Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 36 - 41)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1.1.Miêu tả ngoại hình

Ngoại hình các nhân vật được miêu tả phong phú, đa dạng phù hợp với địa vị, tính cách:

Ông Đơ La Môlơ hiện lên: “Một người nhỏ bé gầy gò, mắt nhanh và tóc đỏ màu vàng hoe”, “Juyliêng khó khăn lắm mới nhận ra được ông ta, vì anh thấy ông ta có vẻ lễ độ quá. Không còn là vị đại lãnh chúa, bộ mặt rất kiêu hãnh, của tu viện Bre - Thượng nữa. Juyliêng thấy như bộ tóc giả của ông ta có nhiều tóc quá. Con người dòng dõi của bạn thân vua Henri III, lúc đầu anh thấy có vẻ có một dáng dấp khác tủn mủn. Ông ta rất gầy và hoa chân múa tay nhiều quá…”

Qua lời giới thiệu một cách trực tiếp giễu cợt, mỉa mai pha vào chút bông đùa gã thị trưởng nhỏ hiện lên. Nếu khi bước chân vào Verie, người du khách hỏi cái xưởng chế tạo đinh đẹp mặt kia, nó làm inh tai những người đi lên dốc phố lớn, là của ai, thì người ta chả lời giọng ề à: “A của ông thị trưởng ấy mà” [37, 61]. Stendhal miêu tả gã có một vẻ ngoại hình mà: “Trông thấy người đó ,

tất cả mọi người đều vội vã ngả mũ chào. Ông tóc hoa râm, bận y phục màu xám. Ông đeo nhiều huân chương, trán ông rộng lớn, mũ mỏ diều, và nói chung khuôn mặt ông không phải không đều đặn: mới thoạt nhìn, người ta lại thấy khuôn mặt đó kết hợp được cái vẻ đường bệ của vị thị trưởng vùng quê với một thứ mĩ miều còn có thể thấy được ở cái tuổi bốn tám, năm mươi” [37, 61].

Còn lão giám đốc viện tế bần Valơnô cũng được Stendhal miêu tả qua cái nhìn của Juyliêng. Cũng là lần đầu tiên Juyliêng đến bái yết ông giám đốc viện tế bần ở buồng giấy của ông, cho rằng như thế là kính cẩn hơn. Anh thấy ông ta đang phơi bày vẻ oai vệ của mình giữa một đống những cặp hồ sơ “hai chòm râu má to tướng và đen của ông ta, bộ tóc dày ngồn ngộn, cái tẩu thuốc lá mênh mông, đôi băng túp thêu hoa, những dây chuyền bằng vàng chằng ngang chằng dọc trên ngực, và tất cả lệ bộ của một tay tài phú tỉnh lẻ, tự cho mình là một con người tốt số đào hoa…” [37, 264], anh được chứng kiến cuộc trang điểm của ông giám đốc viện tế bần.

Còn những người phụ nữ quý tộc có chồng, tiểu thư quý tộc cũng được Stendhal phác hoạ cụ thể chi tiết, hé lộ cá tính:

Bà Đơ Rênan được Stendhal giới thiệu một cách khái quát qua những đường nét nổi bật nhất: “Là một người đàn bà, có thân hình cân đối, đã từng là hoa khôi của địa phương… nước da lộng lẫy… Bà có vẻ giản dị, và dáng đi trẻ trung ,tâm hồn con người đó chưa hề nhiễm thứ duyên dáng ,điệu bộ” [37, 76],

“một con người ăn mặc sang trọng như thế và nhất là một người có nước da lộnglẫy như thế, ăn nói dịu dàng với anh” [37, 96]. Bà đẹp đến nỗi Juyliêng lần đầu tiên gặp mặt phải: “Kinh ngạc vì sắc đẹp của bà, anh quên tất cả ngay cả chuyện đến đây làm gì, anh cũng quên phứt” [37, 96]. “Lúc đó có thể rằng bà ta chỉ mới hai mươi tuổi”. Sắc đẹp ấy là : “Chướng ngại đầu tiên, suýt nữa thì chặn đường bước sự nghiệp” [37, 109], sắc đẹp đó cũng làm cho bao nhiêu đàn ông phải say mê, ngưỡng mộ.

Cùng với đó, Stendhal cũng nhắc qua luôn nhân vật bà Valơnô với vài nét bút, Stendhal làm nổi bật một người đàn bà xấu đến nỗi: “Có một cái mặt đàn ông to bè, lại đánh má hồng đỏ chót vì cuộc đại nghi lễ này…” [37, 264].

