Kết cấu nghệ thuật

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 101 - 111)

Có thể nói, để làm nên vẻ đẹp của văn hóa tâm linh trong tác phẩm, nhà văn đã sử dụng nhiều phương thức thể hiện. Ở phương thức nào nhà văn cũng có sự tài tình nhất định để nói được rất đúng, rất trúng cái điều cần nói như đã phân tích ở trên. Kết cấu nghệ thuật cũng là một trong những phương thức

như vậy. Nét độc đáo của kết cấu nghệ thuật trong Mẫu Thượng Ngàn là sử

dụng kết cấu truyện lồng truyện. Cách kết cấu nghệ thuật này, một lần nữa hỗ

trợ cho các phương thức trên để mở ra trạng thái “lưỡng phân thế giới” (thế giới hiện thực và thế giới tâm linh). Kết cấu “truyện lồng truyện” làm cho các

96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớp huyền thoại, truyền thuyết đan chéo, kết nối, hòa nhập với các lớp hiện thực và góp phần mở rộng mô hình tự sự của tác phẩm, thể hiện mối quan hệ đa chiều của con người với thiên nhiên, con người với quá khứ, văn học dân gian với văn học hiện đại... Để làm được điều đó, Nguyễn Xuân Khánh đã “thu thập” truyện kể từ các nhân vật của mình, và bằng các cách kể đó, thuyết phục độc giả tin vào “tính có thực” của những điều mình muốn gửi gắm. Mỗi câu chuyện do một nhân vật kể là một góc nhìn, nhưng các góc nhìn không mâu thuẫn với nhau mà hòa vào nhau thành một câu chuyện thống nhất. Đó chính là câu chuyện sống trong tâm khảm của mỗi người làng Cổ Đình, là câu chuyện chung của làng Cổ Đình, và cũng chính là câu chuyện của người kể chuyện giấu mặt, người kiến tạo nên một mạch ngầm thống nhất cho tất cả những câu chuyện - người kể chuyện Nguyễn Xuân Khánh.

Có thể hình dung một cách đơn giản về kiểu kết cấu của truyện như sau: đó là Nguyễn Xuân Khánh kể chuyện về làng Cổ Đình qua những câu chuyện kể của chính những người ở làng Cổ Đình. Nguyễn Xuân Khánh có lẽ đã rất “tỉnh táo”khi lựa chọn kiểu kết cấu này, bởi lẽ những gì mà ông muốn nói không chỉ là những cái có ngay trong đời sống hiện thực mà cái quan trọng cốt lõi nhất trong câu chuyện của ông lại là những cái tồn tại ở một thế giới khác – thế giới tâm linh. Những câu chuyện như vậy, không thể phát ra từ một người xa lạ được, nhất định phải là do chính những người trong cuộc – người làng Cổ Đình. Như thế tính có thực của câu chuyện mới được xác định ở mức độ cao nhất. Và cứ như vậy, những câu chuyện về thần linh, về Thánh Mẫu, về niềm tin thiêng liêng của người làng Cổ Đình, về những người kế nhiệm tự gánh trên vai trách nhiệm phát triển và truyền bá đạo Mẫu…với biết bao những yếu tố kì ảo, huyền thoại, những câu chuyện linh thiêng, huyền bí …mỗi lúc lại càng có sức thu hút và thuyết khục cao đối với người đọc. Ví như cái trạng thái thăng hoa, siêu thoát của các cô đồng khi nhập đồng, sự đắm say ngây ngất của con nhang đệ tử, cái không khí rộn ràng của cả làng

