Người ta chú ý đến nhiều khía cạnh của tác phẩm, trong đó đặc biệt phải kể đến một vấn đề quan trọng, đó là việc nhà văn đã thể hiện một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, pho
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ HÒA
VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT
TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ HÒA
VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI VIỆT
TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Tuấn Anh
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Trương Thị Hòa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS TS Vũ Tuấn Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Trương Thị Hòa
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 9
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 9
1.1 Khái quát về văn hóa tâm linh 9
1.1.1 Văn hóa và văn hóa tâm linh 9
1.1.2 Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng người Việt 14
1.1.3 Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật 19
1.2 Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn 24
1.2.1 Nguyễn Xuân Khánh và chủ đề lịch sử - tôn giáo 24
1.2.2 Nét đậm của văn hóa tâm linh trong Mẫu Thượng Ngàn 28
Chương 2 NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA TÂM LINH TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN 32
2.1 Lễ hội Kẻ Đình với những tục lệ cổ xưa mang đậm dấu ấn tâm linh 32
2.2 Thờ cúng bách thần và tín ngưỡng vật linh – sức hấp dẫn của văn hóa bản địa 36
2.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu – điểm hội tụ của văn hóa tâm linh trong tác phẩm 42
2.3.1 Ý niệm thiêng liêng về Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn 44
2.3.2 Những chân dung mang tính Mẫu 50
2.3.2.1.Vẻ đẹp phồn thực và khả năng bảo tồn, duy trì nòi giống 51
2.3.2.2 Sức mạnh hóa giải những đau khổ và hồi sinh sự sống bằng tính thiện và tình thương yêu 58
Trang 62.3.2.3 Giữ gìn và phát triển sức sống bất diệt của văn hóa bản địa
trước văn hóa Phương Tây 65
2.4 Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng triết lí của những yếu tố tâm linh trong tác phẩm 68
Chương 3 CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TÂM LINH VÀ HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT 77
3.1 Những yếu tố kì ảo, huyền thoại với chức năng khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người 77
3.2 Những phương thức đặc tả tín ngưỡng thờ Mẫu 83
3.2.1 Tục lên đồng, hầu đồng 83
3.2.2 Tiếng đàn hát của cung văn 89
3.3 Ngôn ngữ và kết cấu nghệ thuật 92
3.3.1 Ngôn ngữ 92
3.3.2 Kết cấu nghệ thuật 95
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới đã trở thành một tâm điểm thu hút
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Nó được coi là một trong những thể loại phát triển mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam Thành công của thể loại tiểu thuyết trong văn học giai đoạn hiện nay có thể được coi là sự phát triển vượt bậc của văn học nhằm đến sự hoàn thiện cho chức năng của văn học đối với cuộc sống, phản ánh cuộc sống một cách toàn diện nhất Trong quá trình khám phá ấy, tiểu thuyết tập trung đi tìm những cách tân trong đề tài, chủ đề, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, cấu trúc và từng bước tìm đến vấn đề tâm linh, một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu tượng văn hóa nhằm thấy được mối quan hệ giữa biểu tượng văn hóa và hình tượng văn học như một tất yếu được thức nhận chủ yếu qua ý thức tâm linh
Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) ra mắt bạn đọc năm 2006
được đánh giá là cuốn tiểu thuyết giàu giá trị Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết đã được đông đảo bạn đọc và giới phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm Người ta chú ý đến nhiều khía cạnh của tác phẩm, trong đó đặc biệt phải
kể đến một vấn đề quan trọng, đó là việc nhà văn đã thể hiện một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa Việt Bằng cách đưa hàng loạt những hình ảnh liên quan trực tiếp đến đời sống, tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, tác giả đã tạo dựng trong sáng tác của mình một thế giới tâm linh đa dạng, đậm nét từ ngoại cảnh đến nội tâm
Có thể xem đây là một khám phá mới mẻ, mở đường cho thể loại tiểu thuyết
về phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt nam
1.2 Đối với mỗi quốc gia dân tộc, cái quan trọng nhất, cao quí nhất là giá trị văn hoá Văn học là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hoá
Là một dạng văn hoá tinh thần, văn học chính là nơi lưu giữ giá trị văn hoá tinh thần cho mọi thế hệ Từ văn học có thể hiểu thêm về văn hoá Đứng ở
Trang 8góc độ tương quan giữa văn hoá và văn học, có thể thấy văn hoá đựơc hiểu thêm một cách tinh tế và sống động hơn, còn văn học trên nền tảng văn hóa, văn học sẽ được tiếp nhận một cách sâu sắc hơn
Với Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đặt ra và trả lời
về vấn đề Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt – một câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu Không phải bằng
lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn
còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của
dư luận mấy năm trước Đây chính là câu trả lời hấp dẫn, nếu không nói là thuyết phục hơn cả Lựa chọn đạo Mẫu làm lăng kính soi rọi, Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực, phồn sinh của mảnh đất nhiệt đới gió mùa hình chữ S này Nguyễn Xuân Khánh đã
đi sâu vào nguồn cội của sức sống Việt Nam, căn nguyên để người dân Việt Nam vượt lên mọi ách thống trị trong suốt mấy ngàn năm chứ không đơn thuần ở thời Pháp thuộc
Mẫu Thượng Ngàn đã đạt giải thưởng Tiểu thuyết Hội Nhà Văn Hà Nội
năm 2006 Qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng này, tác giả Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, giàu chất trữ tình của mình, đồng thời chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc về văn hóa tâm linh người Việt, một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Việt
1.3 Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng, Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của văn hóa dân tộc Trước những yêu cầu của dân tộc và thời đại, đặc biệt là trong xu thế giao lưu, hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu vấn đề văn hóa tâm linh Việt để có cái nhìn đúng về sức mạnh văn hóa tâm linh Việt có ý nghĩa to lớn đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa , phát huy sức mạnh văn hóa để nâng giá trị con người Việt Nam lên một tầm cao mới
Trang 9Đó là những lí do chúng tôi tiếp cận, tìm hiểu Văn hóa tâm linh người
Việt trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các ý kiến phê bình trên báo, tạp chí, các bài phỏng vấn
Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: “ Đóng góp lớn của nhà tiểu thuyết
là sự khám phá sâu sắc con người Việt ở chiều kích văn hoá tâm linh, phong tục, tập quán, tín ngưỡng - con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của một
cơ tầng văn hoá bản địa vô cùng giàu có, ẩn hiện trong sương khói mộng mị huyền bí mà nguyên khối trong lành, tươi sáng, vẻ như cổ quái mà thân mật
ấm áp nhân tình, tràn trề sức sinh sôi như cây đời, bền vững vĩnh hằng như trời đất Khám phá này có cơ sở bền vững ở sự hiểu biết thấu đáo, kỹ lưỡng trong sự tham chiếu và được nhà văn biểu hiện qua một loạt hình tượng nhân vật, đặc biệt là tầng tầng lớp lớp các nhân vật nữ huyền ảo mà chân thật, chứa chan phồn thực mà cao sang, chất phác, giản dị mà lộng lẫy tươi đẹp Cuốn sách là một công trình văn hoá, văn học, vừa nghiêm túc, vừa tráng lệ.” [25]
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong cuộc trả lời phỏng vấn của
VTC News đă khẳng định: “Mẫu Thượng Ngàn là nhân vật quần chúng
nhưng lại mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt và Đạo Mẫu trong tiểu thuyết (được thể hiện trong tiểu thuyết qua nhân vật bà Tổ Cô bí ẩn, bà ba Váy đa tình, cô đồng Mùi, mơ Hoa nghèo khổ, trinh nữ Nhụ…) vừa là tín
ngưỡng, vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của dân tộc Việt Từ Hồ
Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương
phác hoạ rõ nét về nền văn hoá Việt Nhà văn rất cần phải làm văn hoá, nói về văn hoá, nhưng trên hết, trong tư cách là một người viết thì văn Nguyễn Xuân
Khánh rất đẹp, rất trong sáng, thú vị Mẫu Thượng Ngàn đã chứng tỏ nội lực
văn chương, tri thức, và cả tư chất một nhà nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khánh.” [47]
Trang 10Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có những nhận xét: “Nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng rất nhân loại…Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa , tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này - tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh Tác
giả đã ngót 75 tuổi Gừng già thật cay!” [46]
Nhà nghiên cứu Châu Diên cho rằng đây là “cuốn tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa, nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là
cả một cộng đồng ” [11]
Dương Thị Huyền trong bài viết về Nguyên lý tính mẫu trong truyền
thống Văn học Việt Nam –Tạp chí Văn học tháng 3/2009 nhấn mạnh: “Trước
hết, có thể nói rằng đây (Mẫu Thượng Ngàn) là cuốn tiểu thuyết có giá trị,
nhất là khi nhà văn đã thể hiện một cách vô cùng độc đáo những nét đặc sắc
về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa Việt Cũng có thể coi đây
là một hướng đi mới của thể loại tiểu thuyết, bởi khi đề cập tới những giá trị
