Văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 25 - 111)

Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề văn hoá, văn hoá tâm linh, mối quan hệ giữa văn hoá và văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, văn học nước nhà.

Văn hoá là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá cao quí ấy” (Phạm Văn Đồng). Giá trị văn hóa, tính văn hoá luôn là một thước đo giá

trị của tác phẩm văn học. Trong Hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam trong

bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế” (Vietnamese Literature in the

20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hà Nội do Viện Văn học phối hợp với Harvard - Yenching Institute (Hoa Kỳ) vào tháng 11 năm 2006, GS. Phan Trọng Thưởng (Viện trưởng Viện văn học) đã khẳng định: văn học thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của văn hóa và cách tiếp cận văn học từ văn hóa là một hướng tiếp cận có hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn học như là một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hóa, nó chuyển tải, lưu giữ được những giá trị văn hóa.

Trong thực tế, các tác phẩm văn học đã khai thác và sử dụng những giá trị văn hóa dân tộc như một sức mạnh làm nên chiều sâu và sức sống trường tồn. Các nền văn hóa trên thế giới tồn tại và phát triển đều nhờ vào những hình thái văn hóa mang bản sắc như lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Những giá trị văn hóa đó được lưu giữ, truyền tụng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có văn học. Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ cũng đã không ngừng khai thác những giá trị văn hóa dân

tộc trong sáng tác của mình. Ngaycả thế hệ các nhà văn đương đại cũng luôn

tìm tòi, khai thác các giá trị văn hóa dân tộc như các nhà văn: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Xuân Khánh, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo… Khi đọc những tác phẩm của họ, ta vẫn bắt gặp rất nhiều những “chất liệu” văn hóa dân gian trong đó. Bởi văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc. Con đường để đến với văn hóa của mỗi dân tộc thường thông qua các tác phẩm văn học. Giá trị đích thực của văn học là ở chỗ nó phản ánh tất cả các vấn đề văn hóa, xã hội, vận mệnh, tiền đồ của dân tộc, phản ánh tinh thần của thời đại.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại tìm hiểu

văn hóa tâm linh được phản ánh trong văn học nghệ thuật. Có thể nhận thấy,

hơn đâu hết, thế giới tinh thần vô cùng phong phú của người Việt Nam, trong đó có thế giới tâm linh thể hiện rõ nét trong văn học, từ văn học dân gian đến văn học viết. Thông qua tài năng nghệ thuật và vốn văn hoá truyền thống sâu rộng của các tác giả, chúng ta phần nào hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín

21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, phương thức tư duy và những quan niệm phổ biến của nhân dân – những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc của văn hoá dân tộc – văn hoá tâm linh. Khảo sát và nghiên cứu dấu ấn của văn hóa tâm linh trong văn học nghệ thuật, trước hết chúng ta có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn của tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của Văn học dân gian(VHDG). Phải có tín ngưỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong VHDG. Ngược lại, VHDG chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm

cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng. Tín ngưỡng ẩn

tàng trong nhiều thể loại VHDG như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao dưới những dạng thức khác nhau. Lạc Long Quân - Âu Cơ ghi dấu của tín ngưỡng thờ đất, thờ nước, thờ mặt trời, vật tổ – tổ tiên. Truyện cổ tích Vọng phu với tín ngưỡng thờ đá. Sự tích Đầu rau với tín ngưỡng thờ lửa. Trong ca dao dân ca, hát văn gắn với tín ngưỡng hầu đồng; hát xoan với tín ngưỡng cầu mùa; Hát then, hát sắc bùa trong những trường hợp khác nhau đều thể hiện niềm tín ngưỡng cầu may, cầu mưa thuận gió hòa, cầu thọ… Tục ngữ tổng kết kinh nghiệm thực hành tín ngưỡng “Cha chết gậy tre, mẹ chết gậy vông”; ca dao ghi lịch thực hành “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”, “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc Mông, truyền thuyết Thiều Hoa và lễ hội phết Hiền Quan, truyền thuyết Hùng Vương và tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ,... tất cả, đều là sự phản ánh sinh động tín ngưỡng dân gian- một biểu hiện quan trọng trong văn hóa tâm linh của Văn học dân gian.