97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cổ Đình khi mùa lể hội đến… Rồi đến lễ hội cũng được kể lại rất chi tiết tỉ mỉ từ những ngày chưa vào hội cho đến khi lễ hội chính thức diễn ra. Nhất là khi nhà văn để cho các nhân vật kể về huyền thoại ông Đùng, bà Đà. Câu chuyện được tái hiện dần qua cách kể, cách nghĩ của nhiều người, theo cái chuẩn của tâm lí cộng đồng. Theo sự sắp xếp của người kể chuyện, ở làng Cổ Đình, kẻ kể, người nghe đều bị cuốn theo mạch cảm, mạch nghĩ chung về sự đồng cảm và xót thương trộn lẫn nỗi sợ hãi và chút ước ao thầm lặng. Còn người đọc thì không khỏi ngỡ ngàng, nuối tiếc. Cũng như vậy, tục lệ “trải ổ” với bao điều thú vị, với những mong ước tâm linh cũng khiến cho người đọc không khỏi ao ước được đến một nơi như làng Cổ Đình, để được sống trong không khí linh thiêng của ngày hội, được tận hưởng cái cảm giác mong ngóng chờ đợi giống như bao người dân Cổ Đình kia - những cảm giác thuần khiết mà ở cuộc sống hiện đại này không thể có được.

Như vậy, để kể lại những câu chuyện thuộc về thế giới tâm linh, không

thể nào khác, nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã chọn điểm nhìn cộng

đồng để xâu chuỗi và lí giải. Trong tác phẩm, câu chuyện được kể dù là

huyền thoại thiêng liêng có tính thuần nhất, huyền thoại bị pha trộn hay những câu chuyện có kì ảo huyền bí đến mức nào thì với người kể chuyện Nguyễn Xuân Khánh, chúng đều tìm được “sự đồng thuận” của cả cộng đồng mà không phải là sự thức nhận mang màu sắc cá nhân của ông hay của bất cứ nhân vật nào.

98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Việc lựa chọn thể hiện những nội dung có tính lịch sử, văn hóa và phong tục là một trong những hướng đi có triển vọng của thể loại tiểu thuyết

trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, thực tế sự phát triển văn học của cả thế giới

và Việt Nam đều đã chứng minh rằng những cuốn tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề có tính lịch sử, phong tục và tập quán thường dễ đạt được những giá trị lâu bền không thể phủ nhận. Trong một lần phát biểu tại một cuộc tọa đàm về tiểu thuyết, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã nêu lên quan niệm của mình “Cuốn tiểu thuyết hay phải là sự kết tinh văn hóa, nó phải bắt rễ vào tầng sâu thẳm của tâm hồn dân tộc, nó phải nói lên được cái khát khao

ẩn ngầm, vô thức của cộng đồng đã đẻ ra ta”. Ở Tiểu thuyết Mẫu Thượng

Ngàn, khi chọn bối cảnh lịch sử ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

làm cái nền để khai thác, tác giả đã đặt văn hóa bản địa trong cuộc tiếp xúc, va chạm với văn hóa phương Tây. Ở đấy, Nguyễn Xuân Khánh chọn điểm nhìn văn hóa để soi chiếu vào bản chất cuộc sống, soi chiếu vào những tâm hồn, tính cách số phận Việt. Đặc biệt, khi chọn đạo Mẫu ít nhiều đã bị mai một làm một luồng tư tưởng ngầm chảy xuyên suốt cuốn tiểu thuyết thì chính đây là một lựa chọn mang tính phát hiện nhằm khám phá chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, khẳng định sức sống tiềm tàng của dân tộc qua những

thăng trầm, biến đổi của lịch sử. Vì vậy ta nói, Mẫu Thượng Ngàn chính là

cuộc hành trình tìm về và làm sống lại cội nguồn văn hóa bản địa.

