Nhân vật lựa chọn

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 31 - 36)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.4.Nhân vật lựa chọn

Juyliêng Xôren, thuộc đẳng cấp thứ ba, đó cũng là kiểu con người lựa chọn và để đạt được mục đích, anh ta không từ mọi thủ đoạn để leo lên hàng ghế quý tộc. Với tư cách vừa là tội nhân vừa là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội. Cuộc đời nhân vật này đã chứa đựng tất cả nội dung cơ bản và bi đát của một thực tế đời sống, “một người bình dân thông minh, khao khát công lý và quyền lực, người công tố uỷ viên vừa mới ở vị trí của kẻ bị kết tội” (H.F. Imbert) [24, 283]. Anh đã dám chống lại bằng sự đấu tranh, ngay cả khi gần đạt đến danh vọng, anh cũng không chịu sự khuất phục mọi thủ đoạn nào của chúng. Sự đấu tranh đó đã thay bằng cái chết, một cái chết tự do cho công lý, cùng với hai nhân vật mà anh yêu.

Juyliêng Xôren mang tư tưởng anh hùng thế kỷ XVIII - yêu công lý và muốn gây dựng một sự nghiệp anh hùng. Anh ta căm ghét sâu sắc xã hội quý tộc, tư sản (và nhà thờ), nhưng lại muốn có được một vị trí xã hội xứng đáng với tài năng và nghị lực của mình, có gan tham dự cái chỗ mà thói gạo mạn của kẻ giàu có mệnh danh là xã hội. Thế đối mặt này của Juyliêng Xôren với xã hội, với hoàn cảnh có một ý nghĩa mới mẻ và trận đụng độ ngắn ngủi ấy dẫn đến thể nghiệm đau đớn của nhân vật về sự tuyệt diệt niềm hi vọng của một lớp thanh niên đầy tham vọng

đang lao vào cuộc đấu tranh “mỗi người vì mình” giữa “bãi sa mạc của chủ nghĩa cá nhân” mà nhiều nhà văn đồng thời như Banzăc đã mô tả.

Giữa Juyliêng Xôren khi rời làng quê, sắp bước vào lâu đài (như bố anh nói về nhà thị trưởng Đơ Rênan), giữa người thanh niên mới ở cái ngưỡng cửa của “bước đầu tiên”, với Juyliêng Xôren sau này - người bắn vào bà Đơ Rênan và bị kết bởi một toà án “gồm toàn những kẻ tư sản bị phẫn nộ” (theo lời bị cáo nói trước toà) - không phải là một khoảng cách ghê gớm. Ngay từ khi ở trong gia đình bác phó mộc, anh đã xa lạ với môi trường xung quanh do nhiều cái ngẫu nhiên kết hợp lại. Cơ thể quá mảnh dẻ, gương mặt quá thanh tú, cái may mắn hoặc không may - được học tiếng La tinh bằng cách học thuộc lòng sách thánh do dự dạy dỗ của một người cha xứ tốt bụng và viên quân y sỹ già thời Napôlêông, rồi những chiến công của Bônapac trong cuốn sách hồi kí ở đảo Xanh Hêlen do người quân nhân già này tặng cho, như một di sản quý báu; tất cả những yếu tố này đã tạo lên cái tâm lý xa lạ với cái luân lí thu được nhiều món lợi nhất. Tuy nhiên tâm lý muốn thoát ra khỏi “những điều kiện thấp hèn” là tâm lý của lớp thanh niên bình dân đã qua cách mạng năm 1789.

