Nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 54 - 66)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.Nghệ thuật xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

3.2.1. Xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

Các nhà văn hiện thực phê phán quan niệm được “con người xã hội”. Có nghĩa là khi có được tư duy lịch sử - cụ thể, họ sẽ đặt con người trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai sự phát triển tính cách của nó theo sự diễn biến của hoàn cảnh đó.

Tính cách điển hình là sự thống nhất hài hoà cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao. Nó không chỉ có sự thống nhất giữa tính riêng và tính chung, vì đó là vốn tính chất thông thường của bất kì sự vật hiện tượng nào. Chỉ khi cái riêng thật sắc nét, cái chung phải thật khái quát cao nhưng không phải kéo dài ở hai cực đối lập nhau, mà phải thống nhất với nhau, hài hoà cao độ thì lúc đó mới có điển hình. Nó là kết quả của sự xuyên thấm thật nhuần nhuyễn của cả hai mặt cá thể hoá và khái quát hoá đều ở mức độ cao.

Con người là do hoàn cảnh tạo nên. Nó sống giữa sự vật và những con người tác động đến nó và nó tác động trở lại.

Stendhal đã vẽ lên một nhân vật Juyliêng vừa là một con người cụ thể mà cũng vừa tiêu biểu cho một loại người nhất định. Nhân vật Juyliêng là một nhân vật điển hình. Anh xuất thân từ tầng lớp dưới đáy của xã hội. Là một người ủng hộ nồng nhiệt của Napôlêông đã bị lật đổ, anh ta mong ước trong những điều kiện lịch sử mới dành được cho mình một vị trí xã hội nổi bật với những khả năng bẩm sinh của anh ta. Khát vọng của anh ta chính là một tất yếu trong chuỗi hiện tượng lịch sử.

Khi dòng họ Buôc - bôn quay về, sự nghiệp quân sự trở thành đặc quyền của giới quý tộc. Nhưng nguồn nghị lực đã được thức tỉnh vẫn sôi sục trong hoàn cảnh quan hệ xã hội tư sản tiếp tục phát triển. Những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp dưới từ khắp nơi đến Paris tìm cách tiến thân. Họ là những thanh niên “được học hành tử tế nhưng không có miếng ăn”. Dù cho giới quý tộc biếng nhác, thế lực nhà thờ ngu dân và bọn tư sản tham tàn cản trở, phá hoại nhưng

vẫn không dập tắt, bóp nghẹt nổi trong họ lòng tự trọng và ý thức về tính hợp lý, công bằng về một xã hội dân chủ, bình đẳng theo tinh thần của Đại cách mạng Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái”. Nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong số họ leo lên bậc thang danh vọng, còn phần lớn thì đường đời của họ là quá trình tan vỡ ảo mộng. Sự bất bình căng thẳng, tình thế không chịu đựng nổi của lớp thanh niên này và niềm hoảng sợ của giai cấp thống trị đứng trước họ là những nét điển hình của hoàn cảnh lịch sử cuối những năm hai mươi.

Rõ ràng Juyliêng Xôren chính là đại diện cho tầng lớp thanh niên kế thừa được cái lý tưởng của cách mạng 1789: tự do, bình đẳng, bác ái, nhất là quan điểm của thế kỉ Ánh sáng từ Giăng Giắc Rutxô.

Song, nhân vật sống không phải chỉ bằng những nét chung mà còn phải bằng những nét riêng của chúng. Trong thực tế đời sống không có những con người chung chung mà chỉ có con người riêng với cá tính riêng biệt của chúng. Cho nên, vấn đề điển hình gắn chặt với những vấn đề cá tính. Mỗi nhân vật mỗi cá tính, nói như Engels “là một điển hình, mà đồng thời là một cá nhân riêng biệt, con người này”.

Stendhal đã xây dựng nhân vật này là người đầy tài năng và nghị lực, ý thức rất rõ về mình. Trí tưởng tượng mãnh liệt nâng Juyliêng lên cao hơn môi trường xung quanh, hơn những gã quý tộc, tư sản chỉ có khă năng mơ ước một chuyện thăng thưởng, một món lời, một món mua sắm mới. Là một tính cách phi thường, Juyliêng đối lập với bọn Đơ Rênan, Valơnô khôn ngoan, thấp kém. Anh đã muốn bật ngồi và sững sờ cả người khi Đơ Rênan, trước sự giận giữ của gia sư bị y xúc phạm, xin tăng lương cho anh “kể từ ngày kia, mồng một đầu tháng” [37, 149], tất cả niềm phẫn nộ của Juyliêng biến mất, và kinh ngạc. Mình khinh con vật này như vậy mà chưa đủ, có lẽ đây là cách tạ lỗi lớn nhất mà một tâm hồn đê tiện kia có thể làm được” [37, 149].