về mặt văn hóa phong tục sẽ rất dễ dàng tạo nên cho tác phẩm một sức sống lâu bền trong nền văn học dân tộc…Thành công của Nguyễn Xuân Khánh phải chăng sẽ là điểm bắt đầu, là sự mở đường cho thể loại tiểu thuyết về phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt Nam?” [32]
Trần Thị An - (Viện Khoa học Xã hội) trong bài viết Sức ám ảnh của
tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết "Mẫu Thượng Ngàn" trên Tạp chí Văn
học , số 6/2007 khẳng định: “Chọn thời điểm đầu thế kỷ XX làm bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết, có thể thấy, vấn đề mà Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong
Trang 11Mẫu Thượng Ngàn là vấn đề số phận của dân tộc trước ngoại xâm, rộng ra là
những thách đố về ứng xử của cả dân tộc trước sự tiếp xúc với ngoại bang - một vấn đề nổi lên nhức nhối ở nhiều thời điểm trong lịch sử Việt Nam…” [1] Cũng theo Trần Thị An thì vấn đề trung tâm mà tác phẩm này đặt ra là nỗ lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh thần mà từ đó, căn cốt tinh thần của người Việt được định hình Không gian tinh thần ấy, là không gian văn hóa làng mà hạt nhân quan trọng nhất trong đó là tín ngưỡng dân gian
Ngoài các ý kiến trên, còn có nhiều bài viết trên các báo Văn nghệ trẻ,
Thanh niên, Nhân dân…cũng quan tâm đến Mẫu Thượng Ngàn và nhà văn Nguyễn Xuân Khánh như: Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết
mới – Tác giả Quỳnh Châu [9]; Mẫu Thượng Ngàn – cơ duyên của Nguyễn Xuân Khánh – Tác giả Hòa Bình [7]…
Nhìn chung các ý kiến, các bài viết trên đều thống nhất khẳng định thành
công và tài năng của Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu Thượng Ngàn khi tiếp
cận vấn đề bản sắc văn hóa Việt
thể hiện trong tác phẩm đó chính là nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam và
“ông tận dụng tất cả kinh nghiệm về làng quê, văn hóa của mình để viết Văn hóa Việt có những lúc thay đổi cực mạnh, tuy nhiên thay đổi đến mức gốc rễ thì không nhiều Khi viết, tôi đặt văn hóa Việt trong sự thay đổi, trong sự giao
thời … Mẫu Thượng Ngàn không phải chỉ viết về văn hóa làng mà viết về sự
tiếp biến văn hóa, giữa văn hóa Việt và văn hóa Tây Phương…” [39]
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nhà trường
Như đã nói ở trên, ngay từ khi mới ra đời Mẫu Thượng Ngàn đă trở
thành một trong những cuốn tiểu thuyết thu hút sự quan tâm của xă hội Tác phẩm này là một đề tài hấp dẫn cho những người làm nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói riêng Trong số đó có thể kể đến một số công trình như :
Trang 12Hoàng Thị Thu Trang, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng
Mới đây nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà, Một số đặc
sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh,
LV Thạc sĩ, H 2011
Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu cũng như từ phía tiếp nhận của người đọc và phát biểu của chính nhà văn, chúng ta có thể thấy đối tượng mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm đó chính là sức sống mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện thông qua những số phận, những cuộc đời người phụ nữ trong những năm đầu thế kỷ XX ở miền Bắc Việt Nam Lịch sử, nhân vật có thể được hư cấu, cũng có thể là những nhân vật “từ trong
ký ức của nhà văn” nhưng tất cả đều tập trung để truyền tải những giá trị của nền văn hóa Việt từ bao đời nay Tất nhiên, không thể phủ nhận tính đa nghĩa của một tác phẩm văn chương, nhưng có thể nói tiếp cận văn hóa lịch sử từ sự
hư cấu, từ những thủ pháp văn học có thể nói là một hướng đi mới mẻ nhưng
sẽ hứa hẹn “những kết tinh độc đáo” Tuy nhiên các nhận định, các ý kiến
đánh giá mới chỉ dừng lại ở sự khái quát, các công trình nghiên cứu tập trung
đi sâu khai thác thế giới nhân vật, đặc sắc về nghệ thuật, nguyên lý tính Mẫu
…đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề
văn hóa tâm linh trong tác phẩm
Trên những cơ sở đó, đề tài Văn hóa tâm linh người Việt trong tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh sẽ đi sâu và tìm hiểu
một cách trọn vẹn một trong những nét đẹp của nền văn hóa Việt: Văn hóa
Trang 13tâm linh Vấn đề ấy sẽ được thể hiện như thế nào trong tác phẩm thông qua
những cuộc đời, những số phận cụ thể ở một làng quê nghèo, trong một thời
kỳ biến động của lịch sử đất nước Khi nét đẹp ấy được khẳng định, được lý giải một cách thấu đáo qua việc tìm hiểu cuốn tiểu thuyết, sẽ góp phần nhìn nhận, đánh giá đúng đắn giá trị của văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của Nguyễn Xuân Khánh, trên cơ sở đi sâu nhận dạng, thống kê, phân loại
các hiện tượng tâm linh trong tác phẩm, lấy điểm tựa là văn hoá truyền thống dân tộc (phong tục tập quán, tín ngưỡng…), bước đầu luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích một số biểu hiện văn hóa tâm linh nổi bật và các phương thức thể hiện các yếu tố tâm linh, qua đó thấy được ý nghĩa của chúng đối với tác phẩm, cũng như đối với đời sống con người
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Trong đó có thể kể đến một số phương pháp chính như sau :
4.1 Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm văn học
Đây đựợc xem là phương pháp chủ đạo khi triển khai dạng đề tài về tác giả, và tác phẩm văn học Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về tác phẩm
Mẫu Thượng Ngàn và tác giả Nguyễn Xuân Khánh cũng sử dụng triệt để
phương pháp nghiên cứu này
4.2 Phương pháp hệ thống
Văn hóa tâm linh trong Mẫu Thượng Ngàn là cả một hệ thống với
nhiều những biều hiện khác nhau Phương pháp này giúp chúng tôi thiết lập lại phần nào diện mạo phong phú, đa dạng của văn hóa tâm linh trong tác phẩm đồng thời có được cái nhìn hệ thống trong quá trình nghiên cứu Từ đó,
Trang 14luận văn sắp xếp các yếu tố, phân tích, lí giải mối liên hệ giữa chúng để thấy tính chỉnh thể của một cấu trúc văn hoá trong văn học
4.3 Phương pháp phân loại thống kê
Phương pháp này, nhằm thống kê, phân loại tần số xuất hiện của các yếu tố tâm linh trong tác phẩm để thấy mức độ ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thống đối với sáng tác của tác giả, cũng như hiệu quả của chúng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật
4.4 Phương pháp khái quát, tổng hợp
Sau khi đã tiến hành thống kê, phân loại, phân tích các biểu hiện văn hóa tâm linh và các phương thức thể hiện các yếu tố tâm linh, luận văn sẽ tiến hành khái quát, tổng hợp lại để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá về giá trị của nó đối với việc thể hiện tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tác phẩm và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với cuộc sống con người trong thời điểm hiện tại Đồng thời khẳng định, làm sáng tỏ giá trị đặc sắc và chiều sâu của tác phẩm do yếu tố văn hoá tâm linh mang lại
6 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Khái quát về văn hóa tâm linh và tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Những biểu hiện và giá trị của văn hoá tâm linh trong Tác phẩm
Mẫu Thượng Ngàn
Chương 3: Các phương thức thể hiện yếu tố tâm linh và hiệu quả nghệ thuật
Trang 15NỘI DUNG
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ TIỂU THUYẾT
MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1 Khái quát về văn hóa tâm linh
1.1.1 Văn hóa và văn hóa tâm linh
1.1.1.1 Văn hóa
Văn hóa (dịch từ Culture) là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người, khó có định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó Mọi hoạt động của con người và sản phẩm -kết quả của những hoạt động ấy
do con người có ý thức tác động vào tự nhiên và xã hội mà có đều thuộc về văn hoá Quá trình phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động cải biến hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội Con người sáng tạo ra văn hoá
và văn hoá lại tái tạo bản thân con người
Nhìn một cách khái quát nhất, “văn hoá là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”
[50, 1100]; “văn hoá gồm tất cả những sáng tạo kiến thiết của loài người ở trong
xã hội, tất cả những cái gì không là không phải tự nhiên, là phi tự nhiên” [2]
Văn học là một hình thái đặc biệt của văn hoá, thuộc về hệ ý thức, lĩnh vực văn hoá tinh thần Với đối tượng nghiên cứu là văn hóa tâm linh - một phương diện của văn hoá tinh thần trong văn học, chúng tôi lưu ý đến một số định nghĩa sau:
Theo Bách Khoa Toàn Thư Pháp, “Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ,… những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người, những công cụ, nhà ở,… và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó”
Trang 16Nhà dân tộc học người Anh, E.B.Tylor định nghĩa: “Văn hoá là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội” [53]
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [44] Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (Văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [69]
Nhân dịp phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988-1997), tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công bố định nghĩa mới về văn hoá: “Văn hoá là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội Nó không thuần tuý bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống tín ngưỡng”
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu văn hoá theo hai nghĩa rộng-hẹp Nghĩa rộng, văn hoá bao gồm các giá trị vật chất (văn hoá vật chất) và giá trị
Trang 17tinh thần (văn hoá tinh thần) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử Nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan đến
nhu yếu tinh thần trước hết của con người.
Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hoá tâm linh, chúng tôi hiểu và vận dụng khái niệm văn hoá theo nghĩa hẹp là những giá trị văn hoá
trong lĩnh vực tinh thần - văn hoá tinh thần Đó là những di sản văn hóa đem
lại nguồn cảm hứng thẩm mĩ cho con người bằng những hoạt động của các loại hình nghệ thuật Cụ thể là văn, thơ, hát… nghề mĩ nghệ thủ công, trò chơi nghệ thuật…Cùng với các loại hình trên là phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tết, lễ, luật tục và những hương ước, định ước và tri thức dân gian Ở đây, có thể xem các thành tố phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng
thuộc về văn hoá tâm linh bởi chúng đều gắn với yếu tố tâm linh - vấn đề cơ bản trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc
1.1.1.2 Văn hóa tâm linh
Khái niệm “Tâm linh”
Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, tâm linh có một nét nghĩa là “tâm hồn,
tinh thần” Trong khi đó, “tâm hồn” được định nghĩa là “ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” [50, 896] và
“tinh thần” là “tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người” [50, 994] Theo đó, thế giới tâm
linh chính là thế giới tâm hồn, thế giới tinh thần và nói đến tâm linh tức là nói
đến đời sống nội tâm của con người trong tương quan với đời sống vật chất
bên ngoài Theo nghĩa này, tâm linh còn là một phần của tâm lý bởi tâm lý là
“toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí,… biểu hiện trong hoạt động cử
chỉ của mỗi người” [50, 897] Ở đây tâm linh là một biểu hiện của đời sống
tâm lí con người ở khía cạnh tình cảm và niềm tin
Trang 18Trong Pháp Việt từ điển của Lê Khả Kế, tâm linh là: “linh tính” Hay cũng theo Từ Điển Tiếng Việt 2000, một nét nghĩa khác của tâm linh là “khả
năng biết trước một số biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm
duy tâm” [50; 897] Ở đây, tâm linh được dùng như một động từ với nội hàm
“tiên tri” (biết trước và nói ra trước các sự kiện trước khi chúng xảy ra)
Còn theo tác giả Nguyễn Đăng Duy thì: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [12, 11]
Các khái niệm tâm linh trên tuy khác nhau nhưng vẫn có điểm chung là
hiểu tâm linh gắn với con người, ở trong con người Nhưng không thật là đủ nếu không hiểu tâm linh từ ý nghĩa tự thân của nó cũng như từ thực tiễn đời sống tinh thần
Tâm linh gồm hai chữ tâm và linh Tâm (lòng, tấm lòng) Chữ tâm ở
đây được hiểu trong từ “tâm niệm” (thường xuyên nghĩ tới, tự nhắc mình ghi
nhớ làm theo, tức tin theo điều đó) Như thế tâm trong tâm linh là niềm tin Còn linh là thiêng trong linh thiêng, thiêng liêng (ví dụ: “linh khí” tức khí
thiêng-khí thiêng sông núi) Vậy tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng
Tâm linh là một phần không thể thiếu trong đời sống bởi “trong đời
sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn
cụ thể sờ mó được, có thể đánh giá qua những gì cụ thể nhất định, thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung, nhưng lại không thể thiếu được ở con người Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó [45, 36]
Trang 19Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả mà con người luôn
hướng tới, luôn tin tưởng nên nó có giá trị cố kết cộng đồng, ràng buộc con người bên cạnh các mối quan hệ hữu hình khác Nên tâm linh có mặt trong cả đời sống tinh thần, đời sống xã hội và đời sống tôn giáo “Không chỉ có Thượng đế, có Chúa, Trời, Thần, Phật mới thiêng liêng, mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật công lí cũng thiêng liêng không kém” [62, 8]
Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể tổng kết như sau: Tâm linh là
một hình thái ý thức của con người Nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống
Nói tâm linh là một hình thái ý thức của con người - tức là tâm linh gắn
liền với ý thức con người và chỉ có ở con người Trong đời sống của các loài
vật không có sự tồn tại của tâm linh Trong ý thức con người, tâm linh là một
dạng của ý thức – ý thức hướng về cái thiêng liêng Ý thức tâm linh thường được biểu hiện dưới dạng quan niệm và những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng
Hạt nhân cơ bản của tâm linh là niềm tin, không có niềm tin, chắc chắn
sẽ không có tâm linh Đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, gọi là niềm tin tâm linh hay niềm tin tâm thức Do vậy niềm tin tâm linh thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội, tinh thần, tư
tưởng Tâm linh tồn tại trên nhiều phạm vi: đời sống cá nhân, gia đình, cộng
đồng làng xã, Tổ Quốc, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng, tôn giáo
Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh là thuật ngữ được hiện diện rộng rãi trên văn đàn vào
khoảng mười lăm năm gần đây, nhất là sau khi một số nhà nhân học, tâm lí học, khoa học xã hội quốc tế thừa nhận yếu tố tâm linh, một trong bốn thuộc tính của con người (con người xã hội, con người sinh học, con người tâm lí,
con người tâm linh) Từ cách hiểu và giới hạn hai khái niệm Văn hóa và khái niệm Tâm linh, chúng tôi nhận thấy dù thuộc lĩnh vực tinh thần, văn hóa tâm
Trang 20linh không chỉ gồm giá trị văn hóa vô hình (nghi lễ, tập tục, ý niệm ) mà cả
những văn hóa hữu hình phát tín hiệu thiêng (đình, đền, miếu, phủ, chùa, nhà thờ ) Như thế, tất cả những gì liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ
tạo nên văn hóa tâm linh
Như vậy, có thể khẳng định rằng đời sống tâm linh là một phần của đời sống tinh thần, ở đó con người tin vào cái thiêng Ở đó, con người sống với phần tâm linh của mình Đó là không gian của những thần cây đa, ma cây gạo, của thần thánh, Phật Tiên… Đó là thời gian giỗ, tết, các lễ hội với phần
lễ thiêng liêng, những thời điểm giúp con người giao hòa với trời đất, thiên nhiên và các thế lực thánh thần Sống trong không gian, thời gian mang tính tâm linh ấy, con người được giải tỏa, cởi bỏ phiền muộn lo âu, cầu những điều tốt đẹp cho mình và người thân
Từ cách hiểu trên, theo chúng tôi, khái niệm văn hóa tâm linh của Nguyễn Đăng Duy là tương đối đầy đủ: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu
hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [12, 26] Đó là niềm tin
thiêng liêng về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần Thành hoàng v.v Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh đúng nghĩa và trang trọng Một xã hội văn minh, phát triển, niềm tin thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị
Tóm lại, với những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng nhưng vẫn
có thể khẳng định, văn hóa tâm linh là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ
truyền thống, giáo dục lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện đã góp phần tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa dân tộc
1.1.2 Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng người Việt
Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong
tự nhiên và con người là những biểu hiện quan trọng trong đời sống văn hóa
Trang 21tâm linh người Việt Hệ thống tín ngưỡng này có gốc rễ từ trong chính đặc điểm thiên nhiên, lịch sử và con người Việt Nam từ ngày đầu lập nước Và yếu tố thiêng, niềm tin tâm linh là hạt nhân cơ bản nhất Với người Việt, sự thiêng liêng của núi non sông nước gắn liền với sự thiêng liêng của con người; không gian thiêng liêng gắn nhập với thời gian thiêng, đất nước gắn nhập với lịch sử Tục thờ thần, tạo ra thần thánh của người Việt đã trở thành một đặc trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp phương Nam Họ không chỉ lịch sử hóa, địa phương hóa thần linh mà còn thiêng hóa, huyền thoại hóa các thần để các vị trở nên gần gũi hơn và càng linh ứng hơn Đó cũng là yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc và là nền tảng truyền thống cho sự tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại sinh khi tiếp xúc, kết hợp với các tư tưởng văn hóa khác làm giàu có, phong phú hơn cho văn hóa dân tộc
1.1.2.1 Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một trong những cơ sở hình thành văn