Nhà văn không trực tiếp miêu tả ngoại hình nhân vật cô tiểu thư Matinđơ mà qua con mắt nhân vật trong truyện, nhân vật hiện lên chỉ bằng những nét nổi bật nhất. Juyliêng thấy cô ta có: “Tóc rất vàng và thân hình cân đối” [38, 30],

“một đôi mắt đẹp đến thế” nhưng “nó báo hiệu một tâm hồn hết sức lạnh lùng” [38, 30]. Juyliêng đã làm nổi bật đôi mắt bằng một sự so sánh: “Bà Đơ Rênan cũng có đôi mắt rất đẹp, anh nghĩ bụng thiên hạ đều khen ngợi bà về điểm đó, nhưng đôi mắt của bà chả có gì giống với đôi mắt này…chốc chốc lại ngời sáng lên, chính là nhờ ở ngọn lửa của trí thông tuệ đột xuất” [38, 31]. Và anh đã tìm một câu để diễn tả vẻ đẹp của cô Matinđơ: “Đôi mắt ấy long lanh” [38, 31]. Hơn thế nữa khi nhìn thấy cảnh buồn chán thì đôi mắt ấy: “Đôi mắt rất đẹp kia nó biểu nộ một nỗi chán chường, cực kệ, và tệ hơn nữa, nỗi vô hi vọng tìm được sinh thú, đôi mắt đó dừng lại ở Juyliêng” [38, 85].

Không chỉ cảm nhận từ Juyliêng, sắc đẹp ấy còn được cảm nhận bởi những chàng công tử trẻ tuổi, giàu có trong một cuộc khiêu vũ: “Trông kìa, trông cái nụ cười duyên dáng khi cô ta nhảy một mình trong bài đối vũ này. Thực tình không chê được” [38, 88], “trong cái dáng e lệ rất quý phái kia thật đúng là có trò điệu bộ làm duyên” [38, 88], “và đôi mắt xanh to kia cụp xuống rất từ từ ,cái lúc hình như sắp để lộ chân tình” [38, 89]. “Quả đáng tội không gì khéobằng”, “thử trông cô Fuôcmông xinh đẹp ở bên cạnh cô ta, có vẻ tầm thường biết mấy”

[38, 89]. Chỉ qua vài nét chấm phá, không cần miêu tả chi tiết, sắc đẹp của cô Matinđơ đã hiện lên rất chân thực và sinh động.

Đại diện cho tầng lớp thứ ba, chàng trai thanh niên Juyliêng, nhân vật trung tâm được Stenndhal dụng công miêu tả.

Nhưng Stendhal chống lại mọi sự kéo dài, ông không dung mô tả sự rườm rà. Ở điểm này bút pháp của ông khác hẳn bút pháp của Victohuygô cũng như của Banzăc thường thiên về những mô tả kéo dài về ngoại hình, ngoại vật. Stendhal trái lại mô tả rất ngắn trong toàn bộ tác phẩm, Stendhal chỉ dành khoảng nửa trang để miêu tả ngoại hình của Juyliêng. Với những chi tiết cụ thể từ khuôn mặt đến dáng hình: “Anh ta là một chàng thanh niên nhỏnhắn, khoảng mười tám mười chín tuổi, vẻ nghèo yếu ớt nét mặt không đều đặn nhưng thanh

tú, và mũi mỏ diều. Đôi mắt to đen lánh, những lúc im lặng biểu hiện sự chu đáo và nồng nhiệt… tóc màu hạt dẻ sẫm, mọc rất thấp, làm cho anh có một cái trán bé tí, và những lúc nổi giận, có một vẻ mặt rất giữ tợn…cái vẻ cục kì ưu tư và nước da xanh lợt…khuôn mặt xinh đẹp…”, “trong muôn vàn các loại tướng mạo, có lẽ không có một loại tướng mạo nào có một vẻ đặc biệt rõ hơn là sức mạnh” [37, 82].

Juyliêng hiện lên qua cuộc gặp gỡ đầu tiên với bà Đơ Rênan, được bà phác hoạ về ngoại hình của anh: “Khuôn mặt một anh nhà quê trẻ tuổi, gần như còn là con nít, sắc mặt tái mét và vừa mới khóc xong. Anh ta mặc sơ - mi trắng muốt và cắp dưới lách một cái áo vét rất sạch sẽ và tinh tươm bằng len tuyết xoăn màu tím”, và “bộ tóc đẹp của anh” [37, 96].

