng của đất nước, chúng dân" [37-19]. Còn Nguyên Ân trong bài: Hồ Quý Ly - Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, cũng đã phát hiện ra những cách tân của Nguyễn Xuân Khánh trong cách xây dựng nhân vật lịch sử: "Nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly được mô tả từ nhiều điểm nhìn khác nhau "[1-9]. 6 Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế của Nguyễn Xuân Khánh trong việc xây dựng nhân vật. Tiến sỹ Đinh Công Vỹ, bên cạnh những lời khen, cũng đã nhận ra nét hạn chế trong cách sử dụng ngôn ngữ ở các nhân vật lịch sử: "Đối thoại của các nhân vật lịch sử còn quá hiện đại: cha con Hồ Quý Ly nói chuyện với nhau mà xưng hô như gia đình quan chức thời nay" [57-1128]. Nhà văn Trịnh Đình Khôi thì thấy hạn chế của Nguyễn Xuân Khánh trong cách xây dựng nhân vật ở chỗ: "các sự kiện, nhân vật chưa được đẩy ở mức cao" [60-6]. Và còn rất nhiều ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình khác nữa. Nhìn chung các tác giả đều đã chỉ ra được nét đặc sắc của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo nên thế giới nhân vật vô cùng chân thực, sống động, hấp dẫn. Tuy nhiên, các bài báo, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát hoặc bước đầu đánh giá thành công hay hạn chế ở một khía cạnh nào đó của cuốn tiểu thuyết mà thôi. Những ý kiến đó là xác đáng nhưng chưa hệ thống và chưa minh chứng rạch ròi. Đã có một số luận văn Thạc sỹ khoa học Ngữ văn đi chuyên sâu về một số khía cạnh của cuốn tiểu thuyết như: luận văn Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly - 2004 của Lê Thị Chung đã nghiên cứu và chỉ ra những thành công của cuốn tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại tiểu thuyết lịch sử; khẳng định vị trí của Hồ Quý Ly trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Lê Thị Chung còng rất quan tâm đến vấn đề nhân vật của cuốn tiểu thuyết. Luận văn đã có cách đánh giá một cách khá hệ thống về đặc điểm thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian, cho ta hình dung về sự đa dạng, phong phú của hệ thống nhân vật trong tác phẩm. 7 Đỗ Hải Ninh trong luận văn Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nước ta nửa sau thể kỷ XX (2003), đã đề cập và chỉ ra một số nét đặc sắc của thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: nhân vật đầy sức sống, nhân vật tư tưởng Trong luận văn: Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay (2005) của Phạm Thị Thu Thuỷ đã khẳng định: Nguyễn Xuân Khánh có thành tựu trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt xây dựng nhân vật chính Hồ Quý Ly. Tiếp nối những người đi trước, Luận văn của chúng tôi sẽ tiếp tục phát hiện những nét độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật ở tác phẩm của ông. Về cuốn Mẫu Thượng Ngàn : Mẫu Thượng Ngàn còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao mấy năm trước. Khi nói về nhân vật trong Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn Nguyên Ngọc đã khen ngợi: "Trong cuốn tiểu thuyết này, đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác vô số như vậy, từ bà Tổ Cô bí Èn, bà Ba Váy đa tình cho đến cô đồng Mùi, cô mỡ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhô tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa , tất cả đều tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực " [35-1]. Nhà văn Đỗ Ngọc Yên nhận xét: "có thể nói rằng, chỉ có tài năng và tâm huyết, kinh nghiệm và trí tuệ, tình cảm và bút lực của lớp nhà văn cao niên như Nguyễn Xuân Khánh mới có thể sáng tạo nên một mẫu hình nhân vật trung tâm đa thanh và nhiều cung sắc đến như vậy". "Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết có một tầm khái quát lớn lao hơn, vừa thánh thiện lại vừa gần gũi thân quen, mộc mạc, dân dã; vừa đầy ắp nhân tâm, nhưng cũng 8 không kém phần táo tợn; long lanh dễ vỡ nhưng cũng lì lợm như sỏi đá và ngời sáng hơn gấp bội lần những nhân vật trung tâm mà chúng ta vẫn gặp ở thể loại tiểu thuyết truyền thống" [59-12]. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nhận xét: "lối viết của Nguyễn Xuân Khánh đúng là cổ điển nhưng vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Tôi thích nhất là những trường đoạn viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của nhân vật nữ. Rất sum suê, phì nhiêu kiểu Nguyễn Xuân Khánh" [3-2]. Nhà văn Nguyễn Sỹ Đại trong Đọc sách Mẫu Thượng Ngàn viết: "Sự kiện, nhân vật được soi chiếu trong hệ thống: nhỏ hơn, rõ hơn và làm nổi bật được ý tưởng của nhà văn" ."Biết bao nhiêu nhân vật, bao nhiêu sự kiện nhưng người đọc không bị cuốn hút và đánh mất mình trong đó" [12-13]. Nhà văn Châu Diên nhận xét: "Nhà văn đã tìm được một bố cục để vô số nhân vật nhỏ của nhân vật cộng đồng người Việt có dịp đối chất nhau về những quan niệm khác nhau" [36-43]. Nói về kết cấu tiểu thuyết, nhà văn Đỗ Ngọc Yên nhận xét: "Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã tạo lập được một kiểu kết cấu mới, chặt chẽ và hoàn chỉnh xoay quanh việc miêu tả đối thoại và quá trình tiếp biến giữa các nền văn hoá để tìm ra đâu là bản sắc văn hoá Việt" [59-12]. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng còn chưa tránh khỏi một sè "tì vết". Hội đồng xét giải của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội đã chỉ ra hạn chế của tác phẩm "ở mét số chương đoạn, sự dông dài tỉ mỉ làm chùng lại dòng chảy của câu chuyện". Nhưng hạn chế là rất Ýt, rất nhỏ so với những thành công của cuốn tiểu thuyết. Và “Mẫu Thượng Ngàn vẫn là cuốn tiểu thuyết nổi bật trong những ứng cử viên của giải thưởng năm nay" (Nhận xét của Hội đồng xét giải Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội năm 2006). Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Trang trong Khoá luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn -5/2007, đã phát hiện ra và bước đầu khái quát thành một số đặc điểm của thế 9 giới nhân vật trong tác phẩm: thế giới nhân vật phong phó, sinh động, có nhiều tính cách Hoàng Thị Thu Trang cũng đã chỉ ra: trong Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh sử dụng khá đa dạng các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Tuy nhiên, với khuôn khổ của một Khoá luận tốt nghiệp, tác giả luận văn cũng chưa triển khai vấn đề một cách hệ thống, sâu sắc. Nh vậy, những ý kiến nhận xét, đánh giá về cuốn Mẫu Thượng Ngàn mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, sơ lược. Và vì mới ra đời, nên cũng chưa có những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về nó. Trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm để rót ra những kết luận, những ý kiến xác đáng, mới mẻ về cuốn tiểu thuyết. Đặc biệt là những phát hiện về thế giới nhân vật tác phẩm mà đề tài đi sâu. 3. Nhiệm vô, đối tượng nghiên cứu Ở luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu, hệ thống, phân tích, đánh giá các nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết: cố gắng chỉ ra những đặc điểm chung của thế giới nhân vật ở đây đã được chỉ đạo bởi quan niệm nghệ thuật nào, bởi sức sáng tạo, tài năng nghệ thuật nào ở bút lực nhà văn đã vào tuổi "tri thiên mệnh". (nhà văn năm nay đã 74 tuổi). Từ đó, luận văn sẽ dựng lên và khái quát thành những đặc điểm của thế giới nhân vật trong hai tác phẩm. Qua đó, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn trong hai tác phẩm và khái quát hơn, luận văn sẽ góp phần chỉ ra quan niệm nghệ thuật nói chung của Nguyễn Xuân Khánh về cái đẹp, về cuộc sống, về nghệ thuật và mối quan hệ giữa nó với đời sống xã hội Đồng thời, luận văn cố gắng đào sâu những kiến thức lý luận về đặc điểm nhân vật, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của thể loại tiểu thuyết. 4. Đóng góp của đề tài 10 [...]