hóa tâm linh, bắt nguồn và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, tâm lí, thói quen và tính cách của người Việt Khác với cư dân thuộc nền văn hóa gốc du mục, với xuất phát điểm là văn hóa gốc nông nghiệp đặc thù - nông nghiệp trồng lúa nước, quá trình vận động phát triển của nền văn hoá Việt Nam bị qui định bởi những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội cụ thể, dẫn đến thái độ và cách ứng xử, tư duy và tín ngưỡng riêng của con người
về thế giới Sống ở một nước nhiệt đới có nhiều biểu hiện dữ dội của thời tiết,
cư dân người Việt làm ăn, sinh sống lệ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” Điều đó dẫn đến hệ quả tất yếu là: tâm lý phụ thuộc, ý thức tôn sùng và thái
độ hòa hợp với thiên nhiên Từ đó, hình thành lối tư duy tổng hợp và tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tôn thờ tất cả những lực lượng siêu hình chi phối, định đoạt đời sống Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng đặc biệt: tín ngưỡng đa thần - một yếu tố thiêng trong văn hóa Việt Nam Giữa bầu trời cao lồng lộng,
Trang 22có biết bao sự vật sự việc mà con người không thể thấy, không thể hiểu bên cạnh những gì tri giác được, nên trong thế giới quan của họ mỗi sự vật đều mang theo một cái gì đó linh thiêng, “vạn vật hữu linh” Từ núi sông, mưa gió, đến chim thú, cây đá như đều có thần, có ma Niềm tin ấy đã trở thành thói quen thể hiện lòng tôn kính thánh thần, vật thiêng bằng các hình thức lễ nghi phổ biến: tục thờ thiên thần, nhiên thần, động thực vật và tục tế lễ trời
đất Để tập trung làm sáng tỏ vấn đề Văn hóa tâm linh trong Mẫu Thựơng
Ngàn, chúng tôi chỉ trình bày hình thức thờ thiên thần, nhiên thần; thờ vật thiêng là hình thức tín ngưỡng được đề cập đến trong tác phẩm
Thờ thiên thần, nhiên thần là tục thờ các vị thần có nguồn gốc từ
trời, từ các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm chớp, nước, đất, núi, đá ) Sống trong điều kiện địa lý, sinh thái đầy khắc nghiệt, với trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức thực tế của người thời cổ thì không thể nói đến “thay đổi trời đất, sắp xếp lại giang sơn” mà chỉ thụ động “trông trời”, “lạy trời”, “ơn trời” mà thôi Nhận thức ấy hướng họ tìm đến những cách thích ứng với tự nhiên Tự nhiên trở thành đối tượng của những ứng xử cụ thể trong cuộc sống, trước hết là thờ trời, đất, nước Theo lối sống trọng phụ nữ là thờ các nữ thần, nên có Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản ba hiện tượng tự nhiên quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với nghề nông Khi có ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai thì bộ ba nữ thần vẫn tồn tại trong dân gian dưới dạng Tam phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải) cai quản muôn loài Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, và cộng sinh ngay với tín ngưỡng bản địa, nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hế thống Tứ Pháp: Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Diện
Ngoài ra, tạo nên môi trường sống và cảnh quan của cư dân nông nghiệp còn có sự phù hộ của các sơn thần, thủy thần Xu hướng cụ thể hóa trong tục thờ nhiên thần, thiên thần của người Việt được biểu hiện ở việc thờ cúng thần ngay tại địa phận cư trú của mình (cây đa, bến nước, khe núi, mỏm
Trang 23đá, thậm chí là ở cả góc ao, sân vườn ) Do tính chất cụ thể, con người có thể tin Thần núi này thiêng hơn hay Thần sông kia thiêng hơn, nên mỗi vùng người ta đều tìm thấy cho mình những sông thiêng núi thiêng của mình để thờ, theo quan niệm “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ” Nhiều vị thần đã trở thành Thành Hoàng bảo hộ cho các cộng đồng làng
xã (Thành Hoàng là Tứ Pháp ở nhiều làng ven sông Hồng, Thành Hoàng là thần núi Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên - Hà Tây )
Thờ vật thiêng: Khác với cư dân văn hóa gốc du mục tôn thờ những
con thú dữ (chó sói, đại bàng ), cư dân Việt thờ chủ yếu các loài vật phổ biến
ở vùng sông nước: chim, rắn, cá sấu, “nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” Người Việt cổ xưa đã nâng các con vật này lên thành biểu tượng Tiên Rồng thông qua các truyền thuyết về họ Hồng Bàng Tiên được tín ngưỡng hóa từ giống chim của người Việt cổ ở miền núi Rồng được biểu tượng hóa từ loài rắn và cá sấu vùng sông nước Sự kết hợp rắn - chim, tiên- rồng đã tạo nên dòng dõi thần linh của người Việt- dòng dõi cao quý không thua kém bất cứ tộc người nào Đó là ý thức bảo toàn nòi giống, lòng tôn kính tự hào về tổ tiên thiêng liêng của người Việt Con rồng (người phương Bắc gọi con giao long)
đã đi vào các câu chuyện huyền thoại trong dân gian về con vật thiêng phù hộ cho người
Bên cạnh đó, các loại cây to, cây cổ thụ cũng trở thành những linh mộc,
“thần cây đa, ma cây gạo” Các cây sống lâu năm (cây thị, cây gạo, cây đa) đều có thể thành tinh- Mộc tinh Các con vật, đồ vật lâu năm cũng có thể thành tinh, đều có thần có ma trú ngụ Vì vậy, mà trong dân gian, ngoài việc thờ cúng các thần linh cao quý thì việc cúng vái, yểm bùa trừ quỷ ma trong các tinh vật cũng rất phổ biến
Như thế, có thể thấy, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đã tạo nên bản sắc
văn hóa của cộng đồng người Việt, như nhắc nhở người dân Việt sống chan hòa như dây bầu, dây bí cũng đều chung một dàn, và đầy tính bao dung
Trang 241.1.2.2 Tín ngưỡng sùng bái con người
Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần Cái tinh thần trừu tượng khó nắm bắt nên người xưa đã “thiêng hóa” nó thành khái niệm linh hồn Người xưa quan niệm khi hồn lìa khỏi xác là lúc con người trút hơi thở cuối cùng Khi đó, thể xác hòa vào cát bụi còn linh hồn vẫn tồn tại, được thần linh mang đi, sau đó tiếp tục chuyển sang “sống” ở một cõi khác Đó là “thế giới bên kia”, là “cõi âm” theo triết lý âm dương (hồn đi từ cõi dươn gian, dương thế sang cõi âm-âm ti, âm phủ) Hồn không thể tiêu tan cho nên con người sau khi chết vẫn còn lại linh hồn, “thác là thể phách, còn là tinh anh” Hồn ấy có bản chất như thần linh, ma quỉ Tuy thuộc về thế giới khác, linh hồn vẫn tác động trực tiếp đến đời sống con người, gây họa hay tác phúc cho con người Đó chính là cơ sở của lòng tin vào linh hồn, vào hiện tượng âm phù và hình thành tục thờ cúng người chết - một hình thức tín ngưỡng cổ xưa
nhất của loài người Tín ngưỡng sùng bái con người được biểu hiện qua các
hình thức: thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng lịch sử văn hóa, thờ tà thần
Tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên và con người dẫn đến việc hình thành
lễ hội dân gian Có lẽ không một nền văn hóa truyền thống của dân tộc nào lại không có lễ hội Cũng như Trung Quốc và các nước khác, Việt Nam là một đất nước có rất nhiều lễ hội Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng Lễ hội tái hiện lịch sử nhằm suy tôn những con nguời, những anh hùng dân tộc như Lễ Hội Đền Hùng, Hội Hai Bà Trưng, Hội Gióng… và Lễ hội tái hiện phong tục tín ngưỡng như Hội chùa Dâu, hội chùa Keo, Hội chùa Hương, Hội bà chúa Sam…Lễ và Hội luôn đan xen xoắn xuýt nhau Lễ đi kèm với hội dưới hình thức cúng kiến, bái viếng đối với thần thánh, Tiên, Phật, hoặc người dưới cõi âm như lễ rước thần lúa, lễ cầu mưa, nghi lễ phồn thực, lễ tảo mộ, lễ cúng cầu siêu cho các vong hồn… Lễ diễn ra trong một không gian thời gian nhất định Hội thường gắn với những trò chơi dân gian,
Trang 25gắn với những cuộc thi thố, tranh tài trong một số lĩnh vực nào đó Tính chất vui, trào tiếu trong hội là nét nổi bật Con người không chỉ sống trong cái thiêng mà còn sống trong cái vui Vì vậy lễ phải có hội mới cuốn hút, hội phải
có lễ thì mới linh thiêng, mới đi vào nề nếp
Tóm lại, tín ngưỡng dân gian người Việt vô cùng đa dạng, bao gồm tín ngưỡng thờ thánh thần, trời đất (thành hoàng làng, thần hộ mệnh cá nhân, thánh tổ nghề, thờ các vị phúc thần, các anh hùng lịch sử văn hoá…); tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu…; niềm tin tướng số phép thuật…Các tín ngưỡng song hành tồn tại trong đời sống nhân dân và trở thành những sinh hoạt văn hoá tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam Và
điều này tạo nên nét đặc sắc trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh Trong ấy, ta thấy cả một thế giới tâm linh ẩn hiện, mang nhiều nét tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Đó là tín ngưỡng đa thần, là niềm tin thiêng liêng nơi Thánh Mẫu, là những lễ hội - với nhiều hoạt động văn hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc…Cho dù sau này các tôn giáo khác từ bên ngoài du nhập vào như: Đạo Phật, Thiên Chúa…thì cũng không thể nào xóa bỏ được văn hóa bản địa này, mà rốt cuộc phải sống chung với