Juyliêng có rất nhiều sự lựa chọn, giá như lúc đầu anh nghe lời anh bạn Fukê làm kinh doanh chung phần hay tuỳ ý lựa chọn lấy cô hầu gái Êlida thì cuộc đời của anh sẽ “an phận thủ thường”, nhẹ nhàng trôi như mây, không có gì để mọi người lưu ý. Stendhal quả là tài tình đã vẽ cho nhân vật Juyliêng bao nhiêu con đường để anh lựa chọn và dĩ nhiên cuộc đời không ai có thể thoả mãn được hết ước mơ của mình, tham vọng làm lóa hết ý chí. Có đôi lúc Juyliêng đã suy nghĩ rất nhiều về số phận cuộc sống của mình, có một chút tính toán, nhưng chứa đựng sự dứt khoát và táo bạo với sự lựa chọn của mình là mình sẽ trở thành những người quý tộc, sẽ đạt tới sự giàu sang và không ai có thể khinh bỉ mình nữa. Và anh đánh cược với số phận của mình cũng chính như nội dung của tác phẩm Đỏ và Đen, nội tâm Juyliêng trỗi dậy: “Chẳng lẽ hạnh phúc lại gần ta thế ư ?... Sự tiêu phí một cuộc đời như vậy thật không có gì đáng kể... Như người du khách vừa mới trèo xong một quả núi dốc, ngồi trên đỉnh núi, và cảm thấy một nỗi vui thích tuyệt trần được nghỉ ngơi. Nếu bắt anh ta phải nghỉ ngơi vĩnh viễn, thì anh ta có sung sướng không” [37, 288]. Và anh đã bỏ qua những sự lựa chọn đó để bước tiếp một sự lựa chọn phải đạt tới giàu sang và được mọi người coi trọng là dấn thân mình vào tầng lớp quý tộc bắt đầu nghề nghiệp là một anh gia sư.

Chính vì có sự lựa chọn đã khiến cho hai mối tình của anh - với bà Đơ Rênan và với Matin Đơ La Môlơ sau này đều có những lúc mang trạng thái của hằn thù. Nhiều nhà nghiên cứu đã thán phục Stendhal vì một thời mà ý niệm giai cấp này hết sức mơ hồ trong nhận thức của con người, ông đã mô tả nét này như một động lực thầm kín đã chi phối hành động và tiềm thức của Juyliêng. Khi bà Đơ Rênan đẩy anh ra trong phút ngượng ngập đầu tiên hoặc bởi ghen tuông sau này (với tấm ảnh Napôlêông mà bà tưởng là một người đàn bà!) ý nghĩ đầu tiên của anh là “anh chỉ thấy bà Đơ Rênan là một người giàu có” [37, 146]. Rồi có khi phải chiều lòng cô đồng bóng Matindơ, bước đầu anh không hiểu được tính kì quái của cô, chính vì cái ý thức trên nó thường trực trong lòng anh. Sức hấp dẫn của con người bước vào một môi trường thật xa lạ với mình ấy chính là ở chỗ: trong tính cách phân phối bị giằng xé của anh chất Tactuyp không bao giờ tiêu diệt nổi tính chất không thể thuần phục ở con người bình dân “chống lại hèn kém của mình”. Hoàn cảnh có thể lúc biến anh thành một kẻ nhận kí giao kèo với những quỷ sứ hiện đại.

Đứng trước giữa hai người đàn bà mà Juyliêng yêu. Anh buộc lòng mình phải chọn lựa một người, một bên là người đàn bà có chồng và một bên là người mình đã cưới làm vợ. Juyliêng phải chọn lựa một trong hai trái tim này. So sánh giữa hai con người này Juyliêng cảm thấy có sự khác biệt rất nhiều về tính cách, đời sống nội tâm. Bà Đơ Rênan thì có một vẻ đẹp dịu dàng thuỳ mị được Juyliêng đôi lúc ví như “một người mẹ hiền”. Còn cô tiểu thư Matinđơ lại như “một bà hoàng hậu kiêu sa, kiều diễm, lạnh lùng”, đôi lúc sắc đẹp của Matinđơ khiến anh khó gần gũi, nhiều lúc khiến anh có phần suy nghĩ không tốt về cô:

Tính nết đâu mà khủng khiếp!” [ 38, 286]. Trải qua bao nhiêu sóng gió Juyliêng cũng đã lựa chọn cho mình một tình yêu đích thực, một tình yêu mà anh coi đó như là một sự lựa chọn, đúng đắn với mình. Tâm trạng của anh trong nhà tù đen tối, nỗi ân hận khi phát súng bắn vào bà Đơ Rênan và khi nghe tin bà còn sống thật phức tạp. Anh đã cám ơn trời đã không cho bà bị tử thương: “Lạ lùng thay! Anh nghĩ thầm, ta cứ tưởng rằng, do bức thư gửi ông Đơ La Môlơ, nàng đã phá hoại vĩnh viễn hạnh phúc tương lai của ta, thế mà, chưa đến mười lăm ngày sau cái hôm gửi bức thư ấy, ta đã không còn nghĩ gì nữa đến tất cả những chuyện quan tâm lúc đó...” [38, 343]. Dần dần anh nghĩ rất ít đến Matinđơ, sự tham vọng không còn trong anh nữa. Giờ trong đầu anh luôn lưu giữ một hình ảnh đó là bà Đơ Rênan, người mà anh đã chọn lựa làm người tình của mình.