Nhưng Stendhal khác với Banzăc. Ông không quan tâm đầy đủ đến hoàn cảnh tự nhiên xung quanh con người, cụ thể là những vật chung quanh con người (thành thị, đường phố, nhà cửa, đồ đạc…) . Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa là sự tác động sâu sắc của hoàn cảnh sống tới tính cách của con người không lôi cuốn sự chú ý của Stendhal. Ông đặt nhân vật vào hoàn cảnh xã hội. Thế giới Stendhal mô tả không nổi bật bởi chiều rộng và quy mô sử thi vốn tiêu biểu cho các bức tranh về cuộc sống xã hội và riêng tư của Banzăc. Nhưng thế

giới đó và đây là điều rất quan trọng có tính nhiều chiều kì lạ, có tính tương phản xã hội tâm lý trong thế giới đó, cảm xúc về lịch sử thể hiện rõ rệt.

So sánh trong tiểu thuyết Đỏ và Đen, nhân vật Juyliêng khác hẳn nhân vật Charles trong Eugenie Grandet của Banzăc sau này. Nếu như ở thế hệ đó, thanh niên của đẳng cấp thứ ba không còn giữ được lòng tự trọng của mình nữa. Từ Charles cho đến Rastignac, lớp thanh niên đó đều lần lượt “bị cán đi dưới sức tha hóa của đồng tiền tư bản”. Chàng thanh niên nghèo Juyliêng chạy theo tình yêu và danh vọng: “Vàng là thế lực duy nhất bắt cái xã hội này phải quỳ gối”. Nói chung đồng tiền là tấn bi kịch của thời đại, những xung đột bi thảm giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội, giữa thực tại và lý tưởng…, thì ở thế hệ Juyliêng, đồng tiền đang bị đặt dưới nhân cách. “Nếu ta muốn họ quý trọng và cả chính mình cũng tự quý trọng nữa, thì ta phải cho họ biết rằng chính là cái nghèo của ta giao thiệp với cái giàu của họ, chứ tấm lòng của ta cách xa sự láo xược của họ hàng nghìn dặm, và được đặt trên một tầng quá cao, những biểu thị nhỏ nhặt của sự khinh miệt hay sự ưu đãi của họ không nào bén tới được” [37, 162].

Các nhân vật trẻ tuổi không thuộc giới thượng lưu của Banzăc cũng tràn đầy ước vọng muốn vươn lên các tầng lớp trên của xã hội, bước vào giới của những kẻ được lựa chọn. Nhưng Juyliêng là một nhân vật có tính cách độc đáo, về cơ bản khác xa với các nhân vật của Banzăc. Không phải ngẫu nhiên mà có người nhận xét rằng: “Banzăc dù có viết gần một trăm truyện, song không có một Juyliêng trong Tấn trò đời”.

Trong khi các nhân vật của Banzăc coi việc bước vào giới những kẻ được lựa chọn không tách rời việc làm giàu, kiếm tiền, không tách rời sự hưởng thụ vô độ cuộc sống, thì Juyliêng, khi đã được vị trí ngang với những kẻ có quyền thế ở đời, vẫn hi vọng rằng anh có thể hiến thân cho một sự nghiệp xã hội lớn lao, tuy rằng anh chưa thật hiểu rõ chính cái tính chất của sự nghiệp đó.

Những khác biệt quan trọng giữa họ không chỉ thể hiện ở đó. Nếu như các nhân vật trẻ tuổi không tước vị của Banzăc như đã nhận xét đã nắm chắc bộ luật đạo lý tư sản, trở thành những kẻ bảo vệ bộ luật đó, thì Juyliêng, tuy vẫn ngả anh về môi trường đặc quyền, đặc lợi vẫn giữ được sự độc lập nội tâm của mình, cách suy nghĩ của mình. Anh đánh giá trên tinh thần phê phán mạnh mẽ các tầng

lớp khác nhau của những kẻ có quyền hành, anh cảm thấy vô cùng khó chịu đối với chúng, song anh không cho phép mình được nói thẳng điều đó ra.

