Miêu tả qua hành động

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 49 - 54)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1.3.Miêu tả qua hành động

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các vịêc làm của nhân vật. Đây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lý tưởng phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy hệ thống cốt truyện…Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Trong Đỏ và Đen, cốt truyện được sắp xếp theo trật tự thời gian xuôi chiều, trọng tâm của truyện xoay quanh hành động và suy nghĩ của Juyliêng nhân vật chính của tác phẩm. Hành động của nhân vật chính vì vậy cũng đi theo trật tự thời gian, có thể chia hành động nhân vật gắn liền với các khoảng thời gian quan trọng

trong cuộc đời Juyliêng: ở Verie làm gia sư ở nhà ông Đơ Rênan và chinh phục bà Đơ Rênan, vào chủng viện ở Bơdăngxông; làm thư kí riêng cho hầu tước Đơ La Môlơ ở Paris và chinh phục tiểu thư Matinđơ, cuối cùng là hành động bắn bà Đơ Rênan, lên án xã hội trước tòa và chấp nhận cái chết.

Khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lý giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả của Stendhal.

Khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lý giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả của Stendhal.

Hành động đó được thể hiện đầu tiên Khi Juyliêng mười bốn tuổi, người ta bắt đầu xây ở Verie một nhà thờ tráng lệ với bốn cái cột bằng đá hoa đã gây ra mối tử thù giữa ông thẩm phán tạp tụng với ông trợ tế trẻ tuổi từ Bơdăngxông. Việc xây dựng ngôi nhà thờ và những án quyết của ông tạp tụng suýt nữa vì mất chức dám cả gan có chuyện xích mích với một vị giáo sĩ. Việc xây dựng ngôi nhà thờ và những án quyết của ông thẩm phán tạp tụng bỗng làm anh bừng sáng: “Khi Bônapactơ nổi tiếng nước Pháp đang lo sợ bị ngoại xâm, tài thao lược đó là cần thiết và được hâm mộ. Ngày nay người ta thấy các giáo sĩ bốn mươi tuổi có một nghìn quan lương bổng, nghĩa là ba lần hơn các trung tướng Napôlêông. Những giáo sĩ đó cần có người phò tá. Đấy ông thẩm phán tạp tụng kia, đầu óc tốt như thế tuổi tác tốt như thế, mà đi làm phí cả danh giá của mình vì sự mất lòng một anh trợ tế trẻ ba mươi tuổi” [37, 93]. Cái ý kiến đó làm anh điên cuồng trong một tuần lễ, và sau cùng xâm chiếm anh với cả sức mạnh vô địch của cái ý kiến đầu tiên mà một tâm hồn vô cuồng nhiệt đã tưởng là phát minh ra. Anh thôi không nhắc Napônêông nữa và tuyên bố ý định muốn làm giáo sỹ. Anh cương quyết “phải làm giáo sỹ mới được!” Anh đúc kết thành khẩu hiệu hùng dũng “Cầm võ khí xông lên!” [37, 94] và người ta luôn thấy anh trong xưởng cưa của bố, mải miết đọc thuộc lòng quyển kinh bằng tiếng Latinh mà ông cha xứ đã cho anh mượn. Dù chẳng tin đạo, tin Chúa, dù căm ghét bọn thầy tu, anh

cũng học thuộc lòng bộ sách Về giáo hoàng giáo của Jôdep de Mextơrơ để được lòng cha xứ Chêlan vì anh biết tương lai của anh tùy thuộc vào ông cụ này. Thế là Juyliêng che đậy hết mọi ý nghĩ thầm kín của mình, trước mặt ông cha xứ Chêlan chỉ biểu lộ những tình cảm ngoan đạo. Chàng thanh niên có bộ mặt con gái đó, rất xanh xao và rất dịu dàng, lại che dấu cái quyết tâm không gì lay chuyển nổi là: “Thà chịu muôn vàn cái chết còn hơn không đạt tới giàu sang!” [37, 92].