2. Viết về tín ngưỡng dân gian – một nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt, nhà văn đã đề cập đến một đề tài “nóng” của thế kỉ XXI. Chưa bao giờ chúng ta thấy, tâm linh được đề cập nhiều đến như vậy trong mọi ngành nghệ thuật: điện ảnh, hội họa, điêu khắc, văn học…Không chỉ giới bình dân mà cả những nhà trí thức bác học khoa học ngày nay cũng đang quan tâm, nhìn nhận, đánh giá vấn đề tâm linh, văn hóa tâm linh, đời sống tâm linh của con người trên mọi phương diện. Vấn đề văn hóa tâm linh trong dòng chảy

99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn hóa dân tộc sẽ mãi có giá trị nhất định. Cuộc đời còn đau khổ, còn rủi ro thì giá trị tâm linh vẫn còn hữu ích cho con người. Ra đời và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, qua các thế hệ, các yếu tố tâm linh được gìn giữ và phát huy lên một tầm cao mới để không chỉ là một bộ phận thiết yếu của cuộc sống mà còn góp phần làm thăng hoa đời sống tinh thần của người dân Việt. Bởi nhu cầu tâm linh là nhu cầu chính đáng, không thể thiếu của con người, thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người vào thế giới thiêng, niềm tin vào cái đẹp, cái cao cả trong cuộc sống đời thường. Cùng đề cập đến đề tài

này, người ta còn biết đến Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp,

1988/1998), Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2006) của Nguyễn

Việt Hà. Điều đó cho thấy, khi xã hội hiện đại có những giới hạn nhất định trong việc kiểm soát lo lắng, bất an thì những tiếng nói như vậy đã chạm đến tâm thái ngóng chờ của từng cá nhân, không phải hướng tới sức mạnh của thể chế chính trị, mà hướng đến quyền uy thánh thần. Mặt khác, việc tái hiện lại một cách phong phú, sinh động những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tác phẩm thực sự giữ một vài trò quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó cung cấp cho người đọc, nhất là giới trẻ những hiểu biết bổ ích về cuộc sống tinh thần vô cùng phong phú của người Việt: đó là không khí linh thiêng, rộn ràng của ngày hội làng, cùng với những tục lệ chỉ còn lại trong quá khứ, là những niềm tin thiêng liêng của con người vào Thánh Mẫu, là sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của những chân dung Mẫu và sức phản lực tự vệ mạnh mẽ đến vô cùng của họ trong cách ứng xử đối với ngoại bang… Từ đó có sự nhìn nhận chính xác về những giá trị văn hóa dân tộc cần bảo tồn và phát huy.

3.Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn là kết quả lao động miệt mài của nhà

văn Nguyễn Xuân Khánh, đánh dấu những giá trị kết tinh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Qua cuốn tiểu thuyết, người đọc cảm nhận được rõ tài năng của người cầm bút, đúng như Nguyên Ngọc từng nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!” [44]. Khi phân tích

những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tác phẩm, người đọc ngỡ ngàng trước sự am hiểu và vốn kiến thức văn hóa, lịch sử sâu rộng của nhà văn. Đặc biệt, để khai thác văn hóa tâm linh của người Việt, nhà văn đã viết với tâm thế của người trong cuộc, để có thể truyền tải được cả những cảm xúc tinh tế nhất, những trạng thái khó nắm bắt nhất của thế giới tinh thần con người. Điều đó dã mở ra trước mắt người đọc một không gian như nó tồn tại trong cuộc sống hiện thực. Những yếu tố lạ mà quen ấy đã thực sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Nhất là khi nhà văn đã sử dụng các phương thức nghệ thuật một cách tài tình để thể hiện đúng nhất, trúng nhất những điều cần nói.

4.Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn là một tác phẩm văn học tiềm ẩn

nhiều giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc. Trong đó, chúng tôi nhận thấy, chính sự phong phú của các biểu hiện văn hóa tâm linh và nét đặc sắc của các phương thức thể hiện những yếu tố tâm linh đó đã góp phần làm nên giá trị của cuốn tiểu thuyết này. Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu đề tài

Văn hóa tâm linh ngƣời Việt trong tiểu thuyết Mẫu Thƣợng Ngàn của

Nguyễn Xuân Khánh là một gợi ý để tiếp tục nghiên cứu về nét đẹp của văn

hóa Việt Nam trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh - một mảng đề tài tương đối rộng và khá đặc sắc, để có dịp một lần nữa khẳng định tài năng của ông. Ở đề tài này, bước đầu bắt tay vào nghiên cứu khoa học, công trình của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết về nhiều mặt. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, để công trình nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (Viện Khoa học Xã hội), (2007), “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân

gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn”,Tạp chí văn học, số 6/2007.

2. Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương, LV Thạc sĩ , Thái Nguyên.

4. Bùi Kim Ánh (20010), “Đạo Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”, http://nguvan.hnue.edu.vn.

5. Lại Nguyên Ân biên soạn (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học

Quốc Gia, Hà nội .

6. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp của Dótoievki, (Trần Đình Sử, Lại

Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, H, 1998.

7. Hòa Bình (2011), “Mẫu Thượng Ngàn_cơ duyên của Nguyễn Xuân

Khánh”,http://www.vtc.vn.

8. Lê Nguyên Cẩn (2002), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb ĐHSP, Hà nội

9. Quỳnh Châu (2006), “Nguyễn Xuân Khánh – tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết

mới”, Văn nghệ công an – Số 37.

10. Châu Diên (2006), “Mấy nét chấm phá Nguyễn Xuân Khánh”, www.vannghechunhat,16/7.

11. Châu Diên (2006), “Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc”,

www.vannghechunhat.net, 16/7/2006.

12. Nguyễn Đăng Duy (2012), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin.

13. Đoàn Ánh Dương (2012), “Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lịch sử”, QĐND, thứ năm, 22/3/2012.

14. Nguyễn Sĩ Đại (2006), “Mẫu Thượng Ngàn”,Nhân dân , Số 31.

15. Trần Quang Đại (2011), “Tâm linh và Văn hóa tâm linh”, Diễn đàn Dân

trí, Thaolam@:dântri.com.vn.

102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17. Phan Cự Đệ (2005), Văn học Việt nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Hà nội.

18. Hoàng Định (2006), “Đọc sách Mẫu Thượng Ngàn”, Tạp chí Khoa học và

tổ quốc.

19. Nguyễn Đăng Điệp (Chủ biên),(2012), Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ

thuật Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ nữ - Viện văn học.

20. Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của Văn học Việt Nam trong thời

kì đổi mới” , Tạp chí Văn học Số tháng 7/2002.

21. Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

22. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới .

23. Hoàng Cẩm Giang (2009), “Sự xâm nhập và tài tình của một số mô thức

tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay”, Khoa học văn

học, ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN.

24. Nguyễn Thị Hà (2011), Một số đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Mẫu

Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, LV Thạc sĩ, Hà nội.

25. Vũ Hà(2007), “Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn”, http://hoilhpn.org.vn,18/402007.

26. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

CNH, HĐH. Nxb CTQG.

27. Lê Bá Hán (1999), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb ĐHQG Hà nội.

28. Lê Thị Thúy Hậu (2009), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

và Mẫu Thượg Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, LV Thạc sĩ ĐH Vinh .

29. Cao Thị Thu Hoài (2009), Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, LV

Thạc sĩ Thái Nguyên.

30. Tô Hoài, Chuyện cũ Hà nội, Nxb HN, 1998.

31. Kiều Thu Hoạch, “Từ tục thờ chó của người Việt đến huyền thoại chó xung quanh vị vua khai sáng Thăng Long”, in trong Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, Nxb KHXH, 2006.

32. Dương Thị Huyền (2007), Nguyên lý tính mẫu trong tiểu thuyết Mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Nguyễn Xuân Kháh từ tiểu thuyết Hồ

Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn, Luận văn Thạc sĩ , ĐHSPHN.

34. Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú(2011), “Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần hư cấu”, http://Việt báo, VietnamNet.

35. Nguyễn Xuân Khánh (2002), Mẫu Thượng Ngàn, NXB Phụ nữ.

36. Nguyễn Xuân Khánh (2006), “Tính nữ trong Mẫu Thượng Ngàn rất

mạnh”, Phụ nữ Việt Nam, 10/8.

37. Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà (2002), Nữ thần và

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 101 - 111)