Kế thừa những yếu tố tâm linh trong văn học dân gian, văn học trung đại hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời đại giao phó: phản ánh tâm linh của người Việt Nam thời trung đại, đồng thời lưu giữ một cách khá đầy đủ, bản chất giá trị văn hóa tâm linh của thời đại sản sinh ra nó. Văn hóa truyền thống Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là văn hóa dân gian thực sự là không gian, là

22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bầu không khí tốt lành để trên đó cây văn học trung đại - đặc biệt mảng văn xuôi nảy nở, đơm hoa kết trái. Qua đây ta có thể tìm thấy những giá trị văn hóa mà qua thời gian vẫn không mờ phai. Đó là một hệ thống tín ngưỡng, phong tục, những ứng xử, quan niệm tâm linh.... tạo thành thuần phong mĩ tục của dân tộc. Những thành tố văn hóa ấy bám rễ sâu xa trên nền tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xa xưa cùng sự tiếp thụ chọn lọc các yếu tố văn

hóa ngoại nhập. Tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Du đặc biệt là Truyện

KiềuVăn chiêu hồn, chúng ta thấy có rất nhiều biểu hiện của văn hóa tâm

linh. Chẳng hạn như: lễ hội, lực lượng siêu nhiên, cõi âm, hồn ma, mồ mả, tha ma, cầu cúng, khấn vái, chiêm bao, bói toán…Qua đó, tác giả mô tả đời sống tâm linh, sinh hoạt tâm linh và ứng xử tâm linh của người xưa - một trong những phương diện đời sống tinh thần của người Việt và một lần nữa chứng minh mối liên hệ mật thiết hữu cơ giữa văn học, văn hóa dân gian với văn học, văn hóa bác học. Có thể nói, yếu tố tâm linh được thể hiện trong tác

phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du thực sự giữ một vài trò

quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Cùng với các yếu tố khác trong truyền thống văn hóa Việt, yếu tố tâm linh đã góp

phần làm cho Truyện KiềuVăn Chiêu hồn cũng như các sáng tác khác của

Nguyễn Du có giá trị, có sức sống lâu bền và tìm được sự đồng điệu, chia sẻ ở người đọc các thế hệ.

Các yếu tố văn hoá tâm linh với những hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc, đến lượt mình nó tiếp tục trở thành dưỡng chất nuôi dưỡng nền văn hoá văn học hiện đại. Ngoài sức mạnh nội sinh của truyền thống, ảnh hưởng xu hướng văn học kì ảo phương Tây thế kỉ XX cùng những yêu cầu của thời đại về sự đổi mới trong quan niệm hiện thực, phương pháp sáng tác và tiếp cận hiện thực, những sáng tác văn xuôi hiện đại tràn đầy màu sắc thần kì còn chứng tỏ sức sống dẻo dai, độ hấp dẫn lạ kì của yếu tố này trong đời sống văn học.

23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Văn hóa tâm linh trong sáng tác văn học hiện đại được biểu hiện ở hai mặt: nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đó là sự thức nhận những giá trị thiêng liêng trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ giữa con người với

xã hội và với chính mình; là sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng và sự tôn

kính về Chúa, Phật, thần thánh như một biểu tượng về những giá trị tốt đẹp,

vĩnh hằng... Ở phương diện này, văn học chủ yếu đề cập đến con người tâm linh mà một nội dung chủ đạo của nó là khẳng định sự tồn tại của bình diện tâm thức với những tính năng đặc biệt của nó. Đó là những con người có ý thức sâu sắc về bản ngã cũng như trách nhiệm thiêng liêng trước cuộc đời

(Quy - Chim én bay, Kiên - Nỗi buồn chiến tranh, Hoàng, Thủy - Cơ hội của

Chúa...); là sự hòa đồng trọn vẹn trong tình yêu, hy sinh cao cả cho tình yêu

(Phương - Nỗi buồn chiến tranh, Hạnh - Bến không chồng, Nhuệ Anh - Giàn

thiêu...); là niềm tin và hành động vươn tới những giá trị vĩnh hằng (Hoàng -

Cơ hội của chúa, niềm tin vào hồn đất của người dân Cổ Đình và hành động

ngồi đồng trong Mẫu thượng ngàn). Về nghệ thuật, đó là việc nhà văn xây

dựng những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng làm khơi dậy những xúc cảm cao quý ở con người. Đây chính là phương diện tạo nên điểm nhấn quan trọng về nghệ thuật tâm linh trong văn học nói chung và trong văn học hiện đại nói riêng. Trong công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh” (Nguyễn Đăng Duy xuất bản năm 2005), tác giả cũng chỉ ra: “Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn”[12, 38].

Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) được đánh giá là

cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh. Trong đó, nhà văn đã thể hiện một cách độc đáo những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hóa Việt. Với vốn hiểu biết phong phú của mình về văn hóa dân tộc, tác giả xây dựng những hình ảnh liên quan trực tiếp đến đời sống, tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, tạo dựng trong sáng tác của mình một thế

24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giới tâm linh đa dạng, đậm nét từ ngoại cảnh đến nội tâm. Những hình ảnh ấy khi đi vào tác phẩm đều mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chẳng hạn như

biểu tượng Mẫu- một biểu tượng trong tâm thức Việt. Đây là biểu tượng

xuyên suốt thiên tiểu thuyết. Có điều biểu tượng này không tập trung ở một nhân vật cụ thể mà nó được hình thành trên cơ sở cộng hưởng các giá trị của những nhân vật nữ, đặt trong mối liên hệ với các nhân vật nam. Nếu như những nhân vật nữ trong tiểu thuyết này đều mang ý nghĩa biểu tượng cho Mẫu, thì Mẫu trở thành biểu tượng cho sự che trở, bao dung, sức sống, sức tái sinh và nuôi dưỡng.