Khi sắp vào làm gia sư cho nhà ông Đơ Rênan, Juyliêng đã có những hành động hỏi thẳng người bố của mình bằng một loạt những câu hỏi: “Như vậy tôi sẽ làm được những gì?”,“Tôi không muốn làm thằng ở?”,Nhưng, tôi sẽ ăn với ai?” [37, 85], dù biết mình thuộc hạng người lớp bé nhỏ nhưng anh vẫn không ngần ngại, không có một chút thấp hèn mà trái lại kiêu ngạo để hỏi ông bố. Juyliêng vẫn hành động đó, vẫn tính cách là một con người có tham vọng luôn mong muốn đạt tới sự giàu sang, nhưng anh không thể chịu nổi và không thể khuất phục anh kinh tởm thù ghét cái xã hội thượng lưu mà anh dự vào, nói thật ra là ở cuối bàn, có lẽ thế mà anh thù ghét và kinh tởm. Chẳng hạn một ngày lễ Xanh Luy, ông Valơnô cầm đầu cuộc đàm luận ở nhà ông Đơ Rênan, Juyliêng suýt nữa thì không nén được mình; anh bỏ chạy ra vườn, anh kêu lên: “Họ ca tụng sự liêm khiết mới ghê chứ!” [37, 109]. Hành động của Juyliêng còn là sự kiêu ngạo, tuy xuất thân hoàn cảnh thấp hèn nhưng Juyliêng vẫn không hạ thấp lòng tự trọng của mình, bằng một số việc mà bà Đơ Rênan muốn giúp anh mặt thiếu thốn vật chất: “Tôi bé mọn, thưa bà, nhưng tôi không thấp hèn” [37, 115]. Cùng với đó là một số hành động thể hiện như hành động thách thức của Juyliêng với ông S. đơ Bôvoađix ở tiệm cà phê, Stendhal miêu tả: “Tay anh nắm lấy súng trong túi mà run lên bần bật. Tuy vậy, anh tự nén được, và chỉ hỏi đi hỏi lại người kia từng phút:Thưa ông, địa chỉ của ông đâu? Tôi khinh bỉ ông” [38, 63].

Trong suốt cuốn tiểu thuyết Stendhal đã làm nổi bật hành động nhân vật Juyliêng khi thể hiện với hai người đàn bà mà anh yêu.

Đối với bà Đơ Rênan, lần đầu tiên đến nhà ông bà Đơ Rênan. Juyliêng gặp bà Đơ Rênan, từ cuộc tiếp xúc qua cuộc đối thoại, anh đã mê mẩn sắc đẹp của bà, vốn dĩ anh rất sành sắc đẹp người phụ nữ. Hành động đó đã thôi thúc anh “dám cầm tay bà hôn lên môi” [37, 101]. Hành động nhân vật gắn liền với các

thời điểm, khoảng thời gian cụ thể. Stendhal thường sử dụng các cụm từ thời gian như “mấy hôm rồi’, “từ xưa đến nay”, “vài ngày sau”, “đã bao nhiêu năm rồi”… Đặc biệt trong những phút gây cấn đầu kịch tính khi, nhà văn chú ý miêu tả chính xác từng chi tiết của hành động: “Sau giây phút chờ đợi lo âu, chuông đồng hồ mười giờ điểm ngay trên đầu anh. Mỗi tiếng đếm của cái chuông số mệnh đó rền vang trong lồng ngực anh…Sau cùng, khi tiếng điểm cuối cùng của mười giờ còn ngân vang, anh đưa bàn tay ra và cầm lấy bàn tay bà Đơ Rênan”

[37, 137], “… anh siết chặt bàn tay đó với một sức mạnh run bần bật, người ta cố gắng lần cuối cùng để rút tay ra, nhưng sau chót bàn tay đó nằm yên lại trong tay anh…” [37, 138]. Khi sắp phải lên thành phố Paris để làm thư kí cho ông Đơ La Môlơ, Juyliêng quyết định về Verie gặp bà, bằng hành động vụm trộm mua một cái thang trong đêm tối như mực: “Vào hồi một giờ sáng, Juyliêng vác thang đi vào Paris… Bấy giờ anh leo hết tầng vườn này đến tầng vườn nọ…” [37, 379].

Rồi khi phải chiều cô chủ Matinđơ khó tính, bước đầu anh không thể nào tìm hiểu được cảm tình kì quái của cô chính vì cái ý thức trên nó thường trực trong lòng anh. Hay: “Anh sắp viết một bức thư cho Fukê thì chuông điểm mười một giờ. Anh vặn lách cách ổ khóa cửa buồng anh, ra điều anh đống cửa ngồi im trong buồng đây. Rồi anh rón rén đi quan sát mọi sự việc trong khắp nhà… Sau cùng, anh đến lấp ở một xó tối trong vườn… Khoảng mười một giờ, trăng lên, đến mười hai giờ rưỡi, ánh trăng chiếu thẳng vào tòa mặt dinh thự trông ra vườn… Anh đi lấy cái thang lớn mênh mông chờ đợi năm phút, anh đặt cái thang kề vào cửa sổ cô Matinđơ. Anh thong thả leo lên, súng cầm tay, ngạc nhiên không thấy bị tấn công…” [38, 169]. Khi miêu tả nỗi đau khổ của Juyliêng, khi Matinđơ có tính cao nhã, đã tự trách mình nặng nề khi cho anh tới buồng mình, đã tỏ vẻ khô khan trước mặt anh, anh vừa đau khổ tột cùng nhưng cũng rất lý trý bằng hành động: “Anh nhảy xổ đến một thanh gươm cũ từ thời trung cổ được tàng trữ ở trong thư viện như một di vật” [38, 181].