nó, nếu muốn thu phục tín đồ
1.1.3 Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật
Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề văn hoá, văn hoá tâm linh, mối quan hệ giữa văn hoá và văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, văn học nước nhà
Văn hoá là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ
và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá cao quí ấy” (Phạm Văn Đồng) Giá trị văn hóa, tính văn hoá luôn là một thước đo giá
trị của tác phẩm văn học Trong Hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam trong
bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế” (Vietnamese Literature in the Regional and International context of cultural exchanges), được tổ chức tại
Trang 26Hà Nội do Viện Văn học phối hợp với Harvard - Yenching Institute (Hoa Kỳ) vào tháng 11 năm 2006, GS Phan Trọng Thưởng (Viện trưởng Viện văn học)
đã khẳng định: văn học thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của văn hóa và cách tiếp cận văn học từ văn hóa là một hướng tiếp cận có hiệu quả Cách tiếp cận này xem văn học như là một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hóa, nó chuyển tải, lưu giữ được những giá trị văn hóa
Trong thực tế, các tác phẩm văn học đã khai thác và sử dụng những giá trị văn hóa dân tộc như một sức mạnh làm nên chiều sâu và sức sống trường tồn Các nền văn hóa trên thế giới tồn tại và phát triển đều nhờ vào những hình thái văn hóa mang bản sắc như lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Những giá trị văn hóa đó được lưu giữ, truyền tụng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có văn học Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ cũng đã không ngừng khai thác những giá trị văn hóa dân
tộc trong sáng tác của mình Ngay cả thế hệ các nhà văn đương đại cũng luôn
tìm tòi, khai thác các giá trị văn hóa dân tộc như các nhà văn: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Xuân Khánh, Y Ban, Nguyễn Ngọc
Tư, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo… Khi đọc những tác phẩm của họ, ta vẫn bắt gặp rất nhiều những “chất liệu” văn hóa dân gian trong đó Bởi văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc Con đường để đến với văn hóa của mỗi dân tộc thường thông qua các tác phẩm văn học Giá trị đích thực của văn học
là ở chỗ nó phản ánh tất cả các vấn đề văn hóa, xã hội, vận mệnh, tiền đồ của dân tộc, phản ánh tinh thần của thời đại
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại tìm hiểu
văn hóa tâm linh được phản ánh trong văn học nghệ thuật Có thể nhận thấy,
hơn đâu hết, thế giới tinh thần vô cùng phong phú của người Việt Nam, trong
đó có thế giới tâm linh thể hiện rõ nét trong văn học, từ văn học dân gian đến văn học viết Thông qua tài năng nghệ thuật và vốn văn hoá truyền thống sâu rộng của các tác giả, chúng ta phần nào hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín
Trang 27ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, phương thức tư duy và những quan niệm phổ biến của nhân dân – những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc của văn hoá dân tộc – văn hoá tâm linh Khảo sát và nghiên cứu dấu ấn của văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật, trước hết chúng ta có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn của tín ngưỡng dân gian Tín ngưỡng chính là cơ
sở, là khí trời, hơi thở của Văn học dân gian(VHDG) Phải có tín ngưỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong VHDG Ngược lại, VHDG chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm
cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng Tín ngưỡng ẩn
tàng trong nhiều thể loại VHDG như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao dưới những dạng thức khác nhau Lạc Long Quân - Âu Cơ ghi dấu của tín ngưỡng thờ đất, thờ nước, thờ mặt trời, vật tổ – tổ tiên Truyện cổ tích Vọng phu với tín ngưỡng thờ đá Sự tích Đầu rau với tín ngưỡng thờ lửa Trong ca dao dân ca, hát văn gắn với tín ngưỡng hầu đồng; hát xoan với tín ngưỡng cầu mùa; Hát then, hát sắc bùa trong những trường hợp khác nhau đều thể hiện niềm tín ngưỡng cầu may, cầu mưa thuận gió hòa, cầu thọ… Tục ngữ tổng kết kinh nghiệm thực hành tín ngưỡng “Cha chết gậy tre, mẹ chết gậy vông”; ca dao ghi lịch thực hành “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”, “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông, truyền thuyết Thiều Hoa và lễ hội phết Hiền Quan, truyền thuyết Hùng Vương và tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ, tất cả, đều là sự phản ánh sinh động tín ngưỡng dân gian-
một biểu hiện quan trọng trong văn hóa tâm linh của Văn học dân gian
Kế thừa những yếu tố tâm linh trong văn học dân gian, văn học trung đại hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh tâm linh của người Việt Nam thời trung đại, đồng thời lưu giữ một cách khá đầy đủ, bản chất giá trị văn hóa tâm linh của thời đại sản sinh ra nó Văn hóa truyền thống Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là văn hóa dân gian thực sự là không gian, là
Trang 28bầu không khí tốt lành để trên đó cây văn học trung đại - đặc biệt mảng văn xuôi nảy nở, đơm hoa kết trái Qua đây ta có thể tìm thấy những giá trị văn hóa mà qua thời gian vẫn không mờ phai Đó là một hệ thống tín ngưỡng, phong tục, những ứng xử, quan niệm tâm linh tạo thành thuần phong mĩ tục của dân tộc Những thành tố văn hóa ấy bám rễ sâu xa trên nền tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xa xưa cùng sự tiếp thụ chọn lọc các yếu tố văn
hóa ngoại nhập Tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Du đặc biệt là Truyện
Kiều và Văn chiêu hồn, chúng ta thấy có rất nhiều biểu hiện của văn hóa tâm
linh Chẳng hạn như: lễ hội, lực lượng siêu nhiên, cõi âm, hồn ma, mồ mả, tha
ma, cầu cúng, khấn vái, chiêm bao, bói toán…Qua đó, tác giả mô tả đời sống tâm linh, sinh hoạt tâm linh và ứng xử tâm linh của người xưa - một trong những phương diện đời sống tinh thần của người Việt và một lần nữa chứng minh mối liên hệ mật thiết hữu cơ giữa văn học, văn hóa dân gian với văn học, văn hóa bác học Có thể nói, yếu tố tâm linh được thể hiện trong tác
phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du thực sự giữ một vài trò
quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc Cùng với các yếu tố khác trong truyền thống văn hóa Việt, yếu tố tâm linh đã góp
phần làm cho Truyện Kiều và Văn Chiêu hồn cũng như các sáng tác khác của
Nguyễn Du có giá trị, có sức sống lâu bền và tìm được sự đồng điệu, chia sẻ ở người đọc các thế hệ
Các yếu tố văn hoá tâm linh với những hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc, đến lượt mình nó tiếp tục trở thành dưỡng chất nuôi dưỡng nền văn hoá văn học hiện đại Ngoài sức mạnh nội sinh của truyền thống, ảnh hưởng xu hướng văn học kì ảo phương Tây thế kỉ XX cùng những yêu cầu của thời đại về sự đổi mới trong quan niệm hiện thực, phương pháp sáng tác và tiếp cận hiện thực, những sáng tác văn xuôi hiện đại tràn đầy màu sắc thần kì còn chứng tỏ sức sống dẻo dai, độ hấp dẫn lạ kì của yếu tố này trong đời sống văn học
Trang 29Văn hóa tâm linh trong sáng tác văn học hiện đại được biểu hiện ở hai mặt: nội dung và nghệ thuật Về nội dung, đó là sự thức nhận những giá trị thiêng liêng trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ giữa con người với
xã hội và với chính mình; là sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng và sự tôn
kính về Chúa, Phật, thần thánh như một biểu tượng về những giá trị tốt đẹp,
vĩnh hằng Ở phương diện này, văn học chủ yếu đề cập đến con người tâm linh mà một nội dung chủ đạo của nó là khẳng định sự tồn tại của bình diện tâm thức với những tính năng đặc biệt của nó Đó là những con người có ý thức sâu sắc về bản ngã cũng như trách nhiệm thiêng liêng trước cuộc đời
(Quy - Chim én bay, Kiên - Nỗi buồn chiến tranh, Hoàng, Thủy - Cơ hội của
Chúa ); là sự hòa đồng trọn vẹn trong tình yêu, hy sinh cao cả cho tình yêu
