1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal

66 3,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 679,15 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ HẬU THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ HẬU THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thuý, cô giáo tận tâm hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là tổ văn học nước ngoài - Trường Đại học Tây Bắc đã cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi mọi mặt trong thời gian làm khoá luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Hậu MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 6 6. Cấu trúc của khóa luận 6 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Đôi nét về Stendhal và cuốn tiểu thuyết Đỏ và Đen 7 1.1.1. Đôi nét về Stendhal 7 1.1.2. Tiểu thuyết Đỏ và Đen 9 1.1.2.1. Sự ra đời 9 1.1.2.2. Nhan đề tiểu thuyết Đỏ và Đen 10 1.1.2.3. Nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen 10 1.2. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 11 1.2.1. Khái niệm nhân vật 11 1.2.2. Khái niệm thế giới nhân vật 13 Chƣơng 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN 15 2.1. Nhân vật mang sức mạnh Pháp quyền 15 2.2. Nhân vật mang sức mạnh Thần quyền 19 2.3. Nhân vật tình cảm 22 2.4. Nhân vật lựa chọn 26 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN 31 3.1. Nghệ thuật miêu tả 31 3.1.1. Miêu tả ngoại hình 31 Ngoại hình các nhân vật được miêu tả phong phú, đa dạng phù hợp với địa vị, tính cách: 31 3.1.2. Miêu tả tâm lý 36 3.1.3. Miêu tả qua hành động 44 3.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 49 3.2.1. Xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 49 PHẦN KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại” [15, 238]. Tác phẩm văn học đích thực ở bất cứ thời điểm nào cũng là di sản văn hoá của nhân loại, của thời đại và của dân tộc. Vì vậy đối với người học tập và nghiên cứu văn học, việc tìm tòi và khám phá những giá trị văn học của nhân loại không chỉ giới hạn ở việc tiếp thu nền văn học trong nước mà cần hướng tới những tinh hoa văn học thế giới đặc biệt đỉnh cao của nền văn học phương Tây. Thế kỉ XIX, giai cấp Tư sản ở nhiều nước phương Tây lần lượt giành thắng lợi và củng cố chính quyền sau các cuộc cách mạng tư sản. Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học. Giai cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp tư sản. Văn học phương Tây thế kỉ XIX bao gồm nhiều khuynh hướng nhiều trào lưu với nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới. Hai trào lưu văn học chủ yếu chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán, hình thành hầu hết ở các nước phương Tây. Văn học các nước đều có đặc điểm chung và những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ dân tộc của mỗi nước quy định. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn với thái độ quay lưng lại với thực tiễn tư sản không đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng trở nên quyết liệt vào khoảng cuối những năm 20, đầu những năm 30. Do đó chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời với nhiệm vụ bám chắc lấy thực tại xã hội đương thời nghiên cứu nó để phản ánh những mâu thuẫn nội tại của nó. Giờ đây các nhà văn chân chính hoàn toàn thất vọng với chế độ tư bản, quay về nhìn thẳng vào hiện thực, để vạch trần những tội ác của nó. Đây là nguyên nhân sâu xa nhưng căn bản, giải thích quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực trong văn học Pháp thời kì ấy. Những vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp trở nên sâu sắc và gay gắt nhất, do đó trở nên đơn giản hoá nhất, bộc lộ một cách rõ ràng, công khai, không hề che đậy. 2 Tất nhiên để có thể luôn luôn nhìn thẳng được vào sự thật, tránh bệnh ảo tưởng hoặc phiến diện, cho thấy được những phương diện bản chất của nó, nhà văn hiện thực thế kỉ XIX còn nhờ “một trình độ tri thức nhất định về thế giới” kết tinh từ những thành tựu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Chủ nghĩa hiện thực có tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện cho nên nó phải khơi nguồn ở nhiều phương diện khác nhau - tất nhiên cuối cùng phải được kết tinh lại thành một nguyên tắc nhất quán. Trong dòng văn học chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỉ XIX có rất nhiều nhà văn xuất sắc như Banzăc, Mêrimê, Flôbe, Môpatxăng. Họ đã thành công với hai thể loại chủ yếu truyện ngắn và tiểu thuyết. Và