Nhân vật tình cảm

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 27 - 31)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.Nhân vật tình cảm

Bi kịch tình yêu, thường xảy ra với những người phụ nữ, không kém phần đau đớn. Đó là những bà Bôvary của Flôbe, Jan của Maupassant hay Anna Karênina của Lev Tônxtôi. Họ là những người phụ nữ có trí tuệ, có nhan sắc, có nhiệt tình, lãng mạn, nhưng rồi lấy phải những người chồng quý tộc hay tư sản tầm thường, hèn kém, thiếu tình cảm, sống một cuộc đời cô đơn, âm thầm. Người thì bị xô đẩy vào con đường ngoại tình mong tìm thấy chút ánh sáng, nhưng rồi cũng vỡ mộng nếu phải kết thúc cuộc đời dưới bánh xe lửa hay bằng một liều nhân ngôn.

Bà Đơ Rênan là nạn nhân của hôn nhân phong kiến, tư sản, của sự tác động của đồng tiền, hậu quả của chế độ tư hữu nói chung, của chế độ tư sản nói riêng. Bà sống bên người chồng chuyên chế, chỉ biết chạy theo dục vọng và tiền bạc, không có tình yêu. Nhưng khi gặp Juyliêng Xôren, bà mới có tình yêu thật sự mới đầu tình yêu đó đối với bà còn hoài nghi sống trong nội tâm của bà nó như mầm sống gieo trong con tim bà khắc khoải, nó cứ càng ngày lớn dần để bà phải có những câu hỏi nội tâm của mình: “Hay là ta yêu Juyliêng chăng” [37, 128],

“Lạ chưa! Ta yêu chăng, bà tự nhủ ta có tình yêu chăng?” [37, 155]. Để rồi bà tự khẳng định bà ước mình gặp Juyliêng sớm mười năm trước đây “khi ta còn có thể được gọi là xinh đẹp” [37, 192]. Bà đã có sự so sánh về tuổi tác chênh lệch của mình với Juyliêng, mối lo nghĩ đè nặng trong lòng bà: “Than ôi! tôi hơn anh những mười tuổi! Làm sao anh có thể yêu được tôi!” [37, 191], câu nói đó cứ làm bà ám ảnh nhắc đi nhắc lại nhiều lần với anh. Nhiều khi bà hốt hoảng, lo sợ người tình sẽ không yêu mình vì vấn đề tuổi tác, bà đâm hoảng: “Hay là

anh ấy không yêu mình nữa, bà nghĩ thầm; than ôi! Mình già quá đối với anh ấy; mình hơn anh ấy những mười tuổi” [37, 189]. Và tình yêu đã làm bà thay đổi. Nếu như trước đây thời trang thị hiếu thẩm mỹ ăn mặc của bà là giản dị, ít mua sắm thì bây giờ có phần chau chuốt “bà chăm lo chuyện ăn mặc đến thế; mỗi ngày bàthay áo hai ba lần", Stendhal miêu tả: “Chưa bao giờ bà trẻ đến thế này, thưa bà..”, “chỉ có mỗi một lần bà đi Verie, là do bà muốn mua những áo mới mùa hè người ta cứ đem từ Muyludơ về” [37, 132]. Chưa bao giờ hai chữ “tình yêu” đến với bà vì cuộc hôn nhân của bà chỉ xuất phát từ môn đăng hộ đối, chứ không có tình yêu. Và đây là lần đầu tiên bà yêu say đắm, bà yêu hết mình và sự ghen tuông có chút đè lên trái tim, trí óc của bà, bà sợ sẽ mất Juyliêng qua lời tâm sự của chị hầu gái Êlida về việc hôn nhân của chị, thế rồi sự ghen tuông của một người đàn bà có chồng đã làm bà phát bệnh, một thứ bệnh mà chỉ liều thuốc tình yêu mới chữa được. Nhưng khi bà biết Juyliêng từ chối cuộc hôn nhân với chị hầu gái thì “niềm hạnh phúc chứa chan đã làm cho bà hầu như điên dại” [37, 128].

Khi gần như câu chuyện ngoại tình của bà sắp vỡ lở thì nội tâm bà giằng xé, bà nghĩ chính vì bà ngoại tình mà Chúa đã trừng phạt đứa con của bà bị ốm, bà hối hận những việc làm của bà. Stendhal đã miêu tả nội tâm giằng xé giữa tình mẫu tử và tình yêu. Bà cũng không thể làm một người mẹ vô trách nhiệm, bà sợ hãi đến nỗi cho rằng vì ngoại tình mà Chúa đã giáng tai hoạ vào đứa con bà, thằng bé nhất, bị sốt. Bà Đơ Rênan bỗng hối hận kinh khủng: “Anh hãy lánh xa tôi đi , - một hôm bà nói với Juyliêng; - nhân danh Chúa, anh hãy rời bỏ nhà này: chính sự có mặt của anh ở đây đã giết chết con tôi”, “Chúa trừng phạt tôi, - bà hạ giọng nói thêm, - Chúa rất công minh; tôi kính thờ sự chí công của Chúa; tội của tôi rất khủng khiếp, mà bấy lâu nay tôi chẳng biết hối hận chút nào! Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự Chúa ruồng bỏ: tôi phải bị chừng phạt gấp hai lần” [37, 224]. Giữa lí trí và nội tâm giằng xé, bà nói với Juyliêng: “Mình có muốn cho phép tôi được ở lại, và từ nay tôi chỉ yêu mình như một đứa em trai?. Đó là cách đền tội duy nhất hợp lẽ, nó có thể làm nguôi cơn giận dữ của đấng tối cao” [37, 228]. Nội tâm giằng xé tâm can một cách đau đớn, lí trí thì nói thế nhưng con tim bà thì lại muốn níu kéo giữ chặt người con trai mình yêu không để vụt mất: “Nhưng, còn tôi, - bà vừa kêu lên vừa đứng dậy và hai bàn tay ôm lấy đầu Juyliêng, và để xa xa trước mắt, - nhưng còn tôi, tôi có thể nào yêu mình như một người em trai được?” [37, 228], những câu hỏi liên tiếp dồn