(Phương - Nỗi buồn chiến tranh, Hạnh - Bến không chồng, Nhuệ Anh - Giàn
thiêu ); là niềm tin và hành động vươn tới những giá trị vĩnh hằng (Hoàng -
Cơ hội của chúa, niềm tin vào hồn đất của người dân Cổ Đình và hành động
ngồi đồng trong Mẫu thượng ngàn) Về nghệ thuật, đó là việc nhà văn xây
dựng những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng làm khơi dậy những xúc cảm cao quý ở con người Đây chính là phương diện tạo nên điểm nhấn quan trọng
về nghệ thuật tâm linh trong văn học nói chung và trong văn học hiện đại nói riêng Trong công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh” (Nguyễn Đăng Duy xuất bản năm 2005), tác giả cũng chỉ ra: “Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn”[12, 38]
Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) được đánh giá là
cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh Trong đó, nhà văn đã thể hiện một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa Việt Với vốn hiểu biết phong phú của mình về văn hóa dân tộc, tác giả xây dựng những hình ảnh liên quan trực tiếp đến đời sống, tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, tạo dựng trong sáng tác của mình một thế
Trang 30giới tâm linh đa dạng, đậm nét từ ngoại cảnh đến nội tâm Những hình ảnh ấy khi đi vào tác phẩm đều mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc Chẳng hạn như
biểu tượng Mẫu- một biểu tượng trong tâm thức Việt Đây là biểu tượng
xuyên suốt thiên tiểu thuyết Có điều biểu tượng này không tập trung ở một nhân vật cụ thể mà nó được hình thành trên cơ sở cộng hưởng các giá trị của những nhân vật nữ, đặt trong mối liên hệ với các nhân vật nam Nếu như những nhân vật nữ trong tiểu thuyết này đều mang ý nghĩa biểu tượng cho Mẫu, thì Mẫu trở thành biểu tượng cho sự che trở, bao dung, sức sống, sức tái sinh và nuôi dưỡng
Mẫu còn là biểu tượng cho tình yêu thương Tình yêu thương của Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn ít nhiều mang màu sắc tôn giáo và ảnh hưởng của
tôn giáo để trở thành đạo người mẹ, đạo thờ khí thiêng của thiên nhiên, thờ người mẹ đã sinh ra thế gian này, thờ những điều cao quý Thể hiện điều này, Nguyễn Xuân Khánh đã bộc lộ chiều sâu văn hóa cũng như sự thức nhận những giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc Về vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong chương 2 của luận văn khi phân tích những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tác phẩm
1.2 Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu Thƣợng Ngàn
1.2.1 Nguyễn Xuân Khánh và chủ đề lịch sử - tôn giáo
Nguyễn Xuân Khánh (sinh năm 1933, bút danh Đào Nguyễn), quê tại
Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội Năm 1953 ông vào bộ đội, sau đó làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội rồi Báo Thiếu niên tiền phong Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng phải sang thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI, Nguyễn Xuân Khánh mới được biết đến như một cây bút tiểu thuyết hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, với bộ ba tiểu
thuyết văn hóa-lịch sử đồ sộ: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006),
và mới đây nhất là Đội Gạo Lên Chùa (2011)
Hồ Quý Ly được viết trong những suy tư, trăn trở sâu sắc về quá trình
đổi mới của dân tộc, qua câu chuyện về thời đoạn sóng gió cuối thế kỷ XIII
Trang 31đầu thế kỷ XIV, khi nhà nước Đại Việt phải gồng mình đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng trong nước và chống giặc ngoại xâm Khắc họa thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ, Nguyễn Xuân Khánh
đã thổi một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại, hòng đưa ra những tham góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước Nguyễn Xuân Khánh đã làm một việc mà hầu như các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước ông đã
bỏ qua (hoặc cố tình bỏ qua): viết tiểu thuyết lịch sử tức là làm một cuộc khám phá và truy xét lịch sử để có những nhận thức chân xác nhất cho mình
về lịch sử Nhưng phải đến hai tiểu thuyết sau, Nguyễn Xuân Khánh mới hiện lên với đầy đủ bút lực của mình: nhà văn hóa, tư tưởng trong tư cách nhà văn
Lấy bối cảnh giao thời sơ khởi cho sự tiếp xúc Đông-Tây ở Việt Nam
làm bệ đỡ cho việc khám phá quá khứ dân tộc, Mẫu Thượng Ngàn đã tiếp tục
khẳng định những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở đề tài lịch sử Vẫn
bắt vào mạch tự sự văn hóa-lịch sử, ở Đội Gạo Lên Chùa, Nguyễn Xuân
Khánh tiếp tục ý hướng đi tìm những kiến giải về sức sống của dân tộc Việt Nam Ở khúc đoạn này, tiểu thuyết không kiến giải về dân tộc qua người đại
diện chính đáng của nó như Hồ Quý Ly, cũng không kiến giải về dân tộc qua thời đoạn thử lửa khốc liệt của nó như ở Mẫu Thượng Ngàn, mà xuất phát từ
chính lịch sử của sự dựng xây dân tộc Việt Nam suốt thời hiện đại
Tuy nhiên, ở hai tiểu thuyết sau, Mẫu Thượng Ngàn và Đội Gạo Lên
Chùa, những nhân vật chính của tiểu thuyết không còn là những con người có
thực trong lịch sử nữa, mà là những nhân vật hoàn toàn do nhà văn hư cấu và các sự kiện có thực trong lịch sử bị giảm thiểu, chúng chỉ được miêu tả như là bức phông nền, được nhắc đến như là cái cớ cho những sự kiện của tiểu thuyết mà thôi Trọng tâm cảm hứng của Nguyễn Xuân Khánh trong hai tiểu thuyết này không gì khác, chính là văn hóa - phong tục, thứ văn hóa - phong tục được sinh thành và được tỏa ra, lan thấm vào đời sống từ những hệ tư
tưởng tôn giáo lớn: đạo Mẫu (trong Mẫu Thượng Ngàn) và đạo Phật (trong
Trang 32Đội Gạo Lên Chùa) Ở Mẫu Thượng Ngàn, viết về tín ngưỡng thờ Mẫu,
Nguyễn Xuân Khánh viết với sự hiểu biết và tâm thế như của một người trong cuộc Chính điều đó đã khiến những trang ông miêu tả cảnh hầu thánh của cô đồng Mùi, tiếng đàn nguyệt của ông cung văn Trịnh Huyền hay những nghi thức cúng tế của nhân dân làng Cổ Đình, v.v… vừa sống động, vừa đầy sức hấp dẫn của sự huyền bí, sức hấp dẫn của cái thiêng
Nhưng xuyên qua và vượt lên trên những miêu tả cụ thể ấy, điều thực
sự có ý nghĩa, đó là Nguyễn Xuân Khánh đã phát hiện và khai thác được yếu
tố “lõi” của văn hóa Việt: mẫu tính Mẫu tính không chỉ thể hiện ra bằng những vai nữ trong hệ thống thần thiêng của tín ngưỡng đạo Mẫu, mà quan
trọng hơn, nó được cụ thể hóa bằng chính những nhân vật nữ trong Mẫu
Thượng Ngàn Họ là ngọn nguồn và là dưỡng chất của sự sống, là sức mạnh
bảo vệ và là lạc thú của cuộc sống; nhưng đồng thời, họ cũng chính là mầm mống của sự hủy diệt, là bản thân sự hủy diệt Khi lựa chọn đạo Mẫu làm lăng kính, Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, phát xuất bởi chỗ được tiếp xúc thường xuyên với sự phồn thực phồn sinh của mảnh đất nhiệt đới
Có thể nói, nếu như đạo Mẫu là sợi dây tư tưởng xuyên suốt Mẫu
Thượng Ngàn thì đạo Phật cũng giữ một vai trò như thế trong Đội Gạo Lên Chùa Với Nguyễn Xuân Khánh, Phật giáo vào Việt Nam đã không giữ được
cái nguyên tính sơ khởi của nó, thậm chí nhanh chóng hòa đồng vào đời sống tâm linh và được duy trì trong nền văn hóa Việt Có thể coi đấy là một tư tưởng Phật-giáo-Việt-Nam, một tư tưởng đã được thế tục hóa để bao chứa những phẩm chất dung dị, khoan hòa, hữu ái
Đội Gạo Lên Chùa là một tác phẩm mang tính luận đề về ảnh hưởng
của Phật giáo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”, câu này - mượn từ bài phú
Nôm của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - vừa xuất hiện ở lời đề từ của Đội
Gạo Lên Chùa, vừa lặp đi lặp lại trong tác phẩm như một châm ngôn hành xử,
Trang 33một triết lý sống của những nhân vật chính, sư cụ Vô Úy và chú tiểu An Ở
Đội gạo lên chùa còn có sự thể hiện của ý niệm về sức mạnh mẫu tính như nó
đã từng được thể hiện trong Mẫu Thượng Ngàn Đọc Đội Gạo Lên Chùa, ta
bắt gặp một thế giới đàn bà được phác thảo bằng rất nhiều chân dung và chân dung nào cũng sắc nét Những nhân vật bà Nấm, bà Thêu, cô Rêu, cô Mai, chị Thì, chị Xim…, mỗi người đàn bà trong tiểu thuyết là cả một nguồn năng lượng sống được dồn nén đến cực độ, chỉ chờ dịp để được bung phá, tuôn trào mãnh liệt Có vẻ như cái phần đời sống tươi rói này mới thực sự hợp với
“tạng văn” của Nguyễn Xuân Khánh, và chính nó mới làm nên sức hấp dẫn cho một cuốn tiểu thuyết luận đề về ảnh hưởng của tôn giáo?