đặc biệt ta không thể quên được Stendhal được coi là “bậc thầy tâm lý hiện thực phê phán đầu tiên” của chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp thế kỉ XIX Stendhal là người mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực Pháp. Mới đầu, ông ít được mọi người biết đến tên tuổi cũng như tài năng của mình. Nhưng bằng con mắt sắc sảo nhìn đời và cây bút tinh tế với tài năng của mình, ông đã viết lên hàng loạt những tác phẩm có giá trị giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ về hiện thực cuộc sống, về quá khứ và tương lai. Nhất là những thanh niên trẻ khát vọng làm giàu và khẳng định địa vị trong xã hội. Muốn làm được điều đó họ bất chấp mọi thủ đoạn trên con đường tiến thân làm giàu. Họ dấn thân vào cuộc chiến đấu như những con thiêu thân để rồi ôm mộng lớn thành vỡ mộng. Có thể nói, những tác phẩm của ông chủ yếu viết về những thanh niên bình dân đang phải chịu đựng những bất công trong xã hội và sự mâu thuẫn giữa các giai cấp mà ông phản ánh trong mỗi tác phẩm với hàng loạt thế giới nhân vật của mình. Stendhal đã bao quát toàn bộ hoạt động của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tác phẩm phản ánh mọi mặt của đời sống con người, đặc biệt ông đã vạch trần vai trò của đồng tiền trở thành động lực xã hội trong tay các thế lực thần quyền đại diên cho nhà thờ tôn giáo nắm vững tinh thần và pháp quyền đại diện cho quý tộc, tư sản nắm vững thể xác được thể hiện ngay trong tác phẩm Đỏ và Đen của ông đã cho ta thấy được bối cảnh biên niên sử năm 1830 lúc bấy giờ. Bằng mối quan hệ mật thiết giữa các thế lực. Đứng giữa hai thế lực ghê sợ đó người thanh niên bình dân Juyliêng Xôren mất phương hướng trên con đường tiến thân và dẫn đến cái chết bi thương của mình. 3 Stendhal đã vẽ nên bức tranh con người, một bức hoạ hoành tráng, một lịch sử phong tục như thế trong tiểu thuyết Đỏ và Đen. Có thể nói, các phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết cũng rất phong phú, hấp dẫn. Ở khoá luận này, người viết chỉ tập trung đi sâu vào một phương diện làm nên thành công nghệ thuật của tác phẩm. Đó là vấn đề thế giới nhân vật. Hy vọng khóa luận này sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các bạn sinh viên yêu thích tiểu thuyết Đỏ và Đen đặc biệt là yêu thích tác giả Stendhal của bộ môn văn học nước ngoài. 2. Lịch sử vấn đề Stendhal lúc còn sống, ít được sự quan tâm của những người cùng thời. Giới nghiên cứu và phê bình văn học tư sản lặng thinh hoặc hạ thấp giá trị của ông. Vì, ông đã đi ngược lại những tiêu chuẩn văn học, mỹ học được số đông công nhận thời bấy giờ. Người ta đặc biệt chê bút pháp của ông khô khan, những nhà phê bình tinh tế như Xvaiko, Lăngxông cũng phê phán nhà văn “chẳng chú trọng gì đến bút pháp viết như viết thư thường cho bạn bè hoặc chẳng có nghệ thuật gì, chỉ là phân tích ý niệm” [6, 109], nhất là vì tác phẩm của ông là những bản tố cáo mãnh liệt bộ mặt đồi bại xấu xa, giả dối, của xã hội tư sản quý tộc đương thời. Chính vì Stendhal có thái độ độc lập và dũng cảm đối mặt với xã hội đương thời, vì ông căm phẫn tố cáo những giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ mà giới phê bình thời đó âm mưu im lặng đối với sự nghiệp sáng tác của ông. Ông là người mở đầu cho trào lưu hiện thực phê phán trong văn học Pháp, song ngoại trừ Banzăc, ông không được các nhà văn cùng thời đánh giá cao. Mặc dù vậy, trải qua bao biến thiên thời cuộc, đến nay, vị trí của người có “Giọng điệu cá biệt nhất trong văn học từ trước tới nay” (nhận xét của Valery) ngày càng thêm vững chắc. Tài năng của ông chỉ có rất ít người đương thời biết đến và tiếp đón với một thái độ thông cảm. Đó là những người xuất sắc nhất của thời đại như Goethe, Puskin, Banzăc. Trong đó, người đầu tiên nói đến ông và bắt người ta chú ý đến chính là Banzăc. Năm 1840, nghĩa là hai năm trước khi Stendhal mất, Banzăc viết bài “nghiên cứu về Hăng ri bâylơ”. Gọi Stendhal là nhà văn xuất sắc, Banzăc quả quyết rằng chỉ có những trí tuệ lớn nhất của xã hội mới hiểu được ông. Lời tiên đoán quả nhiên đã thành hiện thực. Không chỉ có Banzăc, văn hào Nga Lev Tolstoy cũng đánh giá cao văn tài của Stendhal. Có lần, Lev Tolstoy nói 4 với một bạn văn: “Hãy đọc kỹ đoạn Stendhal ra trận Waterloo trong Tu viện thành Parme. Trước Stendhal làm gì có ai tả chiến tranh như thế? Tôi muốn nói là tả chiến tranh theo đúng sự thực. Bạn hãy nhớ lại cái cảnh anh chàng Fabrice cưỡi ngựa chạy trên chiến trường mà hoàn toàn “không hiểu gì cả” [7, 135]. Lev Tolstoy cũng thừa nhận rằng Stendhal đã dạy cho ông biết chiến tranh là gì, dù ông từng là sĩ quan pháo binh trong trận chiến ở Sebastopol: “Nếu tôi không đọc đoạn văn miêu tả về trận đánh Waterloo trong “Tu viện thành Parme” của Stendhal thì chắc tôi không thể nào viết thành công theo kiểu ấy những cảnh chiến trận trong “Chiến tranh và hoà bình” [7, 158]. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Stendhal đã dự đoán, mới có nhiều người đọc sách của ông. Văn phong của ông càng được hâm mộ vì sự “trong sáng như pha lê”. Đông đảo các nhà nghiên cứu thế kỉ XX nhận định “Bút pháp Stendhal không bao giờ già”, do ngắn gọn, tự nhiên, không gọt giũa nên gần với phong cách hiện đại. Có nhóm các nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã phân tích văn phong của Stendhal bằng cách khảo sát một số đoạn trong Đỏ và Đen để tìm ra các loại câu loại từ được sử dụng và so sánh với văn phong của Banzăc. Và không ít người tôn ông làm bậc thầy lớn của “tiểu thuyết tâm lý”, thừa nhận ông là một trong những người đại diện tiêu biểu của trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học thế giới. Ten từ cuối thế kỉ XIX đã gợi Stendhal là: “Nhà tâm lí vĩ đại nhất của thế kỉ”. Nói về Stendhal, nhà văn đại hào hiện thực xã hội chủ nghĩa M. Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal những bức thư, có lẽ đúng hơn là phải gọi những tác phẩm đó những bức thư cho tương lai”. Phát biểu về sức mạnh nghệ thuật của các tác phẩm văn hào Pháp này M. Gorki đã nói: “… tôi đọc kí sự nước Ý của Stendhal và tôi không hiểu làm thế nào lại có thể viết được như thế. Người ta tả những người tàn ác, những kẻ giết người để trả thù, thế mà tôi đọc truyện của ông như đọc “thân thế các Thánh” hay như kể “giấc mơ của đức mẹ đồng trinh” – câu chuyện Đức mẹ (đi xoa dịu những nỗi thống khổ của những người dưới địa ngục). Tài năng phân tích tâm lý nhân vật của Stendhal còn được J. Angus Burrell nhận xét: “Khi ông tự đặt mình vào một nhân vật nào trong truyện thì ông phân tích, giải phẫu nhân vật đó với một trực giác và sự chân thực kì lạ” [2, 36]. 5 Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Stendhal. Rất đáng chú ý là lời nhận xét của tác giả cuốn sách Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII – XIX: “Nhân vật chính của ông là những người trẻ tuổi có khả năng cảm thấy những hạnh phúc khác với hạnh phúc của tiền tài và hư vinh. Nhân vật của Stendhal không thể điều hòa với xã hội, hoặc đoạn tuyệt với nó, hoặc đối địch với nó” [34, 483]. Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh trong cuốn Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX đã đánh giá: “Nghệ thuật phân tích tâm lý mà Stendhal chú trọng từ khi còn rất trẻ, biểu hiện rực rỡ trong Đỏ và Đen. Lần đầu tiên trong văn học xuất hiện nhân vật tự nhìn mình một cách tinh vi, tự phê phán mình một cách sâu sắc… Hoạt động của thế giới bên trong con người được khám phá và miêu tả chân xác, sinh động, những tâm hồn cùng phong phú, phức tạp, hoặc cùng chất phác đơn sơ, nhưng đa dạng về sắc thái cá nhân” [33, 271]. Ngoài ra, vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật của Stendhal còn được đề cập đến ở một số tài liệu như Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (Đỗ Đức Dục, 1981); Các tác giả lớn của văn học Pháp thế kỉ XIX (TS Thái Thu Lan , 2002), … Chúng tôi nhận thấy vấn đề mà đề tài nghiên cứu chưa được đề cập đến một cách hệ thống và toàn diện. Mặc dầu vậy, đó là những cơ sở tư liệu quý báu để tác giả khóa luận triển khai phương hướng tiếp cận vấn đề đã được xác định. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp: 3.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, liệt kê dẫn chứng 3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu 3.3. Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài 3.4. Phương pháp tổng hợp 4. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đối tượng Tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal có rất nhiều khía cạnh cần được nghiên cứu. Nhưng do khả năng và mức độ của một khóa luận nên tôi chỉ tập [...]