Và nổi bật hơn hết là sự miêu tả của Stendhal về đôi mắt Juyliêng: “Đôi mắt to đen lánh” [37, 82], “đôi mắt rất dịu dàng” [37, 96], “những lúc yên lặng biểu thị suy nghĩ và lòng nồng nhiệt” [37, 82] hay “đôi mắt anh biểu lộ ngọn lửa lồng của lương tâm và sự khinh bỉ lời phê phán hão huyền của thiên hạ”. “Đôi mắt cũng giống như diễn viên giỏi, đôi khi nó đem lại một ý nghĩa thú vị vốn không có cái ý nghĩa đó” [37, 122]. Nhưng có lúc nó lại không che dấu nổi sự giảo quyệt của anh khi đứng trước cha xứ Chêlan. Có thể nói, đôi mắt đó chứa đựng sự khát khao cháy vọng địa vị, quyền lực và sự căm phẫn, bất đồng với xã hội thời đại: “Nhưng ngọn lửa che dấu vụng về nó bừng sáng trong đôi mắt anh, làm cho ông Sêlăng phải lo sợ” [37, 126].

Stendhal cũng phác họa những ngoại hình các cha xứ trong nhà thờ:

Cha Pira được kể, tả qua cái nhìn của Juyliêng: “Anh trông thấy một người ngồi trước một cái bàn và mặc một bộ áo tu sĩ rất tã, y có vẻ giận dữ và cầm hết cái nọ đến cái kia, một đống những mẩu giấy vuông mà y xếp thứ tự trên mặt bàn” [37, 310], “mười phút trôi qua như thế; con người mặc tồi tàn vẫn viết”, Juyliêng trông thấy: “Anh vẫn đứng sững như bị con mắt dữ dội đương nhìn làm anh chết cứng. Con mắt đã hoa của Juyliêng trông thấy lờ mờ một cái mặt dài ngoẵng và đầy những đốm đỏ, trừ ở vầng trán trắng nhợt lấp lánh hai con mắt đỏ và đen, khiến người nào dũng cảm nhất trông thấy cũng phải khiếp sợ. Các đường viền rộng lớn của vầng trán đó được vạch rõ bằng bộ tóc dày dẹp và đen huyền” [37, 311]. Qua cuộc đối thoại ban đầu Juyliêng cảm giác sợ sệt: “Hai con mắt bé tí của ông ta sáng lên gấp bội, tiếp theo là một sự chuyển động bất

giác của những cơ thịt hai bên mép. Đó là tướng mạo của con hổ thưởng thức trước cái vui thích được xé ngấu nghiến con mồi” [37, 313].

Tên phó giám mục cũng qua sự gặp gỡ tiếp xúc của Juyliêng, Stendhal miêu tả qua sự quan sát của Juyliêng về hắn khi được cha Pira giao cho bức thư gửi lên tòa giám mục cho Đức Cha. Bằng cái nhìn quan sát thái độ của Juyliêng ngạc nhiên thấy ông thầy tu mở phăng bức thư gửi Đức Giám mục: “Khuôn mặt đẹp của ông phó giám mục biểu lộ ngay một sự ngạc nhiên pha lẫn sự vui thích hớn hở, và tăng vẻ nghiêm nghị. Trong khi ông ta đọc, Juyliêng chú ý nét mặt tươi tỉnh của ông, có khi ngắm nghía ông kĩ càng” [37, 363], Juyliêng miêu tả tiếp về bộ mặt của ông, có thì giờ ngắm nghía ông kỹ càng, lời văn của Stendhal dường như dần dần có một chút giễu cợt nhưng khôi hài khi miêu tả bộ mặt của hắn lần nữa: “Bộ mặt kia đáng lẽ còn nghiêm nghị hơn nữa, nếu không có vẻ tinh khôn cực độ nó hiện lên ở một vài nét, và thậm chí biểu lộ sự giảo quyệt, nếu người chủ bộ mặt đẹp đó có một giây phút nào ngơi chú ý đến nó” [37, 363], bộ mặt của hắn lần được hiện lên qua những mảnh ghép miêu tả cái nhìn của Juyliêng “cái mũi, rất cao, hình thành một đường duy nhất tuyệt đối thẳng và, buồn thay, làm cho khuôn mặt nhìn nghiêng, kể ra rất lịch sự, lại giống hệt tướng mạo một con cáo. Ngoài ra, nhà tu sĩ có vẻ rất lưu tâm đến chuyện từ chức của ông Pira kia, lại ăn mặc với một vẻ thanh lịch, và Juyliêng rất ưa thích, và anh chưa hề thấy ở một tu sĩ nào khác nữa bao giờ” [37, 364].