Có thể nói, đến bộ ba tiểu thuyết văn hóa-lịch sử này, Nguyễn Xuân Khánh đã gác sang bên những trăn trở về đổi mới bút pháp để đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng Làm nên một bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam tài năng khác dấn thân vào con đường đổi mới nghệ thuật tự sự, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công, không chỉ trong vai trò của một nhà văn
mà còn trong vai trò của một trí thức luôn quan tâm tới các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc Ông đã góp phần đánh thức một bộ phận nhà văn Việt Nam đang sa đà vào cuộc tìm kiếm sự cách tân cầu kỳ, mà hầu như chỉ diễn ra trên bề mặt hình thức đơn thuần Cây bút này đã tạo ra dòng văn chương trong sáng, giản dị nhưng đọc vào đó, người ta nhận ra bản sắc con người, đặc điểm
xã hội Việt Nam, để có thể tự tường minh về quá khứ và lý giải phần nào đó
những tồn đọng của hiện tại
1.2.2 Nét đậm của văn hóa tâm linh trong Mẫu Thƣợng Ngàn
Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làng nghèo (chưa
xuất bản) mà ông viết từ năm 1959 Cuốn tiểu thuyết này đã dạt giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006 cho tiểu thuyết xuất sắc nhất trong năm với số phiếu bình chọn tuyệt đối, được in nối bản tới 3500 cuốn Tác
Trang 34phẩm là một sự ấp ủ, một sự lao động miệt mài của tác giả Nguyễn Xuân
Khánh trong một khoảng thời gian dài Giới phê bình đánh giá cao Mẫu
Thượng Ngàn ở tầm cao, chiều sâu và sự dồi dào về vốn văn hóa với những
kiến giải sâu sắc của tác giả trước những hiện tượng lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Mẫu Thượng Ngàn được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên bối cảnh
đời sống nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây: chúng vừa đàn áp, chiếm đoạt cả
về kinh tế, vừa thống trị về chính trị, văn hoá , làm cho đời sống nhân dân ta điêu đứng Tác phẩm là câu chuyện về lịch sử, phong tục; là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt chung thuỷ, hiến dâng, cay đắng và ngang trái Câu chuyện ấy được phản ánh chân thực qua đời sống của người dân làng Cổ Đình - tên gọi Kẻ Đinh - một làng quê vùng bán sơn địa Bắc Bộ
Làng Cổ Đình có hai họ nổi tiếng: họ Vũ Xuân và họ Đinh Công Gia đình họ Đinh là một gia đình bậc trung Cụ Đinh Công Trung sinh ra ba người con: ông Lễ, ông đồ Tiết, ông Hiếu Ông Lễ làm quan huyện ở xa ít về nhà Ông Tiết sinh ra hai người con trai là Chất, Phác và hai người con gái là cô Loan, cô Mùi Còn ông thứ ba tên là Hiếu - người làng Cổ Đình vẫn gọi là ông Hộ Hiếu Ông Hiếu từ sau lần gặp mưa, bị sét đánh trong rừng, mắc chứng điên điên khùng khùng, bỏ ra chùa làng ở Người ta bảo, ông có thể chữa được những căn bệnh hiểm nghèo bằng bùa phép Ông đã chữa bệnh cho đàm trẻ con trong làng, và nhất là ông chữa được bệnh cho thím mõ Pháo- người đà đàn bà mắc chứng điên sau cái chết đột ngột của chồng và hai đứa con Hai con người bất hạnh đã tìm đến với nhau, chỉ một đêm duy nhất ăn nằm với ông Hộ Hiếu, mõ Pháo đã sinh cho ông một đứa con gái xinh đẹp là Hoa Có điều là họ không về ở với nhau, ông Hộ Hiếu vẫn ở ngôi chùa đổ, hai
mẹ con thím Pháo vẫn làm mõ cho làng Chất và Phác theo Đề Nghĩa (học trò của ông đồ Tiết) dấy binh đánh Pháp Sau đó, nghĩa quân thất bại, Chất vào
Trang 35tận Mường Lò lấy vợ, sinh được cu Điều, rồi mắc bệnh sốt rét chết Cu Điều được đưa về cho cụ đồ Tiết nuôi Phác bị thương, để lại một vết sẹo trên mặt, sau đó thay tên đổi họ là Trịnh Huyền đi về vùng Sơn Nam Anh được cụ trưởng Kiên – một nghệ nhân đàn nguyệt hát văn cảm mến Trước khi chết cụ
đã gả con gái và truyền nghề cho anh Cô Thắm – con gái cụ trưởng Kiên trước khi làm vợ Trịnh Huyền đã có một đứa con riêng tên là Nhụ Vợ chồng
ăn ở với nhau chẳng được bao lâu thì Thắm mất vì sinh khó Trịnh Huyền quyết định đưa bé Nhụ trở về quê hương Để che mắt người Pháp và giới chức sắc trong làng, ông đồ Tiết đã cho Điều và Nhụ lấy nhau
Họ Vũ Xuân là một họ to, danh giá trong làng Đình Vũ xuân Cỏn, ngoài chức lý trưởng, còn là trưởng họ Vũ đời thứ 20 Lý Cỏn có ba bà vợ Bà
vợ thứ ba là cô đĩ Váy Có một người trong làng nợ ông hai chục thúng thóc, người này đem con gái gán nợ cho ông Cô đĩ Váy sinh được bốn thằng con trai đặt tên là thằng Cò, thằng Tũn, thằng Tĩn, thằng Bòi và một đứa con gái là Đào Trước khi về làm vợ Lý Cỏn, cô đĩ Váy đã từng yêu say đắm anh Phác Trong mùa lễ hội của làng năm ấy, cô đã cùng anh Phác “trải ổ”, và thằng Cò chính là kết quả của đêm “trải ổ” mà Lý Cỏn và ngay cả Phác cũng không hề hay biết
Họ Vũ Xuân còn có một bà Tổ cô tên là Vũ Thị Ngát Bà Tổ cô có hai đời chồng, người chồng thứ nhất là ông cử Khiêm – vốn là một người có tinh thần yêu nước và chí quả cảm đã tuẫn tiết khi bị bắt Lúc ông mất bà mới chừng ba sáu tuổi và có một cậu con trai hai tuổi Để thoát khỏi tình cảnh bế tắc hiện tai, bà đã nhận lời lấy một ân nhân là ông trưởng Cam – vốn là người đạo gốc Sau đó, đứa con mất, ông trưởng Cam cũng mất, bà lại cải đạo, không
đi lễ nhà thờ nữa Bà lên núi Mẫu Sơn, dùng tiền tu bổ lại đền và ở lại đó
Ở làng Cổ Đình còn có một đồn điền của người Pháp Đó là đồn điền
do ba anh em nhà Messmer: Philippe, Pierre, Julien tạo dựng Người anh cả Philippe là thiếu úy quân đội Sau gần 20 năm tham gia chiến trận ở Đông Dương, năm 1895 anh ta được giải ngũ, tình nguyện ở lại Việt Nam tìm cơ
Trang 36hội làm giàu bằng việc lập đồn điền Vì say mê vẻ đẹp của cô Mùi nên y bằng mọi cách lấy cô, mặc dù trước đó, cô Mùi đã có hai đời chồng và cả hai đều
đã chết Người ta nói cô là một phụ nữ có tướng sát phu Cuối cùng, y cũng chết ngay trên giường ngủ cùng cô vợ mà có lẽ cho đến lúc chết vẫn chưa khám phá hết sự bí ẩn Sau cái chết của Philippe, cô Mùi lên đền Mẫu, trở thành cô đồng Mùi, chữa bệnh cho mọi người
Ngày hội Kẻ Đình, người ta nô nức tìm lên đền Mẫu Cha con Trịnh Huyền đóng vai là những nghệ nhân đàn nguyệt hát văn Cả làng Cổ Đình tưng bừng vào hội Điều, Nhụ, đám thanh niên trong làng, cả Trịnh Huyền và
bà Ba Váy… họ đều chờ đợi những điều hấp dẫn của tục lệ “trải ổ” Cũng vào chính ngày hội, những điều bất ngờ đã xảy ra Cò Xuân phát hiện ra bí mật giữa mẹ và người đàn ông tên là Trịnh Huyền, Nhụ trong lúc chờ đợi Điều đã
bị Julien Messmer cưỡng bức, Điều xông tới chém tới tấp Julien rồi cõng Nhụ
bỏ trốn Ông Hộ Hiếu, sau nhiều cơn “ốp đồng” liên tiếp, sức tàn lực kiệt, ông
từ giã cõi đời Hoa quyết định rời khỏi làng, từ bỏ thân phận làm mõ Trịnh Huyền cũng trốn vào rừng, nhập đảng cướp Một lần, dẫn quân đánh đồn điền Messmer, anh bị bắt và bị chém đầu Một thời gian sau, Nhụ trở về làng, cô mang trong mình giọt máu của kẻ ngoại bang Cô định tự vẫn, nhưng cái bóng trắng ở cây đa đầu làng đã dẫn dụ cô trở lại đền Mẫu Cô ở lại đó và sinh ra một bé gái, đặt tên là Nhị
Như thế, chúng ta thấy trong Mẫu Thượng Ngàn tràn đầy không khí của
một đời sống phồn thực nguyên thủy bản địa đầu thế kỉ XX Tất cả được dựng lại trong một không gian văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng phồn thực với
lễ hội “ trải ổ”, tín ngưỡng đa thần với tục thờ Thần Cẩu,Thần Cây Đa…và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt mà thực sự đời sống đó, từ rất lâu đã bị lãng quên trong văn học Việt Nam Ở đó, nhà văn đã tiếp cận con người tâm linh nhằm khám phá thế giới tinh thần phong phú, bí ẩn và chiều sâu vô tận của con người, khám phá con người ở nhiều bậc thang giá trị, ở những mối quan hệ phong phú, ở những khả năng kì lạ mà khoa học chưa thể