... quát lý thuyết về nhân vật văn học, nhân vật trong thể loại tiểu thuyết và việc xây dựng thế giới nhân vật 11 Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn Chương 3: Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC, NHÂN VẬT TRONG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT VÀ VIỆC XÂY... nên một thế giới nghệ thuật có tính thống nhất, trong đó có thế giới nhân vật của hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn 2.2.1 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, phong phó, sinh động, được xây dựng rất công phu Mỗi cuốn tiểu thuyết đều có tới cả trăm nhân vật: Cụ thể, theo thống kê, Mẫu Thượng Ngàn có... những nhân vật thuộc hạng côn đồ, lưu manh như mật thám Tây Cậu, Nguyễn Kim Tú… cũng được khắc hoạ rõ nét khơi gợi cảm xúc nơi độc giả và bộc lộ tư tưởng tác phẩm 30 CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 2.1 Vài nét về thế giới nhân vật trong một số sáng tác trước Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn (Cô thể là qua hai cuốn tiểu thuyết Trư Cuồng và Miền... 2.2.4 Trong số hàng trăm nhân vật của mỗi cuốn tiểu thuyết, có những nhân vật được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng thành những tính cách nổi bật, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu những nhân vật này để làm rõ những đặc điểm của thế giới nhân vật trong hai tác phẩm của nhà văn 2.3 Sức hấp dẫn của thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được... trong chính con người nhân vật Nhân vật chưa có quá trình diến biến tâm lý phong phú, phức tạp Vì thế nhân vật Ýt sinh động, thậm chí tẻ nhạt, đơn điệu Mặt khác, các nhân vật trong cả hai tác phẩm đều là những nguyên mẫu có thật ngoài đời, Ýt được nhà văn hư cấu, tưởng tượng Do đó nhân vật không gây được sức hấp dẫn 2.2 Những đặc điểm chung của thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn Hồ. .. trong nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật tạo nên những nhân vật Ên tượng, đa nghĩa 1.3 Việc xây dựng thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học 1.3.1 Khái niệm thế giới nhân vật Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo... nhân vật luôn luôn được đổi mới và thể hiện ngày càng phong phú hơn 1.2 Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 1.2.1 Khái niệm Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự Đó là những nhân vật được khắc hoạ đầy đặn, rõ nét, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn... tôi sẽ tiến hành so sánh thế giới nhân vật của hai cuốn tiểu thuyết với thế giới nhân vật trong một số sáng tác của nhà văn trước đó và với một số tác giả tiêu biểu khác để làm nổi bật sức hấp dẫn của thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn Những phương pháp này chúng tôi sử dụng có khi tách biệt, nhưng hầu nh là đan xen, kết hợp trong quá trình nghiên cứu hoàn thành... 1.2.2 Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết Thứ nhất, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện Trung cổ… (là những con người hành động), nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều đau khổ dằn vặt của đời Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo Nhân vật phải đi qua... cơ bản của mình Ví dụ nh những nhân vật Pie, Anđây, Natasa trong Chiến tranh và Hoà bình; nhân vật Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Khổng Minh, trong Tam Quốc diễn nghĩa Nhân vật chính là những nhân vật được khắc hoạ đầy đặn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết và là nhân vật tập trung thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm Nhân vật trung tâm: là nhân vật nổi bật trong các nhân vật chính Nó xuyên suốt tác phẩm . khái quát lý thuyết về nhân vật văn học, nhân vật trong thể loại tiểu thuyết và việc xây dựng thế giới nhân vật. 11 Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn . Chương. xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC, NHÂN VẬT TRONG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT VÀ VIỆC. nghệ thuật tiểu thuyết và nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đã công bố trên sách báo, luận văn tốt nghiệp. VÒ cuốn Hồ Quý Ly: Trong cuéc Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày 21/9/2000

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sử Văn Hoa

  • Phạm Sinh

    • Thanh Mai

    • Julien

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan