Nguyễn Xuân Khánh (sinh năm 1933, bút danh Đào Nguyễn), quê tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1953 ông vào bộ đội, sau đó làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội rồi Báo Thiếu niên tiền phong. Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng phải sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Nguyễn Xuân Khánh mới được biết đến như một cây bút tiểu thuyết hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, với bộ ba tiểu
thuyết văn hóa-lịch sử đồ sộ: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006),
và mới đây nhất là Đội Gạo Lên Chùa (2011).
Hồ Quý Ly được viết trong những suy tư, trăn trở sâu sắc về quá trình
25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đầu thế kỷ XIV, khi nhà nước Đại Việt phải gồng mình đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng trong nước và chống giặc ngoại xâm. Khắc họa thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại, hòng đưa ra những tham góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Nguyễn Xuân Khánh đã làm một việc mà hầu như các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước ông đã bỏ qua (hoặc cố tình bỏ qua): viết tiểu thuyết lịch sử tức là làm một cuộc khám phá và truy xét lịch sử để có những nhận thức chân xác nhất cho mình về lịch sử. Nhưng phải đến hai tiểu thuyết sau, Nguyễn Xuân Khánh mới hiện lên với đầy đủ bút lực của mình: nhà văn hóa, tư tưởng trong tư cách nhà văn.
Lấy bối cảnh giao thời sơ khởi cho sự tiếp xúc Đông-Tây ở Việt Nam
làm bệ đỡ cho việc khám phá quá khứ dân tộc, Mẫu Thượng Ngàn đã tiếp tục
khẳng định những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở đề tài lịch sử. Vẫn
bắt vào mạch tự sự văn hóa-lịch sử, ở Đội Gạo Lên Chùa, Nguyễn Xuân
Khánh tiếp tục ý hướng đi tìm những kiến giải về sức sống của dân tộc Việt Nam. Ở khúc đoạn này, tiểu thuyết không kiến giải về dân tộc qua người đại
diện chính đáng của nó như Hồ Quý Ly, cũng không kiến giải về dân tộc qua
thời đoạn thử lửa khốc liệt của nó như ở Mẫu Thượng Ngàn, mà xuất phát từ
chính lịch sử của sự dựng xây dân tộc Việt Nam suốt thời hiện đại.
Tuy nhiên, ở hai tiểu thuyết sau, Mẫu Thượng Ngàn và Đội Gạo Lên
Chùa, những nhân vật chính của tiểu thuyết không còn là những con người có
thực trong lịch sử nữa, mà là những nhân vật hoàn toàn do nhà văn hư cấu và các sự kiện có thực trong lịch sử bị giảm thiểu, chúng chỉ được miêu tả như là bức phông nền, được nhắc đến như là cái cớ cho những sự kiện của tiểu thuyết mà thôi. Trọng tâm cảm hứng của Nguyễn Xuân Khánh trong hai tiểu thuyết này không gì khác, chính là văn hóa - phong tục, thứ văn hóa - phong tục được sinh thành và được tỏa ra, lan thấm vào đời sống từ những hệ tư
26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đội Gạo Lên Chùa). Ở Mẫu Thượng Ngàn, viết về tín ngưỡng thờ Mẫu,
Nguyễn Xuân Khánh viết với sự hiểu biết và tâm thế như của một người trong cuộc. Chính điều đó đã khiến những trang ông miêu tả cảnh hầu thánh của cô đồng Mùi, tiếng đàn nguyệt của ông cung văn Trịnh Huyền hay những nghi thức cúng tế của nhân dân làng Cổ Đình, v.v… vừa sống động, vừa đầy sức hấp dẫn của sự huyền bí, sức hấp dẫn của cái thiêng.
Nhưng xuyên qua và vượt lên trên những miêu tả cụ thể ấy, điều thực sự có ý nghĩa, đó là Nguyễn Xuân Khánh đã phát hiện và khai thác được yếu tố “lõi” của văn hóa Việt: mẫu tính. Mẫu tính không chỉ thể hiện ra bằng những vai nữ trong hệ thống thần thiêng của tín ngưỡng đạo Mẫu, mà quan
trọng hơn, nó được cụ thể hóa bằng chính những nhân vật nữ trong Mẫu
Thượng Ngàn. Họ là ngọn nguồn và là dưỡng chất của sự sống, là sức mạnh
bảo vệ và là lạc thú của cuộc sống; nhưng đồng thời, họ cũng chính là mầm mống của sự hủy diệt, là bản thân sự hủy diệt. Khi lựa chọn đạo Mẫu làm lăng kính, Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, phát xuất bởi chỗ được tiếp xúc thường xuyên với sự phồn thực phồn sinh của mảnh đất nhiệt đới.