dập ám ảnh trong bà, điều đó có thể thấy rằng bà đối với Juyliêng chỉ có tình yêu chứ không thể chấp nhận là tình chị em được. Bà đuổi anh, nhưng trái tim vẫn thổn thức mong nhớ: “Không có mình, tôi không thể nào giữ được lời thề..., mỗi giờ của cuộc sống đáng ghét này, tôi thấy dài như mỗi ngày đằng đẵng”

[37, 229]. Dần dần đứa con trai út Xtanixla qua khỏi cơn nguy, thì tình yêu ấy lại càng trỗi dậy mãnh liệt, tình yêu đã làm bà vượt qua mọi lỗi sợ hãi: “Tôi sợ: ai mà không sợ trước cảnh tượng địa ngục? Nhưng trong thâm tâm, tôi không hối hận. Tôi sẽ tái phạm cái lỗi của tôi nếu vẫn còn có cơ hội để mà phạm lỗi”

[37, 229]. Cuối cùng bà đã chọn tình yêu chân thành của mình. Nhưng các thế lực tôn giáo đã ra sức ngăn cản, phá hoại ép bà phải viết một lá thư huỷ hoại đường công danh của Juyliêng mà trái tim bà tan nát không muốn viết. Người phụ nữ đáng thương cuối cùng cũng chết sau ba ngày Juyliêng bị xử tử. Bà là một kiểu nhân vật khao khát đi tìm tình yêu chân chính.

Nhân vật tình cảm thứ hai mà Stendhal nói tới là cô tiểu thư Matinđơ quý tộc, một tiểu thư giàu sang muốn gì được đấy. Cô nói: “Những điều thuận lợi nhất mà số phận dành cho cô là gia thế, tiền của và tuổi trẻ, nghĩa là tất cả mọi thứ trừ hạnh phúc” [38, 97], nhưng có một điều mà cô luôn đi tìm kiếm và khao khát có được nó,tình yêu.

Stendhal ở đây không so sánh tình yêu của hai người phụ nữ ai hơn ai. Mà điều quan trọng ông muốn chỉ ra cho người đọc một điều tình yêu của hai người phụ nữ đều xứng đáng ngang tầm với nhau. Nếu như tình yêu của một người đàn bà có chồng như bà Đơ Rênan là một tình yêu nhân hậu ví như “một tình yêu mẫu tử” thì đến với tình yêu của cô tiểu thư là tình yêu “lạnh lùng, kiêu căng”

nhưng cũng đầy mãnh liệt. Bạn đọc thân mến chúng ta hãy thử mình một lần nữa đặt mình trở thành một cô tiểu thư xinh đẹp nhưng kiêu ngạo kia và một ngày đẹp trời bỗng xuất hiện một chàng trai tri thức tuấn tú nhưng chỉ cách xa địa vị thôi, cái đó không sao, tôi chắc hẳn các bạn nữ sẽ đồng ý ngay. Nhưng Stendhal đã khai thác tình cảm nội tâm của cô tiểu thư quý tộc một cách hấp dẫn lúc đầu từ từ lạnh lùng như thăm dò tìm kiếm con mồi để rồi từ cái tình cảm lạnh lùng đó thì lửa tình yêu bắt đầu rực cháy trong tâm hồn cô. Trong đầu óc của một cô gái tiểu thư trẻ tuổi là nhìn sự giàu sang, sự nịnh nọt của những con người quý tộc, làm cô cảm thấy chán ngắt, cô cảm thấy mình lạc lõng trong một thế giới ồn ào giàu sang mà mường tưởng cuộc sống mười chín năm, toàn sự buồn chán, những cái ngáp dài và những lời xụ nịnh của bọn công tử muốn lấy