Mẫu còn là biểu tượng cho tình yêu thương. Tình yêu thương của Mẫu

trong Mẫu Thượng Ngàn ít nhiều mang màu sắc tôn giáo và ảnh hưởng của

tôn giáo để trở thành đạo người mẹ, đạo thờ khí thiêng của thiên nhiên, thờ người mẹ đã sinh ra thế gian này, thờ những điều cao quý. Thể hiện điều này, Nguyễn Xuân Khánh đã bộc lộ chiều sâu văn hóa cũng như sự thức nhận những giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong chương 2 của luận văn khi phân tích những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tác phẩm.

1.2. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm Mẫu Thƣợng Ngàn

1.2.1. Nguyễn Xuân Khánh và chủ đề lịch sử - tôn giáo

Nguyễn Xuân Khánh (sinh năm 1933, bút danh Đào Nguyễn), quê tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1953 ông vào bộ đội, sau đó làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội rồi Báo Thiếu niên tiền phong. Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng phải sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Nguyễn Xuân Khánh mới được biết đến như một cây bút tiểu thuyết hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, với bộ ba tiểu

thuyết văn hóa-lịch sử đồ sộ: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006),

và mới đây nhất là Đội Gạo Lên Chùa (2011).

Hồ Quý Ly được viết trong những suy tư, trăn trở sâu sắc về quá trình

25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu thế kỷ XIV, khi nhà nước Đại Việt phải gồng mình đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng trong nước và chống giặc ngoại xâm. Khắc họa thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại, hòng đưa ra những tham góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Nguyễn Xuân Khánh đã làm một việc mà hầu như các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước ông đã bỏ qua (hoặc cố tình bỏ qua): viết tiểu thuyết lịch sử tức là làm một cuộc khám phá và truy xét lịch sử để có những nhận thức chân xác nhất cho mình về lịch sử. Nhưng phải đến hai tiểu thuyết sau, Nguyễn Xuân Khánh mới hiện lên với đầy đủ bút lực của mình: nhà văn hóa, tư tưởng trong tư cách nhà văn.

Lấy bối cảnh giao thời sơ khởi cho sự tiếp xúc Đông-Tây ở Việt Nam

làm bệ đỡ cho việc khám phá quá khứ dân tộc, Mẫu Thượng Ngàn đã tiếp tục

khẳng định những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở đề tài lịch sử. Vẫn

bắt vào mạch tự sự văn hóa-lịch sử, ở Đội Gạo Lên Chùa, Nguyễn Xuân

Khánh tiếp tục ý hướng đi tìm những kiến giải về sức sống của dân tộc Việt Nam. Ở khúc đoạn này, tiểu thuyết không kiến giải về dân tộc qua người đại

diện chính đáng của nó như Hồ Quý Ly, cũng không kiến giải về dân tộc qua

thời đoạn thử lửa khốc liệt của nó như ở Mẫu Thượng Ngàn, mà xuất phát từ

chính lịch sử của sự dựng xây dân tộc Việt Nam suốt thời hiện đại.

Tuy nhiên, ở hai tiểu thuyết sau, Mẫu Thượng NgànĐội Gạo Lên

Chùa, những nhân vật chính của tiểu thuyết không còn là những con người có

thực trong lịch sử nữa, mà là những nhân vật hoàn toàn do nhà văn hư cấu và các sự kiện có thực trong lịch sử bị giảm thiểu, chúng chỉ được miêu tả như là bức phông nền, được nhắc đến như là cái cớ cho những sự kiện của tiểu thuyết mà thôi. Trọng tâm cảm hứng của Nguyễn Xuân Khánh trong hai tiểu thuyết này không gì khác, chính là văn hóa - phong tục, thứ văn hóa - phong tục được sinh thành và được tỏa ra, lan thấm vào đời sống từ những hệ tư

26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đội Gạo Lên Chùa). Ở Mẫu Thượng Ngàn, viết về tín ngưỡng thờ Mẫu,

Nguyễn Xuân Khánh viết với sự hiểu biết và tâm thế như của một người trong cuộc. Chính điều đó đã khiến những trang ông miêu tả cảnh hầu thánh của cô đồng Mùi, tiếng đàn nguyệt của ông cung văn Trịnh Huyền hay những nghi thức cúng tế của nhân dân làng Cổ Đình, v.v… vừa sống động, vừa đầy sức hấp dẫn của sự huyền bí, sức hấp dẫn của cái thiêng.

Nhưng xuyên qua và vượt lên trên những miêu tả cụ thể ấy, điều thực

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh người việt trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh (Trang 25 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)