Có thể nói, nếu như đạo Mẫu là sợi dây tư tưởng xuyên suốt Mẫu
Thượng Ngàn thì đạo Phật cũng giữ một vai trò như thế trong Đội Gạo Lên
Chùa. Với Nguyễn Xuân Khánh, Phật giáo vào Việt Nam đã không giữ được
cái nguyên tính sơ khởi của nó, thậm chí nhanh chóng hòa đồng vào đời sống tâm linh và được duy trì trong nền văn hóa Việt. Có thể coi đấy là một tư tưởng Phật-giáo-Việt-Nam, một tư tưởng đã được thế tục hóa để bao chứa những phẩm chất dung dị, khoan hòa, hữu ái.
Đội Gạo Lên Chùa là một tác phẩm mang tính luận đề về ảnh hưởng
của Phật giáo. “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”, câu này - mượn từ bài phú
Nôm của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - vừa xuất hiện ở lời đề từ của Đội
27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một triết lý sống của những nhân vật chính, sư cụ Vô Úy và chú tiểu An. Ở
Đội gạo lên chùa còn có sự thể hiện của ý niệm về sức mạnh mẫu tính như nó
đã từng được thể hiện trong Mẫu Thượng Ngàn. Đọc Đội Gạo Lên Chùa, ta
bắt gặp một thế giới đàn bà được phác thảo bằng rất nhiều chân dung và chân dung nào cũng sắc nét. Những nhân vật bà Nấm, bà Thêu, cô Rêu, cô Mai, chị Thì, chị Xim…, mỗi người đàn bà trong tiểu thuyết là cả một nguồn năng lượng sống được dồn nén đến cực độ, chỉ chờ dịp để được bung phá, tuôn trào mãnh liệt. Có vẻ như cái phần đời sống tươi rói này mới thực sự hợp với “tạng văn” của Nguyễn Xuân Khánh, và chính nó mới làm nên sức hấp dẫn cho một cuốn tiểu thuyết luận đề về ảnh hưởng của tôn giáo?
Có thể nói, đến bộ ba tiểu thuyết văn hóa-lịch sử này, Nguyễn Xuân Khánh đã gác sang bên những trăn trở về đổi mới bút pháp để đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng. Làm nên một bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam tài năng khác dấn thân vào con đường đổi mới nghệ thuật tự sự, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công, không chỉ trong vai trò của một nhà văn mà còn trong vai trò của một trí thức luôn quan tâm tới các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc. Ông đã góp phần đánh thức một bộ phận nhà văn Việt Nam đang sa đà vào cuộc tìm kiếm sự cách tân cầu kỳ, mà hầu như chỉ diễn ra trên bề mặt hình thức đơn thuần. Cây bút này đã tạo ra dòng văn chương trong sáng, giản dị nhưng đọc vào đó, người ta nhận ra bản sắc con người, đặc điểm xã hội Việt Nam, để có thể tự tường minh về quá khứ và lý giải phần nào đó những tồn đọng của hiện tại.
1.2.2. Nét đậm của văn hóa tâm linh trong Mẫu Thƣợng Ngàn
Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất
bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làng nghèo (chưa
xuất bản) mà ông viết từ năm 1959. Cuốn tiểu thuyết này đã dạt giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006 cho tiểu thuyết xuất sắc nhất trong năm với số phiếu bình chọn tuyệt đối, được in nối bản tới 3500 cuốn. Tác
28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phẩm là một sự ấp ủ, một sự lao động miệt mài của tác giả Nguyễn Xuân
Khánh trong một khoảng thời gian dài. Giới phê bình đánh giá cao Mẫu
Thượng Ngàn ở tầm cao, chiều sâu và sự dồi dào về vốn văn hóa với những
kiến giải sâu sắc của tác giả trước những hiện tượng lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Mẫu Thượng Ngàn được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên bối cảnh
đời sống nông thôn Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây: chúng vừa đàn áp, chiếm đoạt cả về kinh tế, vừa thống trị về chính trị, văn hoá..., làm cho đời sống nhân dân ta điêu đứng. Tác phẩm là câu chuyện về lịch sử, phong tục; là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt chung thuỷ, hiến dâng, cay đắng và ngang trái...Câu chuyện ấy được phản ánh chân thực qua đời sống của người dân làng Cổ Đình - tên gọi Kẻ Đinh - một làng quê vùng bán sơn địa Bắc Bộ.