Trang 37giải thích được, qua đó thể hiện khả năng chiếm lĩnh đời sống phong phú của
nhà văn Trong Mẫu Thượng Ngàn, có thể cảm nhận được rất rõ sự linh thiêng
của đạo Mẫu đối với người dân Cổ Đình Mẫu và những người hầu cận của Mẫu là điểm tựa tâm linh mà con người luôn hướng về để tìm sự che chở, cứu rỗi cho tâm hồn Khi con người bế tắc, không tìm ra lối thoát, như một nhu cầu tự nhiên họ tìm về thế giới tâm linh Trong thế giới linh thiêng của đạo Mẫu, con người có thể vượt lên trên giới hạn của chính mình để vươn tới cái tuyệt đối, cái toàn năng cái vô hạn, cái huyền diệu, kì ảo, giúp con người lấy
lại thăng bằng và tìm thấy ý nghĩa sự sống Những người phụ nữ trong Mẫu
Thượng Ngàn được nhìn từ góc độ tâm linh mà cụ thể là dưới ánh sáng của tín
ngưỡng thờ Mẫu, họ có một vẻ đẹp phồn thực với khả năng bảo tồn, duy trì nòi giống, có sức mạnh hóa giải những đau khổ và hồi sinh sự sống bằng tính thiện và tình thương yêu…Và hơn hết, văn hóa tâm linh trong tác phẩm đã góp phần giữ gìn và phát triển sức sống bất diệt của văn hóa bản địa trước văn hóa phưong Tây
Trang 38Chương 2 NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA TÂM LINH
TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN
2.1 Lễ hội Kẻ Đình với những tục lệ cổ xưa mang đậm dấu ấn tâm linh
Lễ hội là hình thái tín ngưỡng có từ thời cổ đại Trong thế giới tâm linh
vô hình, huyền bí, thần linh được con người xây dựng thành những biểu tượng và được hiện diện trong các lễ hội, nơi đó con người làm lễ để thông quan với thần thánh, và mở hội để xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng dưới sự chứng giám của thần linh
Trong tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn, Lễ hội là một biểu hiện của văn
hóa tâm linh Hội Kẻ Đình với nhiều hoạt động văn hóa mang bản sắc văn
hóa dân tộc đã trở thành niềm tự hào, là sự chờ đợi của người dân Cổ Đình
Có thể nói, ở chương XIV - Hội Kẻ Đình, nhà văn đã kì công xây dựng một
lễ hội đúng với tính chất dân gian trong bối cảnh mới Ông đã dành khá nhiều trang tâm huyết để miêu tả lại không khí trang nghiêm, rộn ràng của ngày hội thánh Mẫu, đan xen với màu sắc tươi vui, khỏe khoắn của các tín ngưỡng phồn thực dân gian Tích về ông Đùng, bà Đà mang màu sắc huyền thoại – là một mẫu của tín ngưỡng phồn thực cổ sơ cũng được tái hiện lại trong ngày Hội Kẻ Đình qua phần lễ và phần hội thế tục hóa Từ tâm lí chờ đợi, háo hức
của dân làng về một “hội to, hơn mười năm mới có một lần”, đến những chi tiết chuẩn bị cho lễ hội được nhà văn miêu tả khá tỉ mỉ : “Đầu tháng ba mới
mở hội mà tháng hai cả làng đã nhộn nhịp” [35, 680] Lễ hội được chuẩn bị
chu đáo từ trước đó rất lâu Cả giới chức sắc lẫn người dân trong làng đều bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội Sự phân công công việc, cắt đặt sao cho phù hợp với khả năng từng người được xắp xếp chu đáo Việc lau dọn đình làng được giao cho con trai giáp Nhất; việc cắm cờ giao cho con trai giáp Nhị; việc làm hình nhân ông Đùng, bà Đà do ông phó Cối phụ trách với sự giúp đỡ của đám thanh niên trong làng; việc khiêng kiệu do đám thôn nữ đảm nhiệm…Tất
cả đều say mê với công việc, luyện tập và chuẩn bị cho lễ hội
Trang 39Trong không gian lễ hội, làng Cổ Đình được bao phủ trong một bầu
không khí thiêng liêng vô cùng : “Ngày mười một, trống đánh thì thùng suốt
ngày đêm; phường nhạc réo rắt đàn sáo làm cho cuộc tế lễ càng thêm phần trịnh trọng, tôn nghiêm Và hội thì cũng vui nổ trời, dậy đất chẳng thua gì các làng quê nơi khác Cũng chọi gà Cũng đấu vật Cũng đua thuyền Cũng thi bắt chạch trong chum v.v…Hai ngày đầu chủ yếu là dân làng sở tại…Bắt đầu
từ ngày mười hai, hội không còn bó hẹp với những làng quanh hồ nữa, nó đã
mở rộng sang cả vùng, cả tỉnh Người ta đến để lễ Mẫu và xem hội ông Đùng
…Dòng người đổ về Cổ Đình càng lúc càng đông Đủ các loại người: Cả sang lẫn hèn, cả già lẫn trẻ …” [35,691] Dường như, ở lễ hội, mọi tục lụy
của cuộc sống thường nhật được rũ bỏ để con người tìm đến cái bản thể khác với cái thường hằng ngày vẫn có trong cuộc sống Khi đến lễ hội, họ mang
theo “tâm thế của lòng sùng tín Họ sẵn sàng đến để nhập cuộc, mê đắm, sẵn
sàng rũ bỏ tục lụy thường nhật để dấn thân vào những cõi trời siêu nghiệm xa
lạ, ở đó ta trở về với ta tức ta trở về với mẹ, ở đó là sự yên bình, niềm an ủi, cái kì diệu thánh thiện ” [35, 705] Vì thế người ta cố công đến hội vì nhiều
nhẽ Có người thuần túy đi xem hội, đến hội để tìm vui Cũng có kẻ đến hội
để bắt mối giao duyên Có người đi cả gia đình, mang cả bầu đoàn thê tử vào trọ trong làng, chờ sáng mai qua đò sang sông, hoặc đi đò lên thẳng đền Mẫu Đến với ngày hội, dù đông đúc, ồn ã, nhưng người ta chỉ thấy những gương
mặt nghiêm trang tươi tỉnh, chỉ thấy người chắp tay vái chào thân thiện, “vắng
hẳn những nhăn nhó, hoặc tức giận thường ngày Chẳng ai cãi lộn, chẳng ai nói một lời thù hận, ai đi trẩy hội cũng là con người đang trở về nhà với Mẫu” [35, 692] Đức tin của người dân đã hóa giải hết thảy những nghi ngờ
và thù hận Không còn một cô Mùi làm me Tây, bị cha từ mặt, bị dân làng xa lánh Người ta chỉ thấy một cô Mùi ngồi chầu giá cô Chín trong ánh đèn nến
lung linh thật oai phong lẫm lệt: “Bà Mùi tỏ ra đắc ý trong giá quan lớn Mắt
bà long lanh khác thường Người đàn bà truân chuyên đã biến đâu mất Hình
Trang 40như con người ẩn giấu trong bà đã đột ngột xuất hiện làm kẻ bàng quan phải ngỡ ngàng, còn người trong cuộc thì ngây ngất Bao nhiêu sự tủi nhục, yếu đuối, cam chịu lúc này chợt bay đâu mất đẻ nhường chỗ cho cái lẫm liệt, cái kiên cường tràn vào thay thế… ” [35, 709-710] Hình ảnh cô đồng Mùi siêu
thoát trong thoáng chốc như thế khiến cho các cô hầu dâng thì đắm say, những con nhang đệ tử ngây ngất, cả cha con Trịnh Huyền cũng đàn và hát trong sự xuất thần, đến anh chàng Pierre cũng cảm thấy mình bị chìm đắm,
cuốn hút vào không khí ấy: “Pierre nhìn những con người mê đắm và những
màu sắc rực rỡ giữa một thiên nhiên êm đềm màu xanh, chợt cảm thấy bản thân mình cũng bị mê hoặc, bị ám ảnh” [35, 714] bởi dường như, ở đó “tất cả đều trở nên tinh khiết Cái linh thiêng đã cứu giúp những con người bé nhỏ ” [35, 720]
Theo phong tục, lễ hội thường diễn ra trong ba ngày Ngày đầu, dành cho phần lễ tôn nghiêm, trang trọng, bao gồm lễ mộc dục cho tượng Thành hoàng làng cùng các thủ tục cúng tế, sau đấy là phần hội – phần diễn ra các cuộc thi như đấu vật, kéo co, đua thuyền, thổi cơm…Song chẳng ai bảo ai, người dân Cổ Đình nào cũng háo hức chờ đến hôm sau để đi lễ Mẫu trên đền Sòng và được chứng kiến, tham gia vào hội ông Đùng, bà Đà – phần linh hồn của ngày hội Không gian tinh thần của lễ hội đã gắn kết người dân trong làng
Cổ Đình vào một mối quan tâm chung Đó cũng là nơi hứa hẹn giải tỏa ao ước thầm lặng mà mãnh liệt, bền bỉ của trai gái làng về một trải nghiệm đặc
biệt, vượt khuôn khổ, một khoảnh khắc tự do được vi phạm điều cấm kị: “Hội
là ngày vui hiếm có của người dân quê quanh năm đầu tắt mặt tối Rước ông Đùng bà Đà lại càng hi hữu hơn, có thể nói, trăm năm mới có một ngày Hơn nữa, hội này có những điều phạm vào cấm kỵ Vậy nên nó hấp dẫn lạ lùng Người thiên hạ đến xem đông vô kể…Đó là một ngày hội cho phép con người được tự do nhất Tự do ở những tục lệ sau hội, sau đám rước…” [35, 724] Ở
đó, họ được tận hưởng ánh chớp của hạnh phúc, chỉ lóe lên mmột lần vào ngày hội Không gian tinh thần của lễ hội vẽ ra muôn ngả đường cho những