... tảng để chúng ta đi vào tìm hiểu thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết một cách thuận lợi và dễ dàng và sâu sắc hơn 14 Chƣơng 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN Khảo sát tác phẩm có thể thấy thế giới nhân vật được hình thành bởi sự kết nối của một số kiểu loại nhân vật như sau: 2.1 Nhân vật mang sức mạnh Pháp quyền Trong Đỏ và Đen, loại nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc và tư sản chiếm một... tạo thành các loại nhân vật Căn cứ vào nội dung tư tưởng có thể chia nhân vật thành hai loại: Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) và nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) Xét từ góc độ kết cấu và cốt truyện lại có thể chia nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Xét từ góc độ thể loại có thể chia nhân vật thành nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch 12 Xét từ... hiện nhân vật xuất hiện nhân vật khác nhau của nhà văn trong tác phẩm Trong tác phẩm văn học số lượng nhân vật không giới hạn Nó có thể có một vài, hàng chục nhân vật trong truyện ngắn, truyện vừa đến hàng trăm nhân vật trong các tiểu thuyết Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng, những nhân vật thành công thường là những nhân vật sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên trong các nhân vật, ... Pháp 5 Đóng góp của khóa luận Khóa luận chỉ ra một cách cụ thể đặc trưng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen cùng một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật, giúp bạn đọc hiểu thêm về tài năng sáng tạo của Stendhal 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1 Những vấn đề chung Chương 2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen Chương 3 Nghệ... tượng trưng Trong thế giới nhân vật người ta có thể chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khoá để bước qua cánh cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó Trong lịch sử văn học, có thể nói mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với... tộc, nhà thờ và giai cấp tư sản thắng thế dưới thời Trùng - hưng 1.1.2.3 Nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen Với con mắt sắc sảo của một nhà văn hiện thực, Stendhal đã nhìn nhận ra được cái tình thế tất yếu lịch sử của xã hội Pháp thời Trùng - hưng, mà ông mô tả hết sức thành công trong kiệt tác Đỏ và Đen Tiểu thuyết Đỏ và Đen phản ánh hiện thực đen tối của xã hội Pháp thế kỉ XIX... nhất định của chúng về tác giả Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật trong xã hội, trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường, hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình… Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn 13 hình tượng nhân vật Con người trong văn... lên một cốt truyện với những nhân vật và tình tiết mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn, cùng với những phát hiện sắc sảo, táo bạo tiểu thuyết Đỏ và Đen được sáng tác 1831 Tác phẩm này ghi nhận tài năng của ông trên văn đàn Pháp 9 1.1.2.2 Nhan đề tiểu thuyết Đỏ và Đen Cuốn tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal hiện vẫn là một trong những cuốn sách bán chạy nhiều nước trên thế giới (hiện ở Trung Quốc đã xuất... các nhân vật vào hoàn cảnh sống điển hình để làm nổi bật tính cách của họ Tóm lại Đỏ và Đen là một thiên tiểu thuyết của bậc thầy tâm lý mở đầu cho phong trào hiện thực thế kỉ XIX Từ khi Đỏ và Đen ra đời đã được bạn đọc hâm mộ rộng rãi và đặc biệt những bạn đọc nước Pháp luôn mong muốn quay về xã hội thế kỉ XIX bằng sự hứng thú nghiên cứu lịch sử của đất nước mình 1.2 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân. .. nghiên cứu vấn đề Thế giới nhân vật 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tiểu thuyết Đỏ và Đen do Stendhal của Đoàn Phú Tứ dịch, bản in lần thứ 6, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1998 4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu đặc trưng của thế giới nhân vật, phương tiện và thủ pháp nghệ thuật mà Stendhal sử dụng để xây dựng các nhân vật Qua đó thấy được những đóng góp của nhà văn này trong văn học phương . giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết một cách thuận lợi và dễ dàng và sâu sắc hơn. 15 Chƣơng 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN Khảo sát tác phẩm có thể thấy thế giới nhân. 1.2.1. Khái niệm nhân vật 11 1.2.2. Khái niệm thế giới nhân vật 13 Chƣơng 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN 15 2.1. Nhân vật mang sức mạnh Pháp quyền 15 2.2. Nhân vật mang sức. và Đen 9 1.1.2.1. Sự ra đời 9 1.1.2.2. Nhan đề tiểu thuyết Đỏ và Đen 10 1.1.2.3. Nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen 10 1.2. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w