Làng Cổ Đình có hai họ nổi tiếng: họ Vũ Xuân và họ Đinh Công. Gia đình họ Đinh là một gia đình bậc trung. Cụ Đinh Công Trung sinh ra ba người con: ông Lễ, ông đồ Tiết, ông Hiếu. Ông Lễ làm quan huyện ở xa ít về nhà. Ông Tiết sinh ra hai người con trai là Chất, Phác và hai người con gái là cô Loan, cô Mùi. Còn ông thứ ba tên là Hiếu - người làng Cổ Đình vẫn gọi là ông Hộ Hiếu. Ông Hiếu từ sau lần gặp mưa, bị sét đánh trong rừng, mắc chứng điên điên khùng khùng, bỏ ra chùa làng ở. Người ta bảo, ông có thể chữa được những căn bệnh hiểm nghèo bằng bùa phép. Ông đã chữa bệnh cho đàm trẻ con trong làng, và nhất là ông chữa được bệnh cho thím mõ Pháo- người đà đàn bà mắc chứng điên sau cái chết đột ngột của chồng và hai đứa con. Hai con người bất hạnh đã tìm đến với nhau, chỉ một đêm duy nhất ăn nằm với ông Hộ Hiếu, mõ Pháo đã sinh cho ông một đứa con gái xinh đẹp là Hoa. Có điều là họ không về ở với nhau, ông Hộ Hiếu vẫn ở ngôi chùa đổ, hai mẹ con thím Pháo vẫn làm mõ cho làng. Chất và Phác theo Đề Nghĩa (học trò của ông đồ Tiết) dấy binh đánh Pháp. Sau đó, nghĩa quân thất bại, Chất vào
29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tận Mường Lò lấy vợ, sinh được cu Điều, rồi mắc bệnh sốt rét chết. Cu Điều được đưa về cho cụ đồ Tiết nuôi. Phác bị thương, để lại một vết sẹo trên mặt, sau đó thay tên đổi họ là Trịnh Huyền đi về vùng Sơn Nam. Anh được cụ trưởng Kiên – một nghệ nhân đàn nguyệt hát văn cảm mến. Trước khi chết cụ đã gả con gái và truyền nghề cho anh. Cô Thắm – con gái cụ trưởng Kiên trước khi làm vợ Trịnh Huyền đã có một đứa con riêng tên là Nhụ. Vợ chồng ăn ở với nhau chẳng được bao lâu thì Thắm mất vì sinh khó. Trịnh Huyền quyết định đưa bé Nhụ trở về quê hương. Để che mắt người Pháp và giới chức sắc trong làng, ông đồ Tiết đã cho Điều và Nhụ lấy nhau.
Họ Vũ Xuân là một họ to, danh giá trong làng Đình. Vũ xuân Cỏn, ngoài chức lý trưởng, còn là trưởng họ Vũ đời thứ 20. Lý Cỏn có ba bà vợ. Bà vợ thứ ba là cô đĩ Váy. Có một người trong làng nợ ông hai chục thúng thóc, người này đem con gái gán nợ cho ông. Cô đĩ Váy sinh được bốn thằng con trai đặt tên là thằng Cò, thằng Tũn, thằng Tĩn, thằng Bòi và một đứa con gái là Đào. Trước khi về làm vợ Lý Cỏn, cô đĩ Váy đã từng yêu say đắm anh Phác. Trong mùa lễ hội của làng năm ấy, cô đã cùng anh Phác “trải ổ”, và thằng Cò chính là kết quả của đêm “trải ổ” mà Lý Cỏn và ngay cả Phác cũng không hề hay biết.