Tuy nhiên Juyliêng cũng không phải là Mixirili (Vanina Vanini của Stendhal). Mơ ước của chàng Cacsbônarô cũng nâng anh lên cao hơn xung quanh, đối lập với những kẻ áp bức nước Ý và bọn giàu có khôn ngoan. Nhưng sự gàn dở của Mixirili xuất phát từ lí tưởng anh hùng của nhà cách mạng chiến đấu cho tự do của tổ quốc. Mơ ước của Juyliêng phục tùng tham vọng cá nhân mãnh liệt, những phẩm chất của con người chiến sĩ chân chính vì tự do vẫn không có ở Juyliêng, chúng chưa hình thành ở trong anh. Ước mơ của anh về một sự nghiệp lớn lao, có ích cho toàn xã hội đã không được thực hiện. Và điều đó chứng tỏ trước hết rằng những băn khoăn của nhân vật về sự thành đạt cá nhân đã lấn át những khát vọng hoạt động xã hội của anh tuy đôi khi Juyliêng cũng thấy rằng niềm vinh quang của mình không tách rời tự do cho tất cả mọi người.

Nhà văn đặt lần lượt nhân vật vào các môi trường, từ làm gia sư ông Đơ Rênan, học ở chủng viện Bơdăngxông, cho đến làm thư kí riêng cho hầu tước Đơ La Môlơ nhân vật được tiếp xúc hầu hết với các tầng lớp trong xã hội. Ngay trong cách nhân vật khám phá cuộc sống, đã chứa đựng một sự phán xét nhất định về nó, làm hiện lên trước mắt người đọc bối cảnh điển hình của xã hội đương thời, thâm nhập sâu sắc vào thực chất của những xu hướng lịch sử của thời đại.

Không phải ngẫu nhiên mà có người cho Đỏ và Đen là “Thời sự của năm 1830” [9, 512]. Stendhal đã bám sát sự thật lịch sử, những sự kiện chính của xã hội Pháp thời Trùng – hưng, dưới triều đại Louis XVIII và Charles X, sau những năm rực rỡ chiến công rồi nhục nhã trong thảm bại của Napônêông - được tác giả miêu tả cụ thể, chân thực. Lực lượng quý tộc đang trên đà suy tàn và xu thế xã hội là đi vào con đường tư bản chủ nghĩa với việc giành giật thị trường và mở mang công nghệ. Trong cuộc tranh chấp ấy giữa hai thế lực, xã hội Pháp đã phải trải qua một thực trạng đầy mâu thuẫn, mang tính kịch gay gắt. Và giai cấp tư sản, trong cuộc đấu sức với tầng lớp quý tộc, cũng đã sớm bộc lộ một cách trắng trợn cái bản chất bóc lột tàn bạo của nó.

Juyliêng đứng trước hiện thực đó, anh ta cảm thấy mình là một kẻ cô độc và đối lập với bọn quý tộc ngu dốt Đơ Rênan, bọn tư sản Valơnô hèn kém, bọn thầy tu bỉ ổi, đê tiện. Trong những chuyện trò giữa bọn chúng, anh thấy những ý kiến

của chúng chẳng phù hợp gì với thực tế, toàn những chuyện hèn kém, rặt cái “tính thô bỉ và sự vô tình hết sức phũ phàng đối với tất cả những gì không phải là chuyện tài lợi, địa vị hoặc huân chương” [37, 112]. Đối với anh, chúng là những “Nhũng quân tàn ác!” hoặc “những đồ ngu xuẩn!” [37, 120].

Stendhal đã vẽ ra sáng tỏ vô cùng bước đường suy sụp và đồi bại của bọn quý tộc, và bước phát triển của bọn tư sản hãnh tiến. Đồng thời, ông cũng vạch rõ sự chi phối của đồng tiền trong mọi quan hệ xã hội. Cái nhìn sâu sắc, vào tận cơ cấu xã hội như thế, nhà văn làm cho nhân vật điển hình hiện lên trong một hoàn cảnh điển hình – một trong những yếu tố cơ bản của một chủ nghĩa hiện thực hoàn chỉnh. Ông đã cắm sâu nhân vật của ông vào trong hoàn cảnh thì ông cũng đạt tới cái gọi là “sự phát triển tự thân” của tính cách, nghĩa là tính cách hình thành trong một hoàn cảnh xã hội nhất định thì cũng tự nó phát triển một cách hợp lý theo sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, chứ không phải theo ý muốn chủ quan của nhà văn hay do một biến cố phi thường hoặc giả tạo nào. Về phương diện này, nhân vật Juyliêng Xôren là một nhân vật điển hình hoàn chỉnh. Stendhal cho chúng ta theo dõi từng bước phát triển tính cách của nhân vật, từ lúc anh ta còn là một anh thanh niên nghèo ở Verie đến khi làm thư ký cho hầu tước Đơ La Môlơ ở Paris do cha sứ linh mục Pira giới thiệu, ông nói: “Nếu Juyliêng là một cây sậy yếu ớt, thì mặc cho hắn chết; nếu hắn là một người dũng cảm, thìhắn tự khắc một mình vượt mọi khó khăn” [38, 39], rồi qua bao nhiêu va chạm Stendhal đã đặt Juyliêng vào các môi trường sống hoạt động rất khác nhau, ràng buộc anh với bao nhiêu mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp, mà ông còn dùng nhiều loại ống kính với mọi góc độ khác nhau, qua con mắt nhìn của nhiều nhân vật để soi chiếu và làm nổi bật lên mọi khía cạnh ngoắt ngoéo nhất, thầm kín nhất trong tâm hồn và tính cách của Juyliêng qua cả một quá trình giằng co không đơn giản.