Nhưng khác xa các nhân vật Rastignac và Lucien Chardon của Banzăc, dùng tình yêu đối với phụ nữ để leo lên bậc thang danh vọng. Juyliêng cũng giống như những nhân vật khác của Stendhal như Fabrice và Lucien Leurwen lại khác, nhân vật được phụ nữ yêu và họ yêu lại say đắm với một mối tình đam mê nhiều khi tưởng như không giải thích nổi. Trong ngục tử hình, vào những ngày cuối đời anh, Juyliêng càng trở lên lặng lẽ và bình thản đúng với

tính cách của một tâm hồn cao thượng. Anh bắt đầu hiểu được ý nghĩa của tình yêu tuyệt đối mối tình chân thật và đẹp đẽ của bà Đơ Rênan, Anh từ chối việc chống án và tử hình.

Biết bao giấy mực người ta sử dụng để bàn về hành động Juyliêng bắn bà Đơ Rê nan. Có người cho rằng anh bắn vào bà Đơ Rênan là: “Bắn vào cái thứ khốn tạo được phản ánh trong bức thư để khôi phục hình ảnh đúng đắn về mình. Đó chính là sự trả thù của cái tự nhiên với cái giả tạo” [6, 108]. Rõ ràng Juyliêng nhằm giết bà Đơ Rênan vì cái bức thư kinh khủng đầy phản trắc độc ác kia đến giữa lúc Juyliêng đang nắm được dịp duy nhất may mắn trong đời anh ta để bay vút lên cao, để vượt khỏi cái thân phận thấp hèn đói khổ vô lý, trong lúc anh đủ tài năng và tầm lớn của tâm hồn xứng đáng với bước tiến như vậy. Nhưng khi ra tòa, anh ta còn nhận bà Đơ Rênan là một tâm hồn “đáng kính như một người mẹ” và hành động giết người của anh ta đã “tính toán trước” làm cho nhiều người thấy sự lựa chọn cái chết của anh gần giống như một vụ tự sát. Bởi anh bị kết án không phải bởi “những người cùng đẳng cấp”, một tòa án của dòng tu Jêzuyt hay của CharlesX - ông Vua mà có lúc bà Đơ Rênan đã định tới quỳ xin miễn tội cho Juyliêng mà bởi tòa án của phái tự do có nghĩa là bọn của Valơnô. Bởi vì cả bảo hoàng, cả Jêzuyt lúc này, cũng đều phải biết ngả theo chiều gió. Đối với anh, cái chết này không chỉ đơn giản là một giải thoát mà là tố cáo việc xét xử bất công của tòa án thời Trùng - hưng và khẳng định phẩm cách của mình. Anh ta cảm thấy dường như sự thành đạt, sự bình đẳng đối với những kẻ có quyền thế, cuộc sống hào nhoáng bên ngoài của "những ông chủ”. Và hành động cuối cùng anh đã dõng dạc đứng trước quan tòa nói ra những suy nghĩ, và ném vào chúng những câu nói lý luận sắc bén: “Tôi không xin các ngài một ân điểm nào cả… - Tôi không tự huyễn hoặc tí nào, cái chết đương chờ đợi tôi: chết là chính đáng… Tội ác của tôi thật là tàn bạo, và nó đã được dự mưu. Vậy tôi đã đáng tội chết, thưa các ngài hội thẩm. Nhưng dù tội của tôi có nhẹ hơn chăng nữa, tôi trông thấy những người không thèm đoái hoài đến những cái có thể đáng thương hại trong tuổi thanh niên của tôi, chỉ lăm lăm muốn qua tôi đã trừng trị và nản lòng đến muôn thủa các tầng lớp thanh niên, sinh trưởng trong một giai cấp thấp kém và có sự may mắn được tiếp thụ một nền giáo dục tốt, và sự táo bạo dám chen chân vào cái mà sự kiêu hãnh của những kẻ giàu mệnh danh là xã hội” [38, 380]. Stendhal đã dùng những hành động để làm nổi bật nhân vật tính cách Juyliêng trong những môi trường sống, ngay cả khi nhân

vật đó được đặt vào kề bên cái chết. Hành động đó vẫn dứt khoát, đẹp đẽ và mạnh mẽ.

Tóm lại, việc khắc họa một số hành động tiêu biểu đã giúp tác giả làm nổi bật được tính cách các nhân vật.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 49 - 54)