Họ Vũ Xuân còn có một bà Tổ cô tên là Vũ Thị Ngát. Bà Tổ cô có hai đời chồng, người chồng thứ nhất là ông cử Khiêm – vốn là một người có tinh thần yêu nước và chí quả cảm đã tuẫn tiết khi bị bắt. Lúc ông mất bà mới chừng ba sáu tuổi và có một cậu con trai hai tuổi. Để thoát khỏi tình cảnh bế tắc hiện tai, bà đã nhận lời lấy một ân nhân là ông trưởng Cam – vốn là người đạo gốc. Sau đó, đứa con mất, ông trưởng Cam cũng mất, bà lại cải đạo, không đi lễ nhà thờ nữa. Bà lên núi Mẫu Sơn, dùng tiền tu bổ lại đền và ở lại đó.
Ở làng Cổ Đình còn có một đồn điền của người Pháp. Đó là đồn điền do ba anh em nhà Messmer: Philippe, Pierre, Julien tạo dựng. Người anh cả Philippe là thiếu úy quân đội. Sau gần 20 năm tham gia chiến trận ở Đông Dương, năm 1895 anh ta được giải ngũ, tình nguyện ở lại Việt Nam tìm cơ
30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hội làm giàu bằng việc lập đồn điền. Vì say mê vẻ đẹp của cô Mùi nên y bằng mọi cách lấy cô, mặc dù trước đó, cô Mùi đã có hai đời chồng và cả hai đều đã chết. Người ta nói cô là một phụ nữ có tướng sát phu. Cuối cùng, y cũng chết ngay trên giường ngủ cùng cô vợ mà có lẽ cho đến lúc chết vẫn chưa khám phá hết sự bí ẩn. Sau cái chết của Philippe, cô Mùi lên đền Mẫu, trở thành cô đồng Mùi, chữa bệnh cho mọi người.
Ngày hội Kẻ Đình, người ta nô nức tìm lên đền Mẫu. Cha con Trịnh Huyền đóng vai là những nghệ nhân đàn nguyệt hát văn. Cả làng Cổ Đình tưng bừng vào hội. Điều, Nhụ, đám thanh niên trong làng, cả Trịnh Huyền và bà Ba Váy… họ đều chờ đợi những điều hấp dẫn của tục lệ “trải ổ”. Cũng vào chính ngày hội, những điều bất ngờ đã xảy ra. Cò Xuân phát hiện ra bí mật giữa mẹ và người đàn ông tên là Trịnh Huyền, Nhụ trong lúc chờ đợi Điều đã bị Julien Messmer cưỡng bức, Điều xông tới chém tới tấp Julien rồi cõng Nhụ bỏ trốn. Ông Hộ Hiếu, sau nhiều cơn “ốp đồng” liên tiếp, sức tàn lực kiệt, ông từ giã cõi đời. Hoa quyết định rời khỏi làng, từ bỏ thân phận làm mõ. Trịnh Huyền cũng trốn vào rừng, nhập đảng cướp. Một lần, dẫn quân đánh đồn điền Messmer, anh bị bắt và bị chém đầu. Một thời gian sau, Nhụ trở về làng, cô mang trong mình giọt máu của kẻ ngoại bang. Cô định tự vẫn, nhưng cái bóng trắng ở cây đa đầu làng đã dẫn dụ cô trở lại đền Mẫu. Cô ở lại đó và sinh ra một bé gái, đặt tên là Nhị.
Như thế, chúng ta thấy trong Mẫu Thượng Ngàn tràn đầy không khí của
một đời sống phồn thực nguyên thủy bản địa đầu thế kỉ XX. Tất cả được dựng lại trong một không gian văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng phồn thực với lễ hội “ trải ổ”, tín ngưỡng đa thần với tục thờ Thần Cẩu,Thần Cây Đa…và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt mà thực sự đời sống đó, từ rất lâu đã bị lãng quên trong văn học Việt Nam. Ở đó, nhà văn đã tiếp cận con người tâm linh nhằm khám phá thế giới tinh thần phong phú, bí ẩn và chiều sâu vô tận của con người, khám phá con người ở nhiều bậc thang giá trị, ở những mối quan hệ phong phú, ở những khả năng kì lạ mà khoa học chưa thể