Nhưng ở đây sự lựa chọn của nhân vật, vai trò chủ động của nhân vật có ý nghĩa quan trọng, nó khiến cho Juyliêng Xôren trong khi cũng trải qua một trường học đường đời giống như nhiều nhân vật thanh niên của Banzăc, đã thể hiện một khuynh hướng hiếm hoi hơn cả sự phát triển của con người và xã hội. Cái ngẫu nhiên - những may mắn kì lạ trong thời kì “Bước vào đời” mà chính bản thân Juyliêng cũng phải chú ý tới đấy - chỉ có thể tác động trong điều kiện đó.

Chính bởi thế, Juyliêng chết, bị kết án không bởi một toà án của dòng tu Jêzuyt, cũng không phải của Saclơx - ông Vua mà có lúc bà Đơ Rênan đã định tới quỳ xin miễn tội cho Juyliêng - mà bởi toà của phái “tự do” có nghĩa là bọn Valơnô. Bởi vì cả Bảo hoàng, cả Jêzuyt lúc này cũng đều biết ngả theo chiều gió. Juyliêng bị kết án tử hình, song nhiều người đã nhìn thấy nhân vật này một sự lựa chọn khiến cho cái chết của anh giống như một vụ tự sát. Sự lựa chọn ấy trước hết bộc lộ qua hành động bắn vào bà Đơ Rênan, để khôi phục lại hình ảnh đúng đắn về mình. Juyliêng đã nghĩ về một thời tương lai nào đó, “một nhà hành pháp triết gia nào đóhoặc” một giọng nói ân tình nào đó” sẽ nói về vụ án của anh ... Sự lựa chọn ấy còn đuợc bộc lộ một cách rõ ràng hơn hết qua lời phát biểu trước toà, khi “người thanh niên bình dân, thông minh khao khát công lý và quyền lực, người công tố ủy viên vừa mới ở vị trí của kẻ bị kết tội” ( H, F.Imbe) lại cứ khăng khăng nhằm vào cái điểm mà người luật sư dặn nhất thiết phải tránh: đó là vấn đề giai cấp (dù khái niệm ấy chưa có ý nghĩa giống hẳn với ngày nay, dù Juyliêng mới chỉ có ý niệm về “một lớp người trẻ tuổi”)... Bắn vào bà Đơ Rênan, như lời một nhà phê bình đã nói, là anh ta đã bắn vào hình ảnh mình phản chiếu từ bức thư, từ tấm gương của dư luận xã hội qua lời tuyên đọc của một gã Jêzuyt cơ hội. Thực chất vụ án này không phải là chuyện trừng trị và tuyệt diệt niềm hi vọng của một lớp người. Juyliêng đã rọi một tấm gương trung thành vào bộ mặt của “những kẻ tư sản đang phẫn nộ”, anh đã đoán trước rằng: “Vậy tôi đã đáng tội chết, các ngài hội thẩm” [38, 380]. “Tội ác của tôi là thế đó, thưa các ngài, và nó sẽbị trừng trị càng nghiêm khắc vì nỗi, thực tế, tôi không được sử phán bởi những người cùng đẳng cấp với tôi. Tôi trông thấy trên các nghế hội thẩm một người nhà quê làm nên giàu có nào mà chỉ toàn những trưởng giả phẫn nộ” [38, 381].

Tiểu kết

Stendhal đã xây dựng một thế giới nhân vật phong phú, sinh động, đầy màu sắc nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau nước Pháp hiện thực thế kỉ XIX: Nhân vật Pháp quyền, nhân vật Thần quyền, nhân vật tình cảm, nhân vật lựa chọn. Stendhal đã vẽ lên một bức tranh xã hội con người cuộc sống thế kỉ XIX, một bức tranh hiện thực mở màn cho tâm lý chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX nước Pháp.

Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đỏ và đen của stendhal (Trang 31 - 36)