cô làm vợ. Cô chán ngấy cảnh sống xã hội chung quanh, cái xã hội của chính quyền gồm toàn những kẻ kém cỏi không tư tưởng, không nghị lực, không nhiệt tình. Nhưng từ khi anh chàng Juyliêng xuất hiện mới đầu chỉ là ánh mắt lạnh lùng, nhạo báng, nhưng sau đôi mắt đó dừng lại ở Juyliêng: “Ít ra anh này không đến nỗi giống hệt kẻ khác” [38, 85]. Và những cuộc vũ hội tiếp diễn, Matinđơ bắt đầu từ đấy đã có cái nhìn thiện cảm về chàng trai Juyliêng. Phải chăng đây là duyên số cũng như định mệnh. Gặp và yêu Juyliêng - một chàng trai thông minh và đầy nghị lực, nhưng cách xa về vị trí xã hội. Cô cũng giống như trái tim của bà Đơ Rênan rung động và đôi chút phân vân do dự về địa vị xã hội về đẳng cấp. Nhưng cô đã nhủ thật với lòng mình, đã giám sống thật với trái tim của mình: “Ta yêu, ta yêu, thật là rõ ràng!” [38, 127]. Mối tình của cô và Juyliêng phải trải qua bao nhiêu đấu tranh tư tưởng sóng gió, khi tiến khi thoái, bởi ý thức giai cấp ở cô ta luôn trỗi dậy, bởi “sự hiếu thắng khô khan và kiêu ngạo” [38, 113], nên tình yêu đó nhiều lần vẫn có sự bướng bỉnh chưa chịu khuất phục, vẫn còn lưỡng lự và lạnh lùng. Cô đã đặt ra nhiều những câu hỏi trong chính nội tâm của mình: “Ta đã lầm chăng, ta không yêu chàng chăng?” [38, 177] hay cô tự nhủ: “Ta đã tự chuốc lấy một vị chúa tể!” [38,179]. Sau cái hành động Juyliêng cầm thanh kiếm suýt nữa định giết cô, thì thái độ nhận thức của cô đối với anh lúc này lại là một con mắt khác, cô đã tự nhủ: “Chàng xứng đáng là chúa tể của ta, vì chàng đã suýt giết ta. Phải chung đúc biết bao nhiêu thanh niên tuấn tú của xã hội để đi tớimột mối tình nồng nhiệt đến như vậy?” [38, 185], “xét cho cùng, ta đã yêu chàng, thật chẳng phải là điên rồ gì mấy” [38, 185]. Vì tình yêu mà cô dám chấp nhận hi sinh dòng họ quý phái, tình thân máu mủ của mình, khi biết mình có thai cô đã thú nhận với người cha của mình và cương quyết không từ bỏ tình yêu đó cô nói: “Nếu anh ấy chết, con cũng chết theo” [38, 313] để lấy một cái tên thường dân Xôren. Rõ ràng tình yêu là một sức mạnh huyền diệu, để cô dễ dàng từ bỏ mọi thứ nhung gấm “Matinđơ cương quyết cưỡng lại tất cả những dự định cẩn trọng của cha cô. Cô nhất quyết không chịu thương thuyết trên những cơ sở nào khác hơn: cô sẽ là bà Xôren, và sẽ sống nghèo nàn với chồng ở Thuỵ Sĩ, hoặc ở nhà cha cô ở Paris. Cô gạt phăng lời đề nghị đi để giấu giếm”

[38, 314]. Nhưng khi mối tình đó gần về đến bến bờ hạnh phúc, những ước mơ dự định trong tương lai về một mái ấm gia đình và sự chấp thuận của người cha, Matinđơ đã vạch ra những dự định: “Chúng con sẽ an cư ở lâu đài Êguyông, giữa Agianh và Macmăngđơ. Nghe nói miền đó phong cảnh đẹp chẳng kém gì nước Ý” [38, 319]. Thì chính thế lực đen tối của xã hội đã bắt Juyliêng phải

chết, vì một kẻ ở tầng lớp thứ ba như anh đã dám chen chân vào xã hội thượng lưu. Mặc dù Matinđơ đã cố gắng hết sức để cứu Juyliêng thoát khỏi cái chết nhưng các thế lực quá mạnh, cô không đủ sức để chống đỡ những thủ đọan nham hiểm của chúng. Những thế lực hắc ám trong xã hội đã đẩy người chồng mà cô yêu thương trên cả tính mạng của mình vào án tử hình. Đoạn cuối cùng của cuốn tiểu thuyết Stendhal miêu tả hành động của cô với đôi mắt thác loạn mà anh bạn Fukê trông thấy, cô nói: “Tôi muốn trông thấy mặt anh ấy” [38, 417], “cô thắp lên nhiều ngọn nến. Khi Fukê có đủ sức để nhìn cô, thì thấy cô đã đặt trước trên một chiếc bàn nhỏ bằng đá hoa, trước mặt cô cái đầu của Juyliêng, và cô hôn lên trán nó...” [38, 418]. Rõ ràng tình yêu của cô vẫn bùng cháy si mê, ngay cả lúc Juyliêng chết tình yêu đó vẫn không bao giờ tắt. Cô chăm sóc cái hang được chôn người chồng của mình một cách chu đáo, cái hang đá man rợ đó được chạm trổ rất tốn kém ở bên Ý.

Cho nên Matinđơ cũng là kiểu nhân vật phụ nữ yêu tha thiết trên đường tìm lại chính mình, sống thật với trái tim mình.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 27 - 31)