Nếu như trong một hoàn cảnh thuận lợi, Juyliêng có thể trở thành một tướng soái thời đại Napônêông hay một chiến sĩ Giacôbanh thông minh, dũng cảm, nhưng sở dĩ Juyliêng rốt cuộc chỉ là một kẻ chạy theo danh vị cá nhân, tính toán, giảo quyệt, chính là vì sống trong cái xã hội tư sản - quý tộc ấy.

Điểm nổi bật và thành công nhất trong văn học thế kỉ XIX ở Pháp đạt mức độ cao “Kỹ thuật xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”. Stendhal là một con người đa tài, ông đã áp dụng và sử dụng thành công trong việc đặt tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh điển hình để làm nổi bật tính cách của nhân vật. Trong mỗi một hoàn cảnh nhân vật Juyliêng lại bị hoàn cảnh

chi phối và mỗi một môi trường sống khác nhau, tính cách của anh cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh,

Juyliêng một giai cấp tầng lớp thứ ba đã dám chen chân vào giai cấp quý tộc bằng sự dũng cam, khôn ngoan mưu trí . Khi gần chạm đến mục đích, ước mơ thành công tiến thân của mình thì lại bị các thế lực giai cấp quý tộc, tăng lữ, tư sản đẩy vào con đường cùng hay “xuống địa ngục” hay nói đúng hơn “cái chết cận kề”. Stendhal lại một lần nữa khẳng định “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”. Juyliêng đứng trước hoàn cảnh trong ngục tối, anh không cam chịu một cái chết oan uổng, lúc này hành động con người này trỗi dậy phản kháng ném vào bộ mặt đạo đức giả của chúng để trở về chính mình, trở về con người thật của mình.

Tiểu kết

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen thông qua khám phá phương thức miêu tả ngoại hình, tâm lý, hành động, xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, ta thấy được tài năng của Stendhal trong việc khắc họa lên thế giới nhân vật đông đảo, phong phú từ tầng lớp quý

tộc, tăng lữ, bình dân. Bên cạnh đó Stendhal đặt các nhân vật vào những môi trường sống điển hình để làm bộc lộ tính cách trong hoàn cảnh điển hình.

PHẦN KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết thúc cuốn tiểu thuyết Đỏ và Đen của Stendhal với đề tài: “Thế giới nhân vật trong Đỏ và Đen của Stendhal”. Chúng ta càng yêu mến, hâm mộ thêm Stendhal, một nhà bậc thầy tâm lý đã nhìn vào hiện thực để phản ánh một cách chân thực về con người đặc biệt trong thế giới nhân vật xã hội thế kỉ XIX lúc bấy giờ. Đến với tiểu thuyết Đỏ và Đen, người đọc không khỏi hết sức ngỡ ngàng về bút pháp tinh tế trong nhà văn Pháp này. Cộng với xã hội hiện thực và các tầng lớp ông đã xây dựng những mô hình nhân vật, đặc biệt là mẫu người thanh niên tầng lớp thứ ba có tri thức nhưng có tham vọng muốn đạt tới sự giàu sang. Hơn thế nữa Stendhal còn chỉ ra một xã hội của đồng tiền vì đồng tiền mà họ bất chấp tất cả, một xã hội mà chỉ dung nạp những con người có đẳng cấp. Đồng thời Stendhal cũng vạch ra bọn thầy tu đội lốt áo chùng đen để lừa bịp những người dân vô tội đẩy vào con đường cùng, điển hình ở đây là nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 54 - 66)