Không những thế Stendhal còn miêu tả những nhân vật phụ đóng góp làm nền cho nhân vật chính nổi bật. Ông miêu tả những con người sau đây:

Ngoại hình của Lão Xôren chỉ được phác họa một vài nét như: “Trông thấy một người nhà quê, người cao gần sáu Piê, ngay từ lúc tờ mờ sáng...” [37, 79]. Stendhal miêu tả viên cai ngục trong nhà thờ Verie: “Một thứ người khổng lồ cao sáu piê và chân vòng kiềng: cái mặt đê tiện của hắn đã trở nên

gớm guốc và kinh khủng” [37, 72].

Hay mụ chủ nhà trọ: “Đôi mắt lo âu của anh gặp đôi mắt gặp đôi mắt của một mụ to béo, hãy còn khá trẻ, sắc mặt hồng hào, có vẻ sung sướng và vui vẻ”

[37, 307] và cô gái giữ quầy cửa hàng cà phê ở Bơdăngxông: “Cô gái đó dân xứ Frăngsơ - Công tê, người cân đối, thân hình cân đối và ăn mặc đúng cách để làm cho một tiệm cà phê được nổi” [37, 300].

Gã canh cổng chủng viện Bơdăngxông được Stendhal miêu tả: “Mười phút sau, một người đàn ông xanh xao, mặt đen ra mở cửa cho anh. Juyliêng nhìn hắn và cúi mắt xuống. Gã canh cổng này có một tướng mạo lạ lùng đặc biệt. Lòng con mắt lồi ra và xanh màu lục trợn tròn xoe như mắt mèo những đường viền cứng đờ của mí mắt báo hiệu không có một tí tình cảm ở con người này; đôi môi mỏng dính triển khai thành hình bán nguyệt trên hai hàm răng nhô ra” [37, 309]. Diện mạo đó qua miêu tả của Stendhal hàm ý đây là một diện mạo của tội ác và khiến mọi người phải khiếp sợ.

Miêu tả nhân vật ông S.đơ Bôvoadix với cái nhìn của Juyliêng và Liêven ông này hiện lên: “Một anh chàng thanh niên cao lớn, ăn mặc như một con búp bê; nét mặt của càng ta có sự hoàn mĩ và sự vô vị của cái đẹp Hy Lạp. Đầu của chàng nhỏ bé một cách lạ lùng, mang một múi tóc màu vàng hoe rất tươi. Tóc được uốn rất kĩ lưỡng, không có một sợi nào so le. Chiếc áo dài buồng ngủ sặc sỡ, cái quần mặc buổi sáng, tất cả cho đến đôi păng - túp thêu, đều chỉnh tề và cực kì chải chuốt. Diện mạo của chàng quý phái và trống rỗng, báo hiệu những ý thích nghi và thưa thớt: cái lý tưởng của con người phong nhã, sự kinh khiếp những cái bất ngờ và những trò đùa cợt rất nhiều vẻ nghiêm trọng” [38, 65].

Stendhal miêu tả ngoại hình của anh thanh niên quý tộc Norbe: “Một chàng thanh niên xinh đẹp, có ria mép, rất xanh xao, bước vào phòng khách lúc khoảng sáurưỡi: chàng ta có một cái đầu hết sức bé tí” [38, 30].

Trên đây là một số ngoại hình của các nhân vật trong tiểu thuyết Đỏ và Đen. Cũng như các tiểu thuyết khác, muốn làm nổi bật ngoại hình nhân vật trung tâm trong truyện, thì cần phải có những ngoại hình nhân vật phụ để đánh giá và phản ánh, đối chiếu thấy được sự đối lập trong mỗi nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy thông qua những chi tiết ngoại hình miêu tả ngoại hình nhân vật, Stendhal đã xây dựng một thế giới nhân vật với đầy đủ ngoại hình khác nhau, đã cho ta thấy bức chân dung của các giai cấp tầng lớp trong xã hội từ quý tộc, tăng lữ, thường dân, ẩn đằng sau vẻ ngoài đó là nét tính cách phức tạp và khác biệt.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 36 - 41)